PDA

View Full Version : Học thuyết Âm Dương Tổng Luận - St



delta
03-08-2008, 11:54 AM
Học thuyết Âm Dương Tổng Luận

Học thuyết âm dương là học thuyết quan trọng nhất của văn hoá thần bí Trung Hoa. Người xưa qua quan sát các sự vật hiện tượng mà chia mọi vật trong vũ trụ thành hai loại là âm và dương. Từ đó xây dựng nên tư tưởng duy vật biện chứng đơn giản.

Học thuyết âm dương cho rằng mọi vật tồn tại và phát triển được đều do hai khí âm dương vận động mà tạo thành. Âm dương là hai mặt thống nhất đối lập của một sự vật hiện tượng, cùng mâu thuẫn và chuyển hoá lẫn nhau không thể tách rời. Đặc tính của Âm Dương luôn đối lập nhau, như của Dương là cứng, mạnh, quả quyết, màu sáng, hướng lên. Đặc tính của âm là nhu thuận, mềm yếu, màu tối, hướng xuống.

· Trong tự nhiên, mọi vật đều tồn tại hai trạng thái đối lập nhau, đó là hai mặt âm dương như nóng với lạnh, đen với trắng, ngày với đêm. Tuy mâu thuẫn nhưng lại có sự thống nhất từ đầu đến cuối, dựa vào nhau để tồn tại. Âm dương cái này dùng cái kia làm tiền để tồn tại cho mình.

· Âm dương luôn vận động, cái này yếu thì cái kia mạnh lên. Âm suy thì dương mạnh lên, đến cực điểm thì dương lại suy và âm lại mạnh lên. Hết ngày rồi đến đêm và ngược lại. Âm dương cân bằng là thế tối ưu của sự vật, giúp cho sự vật phát triển ở mức độ tốt nhất.

· Âm dương chuyển hoá lẫn nhau. Trong âm có dương và ngược lại. Không có âm dương tuyệt đối. Vì vậy trong mọi sự vật không có gì tồn tại tuyệt đối. Ngay cả trong lĩnh vực cuộc sống, “Hoạ là đầu mối của phúc, phúc lại ẩn chứa họa” là như thế.

Nắm vững được học thuyết này, ứng dụng vào cuộc sống sẽ đem lại nhiều kết quả tốt đẹp !

delta
03-08-2008, 11:55 AM
Ứng dụng học thuyết Âm Dương

Việc nắm vững học thuyết Âm Dương, đem ứng dụng vào thực tế mang lại những ý nghĩa hết sức lớn lao. Học thuyết Âm Dương cho rằng sự vật đạt đến trạng thái cân bằng động lý tưởng khi Âm Dương cân bằng. Thực tế trong cuộc sống, tất cả mọi điều không hay xảy đến đều do mất cân bằng Âm Dương mà ra. Nếu biết khéo léo áp dụng học thuyết Âm Dương, rèn luyện thế cân bằng sẽ dễ thành công trong mọi việc. Có thể kể ra đây rất nhiều tác dụng của nguyên lý cân bằng Âm Dương.

Trong tính cách, nếu Dương tính quá nhiều dễ sinh ra manh động, liều lĩnh, nóng vội và thường khó thành công trong mọi việc. Nếu Âm tính quá nhiều sẽ uỷ mị, không quyết đoán làm lỡ mất thời cơ. Cần rèn luyện để đạt đến trạng thái cân bằng, bình tĩnh, khoan hoà để giải quyết mọi việc, khi thời cơ đến cần quyết đoán để không bỏ lỡ thời cơ

Trong sức khoẻ nhất là vấn đề ăn uống cần giữ cân bằng Âm Dương, tránh ăn quá nhiều thức ăn Âm tính sẽ làm yếu mềm cá tính, hại cho nội quan. Tránh ăn quá nhiều thức ăn Dương tính sẽ làm hại tỳ vị, sinh ra nhiều bệnh tật. Cần ăn cân bằng cả chất rau, hoa quả và các chất đạm, chất béo.

Trong việc dùng người, những việc cần nhanh nhạy, quả quyết, tận dụng thời cơ cần sức mạnh nên dùng nam giới. Những việc cần bền bỉ, khéo léo, cẩn thận, nhỏ nhặt thì nên dùng phụ nữ. Trong một tổ chức nên có số nam nữ cân bằng nhau.

Trong tình yêu, đời sống hạnh phúc gia đình cũng rất cần quán triệt nguyên lý này. Người chồng phải quyết đoán, tiêu biểu cho sức mạnh của cả gia đình. Người vợ nên nhu thuận, lấy đức làm đầu. Tránh quan điểm quá gia trưởng, tất cả đều do người chồng quyết định hoặc tất cả đều do người vợ quyết định. Cần tôn trọng ý kiến của nhau trên cơ sở người chồng đưa ra quyết định và được người vợ tán thành. Có như thế đời sống hạnh phúc gia đình mới bền chặt, tránh được nhiều hậu quả đáng tiếc.

Còn rất nhiều ứng dụng nữa mà không thể kể hết ra đây, quý vị sau khi tìm hiểu sẽ tự tìm cho mình những bài học bổ ích, ứng dụng nó trong cuốc sống thiết nghĩ sẽ mang lại nhiều tốt lành cho bản thân và gia đình.

delta
03-08-2008, 11:56 AM
Học thuyết Can Chi Tổng Luận

Người xưa cho rằng mọi vật là do hai khí âm dương vận động mà tạo thành. Lại có 5 loại vật chất cơ bản là mộc, hoả, thổ, kim, thuỷ luôn tương hỗ tác động chuyển hoá lẫn nhau. Đó là về mặt định tính.

Để đo đạc định lượng chính xác thời gian và không gian, ngoài đo đạc bằng năm, tháng, ngày giờ ra. Người xưa dùng can, chi để đo đạc thời gian, đó là mặt định lượng.

Thập thiên can (10 can) : Giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quý.

· Ngũ hành của thiên can : Mỗi thiên can thuộc một hành nhất định.

Can Dương Can Âm Ngũ hành
GipaGiáp Ất
Mộc

Bính
Đinh
Hoả

Mậu
Kỷ
Thổ

Canh
Tân
Kim

Nhâm
Quý
Thuỷ


Những can có số lẻ là dương, số chẵn là âm. Bởi những số lẻ được coi là số sinh tức dương, những số chẵn được coi là số thành tức âm. Người xưa thường dùng số lẻ vì số này là dương, là số sinh sẽ may mắn hơn số âm.



· Phương vị của thiên can :

Can Dương Can Âm Phương vị
GipaGiáp Ất
Đông

Bính
Đinh
Nam

Mậu
Kỷ
Trung tâm

Canh
Tân
Tây

Nhâm
Quý
Bắc


· Thập can tương hợp :

Can Dương Can Âm Hợp Hoá
GipaGiáp Kỷ
Thổ

Ất
Canh
Kim

Bính
Tân
Thuỷ

Đinh
Nhâm
Mộc

Mậu
Quý
Hoả


· Thập can tương khắc :

Can Khắc Can
Giáp
Mậu

Ất
Kỷ

Bính
Canh

Đinh
Tân

Mậu
Nhâm

Kỷ Quý
Canh Giáp
Tân Ất
Nhâm Bính
Quý Đinh

Thập nhị địa chi : Tí, sửu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi.

· Địa chi thuộc ngũ hành :

Chi Dương Chi Âm Ngũ hành
GipaTí Sửu
Thuỷ

Dần
Mão
Mộc

Tỵ
Ngọ
Hoả

Thân
Dậu
Kim

Thìn Tuất
Sửu Mùi
Thổ


· Địa chi nhị hợp :



Chi Dương Chi Âm Hợp Hoá

Sửu
Thổ

Mão
Tuất
Hoả

Tỵ
Thân
Thuỷ

Dần
Hợi
Mộc

Ngọ
Mùi
Hoả


· Địa chi tam hợp :

Tam hợp Hợp Hoá
Tỵ - Dậu - Sửu
Kim

Thân - Tí - Thìn
Thuỷ

Hợi - Mão - Mùi
Mộc

Dần - Ngọ - Tuất
Hoả


· Địa chi tam hội :



Tam hội Hội Hoá
Thân - Dậu - Tuất
Kim

Hợi - Tí - Sửu
Thuỷ

Dần - Mão - Thìn
Mộc

Tỵ - Ngọ - Mùi
Hoả

Thìn - Tuất - Sửu - Mùi
Thổ


· Địa chi lục xung :

Chi Xung

Ngọ

Sửu
Mùi

Dần
Thân

Mão
Dậu

Thìn
Tuất

Tỵ Hợi

· Địa chi tương hình :

Địa chi tương hình Loại hình
Dần hình Tỵ, Tỵ hình Thân, Thân hình Dậu
Vô ơn

Mùi hìnhSửu, Sửu hình Tuất, Tuất hình Mùi
Dựa thế

Tí hình Mão, Mão hình Tí
Vô lể

Thìn, Ngọ, Dậu, Hợi
Tự hình


· Địa chi tương phá :

Chi Phá

Dậu

Ngọ
Mão

Thân
Tỵ

Dần
Hợi

Thìn
Sửu

Tuất Mùi

· Địa chi tương hại :

Chi Hại

Mùi

Sửu
Ngọ

Dần
Tỵ

Mão
Thìn

Thân
Hợi

Dậu Tuất