View Full Version : Công Nhân VN tai Jordan Bị Đánh Đập Trọng Thương [Video]
violet09
03-02-2008, 07:14 PM
Công Nhân VN tai Jordan Bị Đánh Đập Trọng Thương
Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển Cứu Người Bài Trừ Tệ Nạn Buôn Người
http://www.youtube.com/watch?v=M-XInzbOYN8
http://www.youtube.com/watch?v=3wb9QWFhmpg
violet09
03-02-2008, 10:07 PM
IOM Tìm Cách Cứu Giúp Các Nữ Công Nhân Việt Nam ở Jordan
2008.03.02
Thanh Trúc, phóng viên đài Á Châu Tự Do
Trên một trăm rưỡi nữ công nhân Việt sang Jordan lao động đã bị chủ nhân cắt giảm lương thực và cho người hành hung vì tổ chức đình công đòi được trả lương theo đúng hợp đồng họ đã ký với môi giới trước khi đi.
Công nhân bị đánh bất tỉnh được chị em bạn chăm sóc, 20/02/08. Hình của machsong.org
Hiện tình trạng của những người này đã khá hơn sau khi có sự can thiệp của một tổ chức ở Hoa Kỳ kết hợp với Tổ Chức Di Dân Quốc Tế đang hoạt động tại thủ đô Amman của Jordan.
Cuộc đình công của 167 người lao động Việt Nam tại xưởng may W&D Apparel Jordan Corporation, mà gần như hầu hết là nữ công nhân, diễn ra từ ngày 10 tháng Hai.
Mục đích của công nhân là yêu cầu chủ nhân người Đài Loan trả cho họ mức lương đúng như trong hợp đồng đã ký, đồng thời yêu cầu chủ cải thiện môi trường làm việc cho hợp lý hơn.
Tin này được báo Tuổi Trẻ phát hành trong nước loan tải sau đó. Ngày 24 tháng Hai, tại Hoa Kỳ, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành Boat Prople SOS có văn phòng tại bang Virginia, đọc tin này và tìm cách liên hệ với các nữ công nhân đang gặp khó khăn ở Jordan:
gày 24 thì chúng tôi nhận được tin của báo Tuổi Trẻ ở Việt Nam về một trăm bảy mươi sáu công nhân mà tuyệt đại đa số là nữ ngoại trừ có bốn người nam. Chúng tôi lập tức báo cho Bộ Ngoại Giao cũng như một số cơ quan khác. Bộ Ngoại Giao đã nối kết chúng tôi với cơ quan quốc tế IOM có văn phòngtại Amman thủ đô của Jordan.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng
"Ngày 24 thì chúng tôi nhận được tin của báo Tuổi Trẻ ở Việt Nam về một trăm bảy mươi sáu công nhân mà tuyệt đại đa số là nữ ngoại trừ có bốn người nam. Chúng tôi lập tức báo cho Bộ Ngoại Giao cũng như một số cơ quan khác. Bộ Ngoại Giao đã giúp nối kết chúng tôi với cơ quan quốc tế IOM có văn phòng tại Amman thủ đô của Jordan.
Nói về trường hợp bị đánh đập không được trả lương như đã ký ở trong hợp đồng, bắt làm việc 16 tiếng đồng hồ một ngày mà trả mức lương rất thấp không đủ sống. Trước khi liên lạc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thì chúng tôi tìm cách liên lạc với công nhân ở tại hãng xưởng may mặc có tên là W&D Apparel."
Sau khi liên Ủy Ban Boat Prople SOS liên lạc được với văn phòng IOM tức Tổ Chức Di Dân Quốc Tế ở Jordan, gặp một nhân viên của IOM là bà Theodora Suter. Ngay lập tức bà Theodora Suter liên lạc Bộ lao Động Jordan, trình bày sự việc của công ty W&D, rồi cùng tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng ở Hoa Kỳ lập kế hoạch giải thoát cho các nữ công nhân trong công ty.
Với sự can thiệp của Bộ Lao Động Jordan, một phái đoàn đã vào thăm các nữ công nhân bị nhốt trong khuôn viên công ty, đưa những người đi bị đánh xỉu đi bệnh viện.
Nhiều người Việt Nam tìm cách ra nước ngoài làm việc với hy vọng kiếm tiền giúp đỡ gia đình. Tuy nhiên, tại xứ lạ quê người họ lại phải đối diện với rất nhiều khó khăn. (Hình chỉ mang tính minh họa). AFP PHOTO.
Liên tục bị bỏ đói, đánh đập
Phần lớn những nữ công nhân sang Jordan làm việc cho hãng may W&D Apparel là người miền Bắc như chị Luyến ở Phú Thọ, chị Phương Anh ở Lào Cai, chị Thao ở Thái Bình. Qua giới thiệu của Boat People SOS, chị Phương Anh thuật lại với đài Á Châu Tự Do vụ đình công từ ngày 10 tháng Hai như sau:
Phương Anh: "Bắt đầu đình công thì công ty nói bọn em làm thế không tốt, công ty nói là hợp đồng đúng nhưng mà thất ra là không đúng. Xong rồi tụi em vẫn nhất quyết là đình công.
Sau đó thì cái ăn uống của bọn em càng ngày càng sa sút vì bọn em không đi làm, mỗi bữa họ chỉ cho ăn khoảng một chút cơm thôi mà cơm lại không có cái gì ăn cả.
Khi mà cánh cảnh sát đến mà đánh bọn em ấy là có chị Anh, có năm người bị rất là mệt. Vì thế bọn em phải kêu cứu. Bây giờ tất cả bọn em phải quí xuống đây và xin cái ông bộ trưởg lao động là cho cứu bọn em về nước thôi ạ.
Bọn em không thể chỉnh lương ở đây, bốn năm trăm đô cũng không làm được nữa ạ. Đi viện cũng không có thuốc thang mà ở đây đặc biệt công ty không quan tâm đền bọn em. Cho nên bọn em 176 người là quyết tâm cầu cứu các anh các chị là giúp bọn em để về nước thôi ạ".
Bọn em không thể chỉnh lương ở đây, bốn năm trăm đô cũng không làm được nữa ạ. Đi viện cũng không có thuốc thang mà ở đây đặc biệt công ty không quan tâm đền bọn em. Cho nên bọn em 176 người là quyết tâm cầu cứu các anh các chị là giúp bọn em để về nước thôi ạ.
Chị Phương Anh
Tiếp lời chị Phương Anh, chị Thao kể tiếp:
Thao: "Trong cái thời gian ấy thì ăn không đủ no chị ạ. Bị đánh là hôm 20 tháng Hai, bọn em ở trong ký túc xá thì có một người tự xưng là Bộ trưởng bộ lao động ở Jordan này, với cả một số cảnh sát.
Người ta vào người ta khuyên nhủ bọn em đi làm bọn em bảo là ông chủ phải thực hiện cho bọn em theo đúng hợp đồng và đảm bảo quyền lợi cho bọn em trong vòng ba năm thì bọn em sẽ đi làm ngay, thế nhưng mà ông chủ ông không ký nên bọn em không đi làm.
Thế là có xố xát đó rồi cảnh sát xông vào đánh bọn em. Em chỉ biết là rất nhiều, em bị đánh không nặng , chỉ bị bấm tím thì bây giờ cũng khỏi rồi. Có một người bị sai khớp tay như kiểu là nó cầm tay nó kéo xuống đất xong rồi nó cầm tóc nó ném đi.
Đúng ra chị ấy bây giờ vẫn sai khớp tay và hôm qua chỉ bị nôn ra máu đó. Còn chị Ánh thì bây giờ tình trạng nói chung là sức khỏe tồi tệ lắm ạ."
Phía Việt Nam phản ứng ra sao trước nguồn tin do báo Tuổi Trẻ loan đi? Theo lời chi Thao kể thì có nhiều khả năng người từ sứ quan Việt Nam là ông Trần Anh Tú, phó tổng lãnh sự Ai Cập sang Jordan để giải quyết nội vụ.
Ông Tràn Anh Tú là người từng hoàn tất tốt đẹp công tác đưa người lao động Việt Nam từ Li Băng trở về nước an toàn trong thời gian Israel mở những cuộc hành quân chống khủng bố ở xứ này.
Tiếng Việt
Nghe nói công nhân Việt Nam ở bên Malaysia cũng lâm vào tình trạng tương tự. Chính quyền trong nước cứ im lặng như không có chuyện gì sẩy ra. Đôi lúc xem VTV4 npe có nghe thông tin rằng người Việt lao động nước ngoài gởi về rất nhiều tiền, và có lẽ trong nước chỉ biết về số tiền gởi về chứ không biết tình trạng của những người nầy. Nếu không có các hội người Việt ở nước ngoài giúp điều tra và thông tin chắc cũng chẳng ai biết về những chuyện nầy. Một nước lớn vậy tại sao không làm được những việc mà các hội nhỏ bé nầy làm được (họ tự tài trợ việc làm của họ bằng tiền túi)?
violet09
03-04-2008, 10:00 AM
Số Nữ Công Nhân Tại Jordan Bị Kiệt Quệ
Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển
Khu công nghệ Al Tajamou’at nơi công ty W&D Apparel đặt trụ sở
Amman, Jordan, ngày 3 tháng 3, 2008 - Số công nhân bị bóc lột và đàn áp bởi chủ nhân hãng W&D Apparel ngày càng kiệt quệ do không nhận được nguồn tiếp viện nào, kể cả từ vị đại diện chính quyền Việt Nam.
Số 176 phụ nữ vừa được giải cứu, tuy không còn sợ bị đánh đập, vẫn đang hết sức lo lắng về thân phận và tương lai của mình. Họ đã vét sạch tiền để mua thức ăn cầm cự trong thời gian ba tuần bị chủ nhân bỏ đói.
Do thiếu dinh dưỡng cũng như do tâm thần căng thẳng, tình trạng sức khoẻ của một số công nhân bị sa sút trầm trọng. Hôm nay chị Đinh Thị Ngọc lại lên cơn giật và phải đưa vào bệnh xá địa phương. Bệnh tình không thuyên giảm nên bác sĩ đã chuyển chị đi cấp cứu ở bệnh viện trong trung tâm thủ đô Amman.
Đến chiều tối, chị Trần Thị Ánh mê man trở lại. Các chị em bạn gọi báo động nhưng cô thông dịch viên cũng như các nhân viên của công ty đều đã tắt điện thoại.
Thứ Bảy vừa qua các công nhânï phải gom góp vật dụng cá nhân, kể cả quần áo lót và băng vệ sinh, đem bán rong ngoài đường để có tiền mua thực phẩm.
Theo các công nhân, đúng lúc ấy Ông Trần Việt Tú, Phó Tổng Lãnh Sự tại Toà Đại Sứ Việt Nam ở Cairo, Ai Cập, đến thăm và chứng kiến cảnh tượng thảm thương này của phụ nữ Việt Nam trên đường phố Jordan.
Với số tiền thu chưa đến 10 Mỹ kim, họ mua 20 gói mì tôm về nấu loãng ra cho những người ốm bệnh và kiệt sức. Vị đại diện chính phủ Việt Nam không hề tiếp trợ cho các công nhân dù là từ quỹ của nhà nước hay tiền túi của chính mình.
Quá khổ nhục và còn hãi sợ, phần lớn các công nhân yêu cầu Ông Tú giải quyết cho về nước ngay. Tuy nhiên ông ta lại chỉ hứa hẹn là sẽ điều đình để chủ nhân tăng lương và đối xử tử tế.
“Hôm nay em cảm thấy mình quá ư là tủi nhục rồi. Em phải gánh từng cái băng vệ sinh phụ nữ đem ra đường bán. Kéo dài mười ngày nữa thì bọn em không thể sống nổi nữa”, một chị công nhân thốt lên khi được phỏng vấn.
Trước thái độ giùng giằng của chính quyền Việt Nam, Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Tân Thời Ở Á Châu (CAMSA) bắt đầu vận động trực tiếp với chính phủ Jordan để giúp đưa các công nhân về nước.
“Chúng tôi sẽ đưa vấn đề này lên với Vua Abdullah Đệ Nhị của Jordan hiên đang thăm viếng Hoa Kỳ”, TS Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành của UBCNVB, phát biểu. Uỷ ban này là một thành viên của Liên Minh CAMSA.
Dân Biểu Frank Wolf (Cộng Hoà, VA) cho biết sẽ hội kiến Vua Abdullah Đệ Nhị trong vài ngày tới đây và sẽ đích thân nêu vấn đề các công nhân Việt ở Jordan.
Chính phủ Hoa Kỳ có một tư thế đặc biệt để nêu vấn đề với Jordan vì công ty W&D Apparel nằm trong khu vực đặc lợi, mà tên gọi chính thức là Qualifying Industrial Zone (QIZ), với quy chế miễn thuế nhập cảng vào Hoa Kỳ.
“Chúng tôi muốn Hoa Kỳ bảo đảm rằng sẽ không ban thưởng quy chế đặc lợi cho những kẻ buôn người”, TS Thắng nói.
Liên Minh CAMSA là tập hợp của bốn tổ chức gồm có UBCNVB, Uỷ Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam - USA, Hiệp Hội Quốc Tế Nhân Quyền (Đức), và Liên Hội Người Việt Canada.
v exodus
bach mao nu
03-05-2008, 10:06 AM
Chính quyền VN phải có trách nhiệm với những công nhân đó chứ , để không thì người ta coi thường dân tộc mình .
Powered by vBulletin® Version 4.2.0 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.