Dan Lee
03-09-2008, 10:41 PM
Sự Phục Sinh của Đức Kitô
Ngày đại lễ Phục Sinh sắp đến, chúng ta cùng dành chút thời gian suy niệm về sự sống lại của Đức Kitô và khi nào thì được sống lại được diển ra qua bài trả lời phỏng vấn của Bernard Sesboüé, tu sĩ dòng tên, giáo sư tín lý và giáo phụ Trung tâm Sèvres Paris. Và sau đây là những câu hỏi được đặt ra cho giáo sư:
1. Sự Phục Sinh của Đức Kitô có ý nghĩa gì?
Nhận định thứ nhất: người ta thấy ngôi mộ mở ra và trống không. Xác Chúa Giêsu đă biến mất. Nhưng nhận định đó chưa đủ. Nhận định thứ hai là: khi sống lại Chúa Giêsu không trở lại với trạng thái một cuộc sống như trước. Người tự cho thấy một cách đột nhiên và vô cớ thoát khỏi quy luật không gian và thời gian của chúng ta. Nhưng Người không phải là vong linh cũng không phải là ma: mà là sự sống lại toàn thể con người Chúa Giêsu, cùng với thân xác đã chết trước đó của Người. Đây là những điểm quan trọng quyết định cho chúng ta. Vì sự sống lại của Chúa Giêsu được xem như là ngụ ngôn về sự sống lại của chúng ta vậy. Người sống lại thế nào thì chúng ta cũng sẽ sống lại thế ấy.
2. Khi nào sự sống lại xảy ra ?
Câu trả lời cho câu hỏi này xem như nghịch lý: chúng ta phải nói cùng lúc rằng kẻ chết đã sống lại rồi và rằng họ chưa sống lại. Nói cách khác: sự sống lại lần đầu chưa đầy đủ cũng như toàn nhân loại chưa đạt đến sự sống lại toàn vẹn mà chỉ có trong ngày Chúa Kittô trở lại. Sự sống lại là sự hình thành chậm chạp, nhưng cũng là một quá trình có tính năng phát triển giữa sự phục sinh của Đức Kitô trong buổi sáng lễ Phục Sinh và lần thứ hai Người đến trong vinh quang vào ngày tận thế.
Từ tính nghịch lý đó, mà mầu nhiệm của chính Chúa Giêsu có thể cho chúng ta một ý nghĩa. Người biết thời gian chuyển tiếp có thời hạn khi xác của Người ở trong mộ. Ngay lúc chết, Người đã gặp được Chúa Cha trong vinh quang của Người, nhưng sự phục sinh của Chúa Giêsu chỉ thực sự trọn vẹn khi dấu chỉ đó được ban cho chúng ta một cách cụ thể. Nhờ vào sự kiện Phục Sinh, Chúa Giêsu tiếp cận và giao tiếp với kẻ chết.. Người thiết lập Giáo Hội Người và các bí tích tạo điều kiện cho chúng ta tiếp cận với thân xác được tôn vinh của Đức Kitô.
(Nguồn: La Croix, 2-3/11/2002)
Đức Long
Ngày đại lễ Phục Sinh sắp đến, chúng ta cùng dành chút thời gian suy niệm về sự sống lại của Đức Kitô và khi nào thì được sống lại được diển ra qua bài trả lời phỏng vấn của Bernard Sesboüé, tu sĩ dòng tên, giáo sư tín lý và giáo phụ Trung tâm Sèvres Paris. Và sau đây là những câu hỏi được đặt ra cho giáo sư:
1. Sự Phục Sinh của Đức Kitô có ý nghĩa gì?
Nhận định thứ nhất: người ta thấy ngôi mộ mở ra và trống không. Xác Chúa Giêsu đă biến mất. Nhưng nhận định đó chưa đủ. Nhận định thứ hai là: khi sống lại Chúa Giêsu không trở lại với trạng thái một cuộc sống như trước. Người tự cho thấy một cách đột nhiên và vô cớ thoát khỏi quy luật không gian và thời gian của chúng ta. Nhưng Người không phải là vong linh cũng không phải là ma: mà là sự sống lại toàn thể con người Chúa Giêsu, cùng với thân xác đã chết trước đó của Người. Đây là những điểm quan trọng quyết định cho chúng ta. Vì sự sống lại của Chúa Giêsu được xem như là ngụ ngôn về sự sống lại của chúng ta vậy. Người sống lại thế nào thì chúng ta cũng sẽ sống lại thế ấy.
2. Khi nào sự sống lại xảy ra ?
Câu trả lời cho câu hỏi này xem như nghịch lý: chúng ta phải nói cùng lúc rằng kẻ chết đã sống lại rồi và rằng họ chưa sống lại. Nói cách khác: sự sống lại lần đầu chưa đầy đủ cũng như toàn nhân loại chưa đạt đến sự sống lại toàn vẹn mà chỉ có trong ngày Chúa Kittô trở lại. Sự sống lại là sự hình thành chậm chạp, nhưng cũng là một quá trình có tính năng phát triển giữa sự phục sinh của Đức Kitô trong buổi sáng lễ Phục Sinh và lần thứ hai Người đến trong vinh quang vào ngày tận thế.
Từ tính nghịch lý đó, mà mầu nhiệm của chính Chúa Giêsu có thể cho chúng ta một ý nghĩa. Người biết thời gian chuyển tiếp có thời hạn khi xác của Người ở trong mộ. Ngay lúc chết, Người đã gặp được Chúa Cha trong vinh quang của Người, nhưng sự phục sinh của Chúa Giêsu chỉ thực sự trọn vẹn khi dấu chỉ đó được ban cho chúng ta một cách cụ thể. Nhờ vào sự kiện Phục Sinh, Chúa Giêsu tiếp cận và giao tiếp với kẻ chết.. Người thiết lập Giáo Hội Người và các bí tích tạo điều kiện cho chúng ta tiếp cận với thân xác được tôn vinh của Đức Kitô.
(Nguồn: La Croix, 2-3/11/2002)
Đức Long