delta
03-06-2008, 10:36 AM
Ẩn họa từ ngải cứu "không sạch"
http://www.kekho.com/vietnhimimages/ngaicuu1308.jpg
Rất nhiều người tiêu dùng từ lâu xem ngải cứu như là một vị thuốc nên cho rằng khi ăn sẽ rất an toàn. Tuy nhiên, ngải cứu cũng như nhiều loại rau khác hiện nay, vẫn mất an toàn vệ sinh thực phẩm một cách đáng báo động.
Ngải cứu lên ngôi
Ngải cứu là vị thuốc thông dụng cả trong Đông y và Tây y. Đông y coi ngải cứu là vị thuốc có tính ôn, vị cay, dùng điều hòa khí huyết, trục hàn thấp, điều kinh, an thai, kinh nguyệt không đều...
Ngoài ra ngải cứu còn có thể dùng để kích thích huyệt trong châm cứu. Từ một vị thuốc, ngải cứu đã trở thành loại rau dùng hằng ngày chế biến các món ăn như trứng gà đúc ngải cứu, gà tần và đặc biệt là lẩu.
Thời gian gần đây, do e ngại dịch tiêu chảy cấp nên người tiêu dùng càng chú ý hơn đến sự an toàn của rau. Tuy nhiên, riêng rau ngải cứu, người tiêu dùng ít khi để ý, vì cho rằng nó là vị thuốc nên rất an toàn! Do vậy lượng rau ngải cứu được tiêu thụ ngày một nhiều với số lượng khổng lồ.
Trước đây ngải cứu chủ yếu được trồng thành quy mô nhỏ, nhưng hiện nay đã có nhiều nơi trồng ngải cứu thành nhiều thửa ruộng lớn. Nhưng chính từ những lợi ích trông thấy đó, nhiều người trồng rau đã chỉ biết đến số lượng tiêu thụ mà quên đi chất lượng của rau ngải cứu, gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người tiêu dùng!
Thực tế đáng báo động
Tại cụm Bằng A, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, 100% diện tích rau ngải cứu ở đây lấy nguồn nước tưới là đoạn sông Tô Lịch chảy dọc theo đường Kim Giang. Đoạn sông ở đây luôn trong tình trạng bốc mùi hôi thối.
Qua một trạm bơm nhỏ, nước được dẫn vào ruộng. Dòng nước chảy ra từ đường ống đen kịt, bọt bẩn phun ra nhiều hơn cả bọt xà phòng, mùi hôi thối bay xa hàng chục mét. Được biết đây là đoạn sông nhận nước thải của những nhà máy dệt nhuộm, sản xuất pin, ắc quy…
Điều này có nghĩa, nước ở đoạn sông này đang chứa rất nhiều kim loại nặng và ngấm vào những sản phẩm rau trồng, không loại trừ ngải cứu khi con người dùng nước này để tưới. Những chất này khi kết hợp với một số thành phần có trong cơ thể người sẽ tạo ra các chất có khả năng gây bệnh.
Quan sát những thửa rau ngải cứu, rau khá sạch và tươi tốt, nhưng nước tưới đọng lại vàng khè.
Với vai trò là người của một siêu thị đang cần tìm mối nhập rau ngải cứu, tôi hỏi chuyện chị Liên, một người bán rau, chị cho biết: “Ở một số làng bên Thanh Trì, lúc gần thu hoạch, người ta thường dùng một loại thuốc bột màu trắng, có xuất xứ từ Trung Quốc, kết hợp với phân bón, rau ngải cứu sẽ tươi tốt hơn rất nhiều. Giá loại thuốc này rất rẻ, chỉ vào khoảng 20 - 25 nghìn đồng/gói”.
Ngay sát những ruộng rau của cụm Bằng A là khu tập thể X2, chung cư Bắc Linh Đàm. ở đây có rải rác một vài vườn rau nhỏ, do người dân trồng, chăm sóc.
Chị Ng Th., “chủ nhân” một vườn rau, cho biết: “Dùng rau tự trồng cho an tâm, rau được bán ở xung quanh đây đều chủ yếu nguồn từ làng bên, không an toàn. Dùng nước sông Tô Lịch đen như mực, lại trồng cạnh nghĩa trang, dù chưa biết độc hại đến mức nào, nhưng khu này kể cả rau ngải cứu chả ai dám mua”.
Như vậy những người dân ở khu vực xung quanh cụm Bằng A, ít nhiều đã nhận thức được, rau ngải cứu không hề an toàn. Nhưng sự thực vẫn còn rất nhiều người tin tưởng vào loại rau này.
Tại một số làng thuộc xã Duyên Hà, Thanh Trì, rau ngải cứu ít được trồng thành thửa ruộng rộng lớn, chủ yếu là những luống nhỏ trong gia đình. Nhưng đây cũng là nơi cung cấp lượng rau ngải cứu không nhỏ cho thành phố.
Theo những người dân ở đây cho biết, rau ngải cứu thường phải đặt trồng, tức là phải có sẵn nơi tiêu thụ. Ngải cứu thuộc loại rau dễ trồng, tuy nhiên không phải cứ cắm rễ xuống rồi chờ ngày thu hoạch là đảm bảo chất lượng.
Cả vùng Duyên Hà có khoảng 50ha rau nhưng số lượng cán bộ kỹ thuật, chất lượng khó lòng kiểm tra, nói gì đến hướng dẫn kỹ thuật trồng. Thêm nữa số lượng rau trồng trong các hộ gia đình là không nhỏ, khiến kiểm tra việc phun thuốc trừ sâu, tăng trưởng là rất khó khăn.
Được biết, thời gian gần đây, các cơ quan chức năng đã có nhiều cuộc thanh kiểm tra nhiều địa phương, khu vực về rau an toàn. Tuy nhiên, vì “bệnh thành tích” nên nhiều địa phương rau chỉ an toàn vào lúc lấy mẫu! Rồi sau đó, đâu vẫn vào đấy.
Mặt khác, do việc kiểm tra rau an toàn của từng địa phương không chặt chẽ nên rau cung cấp ra thị trường phần lớn không an toàn. Rau ngải cứu mặc dù là một vị thuốc, tuy nhiên hiện nay mất an toàn nghiêm trọng. Nên sử dụng rau ngải cứu của những nhà cung cấp có uy tín, có chứng nhận rau an toàn để bảo vệ sức khỏe cho chính mình
http://www.kekho.com/vietnhimimages/ngaicuu1308.jpg
Rất nhiều người tiêu dùng từ lâu xem ngải cứu như là một vị thuốc nên cho rằng khi ăn sẽ rất an toàn. Tuy nhiên, ngải cứu cũng như nhiều loại rau khác hiện nay, vẫn mất an toàn vệ sinh thực phẩm một cách đáng báo động.
Ngải cứu lên ngôi
Ngải cứu là vị thuốc thông dụng cả trong Đông y và Tây y. Đông y coi ngải cứu là vị thuốc có tính ôn, vị cay, dùng điều hòa khí huyết, trục hàn thấp, điều kinh, an thai, kinh nguyệt không đều...
Ngoài ra ngải cứu còn có thể dùng để kích thích huyệt trong châm cứu. Từ một vị thuốc, ngải cứu đã trở thành loại rau dùng hằng ngày chế biến các món ăn như trứng gà đúc ngải cứu, gà tần và đặc biệt là lẩu.
Thời gian gần đây, do e ngại dịch tiêu chảy cấp nên người tiêu dùng càng chú ý hơn đến sự an toàn của rau. Tuy nhiên, riêng rau ngải cứu, người tiêu dùng ít khi để ý, vì cho rằng nó là vị thuốc nên rất an toàn! Do vậy lượng rau ngải cứu được tiêu thụ ngày một nhiều với số lượng khổng lồ.
Trước đây ngải cứu chủ yếu được trồng thành quy mô nhỏ, nhưng hiện nay đã có nhiều nơi trồng ngải cứu thành nhiều thửa ruộng lớn. Nhưng chính từ những lợi ích trông thấy đó, nhiều người trồng rau đã chỉ biết đến số lượng tiêu thụ mà quên đi chất lượng của rau ngải cứu, gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người tiêu dùng!
Thực tế đáng báo động
Tại cụm Bằng A, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, 100% diện tích rau ngải cứu ở đây lấy nguồn nước tưới là đoạn sông Tô Lịch chảy dọc theo đường Kim Giang. Đoạn sông ở đây luôn trong tình trạng bốc mùi hôi thối.
Qua một trạm bơm nhỏ, nước được dẫn vào ruộng. Dòng nước chảy ra từ đường ống đen kịt, bọt bẩn phun ra nhiều hơn cả bọt xà phòng, mùi hôi thối bay xa hàng chục mét. Được biết đây là đoạn sông nhận nước thải của những nhà máy dệt nhuộm, sản xuất pin, ắc quy…
Điều này có nghĩa, nước ở đoạn sông này đang chứa rất nhiều kim loại nặng và ngấm vào những sản phẩm rau trồng, không loại trừ ngải cứu khi con người dùng nước này để tưới. Những chất này khi kết hợp với một số thành phần có trong cơ thể người sẽ tạo ra các chất có khả năng gây bệnh.
Quan sát những thửa rau ngải cứu, rau khá sạch và tươi tốt, nhưng nước tưới đọng lại vàng khè.
Với vai trò là người của một siêu thị đang cần tìm mối nhập rau ngải cứu, tôi hỏi chuyện chị Liên, một người bán rau, chị cho biết: “Ở một số làng bên Thanh Trì, lúc gần thu hoạch, người ta thường dùng một loại thuốc bột màu trắng, có xuất xứ từ Trung Quốc, kết hợp với phân bón, rau ngải cứu sẽ tươi tốt hơn rất nhiều. Giá loại thuốc này rất rẻ, chỉ vào khoảng 20 - 25 nghìn đồng/gói”.
Ngay sát những ruộng rau của cụm Bằng A là khu tập thể X2, chung cư Bắc Linh Đàm. ở đây có rải rác một vài vườn rau nhỏ, do người dân trồng, chăm sóc.
Chị Ng Th., “chủ nhân” một vườn rau, cho biết: “Dùng rau tự trồng cho an tâm, rau được bán ở xung quanh đây đều chủ yếu nguồn từ làng bên, không an toàn. Dùng nước sông Tô Lịch đen như mực, lại trồng cạnh nghĩa trang, dù chưa biết độc hại đến mức nào, nhưng khu này kể cả rau ngải cứu chả ai dám mua”.
Như vậy những người dân ở khu vực xung quanh cụm Bằng A, ít nhiều đã nhận thức được, rau ngải cứu không hề an toàn. Nhưng sự thực vẫn còn rất nhiều người tin tưởng vào loại rau này.
Tại một số làng thuộc xã Duyên Hà, Thanh Trì, rau ngải cứu ít được trồng thành thửa ruộng rộng lớn, chủ yếu là những luống nhỏ trong gia đình. Nhưng đây cũng là nơi cung cấp lượng rau ngải cứu không nhỏ cho thành phố.
Theo những người dân ở đây cho biết, rau ngải cứu thường phải đặt trồng, tức là phải có sẵn nơi tiêu thụ. Ngải cứu thuộc loại rau dễ trồng, tuy nhiên không phải cứ cắm rễ xuống rồi chờ ngày thu hoạch là đảm bảo chất lượng.
Cả vùng Duyên Hà có khoảng 50ha rau nhưng số lượng cán bộ kỹ thuật, chất lượng khó lòng kiểm tra, nói gì đến hướng dẫn kỹ thuật trồng. Thêm nữa số lượng rau trồng trong các hộ gia đình là không nhỏ, khiến kiểm tra việc phun thuốc trừ sâu, tăng trưởng là rất khó khăn.
Được biết, thời gian gần đây, các cơ quan chức năng đã có nhiều cuộc thanh kiểm tra nhiều địa phương, khu vực về rau an toàn. Tuy nhiên, vì “bệnh thành tích” nên nhiều địa phương rau chỉ an toàn vào lúc lấy mẫu! Rồi sau đó, đâu vẫn vào đấy.
Mặt khác, do việc kiểm tra rau an toàn của từng địa phương không chặt chẽ nên rau cung cấp ra thị trường phần lớn không an toàn. Rau ngải cứu mặc dù là một vị thuốc, tuy nhiên hiện nay mất an toàn nghiêm trọng. Nên sử dụng rau ngải cứu của những nhà cung cấp có uy tín, có chứng nhận rau an toàn để bảo vệ sức khỏe cho chính mình