violet09
03-01-2008, 08:01 PM
Chính Phủ Việt Nam Quá Bối Rối Với Lạm Phát
2008.03.01
Nam Nguyên, phóng viên đài Á Châu Tự Do
Đề tài nóng nhất trong tuần vừa qua là sự kiện chính phủ Việt Nam không kiểm soát được đà lạm phát, tăng vật giá. Chỉ số giá tiêu dùng trong 2 tháng đầu năm tăng 6%, trong khi Nhà nước đặt mục tiêu cả năm 2008 không để mức tăng giá quá 8,5%. Theo các số liệu chính thức thì người dân Việt Nam đã phải mua các mặt hàng và chi phí cho dịch vụ cao hơn cùng kỳ năm ngoái tới gần 16%.
Điều đáng chú ý là các biện pháp chặn lạm phát đã gây sốc và không hiệu quả làm tê liệt hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần, ảnh hưởng thị trường chứng khoán. Đặc biệt trong khi chưa chặn đứng được đà tăng vật giá thì lại xảy ra sự kiện tăng giá dầu 30%, giá xăng 10%. Những thực tế này, đã được các báo phản ánh với rất nhiều bài tường trình trên mạng, thể hiện sự bối rối của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, trong công tác điều hành nền kinh tế tài chánh của đất nước.
“Toát mồ hôi”
Trong mấy ngày liền, hình ảnh ông Vũ Văn Ninh bộ trưởng tài chính nhăn nhó và thiếu hẳn nụ cười đã được nhiều báo tải lên mạng. Ít nhất có hai tờ báo mạng là Vn Express và Vietnam Net đã đặt tựa bài với lời phát biểu của ông trong cuộc họp báo ngày 28/2 tại Hà Nội.
Ông Lâm Minh Hoàng một cán bộ về hưu ở TP.HCM cũng đã theo dõi các thông tin ấy và đưa ra nhận xét:
“ Chính ông Bộ trưởng Tài Chánh ông ấy nói là đang ngồi trên đống lửa mà. Vận hành một nền kinh tế dù nói định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng thực tế là nền kinh tế thị trường rồi. Cái này thấy là nó nguy ngập lắm chứ không phải thường đâu. Vật giá tăng 6,2% mức tăng như vậy gây sốc.”
Theo cách mô tả của Vn Express, Bộ trưởng tài chính Vũ Văn Ninh ‘ toát mồ hôi’ trước hàng loạt câu hỏi của báo chí về sự kiện giá cả leo thang. Ông Bộ trưởng thừa nhận công tác dự báo và chính sách điều hành tiền tệ còn nhiều bất cập, tuy nhiên ông khẳng định không có sai lầm trong điều hành vĩ mô.
Chính ông Bộ trưởng Tài Chánh ông ấy nói là đang ngồi trên đống lửa mà. Vận hành một nền kinh tế dù nói định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng thực tế là nền kinh tế thị trường rồi. Cái này thấy là nó nguy ngập lắm chứ không phải thường đâu. Vật giá tăng 6,2% mức tăng như vậy gây sốc.
Ông Lâm Minh Hoàng
Người nắm giữ giềng mối tài chánh quốc gia nhìn nhận là, chính phủ sẽ rất khó thực hiện mục tiêu giữ lạm phát thấp hơn tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa GDP, như nghị quyết của Quốc hội.
Tuy vậy, trước đó 2 ngày, phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng phát biểu trên báo chí ở Hà Nội rằng, đã có những điểm chưa ăn khớp trong điều hành kinh tế vĩ mô. Ông Hùng nhấn mạnh là chính phủ chỉ đạo duy trì cho vay bất động sản và sẽ tích cực cứu vãn không để thị trường chứng khoán tuột dốc.
Ngày 28/2 Vietnam Net đưa lên mạng một loạt ý kiến của giới trí thức chuyên gia, hầu hết các nhận định đều tỏ ra nghi ngờ hiệu quả của các biện pháp tài chánh tiền tệ mà Ngân hàng Nhà Nước hay nói chung là chính phủ thực hiện mới đây.
Ông Cao Sỹ Kiêm, cựu thống đốc Ngân Hàng Nhà nước, nay là thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, và là chủ tịch Hiệp Hội Doanh Nghiệp vừa và nhỏ. Ông Cao Sỹ Kiêm nhận định rằng, giá cả như con tàu đang lao nhanh, nếu đột ngột phanh thì nguy cơ đổ tàu. Theo ông các giải pháp có thể rất mạnh nhưng phải có biện pháp và có lối thoát, từ từ để đỡ sốc.
Đối với thị trường bất động sản đang như bong bóng, nếu giải quyết nhanh đột ngột thì vỡ ra còn phức tạp hơn rất nhiều. Nguyên thống đốc đốc Ngân Hàng Nhà nước cho rằng, không hy vọng với giải pháp mang tính gây sốc, vì làm như thế là rất rủi ro.
Vietnam Net cũng đưa lên mạng ý kiến của GSTS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh Tế Việt Nam. Giáo sư nhận định rằng vừa qua Ngân Hàng Nhà Nước đã kết hợp cả hai loại biện pháp dài hạn và tức thì. Biện pháp hành chính bán ra hơn 20 ngàn tỷ đồng tín phiếu bắt buộc các ngân hàng thương mại phải mua đã gây sốc, ảnh hưởng đến thị trường, dòng tiền đã bị chặn lại.
Ngay sau đó Ngân Hàng Nhà nước lại bơm ra 39 ngàn tỷ đồng, điều này khiến sự vận động của dòng tiền thành bất thường, gây hiệu ứng tiêu cực. Theo lời GSTS Trần Đình Thiên, dù đã có những biện pháp dài hạn đi kèm như tăng dự trữ bắt buộc, nâng lãi suất cơ bản…Nhưng hàng loạt biện pháp tức thời đã gây ra hiệu ứng chạy đua lãi suất vì khan hiếm tiền mặt.
Chúng tôi hỏi chuyện một nhân chứng ở TP.HCM liên quan đến cuộc chạy đua lãi suất tiền gởi tiết kiệm, ông cho biết:
“ Vì muốn giảm lạm phát nên chính phủ đã buộc các ngân hàng mua trái phiếu của chính phủ theo qui mô của từng ngân hàng tùy theo mức vốn. Vì tình trạng thiếu vốn để mua trái phiếu chính phủ bắt buộc, nên các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất.
Một chợ địa phương ở Hà Nội hôm 6-8-2007. AFP PHOTO
Cụ thể như tôi gởi 100 triệu đồng thì mỗi tháng được lời 700 ngàn đồng hoặc 725 ngàn đồng tùy theo thời điểm, thường thường nó tăng chỉ khoảng 0,1% 0,2% thôi thì vừa rồi tăng hẳn 1% một tháng, sau đó những ngân hàng như Việt Á, ngân hàng Saigon-Hà Nội tăng lên mức 1,3% một tháng tức là hơn 13% năm. Những ngân hàng lớn không thiếu tiền đồng thì không tăng lãi sưất nhiều, vì thế người dân như chúng tôi rút hết tiền ra để chuyển sang ngân hàng có lãi suất cao hơn. “
Cần sự bình tĩnh tối đa
Trở lại bài báo Vietnam Net, GSTS Trần Đình Thiên khuyến cáo là trong thời gian tới giới hữu trách cần sự bình tĩnh tối đa, kể cả phản ứng với thị trường địa ốc lẫn tiền tệ. Đây là bài học quan trọng ngay từ đầu năm, cách xử lý lạm phát phải hài hoà và đồng bộ, đứng trên lợi ích qúôc gia và trên mục tiêu đảm bảo tăng trưởng dài hạn.
Cùng về vấn đề này kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa ở Nam California Hoa Kỳ nhận định:
“ E rằng khó tránh được một vụ khủng hoảng dây chuyền từ thị trường này qua thị trường khác theo nguyên tắc ‘bình thông đáy’, từ cổ phiếu sụp đổ qua ngân hàng rồi nhà đất. Nhưng điều đáng lo ngại nhất không chỉ là những giao động về giá cả hay đầu tư kinh doanh ở thành phố, mà là đời sống thợ thuyền và nông dân ở thôn quê. Đình công có thể gia tăng và bất ổn xã hội cũng vậy.”
Trong lúc chính phủ còn đang loay hoay giải quyết những hiệu ứng tiêu cực do chính các biện pháp tiền tệ của Ngân Hàng Nhà Nước tạo ra, thì các doanh nghiệp loan báo tăng giá xăng 10% mức tăng tối đa trong biên độ được phép vì chính phủ không bao cấp giá xăng. Đồng thời Bộ Tài Chánh loan báo tăng giá dầu diesel khoảng 30%, vì không thể bao cấp tiếp tục.
Nhiều chuyên gia nhận định là việc tăng giá xăng dầu không đúng lúc làm tăng giá dây chuyền, càng làm việc kiểm soát vật giá vượt xa tầm tay của chính phủ.
Vị cán bộ nghỉ hưu ở TP.HCM nhận xét về việc ngừng bao cấp giá dầu diesel theo cách nghĩ của ông:
“ Kinh tế nước nào cũng vậy, diesel cung ứng cho sản xuất là chính, kể cả vận tải nữa xe chạy diesel nhiều lắm. Diesel luôn luôn là loại dầu giá rẻ mạt nghĩa là nhằm kích thích phát triển sản xuất. Phản ứng đầu tiên đã thấy là một số tàu thuyền phải neo bến không đi đánh cá được nữa.”
Đối với vấn đề để thị trường quyết định giá xăng dầu, theo Vietnam Net Bộ trưởng tài chính Vũ Văn Ninh nói rằng chính phủ không thả nổi giá xăng dầu, vì trên thực tế doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu là doanh nghiệp Nhà nước. Tuy vậy ông nói rằng, chính phủ không thể bù lỗ hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm cho xăng dầu, mà sẽ dành ngân khoản ấy để trợ giá cho người nghèo, vùng khó khăn, ngư dân và các tàu đánh bắt cá xa bờ sẽ được hỗ trợ.
Với tình hình kinh tế tài chánh đầy rối ren như hiện nay, có thể chính phủ Việt Nam sẽ phải điều chỉnh kế hoạch. Công tác dự báo của các bộ ngành để lộ nhiều yếu kém, như năm 2007 không ai lường trước làn sóng đầu tư nước ngoài lên tới 20 tỷ đô la.
Trong cuộc họp báo ngày 28/2 tại Hà Nội, ông Nguyễn Xuân Phúc Chủ nhiệm văn phòng chính phủ cho biết, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo các thành viên chính phủ phải bình tĩnh, hợp tác với nhau, quyết tâm điều hành vĩ mô. Theo tin này, lần đầu tiên từ ngày nhậm chức thủ tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng nhận thức việc chống lạm phát là đòi hỏi cấp bách hơn mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Tiếng Việt
2008.03.01
Nam Nguyên, phóng viên đài Á Châu Tự Do
Đề tài nóng nhất trong tuần vừa qua là sự kiện chính phủ Việt Nam không kiểm soát được đà lạm phát, tăng vật giá. Chỉ số giá tiêu dùng trong 2 tháng đầu năm tăng 6%, trong khi Nhà nước đặt mục tiêu cả năm 2008 không để mức tăng giá quá 8,5%. Theo các số liệu chính thức thì người dân Việt Nam đã phải mua các mặt hàng và chi phí cho dịch vụ cao hơn cùng kỳ năm ngoái tới gần 16%.
Điều đáng chú ý là các biện pháp chặn lạm phát đã gây sốc và không hiệu quả làm tê liệt hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần, ảnh hưởng thị trường chứng khoán. Đặc biệt trong khi chưa chặn đứng được đà tăng vật giá thì lại xảy ra sự kiện tăng giá dầu 30%, giá xăng 10%. Những thực tế này, đã được các báo phản ánh với rất nhiều bài tường trình trên mạng, thể hiện sự bối rối của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, trong công tác điều hành nền kinh tế tài chánh của đất nước.
“Toát mồ hôi”
Trong mấy ngày liền, hình ảnh ông Vũ Văn Ninh bộ trưởng tài chính nhăn nhó và thiếu hẳn nụ cười đã được nhiều báo tải lên mạng. Ít nhất có hai tờ báo mạng là Vn Express và Vietnam Net đã đặt tựa bài với lời phát biểu của ông trong cuộc họp báo ngày 28/2 tại Hà Nội.
Ông Lâm Minh Hoàng một cán bộ về hưu ở TP.HCM cũng đã theo dõi các thông tin ấy và đưa ra nhận xét:
“ Chính ông Bộ trưởng Tài Chánh ông ấy nói là đang ngồi trên đống lửa mà. Vận hành một nền kinh tế dù nói định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng thực tế là nền kinh tế thị trường rồi. Cái này thấy là nó nguy ngập lắm chứ không phải thường đâu. Vật giá tăng 6,2% mức tăng như vậy gây sốc.”
Theo cách mô tả của Vn Express, Bộ trưởng tài chính Vũ Văn Ninh ‘ toát mồ hôi’ trước hàng loạt câu hỏi của báo chí về sự kiện giá cả leo thang. Ông Bộ trưởng thừa nhận công tác dự báo và chính sách điều hành tiền tệ còn nhiều bất cập, tuy nhiên ông khẳng định không có sai lầm trong điều hành vĩ mô.
Chính ông Bộ trưởng Tài Chánh ông ấy nói là đang ngồi trên đống lửa mà. Vận hành một nền kinh tế dù nói định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng thực tế là nền kinh tế thị trường rồi. Cái này thấy là nó nguy ngập lắm chứ không phải thường đâu. Vật giá tăng 6,2% mức tăng như vậy gây sốc.
Ông Lâm Minh Hoàng
Người nắm giữ giềng mối tài chánh quốc gia nhìn nhận là, chính phủ sẽ rất khó thực hiện mục tiêu giữ lạm phát thấp hơn tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa GDP, như nghị quyết của Quốc hội.
Tuy vậy, trước đó 2 ngày, phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng phát biểu trên báo chí ở Hà Nội rằng, đã có những điểm chưa ăn khớp trong điều hành kinh tế vĩ mô. Ông Hùng nhấn mạnh là chính phủ chỉ đạo duy trì cho vay bất động sản và sẽ tích cực cứu vãn không để thị trường chứng khoán tuột dốc.
Ngày 28/2 Vietnam Net đưa lên mạng một loạt ý kiến của giới trí thức chuyên gia, hầu hết các nhận định đều tỏ ra nghi ngờ hiệu quả của các biện pháp tài chánh tiền tệ mà Ngân hàng Nhà Nước hay nói chung là chính phủ thực hiện mới đây.
Ông Cao Sỹ Kiêm, cựu thống đốc Ngân Hàng Nhà nước, nay là thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, và là chủ tịch Hiệp Hội Doanh Nghiệp vừa và nhỏ. Ông Cao Sỹ Kiêm nhận định rằng, giá cả như con tàu đang lao nhanh, nếu đột ngột phanh thì nguy cơ đổ tàu. Theo ông các giải pháp có thể rất mạnh nhưng phải có biện pháp và có lối thoát, từ từ để đỡ sốc.
Đối với thị trường bất động sản đang như bong bóng, nếu giải quyết nhanh đột ngột thì vỡ ra còn phức tạp hơn rất nhiều. Nguyên thống đốc đốc Ngân Hàng Nhà nước cho rằng, không hy vọng với giải pháp mang tính gây sốc, vì làm như thế là rất rủi ro.
Vietnam Net cũng đưa lên mạng ý kiến của GSTS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh Tế Việt Nam. Giáo sư nhận định rằng vừa qua Ngân Hàng Nhà Nước đã kết hợp cả hai loại biện pháp dài hạn và tức thì. Biện pháp hành chính bán ra hơn 20 ngàn tỷ đồng tín phiếu bắt buộc các ngân hàng thương mại phải mua đã gây sốc, ảnh hưởng đến thị trường, dòng tiền đã bị chặn lại.
Ngay sau đó Ngân Hàng Nhà nước lại bơm ra 39 ngàn tỷ đồng, điều này khiến sự vận động của dòng tiền thành bất thường, gây hiệu ứng tiêu cực. Theo lời GSTS Trần Đình Thiên, dù đã có những biện pháp dài hạn đi kèm như tăng dự trữ bắt buộc, nâng lãi suất cơ bản…Nhưng hàng loạt biện pháp tức thời đã gây ra hiệu ứng chạy đua lãi suất vì khan hiếm tiền mặt.
Chúng tôi hỏi chuyện một nhân chứng ở TP.HCM liên quan đến cuộc chạy đua lãi suất tiền gởi tiết kiệm, ông cho biết:
“ Vì muốn giảm lạm phát nên chính phủ đã buộc các ngân hàng mua trái phiếu của chính phủ theo qui mô của từng ngân hàng tùy theo mức vốn. Vì tình trạng thiếu vốn để mua trái phiếu chính phủ bắt buộc, nên các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất.
Một chợ địa phương ở Hà Nội hôm 6-8-2007. AFP PHOTO
Cụ thể như tôi gởi 100 triệu đồng thì mỗi tháng được lời 700 ngàn đồng hoặc 725 ngàn đồng tùy theo thời điểm, thường thường nó tăng chỉ khoảng 0,1% 0,2% thôi thì vừa rồi tăng hẳn 1% một tháng, sau đó những ngân hàng như Việt Á, ngân hàng Saigon-Hà Nội tăng lên mức 1,3% một tháng tức là hơn 13% năm. Những ngân hàng lớn không thiếu tiền đồng thì không tăng lãi sưất nhiều, vì thế người dân như chúng tôi rút hết tiền ra để chuyển sang ngân hàng có lãi suất cao hơn. “
Cần sự bình tĩnh tối đa
Trở lại bài báo Vietnam Net, GSTS Trần Đình Thiên khuyến cáo là trong thời gian tới giới hữu trách cần sự bình tĩnh tối đa, kể cả phản ứng với thị trường địa ốc lẫn tiền tệ. Đây là bài học quan trọng ngay từ đầu năm, cách xử lý lạm phát phải hài hoà và đồng bộ, đứng trên lợi ích qúôc gia và trên mục tiêu đảm bảo tăng trưởng dài hạn.
Cùng về vấn đề này kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa ở Nam California Hoa Kỳ nhận định:
“ E rằng khó tránh được một vụ khủng hoảng dây chuyền từ thị trường này qua thị trường khác theo nguyên tắc ‘bình thông đáy’, từ cổ phiếu sụp đổ qua ngân hàng rồi nhà đất. Nhưng điều đáng lo ngại nhất không chỉ là những giao động về giá cả hay đầu tư kinh doanh ở thành phố, mà là đời sống thợ thuyền và nông dân ở thôn quê. Đình công có thể gia tăng và bất ổn xã hội cũng vậy.”
Trong lúc chính phủ còn đang loay hoay giải quyết những hiệu ứng tiêu cực do chính các biện pháp tiền tệ của Ngân Hàng Nhà Nước tạo ra, thì các doanh nghiệp loan báo tăng giá xăng 10% mức tăng tối đa trong biên độ được phép vì chính phủ không bao cấp giá xăng. Đồng thời Bộ Tài Chánh loan báo tăng giá dầu diesel khoảng 30%, vì không thể bao cấp tiếp tục.
Nhiều chuyên gia nhận định là việc tăng giá xăng dầu không đúng lúc làm tăng giá dây chuyền, càng làm việc kiểm soát vật giá vượt xa tầm tay của chính phủ.
Vị cán bộ nghỉ hưu ở TP.HCM nhận xét về việc ngừng bao cấp giá dầu diesel theo cách nghĩ của ông:
“ Kinh tế nước nào cũng vậy, diesel cung ứng cho sản xuất là chính, kể cả vận tải nữa xe chạy diesel nhiều lắm. Diesel luôn luôn là loại dầu giá rẻ mạt nghĩa là nhằm kích thích phát triển sản xuất. Phản ứng đầu tiên đã thấy là một số tàu thuyền phải neo bến không đi đánh cá được nữa.”
Đối với vấn đề để thị trường quyết định giá xăng dầu, theo Vietnam Net Bộ trưởng tài chính Vũ Văn Ninh nói rằng chính phủ không thả nổi giá xăng dầu, vì trên thực tế doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu là doanh nghiệp Nhà nước. Tuy vậy ông nói rằng, chính phủ không thể bù lỗ hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm cho xăng dầu, mà sẽ dành ngân khoản ấy để trợ giá cho người nghèo, vùng khó khăn, ngư dân và các tàu đánh bắt cá xa bờ sẽ được hỗ trợ.
Với tình hình kinh tế tài chánh đầy rối ren như hiện nay, có thể chính phủ Việt Nam sẽ phải điều chỉnh kế hoạch. Công tác dự báo của các bộ ngành để lộ nhiều yếu kém, như năm 2007 không ai lường trước làn sóng đầu tư nước ngoài lên tới 20 tỷ đô la.
Trong cuộc họp báo ngày 28/2 tại Hà Nội, ông Nguyễn Xuân Phúc Chủ nhiệm văn phòng chính phủ cho biết, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo các thành viên chính phủ phải bình tĩnh, hợp tác với nhau, quyết tâm điều hành vĩ mô. Theo tin này, lần đầu tiên từ ngày nhậm chức thủ tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng nhận thức việc chống lạm phát là đòi hỏi cấp bách hơn mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Tiếng Việt