Dan Lee
03-02-2008, 12:09 PM
CHÚA NHẬT THỨ TƯ MÙA CHAY, NĂM A.
Sứ Điệp Phúc Âm: Chúa Giêsu là ánh sáng trần gian.
Sách Samuel, quyển I, 16:1,6-7,10-13;Thư gửi Ephêsô 5:8-14 và Phúc Âm Gioan 9:1-41
Câu hỏi giáo lý
1. Những chủ đề chính trong Mùa Chay?
Chúa Nhật I Mùa Chay, Matthêu 4:1-11, Chúa Giêsu là con người thật như chúng ta, Ngài phải đương đầu với những cám dỗ, những thử thách của cuộc sống.
Chúa Nhật II Mùa Chay, Matthêu 17:1-9, Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật, nơi Ngài tỏ hiện vinh quang sáng ngời của Thiên Chúa khi biến hình trên núi Tabor.
Chúa Nhật III Mùa Chay, Gioan 4:5-42, Chúa là nước hằng sống, chỉ có Chúa mới thỏa đáp những khát vọng của con người.
Chúa Nhật IV Mùa Chay, Gioan 9:1-41, Chúa Giêsu là ánh sáng trần gian. Ngài đến để đẩy lui bóng tối ác thần và dẫn đưa con người đi trong ánh sáng sự thật hướng về hạnh phúc thật.
Chúa Nhật V Mùa Chay, Gioan 11:1-45, Chúa Giêsu là sự sống và là sự sống lại.
Chúa Nhật Lễ Lá, Bài thương khó Chúa Giêsu, Matthêu 26: 14-27, 66 Chúa Giêsu đau khổ, bị hành hình, bị giết chết và phục sinh.
Dung nhan Chúa trong Mùa Chay: là người như chúng ta để mang chúng ta đến với Thiên Chúa là cùng đích của đời người. Cứu độ là làm người để cứu người.
2. Tại sao các môn đệ Chúa khi thấy người mù lại đặt câu hỏi “ai đã phạm tội?”
Người Do Thái quan niệm: Bệnh là hậu quả của tội, có thể là tội của người bệnh hoặc tội của Cha Mẹ, Ông Bà hay ai đó trong gia đình người bệnh. Người Việt Nam cũng có quan niệm “quả báo” na ná như vậy khi cho rằng “đời cha ăn mặn, đời con khát nước!” hay “Ông Trời có mắt!” Chúa không chấp nhận quan niệm nầy, nhưng anh ta mù là “để các việc Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh!”
3. Như vậy Chúa làm cho người ta mù hay tàn tật để “các việc Thiên Chúa được tỏ hiện” sao?
Chúa không làm ai mù cả và cũng không dùng chúng ta làm vật hy sinh để tỏ lộ vinh quang Chúa, nhưng dù chúng ta có mang những bệnh tật vẫn có thể làm sáng danh Chúa. Bằng chứng là qua việc chữa lành người mù từ thưở bình sinh Chúa minh chứng rắng: Chúa là ánh sáng trần gian.
Áp dụng
1. Chúng ta sáng hay mù? Chúng ta có lúc sáng và có lúc mù:
Chúng ta sáng mắt khi chúng ta tin Chúa, yêu Chúa và thấy Chúa trong anh em chúng ta.
Chúng ta mù mắt khi chúng ta lầm đường lạc lối, sống theo những cám dỗ của ma quỉ và không thấy người khác là anh chị em của mình để thương yêu và giúp đỡ.
2. Nhiều khi chúng ta không bị mù bẩm sinh, chúng ta được ánh sáng đức tin soi dẫn từ ấu thời qua Bí Tích Rửa Tội. Nhưng khi lớn lên, chúng ta bị bóng tối của ma quỉ úp chụp hay chúng ta lấy ích kỷ che mắt mình để khỏi nhìn thấy những gì phải theo và phải làm. Chúng ta tự làm mình mù.
3. Có trên 40 triệu người trên thế giới đang bị mù lòa thể lý. Nhưng có hàng tỉ người bị mù đức tin hay mù tinh thần. Hãy làm cho mình sáng mắt bằng cách:
a) Đọc lại bài Phúc Âm trong gia đình một lần trong tuần nầy.
b) Các bạn trẻ nghĩ đến một chuyến về VN, không để chơi, nhưng theo một đoàn người làm công tác xã hội giúp người bệnh tật và nghèo khổ ở các vùng xa xôi không?
LM. Phêrô Trần Thế Tuyên
Sứ Điệp Phúc Âm: Chúa Giêsu là ánh sáng trần gian.
Sách Samuel, quyển I, 16:1,6-7,10-13;Thư gửi Ephêsô 5:8-14 và Phúc Âm Gioan 9:1-41
Câu hỏi giáo lý
1. Những chủ đề chính trong Mùa Chay?
Chúa Nhật I Mùa Chay, Matthêu 4:1-11, Chúa Giêsu là con người thật như chúng ta, Ngài phải đương đầu với những cám dỗ, những thử thách của cuộc sống.
Chúa Nhật II Mùa Chay, Matthêu 17:1-9, Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật, nơi Ngài tỏ hiện vinh quang sáng ngời của Thiên Chúa khi biến hình trên núi Tabor.
Chúa Nhật III Mùa Chay, Gioan 4:5-42, Chúa là nước hằng sống, chỉ có Chúa mới thỏa đáp những khát vọng của con người.
Chúa Nhật IV Mùa Chay, Gioan 9:1-41, Chúa Giêsu là ánh sáng trần gian. Ngài đến để đẩy lui bóng tối ác thần và dẫn đưa con người đi trong ánh sáng sự thật hướng về hạnh phúc thật.
Chúa Nhật V Mùa Chay, Gioan 11:1-45, Chúa Giêsu là sự sống và là sự sống lại.
Chúa Nhật Lễ Lá, Bài thương khó Chúa Giêsu, Matthêu 26: 14-27, 66 Chúa Giêsu đau khổ, bị hành hình, bị giết chết và phục sinh.
Dung nhan Chúa trong Mùa Chay: là người như chúng ta để mang chúng ta đến với Thiên Chúa là cùng đích của đời người. Cứu độ là làm người để cứu người.
2. Tại sao các môn đệ Chúa khi thấy người mù lại đặt câu hỏi “ai đã phạm tội?”
Người Do Thái quan niệm: Bệnh là hậu quả của tội, có thể là tội của người bệnh hoặc tội của Cha Mẹ, Ông Bà hay ai đó trong gia đình người bệnh. Người Việt Nam cũng có quan niệm “quả báo” na ná như vậy khi cho rằng “đời cha ăn mặn, đời con khát nước!” hay “Ông Trời có mắt!” Chúa không chấp nhận quan niệm nầy, nhưng anh ta mù là “để các việc Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh!”
3. Như vậy Chúa làm cho người ta mù hay tàn tật để “các việc Thiên Chúa được tỏ hiện” sao?
Chúa không làm ai mù cả và cũng không dùng chúng ta làm vật hy sinh để tỏ lộ vinh quang Chúa, nhưng dù chúng ta có mang những bệnh tật vẫn có thể làm sáng danh Chúa. Bằng chứng là qua việc chữa lành người mù từ thưở bình sinh Chúa minh chứng rắng: Chúa là ánh sáng trần gian.
Áp dụng
1. Chúng ta sáng hay mù? Chúng ta có lúc sáng và có lúc mù:
Chúng ta sáng mắt khi chúng ta tin Chúa, yêu Chúa và thấy Chúa trong anh em chúng ta.
Chúng ta mù mắt khi chúng ta lầm đường lạc lối, sống theo những cám dỗ của ma quỉ và không thấy người khác là anh chị em của mình để thương yêu và giúp đỡ.
2. Nhiều khi chúng ta không bị mù bẩm sinh, chúng ta được ánh sáng đức tin soi dẫn từ ấu thời qua Bí Tích Rửa Tội. Nhưng khi lớn lên, chúng ta bị bóng tối của ma quỉ úp chụp hay chúng ta lấy ích kỷ che mắt mình để khỏi nhìn thấy những gì phải theo và phải làm. Chúng ta tự làm mình mù.
3. Có trên 40 triệu người trên thế giới đang bị mù lòa thể lý. Nhưng có hàng tỉ người bị mù đức tin hay mù tinh thần. Hãy làm cho mình sáng mắt bằng cách:
a) Đọc lại bài Phúc Âm trong gia đình một lần trong tuần nầy.
b) Các bạn trẻ nghĩ đến một chuyến về VN, không để chơi, nhưng theo một đoàn người làm công tác xã hội giúp người bệnh tật và nghèo khổ ở các vùng xa xôi không?
LM. Phêrô Trần Thế Tuyên