Dan Lee
02-26-2008, 10:44 PM
"Ngài là ai để tôi tin Ngài?"
Mạc Khải "Thày là Sự Thật" cho người mù từ lúc mới sinh
Như tuần trước đã chia sẻ, trong ba tuần giữa (III, IV, V) của Mùa Chay thuộc Chu Kỳ Phụng Niên Năm A, Phụng Vụ Lời Chúa (ba bài Phúc Âm theo Thánh Gioan, chứ không phải theo Thánh Mathêu) cho thấy tiến trình Mạc Khải tam đoạn về Con Người Giêsu là Đường Lối, là Sự Thật và là Sự Sống. Thật vậy, ở Chúa Nhật thứ III tuần trước, Chúa Giêsu đã Mạc Khải Người là Đường Lối, qua đoạn Phúc Âm trình thuật về việc Người tỏ mình ra cho phụ nữ tội lỗi ở miền đất Samaritanô ngoại lai, và làm cho chị nhận biết Người quả thực là Đức Kitô Thiên Sai, Vị sẽ dẫn con người đến cùng "Thiên Chúa là Thần Linh", Đấng muốn những ai tôn thờ Ngài phải "tôn thờ trong tinh thần và chân lý" (Jn 4:24), là tất cả những gì Người sẽ ban cho những ai tin vào Người, để từ họ sẽ vọt lên mạch nước sự sống đời đời là Thánh Thần (xem Jn 4:14, 7:38-39). Ở Chúa Nhật thứ IV tuần này, Chúa Giêsu đã Mạc Khải Người là Sự Thật, qua đoạn Phúc Âm trình thuật về việc Người tỏ mình ra cho một kẻ mù từ lúc mới sinh người Do Thái ở miền đất chính giáo Giuđêa. Bởi vì, trong đoạn trình thuật đây, Phúc Âm Thánh Gioan cho thấy Chúa Giêsu đã nói đến thực tại "Thày là ánh sáng thế gian" trước khi phục quang cho người mù này, cũng như nói đến tác dụng nơi việc hiện diện và hành động của Người: "Tôi đến để làm cho kẻ mù được thấy và kẻ thấy bị mù", sau khi đã chữa lành cho người mù ấy.
Tiến trình Mạc Khải của Chúa Giêsu trong cả ba trường hợp (Đường Lối, Sự Thật và Sự Sống) đều giống nhau, chẳng những theo chiều hướng của Phúc Âm Thánh Gioan ("Ánh sáng chiếu soi trong tăm tối" - Jn 1:5) mà còn theo đúng đường lối của Phúc Âm Thánh Mathêu thuộc Chu Kỳ Phụng Vụ Năm A nữa ("Cải thiện đời sống! Nước Trời đã đến" - Mt 4:17). Thật thế, theo chiều hướng của Phúc Âm Thánh Gioan, vì là "ánh sáng thật đã đến trong thế gian chiếu soi hết mọi người" mà Chúa Giêsu, như Phúc Âm hôm nay cho thấy, đã tự động, (chứ không cần hay không phải do yêu cầu hay kêu xin của đối tượng, vốn thường xẩy ra nơi bộ ba Phúc Âm Nhất Lãm), đến với người mù từ lúc mới sinh và chữa lành cho anh ta. Để làm gì? Nếu không phải để anh ta có thể nhìn thấy Người mà tin vào Người hay mới có thể tin vào Người. Phải, tuyệt đỉnh của việc Chúa Giêsu tỏ mình cho người mù từ lúc mới sinh này là ở chỗ đó. Ở chỗ, như Phúc Âm hôm nay cho biết: "Chúa Giêsu hay tin họ đuổi anh ta ra ngoài, Người tìm gặp anh mà hỏi: "Anh có tin Con Thiên Chúa không?" Anh đáp: "Thưa ông, Ngài là ai để tôi tin Ngài?" Chúa Giêsu phán: "Anh đã nhìn thấy Ngài, Đấng đang nói với anh đây". Anh ta liền nói: "Lạy Chúa, tôi tin" rồi sấp mình xuống thờ lạy Người".
Tuy nhiên, trình thuật Mạc Khải này của Chúa Giêsu cũng hợp với đường lối của Phúc Âm Thánh Mathêu nữa. Nếu yếu tố nhân sinh (cải thiện đời sống) được đặt trước yếu tố Thần Linh (Nước Trời đã đến) thế nào, trong trình thuật Phúc Âm Thánh Gioan hôm nay chúng ta cũng thấy rõ điều đó. Thật vậy, ngay trước khi được Chúa Giêsu hoàn toàn tỏ mình ra cho mình, nghĩa là trước khi người mù từ lúc mới sinh chẳng những tuyên xưng đức tin mà còn tỏ cử chỉ phục xuống tôn thờ Người, anh ta đã phải tỏ lòng khát khao mong muốn biết Người là ai: "Thưa ông Ngài là ai để tôi tin Ngài?". Như thế, nếu anh ta không tỏ ra yếu tố nhân sinh quyết liệt này trước, thì thử hỏi anh ta có được thấy "Nước Trời đã đến" ngay trước đôi mắt vừa được chữa lành của anh ta hay chăng? Hoặc anh ta lại rơi vào trường hợp của chín trong mười người tật phong, sau khi được chữa lành, đã không hề quay trở lại để nhận biết Đấng đã chữa lành cho mình bằng việc tạ ơn Người, như một người ngoại lai trong họ đã làm (xem Lk 17:11-19). Thật ra, qua những đối đáp của anh ta với nhóm Pharisiêu, anh ta chẳng những đã tỏ ra niềm tin của mình vào Đấng đã chữa lành cho anh ta, mà còn hiên ngang làm chứng cho một Đấng anh ta chưa hề được trực diện, chưa hề được diện kiến dung nhan để có dịp dâng lời tạ ơn Người. Vì trước khi thấy đã tin rồi, (tin trước biết sau là như thế), nên khi anh ta vừa được hỏi "Anh có tin Con Thiên Chúa không?", anh liền tỏ ước muốn tin tưởng của mình ngay, nhờ đó, và cũng chỉ nhờ đó, anh mới được và đã được hoàn toàn thấy "Sự Thật", thấy được "Con Thiên Chúa" Làm Người.
Mạc Khải "Thày là Sự Thật" theo ý nghĩa của Mùa Chay
Thế nhưng, tại sao Giáo Hội lại đặt trình thuật của Phúc Âm Thánh Gioan về việc Chúa Giêsu chữa người mù từ lúc mới sinh này vào Mùa Chay, trước trình thuật về người phụ nữ Samaritanô và sau trình thuật về Lazarô được hồi sinh? Hay nói cách khác, đâu là ý nghĩa của bài Phúc Âm hôm nay trong Mùa Chay?
Như đã đề cập đến ở hai bài chia sẻ, tuần về biến cố biến hình hai tuần trước và tuần về biến cố bên bờ giếng Giacóp vừa rồi, Mùa Chay là thời gian hướng về và sửa soạn cho Biến Cố Vượt Qua, tuyệt đỉnh của Mầu Nhiệm Kitô Giáo. Thế nhưng, con người không thể chấp nhận và nhờ đó mới có thể thông phần vào Biến Cố Vượt Qua này, một biến cố đã làm rung chuyển tận gốc rễ nền tảng đức tin của Nhóm 12 bấy giờ, nếu con người không chịu bỏ mình và nhờ đó mới có thể tin tưởng, nghĩa là mới có thể cùng Người Vượt Qua: "Tôi nói thật cho quí vị biết, ai nghe lời Tôi mà tin vào Đấng đã sai Tôi thì có sự sống trường sinh. Họ không bị luận phạt, song vượt qua sự chết mà vào sự sống" (Jn 5:24). Ngay trong biến cố biến hình, ba môn đệ đã chẳng nghe thấy có tiếng phán ra từ đám mây hay sao: "Đây là Con Ta yêu dấu, Ta hài lòng về Người. Hãy nghe lời Người" (Mt 17:5). Như thế, chính Cha trên trời cũng làm chứng về Con mình, để con người có thể tin tưởng Đấng Ngài sai.
Đó là lý do, hai tuần đầu của Mùa Chay, Giáo Hội đã khôn ngoan đặt bài Phúc Âm về biến cố Chúa Giêsu chịu cám dỗ trước biến cố Chúa Giêsu biến hình, với mục đích để củng cố đức tin Kitô hữu, tức để Kitô hữu thấy được ý nghĩa và mục đích sâu xa của bỏ mình và chịu đựng khổ đau. Ngay trong biến cố biến hình của mình, Chúa Giêsu cũng có ý hướng muốn củng cố đức tin của ba người môn đệ thân tín nhất của Người nữa. Bởi thế, cuối trình thuật về biến cố biến hình này, Người mới hướng các vị về biến cố Phục Sinh của Người: "Đừng nói với bất cứ ai những gì các con thấy cho đến khi Con Người từ trong cõi chết sống lại" (Mt 17:9). Về phía con người, cho dù đức tin của Nhóm 12, nhất là của cả 3 vị thân tín nhất đã được tận mắt chứng kiến vinh hiển của Con Thiên Chúa qua biến cố biến hình, có bị choáng váng tối tăm đến chối bỏ "Sự Thật", nhưng, nhờ những gì Thày đã làm trước hay báo trước về Người (xem Jn 13:19), cuối cùng họ cũng đã tin vào Người: "Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi" (Jn 20:28).
Như thế, nếu chứng từ là yếu tố thuộc về Mùa Phục Sinh thế nào, thì đức tin là yếu tố làm nên Mùa Chay như vậy. Đó là lý do Phụng Vụ Lời Chúa theo Phúc Âm Thánh Gioan cho ba tuần giữa (III, IV, V) của Chu Kỳ Phụng Niên Năm A nói chung, cũng như của Chúa Nhật Thứ III Mùa Chay hôm nay nói riêng, mới trình thuật về việc Chúa Giêsu tỏ mình ra để làm cho con người tin vào Người mà được sự sống đời đời. Bởi nguyên tội, con người đều là những người mù từ lúc mới sinh, không thể nào nhận biết "Thiên Chúa là Thần Linh" (Jn 4:24), nếu không được Ngài mở mắt tâm linh ra cho. Thật ra, Thiên Chúa luôn ở bên con người và tỏ mình cho con người, như trường hợp của người phụ nữ Samaritanô trong bài Phúc Âm tuần trước, hay của người mù từ lúc mới sinh trong bài Phúc Âm tuần này: "Ta chính là Đấng đang nói với chị/anh" (Jn 4:26; 9:37), với chúng ta.
Tuy nhiên, muốn nhận ra Người, như hai nhân vật trong hai bài Phúc Âm tuần trước và tuần này, chúng ta phải chân thành và khao khát tìm kiếm chân lý. Có thế, tới giây phút hội ngộ thần linh, giây phút cảm nghiệm thần linh, chúng ta mới nghe được tiếng của Người, nhận ra những gì Người đã nói với chúng ta, như trường hợp của người phụ nữ Samaritanô, hay những gì Người đã làm cho chúng ta, như trường hợp của người mù từ lúc mới sinh. Và từ cuộc hội ngộ thần linh này, chúng ta mới có thể loan báo về Người, như trường hợp của người đàn bà Samaritanô, hay mới có thể phục xuống thờ lạy Người, như trường hợp của người mù từ lúc mới sinh. Riêng trong trường hợp của Người mù từ lúc mới sinh, ngay trước khi gặp được Đấng phục quang cho mình, anh đã làm chứng về Người rồi, chứ không cần đợi đến sau khi nhận ra Người, như trường hợp của chị phụ nữ Samaritanô. Một con người sống theo lương tâm chân chính có thể làm chứng cho chân lý là thế: "Ai tìm kiếm chân lý sẽ nghe thấy tiếng của Tôi" (Jn 18:37) là thế; "chiên Tôi thì nghe tiếng Tôi. Tôi biết chúng và chúng theo Tôi" (Jn 10:27) là như vậy. Nếu trong Biến Cố Vượt Qua, Chúa Giêsu muốn "làm chứng cho chân lý" (Jn 18:37) Người là Đấng Thiên Sai và Cha là Đấng đã sai Người, thì người mù từ lúc mới sinh hôm nay, qua những minh chứng hùng hồn theo lý lẽ tự nhiên cùng với cảm nghiệm thần linh của anh trước nhóm Pharisiêu thông luật, quả thực đã tin tưởng đúng như những gì Chúa Giêsu muốn đến để làm chứng: "Nếu người này không từ Thiên Chúa mà đến thì không thể nào làm được một việc như vậy" (Jn 9:33).
Vấn đề thực hành sống đạo: Mùa Chay là thời điểm hướng về Biến Cố Vượt Qua và sửa soạn cho Biến Cố Vượt Qua, bằng những việc củng cố Đức Tin, những tác động làm cho Kitô hữu nhờ đó có thể hiệp thông với Chúa Kitô Phục Sinh hơn. Bởi vậy, Mùa Chay sẽ chẳng có nghĩa gì, thậm chí những việc hy sinh hãm mình, chay tịnh phạt xác, ăn năn thống hối cũng chẳng có nghĩa lý gì, nếu con người không nhờ đó mà tin tưởng hơn, gắn bó với Chúa Kitô hơn, theo sát Người hơn, cảm thấy vinh dự vì thập giá của Người hơn. Đúng thế, chỉ có đức tin trưởng thành và mãnh liệt như thế, con người môn đệ Chúa Kitô mới thực sự là những chứng nhân sống động của Người và cho Người đến tận cùng trái đất mà thôi (xem Lk 24:48).
]
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh
Mạc Khải "Thày là Sự Thật" cho người mù từ lúc mới sinh
Như tuần trước đã chia sẻ, trong ba tuần giữa (III, IV, V) của Mùa Chay thuộc Chu Kỳ Phụng Niên Năm A, Phụng Vụ Lời Chúa (ba bài Phúc Âm theo Thánh Gioan, chứ không phải theo Thánh Mathêu) cho thấy tiến trình Mạc Khải tam đoạn về Con Người Giêsu là Đường Lối, là Sự Thật và là Sự Sống. Thật vậy, ở Chúa Nhật thứ III tuần trước, Chúa Giêsu đã Mạc Khải Người là Đường Lối, qua đoạn Phúc Âm trình thuật về việc Người tỏ mình ra cho phụ nữ tội lỗi ở miền đất Samaritanô ngoại lai, và làm cho chị nhận biết Người quả thực là Đức Kitô Thiên Sai, Vị sẽ dẫn con người đến cùng "Thiên Chúa là Thần Linh", Đấng muốn những ai tôn thờ Ngài phải "tôn thờ trong tinh thần và chân lý" (Jn 4:24), là tất cả những gì Người sẽ ban cho những ai tin vào Người, để từ họ sẽ vọt lên mạch nước sự sống đời đời là Thánh Thần (xem Jn 4:14, 7:38-39). Ở Chúa Nhật thứ IV tuần này, Chúa Giêsu đã Mạc Khải Người là Sự Thật, qua đoạn Phúc Âm trình thuật về việc Người tỏ mình ra cho một kẻ mù từ lúc mới sinh người Do Thái ở miền đất chính giáo Giuđêa. Bởi vì, trong đoạn trình thuật đây, Phúc Âm Thánh Gioan cho thấy Chúa Giêsu đã nói đến thực tại "Thày là ánh sáng thế gian" trước khi phục quang cho người mù này, cũng như nói đến tác dụng nơi việc hiện diện và hành động của Người: "Tôi đến để làm cho kẻ mù được thấy và kẻ thấy bị mù", sau khi đã chữa lành cho người mù ấy.
Tiến trình Mạc Khải của Chúa Giêsu trong cả ba trường hợp (Đường Lối, Sự Thật và Sự Sống) đều giống nhau, chẳng những theo chiều hướng của Phúc Âm Thánh Gioan ("Ánh sáng chiếu soi trong tăm tối" - Jn 1:5) mà còn theo đúng đường lối của Phúc Âm Thánh Mathêu thuộc Chu Kỳ Phụng Vụ Năm A nữa ("Cải thiện đời sống! Nước Trời đã đến" - Mt 4:17). Thật thế, theo chiều hướng của Phúc Âm Thánh Gioan, vì là "ánh sáng thật đã đến trong thế gian chiếu soi hết mọi người" mà Chúa Giêsu, như Phúc Âm hôm nay cho thấy, đã tự động, (chứ không cần hay không phải do yêu cầu hay kêu xin của đối tượng, vốn thường xẩy ra nơi bộ ba Phúc Âm Nhất Lãm), đến với người mù từ lúc mới sinh và chữa lành cho anh ta. Để làm gì? Nếu không phải để anh ta có thể nhìn thấy Người mà tin vào Người hay mới có thể tin vào Người. Phải, tuyệt đỉnh của việc Chúa Giêsu tỏ mình cho người mù từ lúc mới sinh này là ở chỗ đó. Ở chỗ, như Phúc Âm hôm nay cho biết: "Chúa Giêsu hay tin họ đuổi anh ta ra ngoài, Người tìm gặp anh mà hỏi: "Anh có tin Con Thiên Chúa không?" Anh đáp: "Thưa ông, Ngài là ai để tôi tin Ngài?" Chúa Giêsu phán: "Anh đã nhìn thấy Ngài, Đấng đang nói với anh đây". Anh ta liền nói: "Lạy Chúa, tôi tin" rồi sấp mình xuống thờ lạy Người".
Tuy nhiên, trình thuật Mạc Khải này của Chúa Giêsu cũng hợp với đường lối của Phúc Âm Thánh Mathêu nữa. Nếu yếu tố nhân sinh (cải thiện đời sống) được đặt trước yếu tố Thần Linh (Nước Trời đã đến) thế nào, trong trình thuật Phúc Âm Thánh Gioan hôm nay chúng ta cũng thấy rõ điều đó. Thật vậy, ngay trước khi được Chúa Giêsu hoàn toàn tỏ mình ra cho mình, nghĩa là trước khi người mù từ lúc mới sinh chẳng những tuyên xưng đức tin mà còn tỏ cử chỉ phục xuống tôn thờ Người, anh ta đã phải tỏ lòng khát khao mong muốn biết Người là ai: "Thưa ông Ngài là ai để tôi tin Ngài?". Như thế, nếu anh ta không tỏ ra yếu tố nhân sinh quyết liệt này trước, thì thử hỏi anh ta có được thấy "Nước Trời đã đến" ngay trước đôi mắt vừa được chữa lành của anh ta hay chăng? Hoặc anh ta lại rơi vào trường hợp của chín trong mười người tật phong, sau khi được chữa lành, đã không hề quay trở lại để nhận biết Đấng đã chữa lành cho mình bằng việc tạ ơn Người, như một người ngoại lai trong họ đã làm (xem Lk 17:11-19). Thật ra, qua những đối đáp của anh ta với nhóm Pharisiêu, anh ta chẳng những đã tỏ ra niềm tin của mình vào Đấng đã chữa lành cho anh ta, mà còn hiên ngang làm chứng cho một Đấng anh ta chưa hề được trực diện, chưa hề được diện kiến dung nhan để có dịp dâng lời tạ ơn Người. Vì trước khi thấy đã tin rồi, (tin trước biết sau là như thế), nên khi anh ta vừa được hỏi "Anh có tin Con Thiên Chúa không?", anh liền tỏ ước muốn tin tưởng của mình ngay, nhờ đó, và cũng chỉ nhờ đó, anh mới được và đã được hoàn toàn thấy "Sự Thật", thấy được "Con Thiên Chúa" Làm Người.
Mạc Khải "Thày là Sự Thật" theo ý nghĩa của Mùa Chay
Thế nhưng, tại sao Giáo Hội lại đặt trình thuật của Phúc Âm Thánh Gioan về việc Chúa Giêsu chữa người mù từ lúc mới sinh này vào Mùa Chay, trước trình thuật về người phụ nữ Samaritanô và sau trình thuật về Lazarô được hồi sinh? Hay nói cách khác, đâu là ý nghĩa của bài Phúc Âm hôm nay trong Mùa Chay?
Như đã đề cập đến ở hai bài chia sẻ, tuần về biến cố biến hình hai tuần trước và tuần về biến cố bên bờ giếng Giacóp vừa rồi, Mùa Chay là thời gian hướng về và sửa soạn cho Biến Cố Vượt Qua, tuyệt đỉnh của Mầu Nhiệm Kitô Giáo. Thế nhưng, con người không thể chấp nhận và nhờ đó mới có thể thông phần vào Biến Cố Vượt Qua này, một biến cố đã làm rung chuyển tận gốc rễ nền tảng đức tin của Nhóm 12 bấy giờ, nếu con người không chịu bỏ mình và nhờ đó mới có thể tin tưởng, nghĩa là mới có thể cùng Người Vượt Qua: "Tôi nói thật cho quí vị biết, ai nghe lời Tôi mà tin vào Đấng đã sai Tôi thì có sự sống trường sinh. Họ không bị luận phạt, song vượt qua sự chết mà vào sự sống" (Jn 5:24). Ngay trong biến cố biến hình, ba môn đệ đã chẳng nghe thấy có tiếng phán ra từ đám mây hay sao: "Đây là Con Ta yêu dấu, Ta hài lòng về Người. Hãy nghe lời Người" (Mt 17:5). Như thế, chính Cha trên trời cũng làm chứng về Con mình, để con người có thể tin tưởng Đấng Ngài sai.
Đó là lý do, hai tuần đầu của Mùa Chay, Giáo Hội đã khôn ngoan đặt bài Phúc Âm về biến cố Chúa Giêsu chịu cám dỗ trước biến cố Chúa Giêsu biến hình, với mục đích để củng cố đức tin Kitô hữu, tức để Kitô hữu thấy được ý nghĩa và mục đích sâu xa của bỏ mình và chịu đựng khổ đau. Ngay trong biến cố biến hình của mình, Chúa Giêsu cũng có ý hướng muốn củng cố đức tin của ba người môn đệ thân tín nhất của Người nữa. Bởi thế, cuối trình thuật về biến cố biến hình này, Người mới hướng các vị về biến cố Phục Sinh của Người: "Đừng nói với bất cứ ai những gì các con thấy cho đến khi Con Người từ trong cõi chết sống lại" (Mt 17:9). Về phía con người, cho dù đức tin của Nhóm 12, nhất là của cả 3 vị thân tín nhất đã được tận mắt chứng kiến vinh hiển của Con Thiên Chúa qua biến cố biến hình, có bị choáng váng tối tăm đến chối bỏ "Sự Thật", nhưng, nhờ những gì Thày đã làm trước hay báo trước về Người (xem Jn 13:19), cuối cùng họ cũng đã tin vào Người: "Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi" (Jn 20:28).
Như thế, nếu chứng từ là yếu tố thuộc về Mùa Phục Sinh thế nào, thì đức tin là yếu tố làm nên Mùa Chay như vậy. Đó là lý do Phụng Vụ Lời Chúa theo Phúc Âm Thánh Gioan cho ba tuần giữa (III, IV, V) của Chu Kỳ Phụng Niên Năm A nói chung, cũng như của Chúa Nhật Thứ III Mùa Chay hôm nay nói riêng, mới trình thuật về việc Chúa Giêsu tỏ mình ra để làm cho con người tin vào Người mà được sự sống đời đời. Bởi nguyên tội, con người đều là những người mù từ lúc mới sinh, không thể nào nhận biết "Thiên Chúa là Thần Linh" (Jn 4:24), nếu không được Ngài mở mắt tâm linh ra cho. Thật ra, Thiên Chúa luôn ở bên con người và tỏ mình cho con người, như trường hợp của người phụ nữ Samaritanô trong bài Phúc Âm tuần trước, hay của người mù từ lúc mới sinh trong bài Phúc Âm tuần này: "Ta chính là Đấng đang nói với chị/anh" (Jn 4:26; 9:37), với chúng ta.
Tuy nhiên, muốn nhận ra Người, như hai nhân vật trong hai bài Phúc Âm tuần trước và tuần này, chúng ta phải chân thành và khao khát tìm kiếm chân lý. Có thế, tới giây phút hội ngộ thần linh, giây phút cảm nghiệm thần linh, chúng ta mới nghe được tiếng của Người, nhận ra những gì Người đã nói với chúng ta, như trường hợp của người phụ nữ Samaritanô, hay những gì Người đã làm cho chúng ta, như trường hợp của người mù từ lúc mới sinh. Và từ cuộc hội ngộ thần linh này, chúng ta mới có thể loan báo về Người, như trường hợp của người đàn bà Samaritanô, hay mới có thể phục xuống thờ lạy Người, như trường hợp của người mù từ lúc mới sinh. Riêng trong trường hợp của Người mù từ lúc mới sinh, ngay trước khi gặp được Đấng phục quang cho mình, anh đã làm chứng về Người rồi, chứ không cần đợi đến sau khi nhận ra Người, như trường hợp của chị phụ nữ Samaritanô. Một con người sống theo lương tâm chân chính có thể làm chứng cho chân lý là thế: "Ai tìm kiếm chân lý sẽ nghe thấy tiếng của Tôi" (Jn 18:37) là thế; "chiên Tôi thì nghe tiếng Tôi. Tôi biết chúng và chúng theo Tôi" (Jn 10:27) là như vậy. Nếu trong Biến Cố Vượt Qua, Chúa Giêsu muốn "làm chứng cho chân lý" (Jn 18:37) Người là Đấng Thiên Sai và Cha là Đấng đã sai Người, thì người mù từ lúc mới sinh hôm nay, qua những minh chứng hùng hồn theo lý lẽ tự nhiên cùng với cảm nghiệm thần linh của anh trước nhóm Pharisiêu thông luật, quả thực đã tin tưởng đúng như những gì Chúa Giêsu muốn đến để làm chứng: "Nếu người này không từ Thiên Chúa mà đến thì không thể nào làm được một việc như vậy" (Jn 9:33).
Vấn đề thực hành sống đạo: Mùa Chay là thời điểm hướng về Biến Cố Vượt Qua và sửa soạn cho Biến Cố Vượt Qua, bằng những việc củng cố Đức Tin, những tác động làm cho Kitô hữu nhờ đó có thể hiệp thông với Chúa Kitô Phục Sinh hơn. Bởi vậy, Mùa Chay sẽ chẳng có nghĩa gì, thậm chí những việc hy sinh hãm mình, chay tịnh phạt xác, ăn năn thống hối cũng chẳng có nghĩa lý gì, nếu con người không nhờ đó mà tin tưởng hơn, gắn bó với Chúa Kitô hơn, theo sát Người hơn, cảm thấy vinh dự vì thập giá của Người hơn. Đúng thế, chỉ có đức tin trưởng thành và mãnh liệt như thế, con người môn đệ Chúa Kitô mới thực sự là những chứng nhân sống động của Người và cho Người đến tận cùng trái đất mà thôi (xem Lk 24:48).
]
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh