Dan Lee
03-12-2008, 07:41 AM
Bối Cảnh Do Thái Của Kinh Lạy Cha
Chúa Giêsu là một người Do Thái thuần thành. Từ những ngày còn trong bụng Mẹ, Người đã bắt đầu cùng Mẹ cất lời ca ngợi Thiên Chúa hàng ngày, nhất là dịp Mẹ đi thăm dì Elizabeth và đem Con vào Đền Thờ (Lc 1:46ff; 2:22ff)). Lớn lên, đã chủ động rất nhanh cuộc sống thân mật với Thiên Chúa. Cậu bé mười hai tự ý hay vì say mê quá mà ‘quên cả đường về’ tiếp tục ở lại Giêrusalem “vừa nghe các thầy dạy, vừa đặt câu hỏi” khiến “ai nghe cậu nói cũng ngạc nhiên về trí thông minh và những lời đối đáp của cậu” (Lc 3:46-47). Diễn trình ấy không phải một mà hẳn phải rất nhiều lần. Vì mặc dù không đến trường đào tạo nào, Người cũng đã mặc nhiên trở thành một rabbi, hiển nhiên đến nỗi những người khó tính như luật sĩ và biệt phái cũng không dám tước bỏ danh hiệu. Có điều vị rabbi này phụng sự Thiên Chúa không phải chỉ ngoài môi mép mà bằng cuộc sống cầu nguyện nội tâm sâu sắc, múc từ dòng sữa Mẹ…
http://vietcatholic.net/pics/LayCha%20(2).JPG
Nhà thờ Kinh Lậy Cha trên núi Olivê ở Jerusalem
Các môn đệ của Người tuy là những người lao động chất phác, nhưng phần đông cũng là những tín hữu trung thành của hội đường. Thầy trò ra vào hội đường không hẳn như một bổn phận phải chu toàn mà là như một nhu cầu phải thoả mãn. Hội đường thì hạn hữu mà nhu cầu thì vô chừng. Thầy trò hiển nhiên phải thoả mãn nhu cầu thiêng liêng ấy khắp mọi nơi, bất cứ lúc nào. Bởi thế mà có lời yêu cầu: “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện” và thế là chúng ta có Kinh Lạy Cha (Lc 11: 1-4; Mt 6:9-13). Thầy không cần tra cứu lâu la. Trò không cần thắc mắc dài dòng. Thầy như rút từ trong ruột rút ra. Trò hiểu nội dung từng câu từng chữ nằm lòng như đã được nghe cha ngâm, mẹ ngắm từ lúc nằm nôi. Không một soạn giả Phúc Âm nào nhắc đến bất cứ câu hỏi nào từ phía các môn đệ, mặc dù, đối với nhiều vấn đề khác, các ông không những thắc mắc mà còn “rầm rì” phản đối là đàng khác. Được như thế là vì Kinh Lạy Cha, dù có rất nhiều nét độc đáo phi thường, vẫn là Kinh của một người Do Thái thuần thành, xuất thân từ một dân tộc được đặc điểm hóa và nổi bật nhất về cầu nguyện.
1. Tin Tưởng Hoàn Toàn
Người Do Thái có thói quen đến với Chúa bằng cả một lòng tin tưởng tuyệt đối rằng Người mong muốn các lời cầu nguyện của họ và Người sẽ nhận các lời cầu nguyện ấy. Các thầy rabbis cho hay: “Đấng Thánh Thiện ước ao lời cầu nguyện của kẻ công chính”. Còn Thánh Vịnh Gia thì bảo: “Chúa gần gũi những ai kêu cầu Người, những ai kêu cầu Người trong sự thật” (Tv 145:18). “Họ kêu cầu Chúa lúc túng quẫn và Người giải thoát họ khỏi bĩ cực” (Tv 107:6). Thiên Chúa nói về người lành: “Khi nó kêu cứu đến Ta, Ta sẽ đáp ứng lại nó” (Tv 91:15).
Bởi lẽ trên, người Do Thái không bao giờ hoài nghi sức mạnh của lời cầu nguyện. Các thầy rabbis dạy rằng “Cầu nguyện, khí giới của miệng, hết sức mạnh mẽ” (1). Họ luôn tin rằng lỗ tai Thiên Chúa và trái tim Người luôn mở rộng đón nhận lời cầu nguyện của con cái mình. “Mọi người đều bình đẳng khi họ cầu nguyện trước nhan Thiên Chúa, dù là đàn bà hay nô lệ, khôn ngoan hay ngu muội, giầu hay nghèo” (2). Dù cả thế giới cùng cầu nguyện một lúc, Thiên Chúa vẫn nghe thấy lời cầu của từng người. Họ trích dẫn câu: “Ôi Đấng nghe thấu lời cầu, muôn xác thịt ngỏ cùng Người (một lúc)” (Tv 65:2). Rồi nghĩ thêm: “Một ông vua phàm trần chỉ lắng nghe được hai hay ba người một lúc, chứ không thể nghe thêm; Thiên Chúa không như thế, vì mọi người có thể cầu nguyện với Người, và Người lắng nghe họ tất cả cùng một lúc. Lỗ tai con người nghe riết sẽ chán; nhưng lỗ tai Thiên Chúa không bao giờ chán nghe. Người không bao giờ mỏi mệt vì lời cầu nguyện của con người” (3). Người cũng sẽ không bao giờ chán ngán vì bị con cái quấy rầy. Các thầy rabbis hay kể lại dụ ngôn này: “Một người kia đến thăm bạn, được bạn tiếp đón ân cần, đặt anh nằm ghế bành bên cạnh. Hôm sau anh ta đến nữa, được người bạn cho ngồi ghế dựa. Hôm sau nữa lại đến, được anh ta cho ngồi ghế đẩu. Lần thứ tư, anh được bạn bảo: ‘cái ghế gác chân xa quá, tao lấy không được cho mày’. Thiên Chúa thì không thế. Vì bất cứ khi nào Israel gõ cửa nhà Thiên Chúa, Đấng Thánh đều hớn hở, như lời đã chép: Vì có dân tộc nào vĩ đại bằng dân tộc có được một Thiên Chúa ở gần họ như Thiên Chúa chúng ta, bất cứ khi nào chúng ta kêu cầu” (4). Đối với một con người, bạn hữu càng lúc càng ít được chào đón sau mỗi lần viếng thăm, cho đến lúc trở thành ‘của nợ’, còn với Thiên Chúa, không bao giờ như thế cả.
Khi Đền Thờ Giêrusalem bị phá hủy năm 70 CN và khi người Do Thái không thể dâng hy lễ được nữa thì cầu nguyện đã trở thành hy lễ và lễ dâng tối cao. Nhưng trước đó nữa, nhiều rabbis đã chủ trương rằng trước nhan Thiên Chúa, cầu nguyện cao cả hơn lễ hy sinh. “Thiên Chúa phán với Israel: Hãy siêng năng việc sùng kính, vì không có đức tính nào đẹp hơn cầu nguyện. Cầu nguyện cao cả hơn mọi hy lễ” (5). “Trong luật hy lễ có qui định: Ai có bò mộng hãy dâng bò mộng; nếu không, anh ta hãy dâng con dê hay con chiên, hoặc con bồ câu; và nếu anh ta không đủ sức dùng bồ câu, anh ta hãy dâng một nắm bột. Còn nếu anh ta không có cả một nắm bột, thì anh ta khỏi phải mang gì tới, mà chỉ cần mang tới lời cầu nguyện” (6).
Các bậc thầy Do Thái cũng cho hay phải cầu nguyện liên lỉ chứ không phải chỉ khi cần thiết. Sách Talmud, sau khi nhấn mạnh câu nói của Sách Huấn Ca “Hãy kính trọng thầy thuốc trước khi con cần tới ông ta”, đã nói rằng: “Đấng Thánh phán, cũng như việc của Ta là tạo cho mưa và sương rơi xuống đất và làm cho cây cối mọc lên để nuôi sống con người thế nào, thì con cũng buộc phải cầu nguyện với Ta, và ca ngợi Ta vì các công trình của Ta như thế; con không nên nói, con đang thịnh vượng giầu có, cần chi phải cầu nguyện? Bao giờ bất hạnh xẩy ra cho con, con mới đến khẩn cầu. Con phải dự ứng trước và cầu nguyện ngay trước khi bất hạnh xẩy ra!” (7). Cầu nguyện không hẳn là lời kêu cầu lúc cần kíp nguy kịch cho bằng lời chuyện trò và tình bằng hữu liên tiếp và không dán đoạn với Thiên Chúa.
2. Giãi Bầy Cõi Lòng
Người Do Thái nói tới các cảm xúc trong tâm hồn khiến người ta cầu nguyện (8). Ta phải đem hết mọi điều trong trái tim ta ra thổ lộ cùng Chúa. Nhờ thế, ta buộc phải khảo sát các thèm muốn trong tâm hồn mình xem chúng có chứa một điều chi không thánh thiện, không công chính hay đê tiện hay không.”Cầu nguyện đem lại hậu quả hữu ích là thanh tẩy, gọt dũa và làm tâm hồn ta cao thượng. Nó xua đuổi các tư tưởng xấu và do đó giúp ta thoát được nhiều đau đớn buồn khổ” (9). “Con sẽ chúc tụng Thiên Chúa mọi lúc: miệng con sẽ luôn luôn ca ngợi Người” (Tv 34:2). “Ôi lạy Chúa, hãy mở môi con; và miệng con sẽ ca ngợi Người” (Tv 51:17).
http://vietcatholic.net/pics/LayCha%20(4).JPG
Di tích nhà người Do thái thờ Chúa Giêsu ơ cạnh nhà thờ Kinh Lậy Cha
Trước nhất phải tỏ dạ biết ơn và lời tạ ơn. “Con sẽ ca ngợi Chúa, vì Chúa đã nghe lời con” (Tv 118:21). “Con sẽ dâng hy lễ lên Chúa với lời tạ ơn thiết tha” (Giôna 2:9). Một rabbi từng nói: “Dù không thể liên tục dâng mọi lời cầu nguyện lên, song lời cầu nguyện tạ ơn, thì không bao giờ được gián đoạn”. Ấy thế nhưng phải cẩn thận để tạ ơn Chúa vì những điều đúng đắn. “Đừng vui mừng, khi kẻ thù ngươi vấp ngã”. Sách Talmud có một câu nói rất đáng yêu: “Các Thiên Thần muốn hát bài ca ngợi Thiên Chúa khi người Ai Cập bị chết chìm dưới biển, nhưng Thiên Chúa quở trách các vị mà nói rằng: ‘Ta há lại nghe các ngươi đàn hát khi con cái Ta chết chìm trước mắt Ta hay sao?’” (10). Các thầy dạy Do Thái đều nhấn mạnh rằng: người ta không bao giờ nên tạ ơn Chúa vì bất cứ bất hạnh nào xẩy tới cho người khác.
Khi cầu nguyện, lúc nào người ta cũng phải nghĩ đến sự thánh thiện của Thiên Chúa. Dù đến với Thiên Chúa trong yêu thương và tin cậy cũng như tin tưởng bao nhiêu, người ta vẫn phải kính trọng, khiến họ, là tạo vật, không được xuồng xã với Đấng Hóa Công. Rabbi Simon nói rằng: “Khi cầu nguyện, con người phải nghĩ rằng Shechinah (Vinh Quang Thiên Chúa) đang ngự trước mặt họ” (11). Nghĩ đến sự thánh thiện của Thiên Chúa khi cầu nguyện là phải nghĩ đến hai điều khác nữa. Thứ nhất là ý muốn vâng phục và làm Chúa vui lòng. Thánh vịnh gia thân thưa: “Lời Chúa dịu ngọt biết bao đối với con, dịu ngọt thơm tho hơn mật ong đối với miệng lưỡi con!”. “Miệng con sẽ ngâm ngợi lời Chúa, vì mọi giới răn Chúa đều chân thật” (Tv 119: 103, 172). Thứ hai là nỗi sợ sệt phạm tới Chúa. Chỉ người có bàn tay sạch sẽ và tâm hồn trong trắng mới được lên đồi Chúa (Tv 24:3,4). Vì thế, Thánh vịnh gia quyết tâm: “Lạy Chúa, con sẽ rửa tay con cho vô tội để rảo quanh bàn thờ Chúa” (Tv 26:6).
Và trên tất cả, khi cầu nguyện, con người phải giãi bầy cho Chúa mọi yếu đuối của mình. Họ quá biết rõ sự bất ổn của cuộc đời, sự vô vọng của họ trước rủi may và đổi thay của cuộc sống, ánh sáng đời sống có thể đột nhiên vụt tắt nhường chỗ cho bóng đêm. Thánh vịnh gia cho hay: “Chúa là thành lũy cho kẻ bị bóc lột, một thành lũy trong cơn khốn khó” (Tv 9:9). Sách Talmud cho hay: “Cả khi lưỡi gươm đã kề cổ, cũng không nên mất lòng cậy trông cầu nguyện cùng Thiên Chúa” (12). “Hãy cậy trông Chúa và cầu nguyện nữa” (13).
Phần lớn lời cầu nguyện của người Do Thái là thống hối. “Cổng nước mắt không bao giờ đóng” (14). Cả khi cộng đoàn không thể đem gì tới, họ vẫn có thể khóc và cầu nguyện, và Thiên Chúa sẽ tiếp nhận chúng (15). Họ gán cho lời kinh thống hối một sức mạnh khá phi thường. Họ luôn luôn thán phục trước điều ta có thể gọi là nghịch lý của Thiên Chúa. Điều Người phán ra là bất di bất dịch; luật lệ của Người không thể vi phạm; phán xử của Người không thể tránh được. Cho nên xem ra án Thiên Chúa phạt kẻ có tội là không thể thay đổi được. Nhưng một sự kiện vẫn đúng là vẫn có những thứ như lòng xót thương đầy diệu kỳ của Thiên Chúa. Người Do Thái tin theo nghĩa đen rằng lời cầu nguyện của một tâm hồn thống hối có thể biến đổi cơn thịnh nộ của Thiên Chúa thành lòng thương xót của Người. “Tại sao lời cầu nguyện của kẻ công chính lại giống như chiếc cào? Vì chiếc cào chuyển động thóc lúa từ nơi này đến nơi khác thế nào thì lời cầu nguyện của người công chính cũng chuyển động các phẩm tình xót thương như vậy” (16). Một lần kia, khi Rabbi Ishmael giữ nhiệm vụ thầy cả, ông đã bước vào nơi cực thánh để dâng hương. Tại đấy, ông đã thấy Thiên Chúa, và cầu nguyện cùng Người rằng: “Xin ý Chúa dùng lòng xót thương khuất phục cơn thịnh nộ của Ngài”, và Thiên Chúa gật đầu đồng ý (17). Có lẽ hình ảnh đáng ngạc nhiên nhất trong mọi trước tác tôn giáo của Do Thái là hình ảnh Thiên Chúa cầu xin chính mình cho lòng xót thương của mình thắng vượt. Rab cho hay: lời cầu nguyện của Chúa như sau: “Chớ chi ý Ta là lòng xót thương của Ta thắng vượt lòng tức giận của Ta, chớ chi nó thắng vượt các thuộc tính công bằng và phán xử của Ta, và ước chi ta đối xử với con cái Ta theo thuộc tính xót thương, chứ không cư xử với chúng theo đường công lý nghiêm ngặt” (18). Israel Abrahams trích một câu của Solomon Ibn Gabirol trong cuốn Royal Crown được ông coi là một ca khúc linh hứng bậc nhất chỉ sau Sách Thánh Vịnh: “Từ Ngài con chạy đến với Ngài” (19).
Lời cầu nguyện cao qúy nhất vẫn là lời cầu nguyện của cộng đồng. Lời cầu nguyện của cá nhân luôn có nguy cơ rơi vào vị kỷ; và do đó, lời cầu nguyện cao qúy nhất chính là lời cầu nguyện của cộng đoàn, một cơ sở mà cá nhân không bao giờ nên phân ly. “Israel chỉ được cứu chuộc khi hợp lại thành cộng đoàn: khi mọi người hiệp nhất, họ mới tiếp nhận được sự hiện hữu của Shechinah (vinh quang Thiên Chúa)” (20). Chỉ những ai chia sẻ buồn vui với cộng đoàn, như Mô-sen chia sẻ các khốn quẫn của dân mình, mới nhận được niềm an ủi của cộng đoàn (21). Khi người công chính ở cận kề cái chết, họ vẫn không quan tâm tới chính thân phận mình nhưng quan tâm tới nhu cầu của cộng đoàn. Lúc người ta cho biết ông sắp chết (Dân Số 27:12-14), Mô-sen không lo lắng cho chính ông, nhưng lo lắng để Thiên Chúa đề cử một lãnh tụ khác thay thế ông (22). Có lẽ trường hợp ngoại thường nhất trong đường hướng cầu nguyện này là lời cầu nguyện của các rabbi như sau: “Lạy Chúa, xin đừng để lời cầu của kẻ gây chiến được dâng lên trước nhan Chúa” (23). Ý niệm hàm chứa trong đó là kẻ gây chiến có thể xin cho thời tiết nắng ấm trong khi toàn thể cộng đồng lại cần mưa thuận. Không phải vì tư tưởng Do Thái lên án hay không quan tâm tới lời cầu nguyện bản thân và tư riêng, trái lại là đàng khác; mà chỉ là vì họ rất tởm gớm tính vị kỷ trong lời cầu nguyện, và do đó, nhấn mạnh tới nhu cầu cầu nguyện trong và với cộng đoàn. Và ta hẳn nhớ rằng các chữ như con, cho con, của con không hề có mặt trong Kinh Lạy Cha.
3. Các đặc điểm của cầu nguyện
Người Do Thái tin vào sự bền bỉ trong cầu nguyện. Mô-sen vẫn cứ cầu xin lòng xót thương của Chúa, dù Chúa đã cho ông hay: “đủ rồi, đừng nói với Ta việc ấy nữa!” (Đệ Nhị Luật 3:26). Người khác chắc đã chấm dứt từ lâu khi lời cầu nguyện của họ không được đáp ứng! Sau cái tội thờ bò vàng, Mô-sen khẩn cầu cho dân suốt bốn mươi ngày (Đệ Nhị Luật 9:18, 25). Các Rabbis thường nhắc lại truyện Vua Hezekiah trong cơn bệnh hiểm nghèo vẫn không ngừng cầu nguyện dù tiên tri Isaiah, nhân danh Thiên Chúa, thông báo cho ông hay ông sẽ chết chứ không sống được (Isaiah 38:1-5). Ông cho vị tiên tri này hay: trong gia đình ông, có một truyền thống, dù gươm sắc đã kề vào cổ một người, người đó cũng không ngưng van xin thương xót (24). Cầu nguyện, thống hối và bố thí là ba thứ có thể làm cho Thiên Chúa rút lại các sắc lệnh của Người (25). Người Do Thái thấy không có gì sai và bất tự nhiên trong việc nài nẵng Thiên Chúa.
http://vietcatholic.net/pics/LayCha%20(12).JPG
Bên trong nhà thờ Kinh Lậy Cha
Bền bỉ kiên nhẫn đã đành, lời cầu nguyện cũng phải kèm theo lòng khiêm tốn. Người cầu nguyện luôn minh xác mình không muốn điều gì khác ngoài thánh ý Thiên Chúa. Người Do Thái luôn coi những lời mở đầu kinh cầu nguyện sau đây như là tiêu chuẩn: “Xin Chúa vui lòng ban…”; “nếu đẹp mắt Chúa, xin hãy…”. “Hãy học cách nói: Đấng Toàn Năng làm bất cứ điều chi cũng là vì lợi ích chúng ta” (26). Không ai được cầu nguyện mà lại mong việc đáp trả như một quyền lợi. Lời cầu nguyện cao ngạo luôn là điều tởm gớm. Có một câu ngạn ngữ hơi lạ: “Có ba điều tội người ta thường phạm hàng ngày: tư tưởng xấu, trông chờ vào cầu nguyện, và vu vạ. Người cầu nguyện nào nghĩ mình đáng được đáp ứng, sẽ không được đáp ứng bao giờ” (27). Ý niệm đàng sau câu ngạn ngữ đó là nhiều người tin tưởng vào cầu nguyện đến độ kiêu căng cho rằng Thiên Chúa phải thực hiện điều họ cầu xin. Sự đáp trả lời cầu xin luôn luôn là một ân huệ chứ không hề là một quyền lợi. “Đừng biến lời cầu nguyện của ngươi thành một yêu sách hay một đòi hỏi cố định, cần phải được thực hiện đầy đủ, mà chỉ là lời khẩn khoản xin ơn thương xót, một khẩn khoản có thể được ban cho mà cũng có thể không” (28). Ngay trong cầu nguyện, người ta vẫn phải nhớ rằng Thiên Chúa là Đấng Hoá Công, còn mình chỉ là tạo vật.
Đối với người Do Thái, nguyện giúp cầu thay hết sức qúy giá. Nó là lời cầu nguyện nhân danh người khác. Lời cầu nguyện này luôn được đáp ứng trước hết (29). Rab cho hay: “Bất cứ ai có quyền cầu nguyện nhân danh người khác mà bỏ lỡ không làm như thế là một kẻ có tội” (30). Đây là một điển hình khác cho thấy người Do Thái rất tởm gớm tính vị kỷ trong lời cầu nguyện. Cầu nguyện cho người khác ít nhất cũng quan trọng như cầu nguyện cho chính mình.
4. Hình thức chủ nghĩa
Chính vì lời cầu nguyện giữ một vị thế cao như thế trong tư tưởng và cuộc sống của người Do Thái như thế, nên nó rất dễ rơi vào nguy hiểm và lạm dụng, những nguy hiểm và lợi dụng Chúa Giêsu biết rất rõ khi Người nói với các môn đệ về việc cầu nguyện. Nguy hiểm tai hại nhất đương nhiên là hình thức chủ nghĩa. Vì người Do Thái lo lắng sao cho lời cầu nguyện không bị xao lãng, trái lại phải có chỗ đứng xứng đáng trong cuộc sống, nên họ có khuynh hướng muốn tạo ra nhiều quy luật và qui định bao quanh nó. Tuy nhiên rất nhiều người viết đã tỏ ra bất công đối với người Do Thái trong việc đương đầu với vấn đề này. Ta thấy có hai lý do chính cho thái độ bất công ấy. Thứ nhất, cái hình thức chủ nghĩa kia sở dĩ có đó là hoàn toàn phát sinh do quyết tâm và ý muốn muốn đem lại cho việc cầu nguyện chỗ đứng xứng đáng của nó. Thứ hai, không ai khác đã ý thức được nguy cơ kia bằng chính người Do Thái, nên chính họ đã đưa ra nhiều biện pháp để vượt qua hình thức chủ nghĩa ấy và quả thực họ đã vượt qua trong nhiều trường hợp.
A. Hình thức chủ nghĩa về thời gian
Người Do Thái đạo hạnh cầu nguyện mỗi ngày ba lần: lúc 9 giờ sáng, lúc 12 giờ trưa và lúc 3 giờ chiều. Người Do Thái thích truy nguyên sự vật, nên họ thường gán lời cầu nguyện ban sáng cho Abraham (Sáng Thế 19:27), lời cầu nguyện buổi trưa cho Isaac (Sáng Thế 24:63) và lời cầu nguyện buổi chiều cho Giacóp (Sáng Thế 28:11). Đanien cũng cầu nguyện ngày ba lần, mặt hướng về Giêrusalem (Đanien 6:10). Quả tình điều này dễ trở thành hình thức chủ nghĩa, như một dịp để khoa trương, chọn nơi cầu nguyện để ai ai cũng thấy lúc mình cầu nguyện. Chính vua Đavít đã từng nói: “Buổi chiều, rồi buổi sáng, buổi trưa, tôi cầu nguyện và la lớn (cho mọi người nghe?) (Thánh vịnh 55:17). Dĩ nhiên điều này dễ trở thành một chu kỳ cầu nguyện có tính nghi thức; nhưng quả tình, người Do Thái sùng đạo thường vẫn khát khao “cầu nguyện liên lỉ ngày đêm” (31).
B. Hình thức chủ nghĩa về nơi chốn
Ngoài việc phải cầu nguyện đúng giờ, người Do Thái còn phải cầu nguyện đúng chỗ nữa. Abba Benjamin cho hay: “Lời cầu nguyện của người ta chỉ được Thiên Chúa nghe khi được thực hiện trong Hội Đường” (32). Rabbi Huna thì nói: “Ai muốn xác định một địa điểm để cầu nguyện, sẽ được Thiên Chúa của Abraham giúp đỡ” (33). Rabbi Jochanan cho rằng người ta nên dành một chỗ riêng biệt cho cầu nguyện (34). Hai thánh Phêrô và Gioan lên Đền Thờ vào lúc 3 giờ chiều ‘giờ cầu nguyện” khi các ngài gặp người què ở Cửa Đẹp và chữa cho anh ta (Công Vụ 3:1). Nhưng sẽ lầm lẫn nếu coi việc đó như qui luật duy nhất của cầu nguyện. Cũng chính vị Rabbi Jochanan này đã thêm: ”người cầu nguyện tại nhà mình sẽ bao bọc nhà ấy bằng những bức tường sắt” (35), một câu nói rất đẹp về việc cầu nguyện tại gia đình. Có lời Diễn Giải (Midrash) về một trong các Thánh Vịnh như sau: “Thiên Chúa phán với Israel: Hãy cầu nguyện tại Hội Đường thị xã; nếu không thể, thì cầu nguyện tại cánh đồng; nếu không thể, thì cầu nguyện tại nhà; nếu không thể, thì cầu nguyện tại giường; mà nếu không được nữa, thì ở im lặng mà cầu nguyện bằng chính trái tim ngươi” (36). Không có chỗ nào thiếu sự hiện diện của Chúa. Cả những người đang làm việc trên ngọn cây hay trên dàn dựng xây cất, vẫn được phép đứng tại chỗ cầu nguyện vào giờ cầu nguyện (37). Luật định rằng tại Hội Đường, phải hướng về Giêrusalem, còn ở Đền Thờ phải hướng về Nơi Cực Thánh mà cầu nguyện. Nhưng đồng thời cũng có lời các rabbis dạy rằng: “Người mù hay người không định được phương hướng, thì chỉ cần hướng lòng mình lên Cha trên Trời” (38). Quả có một chủ nghĩa hình thức về nơi chốn, nhưng bên kia chủ nghĩa hình thức này, người ta biết rõ Thiên Chúa không cư ngụ trong bất cứ Đền Thờ nào do tay con người dựng nên.
C. Hình thức chủ nghĩa trong các kinh soạn sẵn
Hình thức cầu nguyện vĩ đại nhất của người Do Thái là Kinh Shemoneh ‘Esreh có nghĩa là Kinh Mười Tám. Nó gồm mười tám lời cầu nguyện dưới hình thức chúc tụng, tất cả đều bắt đầu bằng câu “Chúc tụng Chúa”. Nó được xưng tụng là Tefillah có nghĩa là Kinh Cầu Nguyện, vì nó quả là kinh tuyệt hảo. Nó là một phần trong phụng vụ tại Hội Đường, và người Do Thái đạo hạnh nào cũng phải đọc nó ngày ba lần. Nó còn có cả bản rút ngắn cho những ai không đọc được bản đầy đủ: “Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con, xin cho chúng con hiểu biết đường lối Chúa; cắt bì tâm hồn chúng con, kính sợ Chúa, và xin tha thứ tội lỗi để chúng con được cứu chuộc. Xin gìn giữ chúng con khỏi sầu buồn. Cho chúng con no nê trong đồng cỏ đất Chúa, và quy tụ mọi kẻ ly tán khắp mặt địa cầu. Xin cho người công chính hân hoan trong việc tái thiết đô thành của Chúa và thiết dựng Đền Thờ của Chúa, cũng như trong việc triển nở tù và Đavít, tôi tớ Chúa, và trong việc chiếu rọi ánh sáng con trai Jesse, người được Chúa xức dầu. Cả trước khi chúng con kêu cầu, Chúa đã đáp lời. Lạy Chúa, xin chúc tụng Chúa, Đấng nghe lời cầu của chúng con” (39).
Đây là bộ kinh cầu nguyện cho mọi biến cố của cuộc sống. Những lời cầu nguyện này được trình bầy trong thiên khảo luận thuộc Bộ Mishnah gọi là Berachoth, có nghĩa là các lời chúc tụng. Khi thấy hoa trái, rượu nho hay rau cỏ hoặc bất cứ sản phẩm nào của trái đất, người ta đều có thể cầu nguyện: “Chúc tụng Chúa đã dựng nên hoa trái cây này, hoa trái cây nho, hoa trái trái đất” (6:1). Khi thấy sao băng, động đất, sấm chớp và bão tố, người ta sẽ cầu nguyện: “Chúc tụng Đấng mà quyền lực và sức mạnh phủ đầy thế giới”. Khi thấy nuí non, đồi nương, sông ngòi, sa mạc, người ta có thể cầu nguyện “chúc tụng Đấng dựng nên mọi sự”… Nhiều người coi đó như hình thức chủ nghĩa hoặc một thứ niệm thần niệm chú nào đó, nhưng người ta cũng dễ thấy một người có thói quen cầu nguyện như thế nhất thiết phải sống trong một thế giới đầy tràn Thiên Chúa, một thế giới trong đó không điều gì và không biến cố gì lại không hướng tâm hồn con người về Thiên Chúa Toàn Năng, Đấng tạo dựng và che chở muôn loài.
D. Hình thức chủ nghĩa về độ dài lâu
Chúa Giêsu đặc biệt cảnh giới về việc ‘nói nhiều’ (Mátthêu 6:7). Và giáo huấn của các thầy rabbis cũng chú trọng nhiều đến khía cạnh này. Rabbi Me’ir cho hay: “Con người luôn nên ít lời đối với Thiên Chúa” (40). Rabbi Chijja ben Abba thì bảo: “Kẻ nào kéo dài lời cầu nguyện của mình, và tính toán căn cứ vào việc ấy (nghĩa là trông mong vào phần thưởng dựa theo độ dài của kinh) cuối cùng sẽ phải đau lòng” (41).
http://vietcatholic.net/pics/LayCha%20(23).JPG
ĐHY Mẫn và giáo dân Việt nam thăm nhà thờ Kinh Lậy Cha
Về khía cạnh này, thực ra các rabbis chủ trương có lúc phải ngắn gọn, có khi phải dài dòng. Mô-sen chẳng hạn, khi cầu cho Miriam, chỉ vỏn vẹn một câu “Lạy Chúa, xin hãy chữa chị ấy” (Dân Số 12:13). Nhưng chính Mô-sen cũng từng cho biết “Tôi cầu nguyện với Chúa suốt bốn mươi ngày đêm” (Đệ Nhị Luật 9:18) (42). Quả tình, nhiều khi người Do Thái hay dài dòng kể ra thật nhiều tước hiệu của Chúa lúc cầu nguyện, như phần thứ hai Kinh Kaddish chẳng hạn: “Chớ chi danh Đấng Thánh được chúc tụng, ngợi khen và tôn vinh, được hiển dương, tán dương, tôn kính, tán tụng và ca khen”. Trong khi ấy, giáo huấn của các thầy rabbis cho hay chỉ nên áp dụng cho Chúa ba tĩnh từ sau: cao cả, toàn năng và đáng tôn kính (43).
Nhưng vẫn có những khuynh hướng đi ngược lại: “Bất cứ khi nào người công chính kéo dài lời cầu nguyện của họ, họ cũng đều được nhận lời” (44). “Ước chi con người ta có thể cầu nguyện suốt ngày” (45). Tuy nhiên, điều ấy chỉ đúng đối với lời cầu nguyện của những tâm hồn đầy yêu thương, liên tục tìm kiếm Chúa hiện diện.
Lên án hình thức chủ nghĩa cho lời cầu nguyện của người Do Thái là chuyện quá dễ. Người ta còn trích dẫn được cả những câu như: nếu đọc lướt mất một chữ trong lời kinh soạn sẵn cũng đã có tội rồi (46). Nhưng thực ra, đối với giáo huấn chính thức, không có gì đáng phải xa tránh hơn hình thức chủ nghĩa trong cầu nguyện. Vì người Do Thái nhấn mạnh đến đòi hỏi đầu tiên cần có lúc cầu nguyện bằng một từ khó mà phiên dịch nổi. Họ bảo “cầu nguyện cần có kawannah” (47). Kawannah là tập trung ý định và lòng sùng mộ; nó là thái độ trong đó mắt, trí và tâm thẩy đều tập chú vào Thiên Chúa. Việc đòi phải có thái độ này trong lúc cầu nguyện được tìm thấy cùng khắp các suy tư và trước tác sùng kính của Do Thái. “Điều quan trọng không phải là nhiều hay ít, miễn là lòng ngươi hướng về trời” (48). “Mọi sự đều tùy thuộc vào thái độ kawannah trong trái tim ngươi” (49). Ngay lúc đang bước đi, người ta cũng phải dừng lại để cầu nguyện và “hướng lòng mình lên Chúa trong kính sợ, thán phục và run rẩy” (50). Vì hành động bước đi cũng có thể làm người ta xao lãng không tập trung được tư tưởng và ý định của tâm hồn. “Người cầu nguyện phải điều hướng được trái tim mình”(51). Rab cho hay: “Ai không tĩnh trí thì không nên cầu nguyện”. Rabbi Chanina cho hay khi tức tối ông không bao giờ dám cầu nguyện (52). Người Do Thái có thói quen cầu nguyện bằng cách đứng dang hai tay ra. Điều ấy được Rabbi Ammi giải thích: “Lời cầu nguyện của người ta sẽ không được khấng nhận ngoại trừ anh ta đặt trái tim mình vào hai bàn tay” (53). “Người cầu nguyện hãy cúi mắt xuống dưới, nhưng hãy hướng lòng lên trên” (54). Và Rabbi Eleazar cho hay: ‘Con người luôn phải thử nghiệm chính mình: nếu anh ta biết điều hướng tâm hồn mình, thì hãy để anh ta cầu nguyện; nếu không, đừng để anh ta cầu nguyện” (55).
Thành thử ra, đối với một người Do Thái sùng mộ, hình thức chủ nghĩa là điều đáng tởm. “Không nên đọc một lời cầu nguyện như thể đọc một tài liệu”; và để tránh điều đó, mỗi ngày phải đọc một lời cầu nguyện mới (56). Một khi lời cầu nguyện trở thành một trách vụ cố định hay một gánh nặng, nó hết còn là lời cầu nguyện đúng nghĩa nữa (57).
5. Ba lời cầu nguyện tiêu biểu
Ba lời cầu nguyện lớn người Do Thái nay vẫn dùng và là ba lời cầu nguyện người Kitô hữu có thể mô phỏng.
A. Kinh đêm trước khi ngủ: “Xin chúc tụng Chúa, lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con và là Vua vũ trụ, Đấng đã làm cho bàn tay ngủ ập xuống đôi mắt con, và giấc ngủ ngon ập xuống mí mắt con. Lạy Chúa là Thiên Chúa con và là Thiên Chúa tổ tiên con, nếu đẹp ý Chúa xin cho con nằm xuống trong an bình và cho con thức dậy cũng trong bình an. Xin đừng để tư tưởng con làm con bối rối, cả các giấc mơ xấu lẫn những tưởng tượng quái dị, nhưng xin cho giấc ngủ con được hoàn hảo trước mặt Chúa. Xin hãy làm mắt con luôn linh sáng kẻo con lâm vào giấc ngủ chết chóc vì chính Chúa đã ban ánh sáng cho con ngươi mắt con. Lạy Chúa, xin chúc tụng Chúa, Đấng đã ban ánh sáng cho toàn thể thế giới trong vinh quang của Người” (58).
B. Kinh sáng: “Lạy Chúa, đấng đã kích thích người chết, xin chúc tụng Chúa. Lạy Chúa là Thiên Chúa con, nếu đẹp ý Chúa, xin ban cho con trái tim tốt, bản tính tốt, hy vọng tốt, con mắt tốt, linh hồn tốt, linh hồn khiêm nhu và một tinh thần khiêm hạ; xin cho danh Chúa đừng bị chúng con tục hóa và biến chúng con thành trò cười cho miệng lưỡi người đời; xin cho mục đích của chúng con không bị cắt bỏ, hy vọng chúng con không bị phiền nhiễu, và chúng con không cần đến ơn phúc xác thịt máu huyết và đặt trọn sự sống còn của chúng con trong tay họ, vì ơn phúc của họ thật nhỏ nhoi mà nhục nhã họ đem lại thật to lớn; xin hãy đặt gia nghiệp chúng con trong Lề Luật Chúa, với những ai thực thi ý Chúa; xin hãy mau dựng xây nhà Chúa, đền thánh Chúa, đô thị Chúa, đền thờ Chúa ngay trong thời đại chúng con’ (59).
C. Kinh chiều: “Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con, nếu đẹp ý Chúa, xin ban cho chúng con cuộc sống lâu dài, cuộc sống bình an, cuộc sống tốt lành, cuộc sống ơn phúc, cuộc sống đầy đủ, cuộc sống khỏe mạnh phần xác, cuộc sống biết sợ tội, cuộc sống không điếm nhục đáng trách, cuộc sống phồn thịnh và danh dự,và cuộc sống trong đó chúng con biết bám vào tình yêu Luật Chúa và kính sợ thiên đàng, cuộc sống được Chúa đổ đầy ý muốn làm lành trong tâm hồn chúng con” (60).
Nói tóm lại, khi các môn đệ tới xin Chúa dạy họ cầu nguyện, họ đã đến với Người bằng một gia tài cầu nguyện vô giá, một gia tài mà nhờ Người càng trở nên vĩ đại và có giá trị hơn nữa.
Chú Thích
(1) Tanh. Beshallah 9. f. iiia.
(2) I. Abrahams trích dẫn: Studies in Pharisaism and the Gospels, Bộ thứ hai, 82.
(3) Midrash bàn về Thánh Vịnh 65.
(4) Midrash bàn về Thánh Vịnh 4: T.B. Yoma 76a.
(5) Isaiah I. 11, 13: Tanh. Wayera I, f 31b.
(6) Hosea 14:2: Tanh. B. Zaw, viii, 9a.
(7) Huấn Ca 33:31: Exod. R. ch.xxiii.
(8) M. Friedlander, The Jewish Religion 280-284.
(9) M.Friedlander, The Jewish Religion 183.
(10) T. B. Yebamoth 64a.
(11) San. 22a.
(12) T. B. Ber. 5a.
(13) R. Deut. Ii.
(14) T. B. Ber. 32b.
(15) R. Exod. Xxviii. 4.
(16) Yeb. 64a.
(17) T. B. Ber. 7a.
(18) Ber. 7a.
(19) I. Abrahams, Studies in Pharisaism and the Gospels, Bộ Thứ Hai, 90.
(20) Aboth 2:5.
(21) Ta’an. IIa.
(22) Sifre Num. Pinehas 138f. 52a.
(23) T. Jer. Joma 5:2.
(24) Sifre Deut. 29; Ber. 10a.
(25) Jer. Ta’an. 65b; Jer.Sanh. 28c.
(26) Ber. 60b.
(27) Ber. 32b; 55a; Baba Bathra 164b; Rosh Hashanah 18a.
(28) Aboth. 2:13.
(29) Baba Quama 92a.
(30) Ber.12b
(31) Tan. B., Mikkez 98a-98b.
(32)Ber. 6a.
(33)Ber 6b.
(34) Jer. Ber. 8b.
(35) Jer. Ber. 8d.
(36) Midrash Thánh vịnh iv. 9. 23b. Pesickta 158b.
(37) M. Ber. 4:4.
(38) Ber. 30a.
(39) Ber. 29a.
(40) Ber. 61a.
(41) Ber. 32b.
(42) Mechilta 29a.
(43) Ber. 33b.
(44) Yoma 29b.
(45) Ber. 21a.
(46) Ber. 5:5.
(47) Jer. Ber. 7a.
(48) Ber. 17a.
(49) Meg. 20a.
(50) Tanh. Lek leak 24a.
(51) Ber. 3:6.
(52) Erub. 65a.
(53) Ta’an 8a.
(54) Yeb. 105b.
(55) Ber. 30b.
(56) J. Ber. 38a.
(57) Ber. 29b.
(58) Ber. 60b
Vũ Văn An
(Theo William Barclay, The Plain Man Looks At The Lord’s Prayer,
Fonatana Books 1964)
(Xem tiếp: 2. Lạy Cha Chúng Con; 3. Danh Cha Cả Sáng; 4. Nước Cha Trị Đến; 5. Ý Cha Thể Hiện; 6. Lương Thực Hàng Ngày; 7. Tha Nợ; 8. Cám Dỗ).
Vũ Văn An
Chúa Giêsu là một người Do Thái thuần thành. Từ những ngày còn trong bụng Mẹ, Người đã bắt đầu cùng Mẹ cất lời ca ngợi Thiên Chúa hàng ngày, nhất là dịp Mẹ đi thăm dì Elizabeth và đem Con vào Đền Thờ (Lc 1:46ff; 2:22ff)). Lớn lên, đã chủ động rất nhanh cuộc sống thân mật với Thiên Chúa. Cậu bé mười hai tự ý hay vì say mê quá mà ‘quên cả đường về’ tiếp tục ở lại Giêrusalem “vừa nghe các thầy dạy, vừa đặt câu hỏi” khiến “ai nghe cậu nói cũng ngạc nhiên về trí thông minh và những lời đối đáp của cậu” (Lc 3:46-47). Diễn trình ấy không phải một mà hẳn phải rất nhiều lần. Vì mặc dù không đến trường đào tạo nào, Người cũng đã mặc nhiên trở thành một rabbi, hiển nhiên đến nỗi những người khó tính như luật sĩ và biệt phái cũng không dám tước bỏ danh hiệu. Có điều vị rabbi này phụng sự Thiên Chúa không phải chỉ ngoài môi mép mà bằng cuộc sống cầu nguyện nội tâm sâu sắc, múc từ dòng sữa Mẹ…
http://vietcatholic.net/pics/LayCha%20(2).JPG
Nhà thờ Kinh Lậy Cha trên núi Olivê ở Jerusalem
Các môn đệ của Người tuy là những người lao động chất phác, nhưng phần đông cũng là những tín hữu trung thành của hội đường. Thầy trò ra vào hội đường không hẳn như một bổn phận phải chu toàn mà là như một nhu cầu phải thoả mãn. Hội đường thì hạn hữu mà nhu cầu thì vô chừng. Thầy trò hiển nhiên phải thoả mãn nhu cầu thiêng liêng ấy khắp mọi nơi, bất cứ lúc nào. Bởi thế mà có lời yêu cầu: “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện” và thế là chúng ta có Kinh Lạy Cha (Lc 11: 1-4; Mt 6:9-13). Thầy không cần tra cứu lâu la. Trò không cần thắc mắc dài dòng. Thầy như rút từ trong ruột rút ra. Trò hiểu nội dung từng câu từng chữ nằm lòng như đã được nghe cha ngâm, mẹ ngắm từ lúc nằm nôi. Không một soạn giả Phúc Âm nào nhắc đến bất cứ câu hỏi nào từ phía các môn đệ, mặc dù, đối với nhiều vấn đề khác, các ông không những thắc mắc mà còn “rầm rì” phản đối là đàng khác. Được như thế là vì Kinh Lạy Cha, dù có rất nhiều nét độc đáo phi thường, vẫn là Kinh của một người Do Thái thuần thành, xuất thân từ một dân tộc được đặc điểm hóa và nổi bật nhất về cầu nguyện.
1. Tin Tưởng Hoàn Toàn
Người Do Thái có thói quen đến với Chúa bằng cả một lòng tin tưởng tuyệt đối rằng Người mong muốn các lời cầu nguyện của họ và Người sẽ nhận các lời cầu nguyện ấy. Các thầy rabbis cho hay: “Đấng Thánh Thiện ước ao lời cầu nguyện của kẻ công chính”. Còn Thánh Vịnh Gia thì bảo: “Chúa gần gũi những ai kêu cầu Người, những ai kêu cầu Người trong sự thật” (Tv 145:18). “Họ kêu cầu Chúa lúc túng quẫn và Người giải thoát họ khỏi bĩ cực” (Tv 107:6). Thiên Chúa nói về người lành: “Khi nó kêu cứu đến Ta, Ta sẽ đáp ứng lại nó” (Tv 91:15).
Bởi lẽ trên, người Do Thái không bao giờ hoài nghi sức mạnh của lời cầu nguyện. Các thầy rabbis dạy rằng “Cầu nguyện, khí giới của miệng, hết sức mạnh mẽ” (1). Họ luôn tin rằng lỗ tai Thiên Chúa và trái tim Người luôn mở rộng đón nhận lời cầu nguyện của con cái mình. “Mọi người đều bình đẳng khi họ cầu nguyện trước nhan Thiên Chúa, dù là đàn bà hay nô lệ, khôn ngoan hay ngu muội, giầu hay nghèo” (2). Dù cả thế giới cùng cầu nguyện một lúc, Thiên Chúa vẫn nghe thấy lời cầu của từng người. Họ trích dẫn câu: “Ôi Đấng nghe thấu lời cầu, muôn xác thịt ngỏ cùng Người (một lúc)” (Tv 65:2). Rồi nghĩ thêm: “Một ông vua phàm trần chỉ lắng nghe được hai hay ba người một lúc, chứ không thể nghe thêm; Thiên Chúa không như thế, vì mọi người có thể cầu nguyện với Người, và Người lắng nghe họ tất cả cùng một lúc. Lỗ tai con người nghe riết sẽ chán; nhưng lỗ tai Thiên Chúa không bao giờ chán nghe. Người không bao giờ mỏi mệt vì lời cầu nguyện của con người” (3). Người cũng sẽ không bao giờ chán ngán vì bị con cái quấy rầy. Các thầy rabbis hay kể lại dụ ngôn này: “Một người kia đến thăm bạn, được bạn tiếp đón ân cần, đặt anh nằm ghế bành bên cạnh. Hôm sau anh ta đến nữa, được người bạn cho ngồi ghế dựa. Hôm sau nữa lại đến, được anh ta cho ngồi ghế đẩu. Lần thứ tư, anh được bạn bảo: ‘cái ghế gác chân xa quá, tao lấy không được cho mày’. Thiên Chúa thì không thế. Vì bất cứ khi nào Israel gõ cửa nhà Thiên Chúa, Đấng Thánh đều hớn hở, như lời đã chép: Vì có dân tộc nào vĩ đại bằng dân tộc có được một Thiên Chúa ở gần họ như Thiên Chúa chúng ta, bất cứ khi nào chúng ta kêu cầu” (4). Đối với một con người, bạn hữu càng lúc càng ít được chào đón sau mỗi lần viếng thăm, cho đến lúc trở thành ‘của nợ’, còn với Thiên Chúa, không bao giờ như thế cả.
Khi Đền Thờ Giêrusalem bị phá hủy năm 70 CN và khi người Do Thái không thể dâng hy lễ được nữa thì cầu nguyện đã trở thành hy lễ và lễ dâng tối cao. Nhưng trước đó nữa, nhiều rabbis đã chủ trương rằng trước nhan Thiên Chúa, cầu nguyện cao cả hơn lễ hy sinh. “Thiên Chúa phán với Israel: Hãy siêng năng việc sùng kính, vì không có đức tính nào đẹp hơn cầu nguyện. Cầu nguyện cao cả hơn mọi hy lễ” (5). “Trong luật hy lễ có qui định: Ai có bò mộng hãy dâng bò mộng; nếu không, anh ta hãy dâng con dê hay con chiên, hoặc con bồ câu; và nếu anh ta không đủ sức dùng bồ câu, anh ta hãy dâng một nắm bột. Còn nếu anh ta không có cả một nắm bột, thì anh ta khỏi phải mang gì tới, mà chỉ cần mang tới lời cầu nguyện” (6).
Các bậc thầy Do Thái cũng cho hay phải cầu nguyện liên lỉ chứ không phải chỉ khi cần thiết. Sách Talmud, sau khi nhấn mạnh câu nói của Sách Huấn Ca “Hãy kính trọng thầy thuốc trước khi con cần tới ông ta”, đã nói rằng: “Đấng Thánh phán, cũng như việc của Ta là tạo cho mưa và sương rơi xuống đất và làm cho cây cối mọc lên để nuôi sống con người thế nào, thì con cũng buộc phải cầu nguyện với Ta, và ca ngợi Ta vì các công trình của Ta như thế; con không nên nói, con đang thịnh vượng giầu có, cần chi phải cầu nguyện? Bao giờ bất hạnh xẩy ra cho con, con mới đến khẩn cầu. Con phải dự ứng trước và cầu nguyện ngay trước khi bất hạnh xẩy ra!” (7). Cầu nguyện không hẳn là lời kêu cầu lúc cần kíp nguy kịch cho bằng lời chuyện trò và tình bằng hữu liên tiếp và không dán đoạn với Thiên Chúa.
2. Giãi Bầy Cõi Lòng
Người Do Thái nói tới các cảm xúc trong tâm hồn khiến người ta cầu nguyện (8). Ta phải đem hết mọi điều trong trái tim ta ra thổ lộ cùng Chúa. Nhờ thế, ta buộc phải khảo sát các thèm muốn trong tâm hồn mình xem chúng có chứa một điều chi không thánh thiện, không công chính hay đê tiện hay không.”Cầu nguyện đem lại hậu quả hữu ích là thanh tẩy, gọt dũa và làm tâm hồn ta cao thượng. Nó xua đuổi các tư tưởng xấu và do đó giúp ta thoát được nhiều đau đớn buồn khổ” (9). “Con sẽ chúc tụng Thiên Chúa mọi lúc: miệng con sẽ luôn luôn ca ngợi Người” (Tv 34:2). “Ôi lạy Chúa, hãy mở môi con; và miệng con sẽ ca ngợi Người” (Tv 51:17).
http://vietcatholic.net/pics/LayCha%20(4).JPG
Di tích nhà người Do thái thờ Chúa Giêsu ơ cạnh nhà thờ Kinh Lậy Cha
Trước nhất phải tỏ dạ biết ơn và lời tạ ơn. “Con sẽ ca ngợi Chúa, vì Chúa đã nghe lời con” (Tv 118:21). “Con sẽ dâng hy lễ lên Chúa với lời tạ ơn thiết tha” (Giôna 2:9). Một rabbi từng nói: “Dù không thể liên tục dâng mọi lời cầu nguyện lên, song lời cầu nguyện tạ ơn, thì không bao giờ được gián đoạn”. Ấy thế nhưng phải cẩn thận để tạ ơn Chúa vì những điều đúng đắn. “Đừng vui mừng, khi kẻ thù ngươi vấp ngã”. Sách Talmud có một câu nói rất đáng yêu: “Các Thiên Thần muốn hát bài ca ngợi Thiên Chúa khi người Ai Cập bị chết chìm dưới biển, nhưng Thiên Chúa quở trách các vị mà nói rằng: ‘Ta há lại nghe các ngươi đàn hát khi con cái Ta chết chìm trước mắt Ta hay sao?’” (10). Các thầy dạy Do Thái đều nhấn mạnh rằng: người ta không bao giờ nên tạ ơn Chúa vì bất cứ bất hạnh nào xẩy tới cho người khác.
Khi cầu nguyện, lúc nào người ta cũng phải nghĩ đến sự thánh thiện của Thiên Chúa. Dù đến với Thiên Chúa trong yêu thương và tin cậy cũng như tin tưởng bao nhiêu, người ta vẫn phải kính trọng, khiến họ, là tạo vật, không được xuồng xã với Đấng Hóa Công. Rabbi Simon nói rằng: “Khi cầu nguyện, con người phải nghĩ rằng Shechinah (Vinh Quang Thiên Chúa) đang ngự trước mặt họ” (11). Nghĩ đến sự thánh thiện của Thiên Chúa khi cầu nguyện là phải nghĩ đến hai điều khác nữa. Thứ nhất là ý muốn vâng phục và làm Chúa vui lòng. Thánh vịnh gia thân thưa: “Lời Chúa dịu ngọt biết bao đối với con, dịu ngọt thơm tho hơn mật ong đối với miệng lưỡi con!”. “Miệng con sẽ ngâm ngợi lời Chúa, vì mọi giới răn Chúa đều chân thật” (Tv 119: 103, 172). Thứ hai là nỗi sợ sệt phạm tới Chúa. Chỉ người có bàn tay sạch sẽ và tâm hồn trong trắng mới được lên đồi Chúa (Tv 24:3,4). Vì thế, Thánh vịnh gia quyết tâm: “Lạy Chúa, con sẽ rửa tay con cho vô tội để rảo quanh bàn thờ Chúa” (Tv 26:6).
Và trên tất cả, khi cầu nguyện, con người phải giãi bầy cho Chúa mọi yếu đuối của mình. Họ quá biết rõ sự bất ổn của cuộc đời, sự vô vọng của họ trước rủi may và đổi thay của cuộc sống, ánh sáng đời sống có thể đột nhiên vụt tắt nhường chỗ cho bóng đêm. Thánh vịnh gia cho hay: “Chúa là thành lũy cho kẻ bị bóc lột, một thành lũy trong cơn khốn khó” (Tv 9:9). Sách Talmud cho hay: “Cả khi lưỡi gươm đã kề cổ, cũng không nên mất lòng cậy trông cầu nguyện cùng Thiên Chúa” (12). “Hãy cậy trông Chúa và cầu nguyện nữa” (13).
Phần lớn lời cầu nguyện của người Do Thái là thống hối. “Cổng nước mắt không bao giờ đóng” (14). Cả khi cộng đoàn không thể đem gì tới, họ vẫn có thể khóc và cầu nguyện, và Thiên Chúa sẽ tiếp nhận chúng (15). Họ gán cho lời kinh thống hối một sức mạnh khá phi thường. Họ luôn luôn thán phục trước điều ta có thể gọi là nghịch lý của Thiên Chúa. Điều Người phán ra là bất di bất dịch; luật lệ của Người không thể vi phạm; phán xử của Người không thể tránh được. Cho nên xem ra án Thiên Chúa phạt kẻ có tội là không thể thay đổi được. Nhưng một sự kiện vẫn đúng là vẫn có những thứ như lòng xót thương đầy diệu kỳ của Thiên Chúa. Người Do Thái tin theo nghĩa đen rằng lời cầu nguyện của một tâm hồn thống hối có thể biến đổi cơn thịnh nộ của Thiên Chúa thành lòng thương xót của Người. “Tại sao lời cầu nguyện của kẻ công chính lại giống như chiếc cào? Vì chiếc cào chuyển động thóc lúa từ nơi này đến nơi khác thế nào thì lời cầu nguyện của người công chính cũng chuyển động các phẩm tình xót thương như vậy” (16). Một lần kia, khi Rabbi Ishmael giữ nhiệm vụ thầy cả, ông đã bước vào nơi cực thánh để dâng hương. Tại đấy, ông đã thấy Thiên Chúa, và cầu nguyện cùng Người rằng: “Xin ý Chúa dùng lòng xót thương khuất phục cơn thịnh nộ của Ngài”, và Thiên Chúa gật đầu đồng ý (17). Có lẽ hình ảnh đáng ngạc nhiên nhất trong mọi trước tác tôn giáo của Do Thái là hình ảnh Thiên Chúa cầu xin chính mình cho lòng xót thương của mình thắng vượt. Rab cho hay: lời cầu nguyện của Chúa như sau: “Chớ chi ý Ta là lòng xót thương của Ta thắng vượt lòng tức giận của Ta, chớ chi nó thắng vượt các thuộc tính công bằng và phán xử của Ta, và ước chi ta đối xử với con cái Ta theo thuộc tính xót thương, chứ không cư xử với chúng theo đường công lý nghiêm ngặt” (18). Israel Abrahams trích một câu của Solomon Ibn Gabirol trong cuốn Royal Crown được ông coi là một ca khúc linh hứng bậc nhất chỉ sau Sách Thánh Vịnh: “Từ Ngài con chạy đến với Ngài” (19).
Lời cầu nguyện cao qúy nhất vẫn là lời cầu nguyện của cộng đồng. Lời cầu nguyện của cá nhân luôn có nguy cơ rơi vào vị kỷ; và do đó, lời cầu nguyện cao qúy nhất chính là lời cầu nguyện của cộng đoàn, một cơ sở mà cá nhân không bao giờ nên phân ly. “Israel chỉ được cứu chuộc khi hợp lại thành cộng đoàn: khi mọi người hiệp nhất, họ mới tiếp nhận được sự hiện hữu của Shechinah (vinh quang Thiên Chúa)” (20). Chỉ những ai chia sẻ buồn vui với cộng đoàn, như Mô-sen chia sẻ các khốn quẫn của dân mình, mới nhận được niềm an ủi của cộng đoàn (21). Khi người công chính ở cận kề cái chết, họ vẫn không quan tâm tới chính thân phận mình nhưng quan tâm tới nhu cầu của cộng đoàn. Lúc người ta cho biết ông sắp chết (Dân Số 27:12-14), Mô-sen không lo lắng cho chính ông, nhưng lo lắng để Thiên Chúa đề cử một lãnh tụ khác thay thế ông (22). Có lẽ trường hợp ngoại thường nhất trong đường hướng cầu nguyện này là lời cầu nguyện của các rabbi như sau: “Lạy Chúa, xin đừng để lời cầu của kẻ gây chiến được dâng lên trước nhan Chúa” (23). Ý niệm hàm chứa trong đó là kẻ gây chiến có thể xin cho thời tiết nắng ấm trong khi toàn thể cộng đồng lại cần mưa thuận. Không phải vì tư tưởng Do Thái lên án hay không quan tâm tới lời cầu nguyện bản thân và tư riêng, trái lại là đàng khác; mà chỉ là vì họ rất tởm gớm tính vị kỷ trong lời cầu nguyện, và do đó, nhấn mạnh tới nhu cầu cầu nguyện trong và với cộng đoàn. Và ta hẳn nhớ rằng các chữ như con, cho con, của con không hề có mặt trong Kinh Lạy Cha.
3. Các đặc điểm của cầu nguyện
Người Do Thái tin vào sự bền bỉ trong cầu nguyện. Mô-sen vẫn cứ cầu xin lòng xót thương của Chúa, dù Chúa đã cho ông hay: “đủ rồi, đừng nói với Ta việc ấy nữa!” (Đệ Nhị Luật 3:26). Người khác chắc đã chấm dứt từ lâu khi lời cầu nguyện của họ không được đáp ứng! Sau cái tội thờ bò vàng, Mô-sen khẩn cầu cho dân suốt bốn mươi ngày (Đệ Nhị Luật 9:18, 25). Các Rabbis thường nhắc lại truyện Vua Hezekiah trong cơn bệnh hiểm nghèo vẫn không ngừng cầu nguyện dù tiên tri Isaiah, nhân danh Thiên Chúa, thông báo cho ông hay ông sẽ chết chứ không sống được (Isaiah 38:1-5). Ông cho vị tiên tri này hay: trong gia đình ông, có một truyền thống, dù gươm sắc đã kề vào cổ một người, người đó cũng không ngưng van xin thương xót (24). Cầu nguyện, thống hối và bố thí là ba thứ có thể làm cho Thiên Chúa rút lại các sắc lệnh của Người (25). Người Do Thái thấy không có gì sai và bất tự nhiên trong việc nài nẵng Thiên Chúa.
http://vietcatholic.net/pics/LayCha%20(12).JPG
Bên trong nhà thờ Kinh Lậy Cha
Bền bỉ kiên nhẫn đã đành, lời cầu nguyện cũng phải kèm theo lòng khiêm tốn. Người cầu nguyện luôn minh xác mình không muốn điều gì khác ngoài thánh ý Thiên Chúa. Người Do Thái luôn coi những lời mở đầu kinh cầu nguyện sau đây như là tiêu chuẩn: “Xin Chúa vui lòng ban…”; “nếu đẹp mắt Chúa, xin hãy…”. “Hãy học cách nói: Đấng Toàn Năng làm bất cứ điều chi cũng là vì lợi ích chúng ta” (26). Không ai được cầu nguyện mà lại mong việc đáp trả như một quyền lợi. Lời cầu nguyện cao ngạo luôn là điều tởm gớm. Có một câu ngạn ngữ hơi lạ: “Có ba điều tội người ta thường phạm hàng ngày: tư tưởng xấu, trông chờ vào cầu nguyện, và vu vạ. Người cầu nguyện nào nghĩ mình đáng được đáp ứng, sẽ không được đáp ứng bao giờ” (27). Ý niệm đàng sau câu ngạn ngữ đó là nhiều người tin tưởng vào cầu nguyện đến độ kiêu căng cho rằng Thiên Chúa phải thực hiện điều họ cầu xin. Sự đáp trả lời cầu xin luôn luôn là một ân huệ chứ không hề là một quyền lợi. “Đừng biến lời cầu nguyện của ngươi thành một yêu sách hay một đòi hỏi cố định, cần phải được thực hiện đầy đủ, mà chỉ là lời khẩn khoản xin ơn thương xót, một khẩn khoản có thể được ban cho mà cũng có thể không” (28). Ngay trong cầu nguyện, người ta vẫn phải nhớ rằng Thiên Chúa là Đấng Hoá Công, còn mình chỉ là tạo vật.
Đối với người Do Thái, nguyện giúp cầu thay hết sức qúy giá. Nó là lời cầu nguyện nhân danh người khác. Lời cầu nguyện này luôn được đáp ứng trước hết (29). Rab cho hay: “Bất cứ ai có quyền cầu nguyện nhân danh người khác mà bỏ lỡ không làm như thế là một kẻ có tội” (30). Đây là một điển hình khác cho thấy người Do Thái rất tởm gớm tính vị kỷ trong lời cầu nguyện. Cầu nguyện cho người khác ít nhất cũng quan trọng như cầu nguyện cho chính mình.
4. Hình thức chủ nghĩa
Chính vì lời cầu nguyện giữ một vị thế cao như thế trong tư tưởng và cuộc sống của người Do Thái như thế, nên nó rất dễ rơi vào nguy hiểm và lạm dụng, những nguy hiểm và lợi dụng Chúa Giêsu biết rất rõ khi Người nói với các môn đệ về việc cầu nguyện. Nguy hiểm tai hại nhất đương nhiên là hình thức chủ nghĩa. Vì người Do Thái lo lắng sao cho lời cầu nguyện không bị xao lãng, trái lại phải có chỗ đứng xứng đáng trong cuộc sống, nên họ có khuynh hướng muốn tạo ra nhiều quy luật và qui định bao quanh nó. Tuy nhiên rất nhiều người viết đã tỏ ra bất công đối với người Do Thái trong việc đương đầu với vấn đề này. Ta thấy có hai lý do chính cho thái độ bất công ấy. Thứ nhất, cái hình thức chủ nghĩa kia sở dĩ có đó là hoàn toàn phát sinh do quyết tâm và ý muốn muốn đem lại cho việc cầu nguyện chỗ đứng xứng đáng của nó. Thứ hai, không ai khác đã ý thức được nguy cơ kia bằng chính người Do Thái, nên chính họ đã đưa ra nhiều biện pháp để vượt qua hình thức chủ nghĩa ấy và quả thực họ đã vượt qua trong nhiều trường hợp.
A. Hình thức chủ nghĩa về thời gian
Người Do Thái đạo hạnh cầu nguyện mỗi ngày ba lần: lúc 9 giờ sáng, lúc 12 giờ trưa và lúc 3 giờ chiều. Người Do Thái thích truy nguyên sự vật, nên họ thường gán lời cầu nguyện ban sáng cho Abraham (Sáng Thế 19:27), lời cầu nguyện buổi trưa cho Isaac (Sáng Thế 24:63) và lời cầu nguyện buổi chiều cho Giacóp (Sáng Thế 28:11). Đanien cũng cầu nguyện ngày ba lần, mặt hướng về Giêrusalem (Đanien 6:10). Quả tình điều này dễ trở thành hình thức chủ nghĩa, như một dịp để khoa trương, chọn nơi cầu nguyện để ai ai cũng thấy lúc mình cầu nguyện. Chính vua Đavít đã từng nói: “Buổi chiều, rồi buổi sáng, buổi trưa, tôi cầu nguyện và la lớn (cho mọi người nghe?) (Thánh vịnh 55:17). Dĩ nhiên điều này dễ trở thành một chu kỳ cầu nguyện có tính nghi thức; nhưng quả tình, người Do Thái sùng đạo thường vẫn khát khao “cầu nguyện liên lỉ ngày đêm” (31).
B. Hình thức chủ nghĩa về nơi chốn
Ngoài việc phải cầu nguyện đúng giờ, người Do Thái còn phải cầu nguyện đúng chỗ nữa. Abba Benjamin cho hay: “Lời cầu nguyện của người ta chỉ được Thiên Chúa nghe khi được thực hiện trong Hội Đường” (32). Rabbi Huna thì nói: “Ai muốn xác định một địa điểm để cầu nguyện, sẽ được Thiên Chúa của Abraham giúp đỡ” (33). Rabbi Jochanan cho rằng người ta nên dành một chỗ riêng biệt cho cầu nguyện (34). Hai thánh Phêrô và Gioan lên Đền Thờ vào lúc 3 giờ chiều ‘giờ cầu nguyện” khi các ngài gặp người què ở Cửa Đẹp và chữa cho anh ta (Công Vụ 3:1). Nhưng sẽ lầm lẫn nếu coi việc đó như qui luật duy nhất của cầu nguyện. Cũng chính vị Rabbi Jochanan này đã thêm: ”người cầu nguyện tại nhà mình sẽ bao bọc nhà ấy bằng những bức tường sắt” (35), một câu nói rất đẹp về việc cầu nguyện tại gia đình. Có lời Diễn Giải (Midrash) về một trong các Thánh Vịnh như sau: “Thiên Chúa phán với Israel: Hãy cầu nguyện tại Hội Đường thị xã; nếu không thể, thì cầu nguyện tại cánh đồng; nếu không thể, thì cầu nguyện tại nhà; nếu không thể, thì cầu nguyện tại giường; mà nếu không được nữa, thì ở im lặng mà cầu nguyện bằng chính trái tim ngươi” (36). Không có chỗ nào thiếu sự hiện diện của Chúa. Cả những người đang làm việc trên ngọn cây hay trên dàn dựng xây cất, vẫn được phép đứng tại chỗ cầu nguyện vào giờ cầu nguyện (37). Luật định rằng tại Hội Đường, phải hướng về Giêrusalem, còn ở Đền Thờ phải hướng về Nơi Cực Thánh mà cầu nguyện. Nhưng đồng thời cũng có lời các rabbis dạy rằng: “Người mù hay người không định được phương hướng, thì chỉ cần hướng lòng mình lên Cha trên Trời” (38). Quả có một chủ nghĩa hình thức về nơi chốn, nhưng bên kia chủ nghĩa hình thức này, người ta biết rõ Thiên Chúa không cư ngụ trong bất cứ Đền Thờ nào do tay con người dựng nên.
C. Hình thức chủ nghĩa trong các kinh soạn sẵn
Hình thức cầu nguyện vĩ đại nhất của người Do Thái là Kinh Shemoneh ‘Esreh có nghĩa là Kinh Mười Tám. Nó gồm mười tám lời cầu nguyện dưới hình thức chúc tụng, tất cả đều bắt đầu bằng câu “Chúc tụng Chúa”. Nó được xưng tụng là Tefillah có nghĩa là Kinh Cầu Nguyện, vì nó quả là kinh tuyệt hảo. Nó là một phần trong phụng vụ tại Hội Đường, và người Do Thái đạo hạnh nào cũng phải đọc nó ngày ba lần. Nó còn có cả bản rút ngắn cho những ai không đọc được bản đầy đủ: “Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con, xin cho chúng con hiểu biết đường lối Chúa; cắt bì tâm hồn chúng con, kính sợ Chúa, và xin tha thứ tội lỗi để chúng con được cứu chuộc. Xin gìn giữ chúng con khỏi sầu buồn. Cho chúng con no nê trong đồng cỏ đất Chúa, và quy tụ mọi kẻ ly tán khắp mặt địa cầu. Xin cho người công chính hân hoan trong việc tái thiết đô thành của Chúa và thiết dựng Đền Thờ của Chúa, cũng như trong việc triển nở tù và Đavít, tôi tớ Chúa, và trong việc chiếu rọi ánh sáng con trai Jesse, người được Chúa xức dầu. Cả trước khi chúng con kêu cầu, Chúa đã đáp lời. Lạy Chúa, xin chúc tụng Chúa, Đấng nghe lời cầu của chúng con” (39).
Đây là bộ kinh cầu nguyện cho mọi biến cố của cuộc sống. Những lời cầu nguyện này được trình bầy trong thiên khảo luận thuộc Bộ Mishnah gọi là Berachoth, có nghĩa là các lời chúc tụng. Khi thấy hoa trái, rượu nho hay rau cỏ hoặc bất cứ sản phẩm nào của trái đất, người ta đều có thể cầu nguyện: “Chúc tụng Chúa đã dựng nên hoa trái cây này, hoa trái cây nho, hoa trái trái đất” (6:1). Khi thấy sao băng, động đất, sấm chớp và bão tố, người ta sẽ cầu nguyện: “Chúc tụng Đấng mà quyền lực và sức mạnh phủ đầy thế giới”. Khi thấy nuí non, đồi nương, sông ngòi, sa mạc, người ta có thể cầu nguyện “chúc tụng Đấng dựng nên mọi sự”… Nhiều người coi đó như hình thức chủ nghĩa hoặc một thứ niệm thần niệm chú nào đó, nhưng người ta cũng dễ thấy một người có thói quen cầu nguyện như thế nhất thiết phải sống trong một thế giới đầy tràn Thiên Chúa, một thế giới trong đó không điều gì và không biến cố gì lại không hướng tâm hồn con người về Thiên Chúa Toàn Năng, Đấng tạo dựng và che chở muôn loài.
D. Hình thức chủ nghĩa về độ dài lâu
Chúa Giêsu đặc biệt cảnh giới về việc ‘nói nhiều’ (Mátthêu 6:7). Và giáo huấn của các thầy rabbis cũng chú trọng nhiều đến khía cạnh này. Rabbi Me’ir cho hay: “Con người luôn nên ít lời đối với Thiên Chúa” (40). Rabbi Chijja ben Abba thì bảo: “Kẻ nào kéo dài lời cầu nguyện của mình, và tính toán căn cứ vào việc ấy (nghĩa là trông mong vào phần thưởng dựa theo độ dài của kinh) cuối cùng sẽ phải đau lòng” (41).
http://vietcatholic.net/pics/LayCha%20(23).JPG
ĐHY Mẫn và giáo dân Việt nam thăm nhà thờ Kinh Lậy Cha
Về khía cạnh này, thực ra các rabbis chủ trương có lúc phải ngắn gọn, có khi phải dài dòng. Mô-sen chẳng hạn, khi cầu cho Miriam, chỉ vỏn vẹn một câu “Lạy Chúa, xin hãy chữa chị ấy” (Dân Số 12:13). Nhưng chính Mô-sen cũng từng cho biết “Tôi cầu nguyện với Chúa suốt bốn mươi ngày đêm” (Đệ Nhị Luật 9:18) (42). Quả tình, nhiều khi người Do Thái hay dài dòng kể ra thật nhiều tước hiệu của Chúa lúc cầu nguyện, như phần thứ hai Kinh Kaddish chẳng hạn: “Chớ chi danh Đấng Thánh được chúc tụng, ngợi khen và tôn vinh, được hiển dương, tán dương, tôn kính, tán tụng và ca khen”. Trong khi ấy, giáo huấn của các thầy rabbis cho hay chỉ nên áp dụng cho Chúa ba tĩnh từ sau: cao cả, toàn năng và đáng tôn kính (43).
Nhưng vẫn có những khuynh hướng đi ngược lại: “Bất cứ khi nào người công chính kéo dài lời cầu nguyện của họ, họ cũng đều được nhận lời” (44). “Ước chi con người ta có thể cầu nguyện suốt ngày” (45). Tuy nhiên, điều ấy chỉ đúng đối với lời cầu nguyện của những tâm hồn đầy yêu thương, liên tục tìm kiếm Chúa hiện diện.
Lên án hình thức chủ nghĩa cho lời cầu nguyện của người Do Thái là chuyện quá dễ. Người ta còn trích dẫn được cả những câu như: nếu đọc lướt mất một chữ trong lời kinh soạn sẵn cũng đã có tội rồi (46). Nhưng thực ra, đối với giáo huấn chính thức, không có gì đáng phải xa tránh hơn hình thức chủ nghĩa trong cầu nguyện. Vì người Do Thái nhấn mạnh đến đòi hỏi đầu tiên cần có lúc cầu nguyện bằng một từ khó mà phiên dịch nổi. Họ bảo “cầu nguyện cần có kawannah” (47). Kawannah là tập trung ý định và lòng sùng mộ; nó là thái độ trong đó mắt, trí và tâm thẩy đều tập chú vào Thiên Chúa. Việc đòi phải có thái độ này trong lúc cầu nguyện được tìm thấy cùng khắp các suy tư và trước tác sùng kính của Do Thái. “Điều quan trọng không phải là nhiều hay ít, miễn là lòng ngươi hướng về trời” (48). “Mọi sự đều tùy thuộc vào thái độ kawannah trong trái tim ngươi” (49). Ngay lúc đang bước đi, người ta cũng phải dừng lại để cầu nguyện và “hướng lòng mình lên Chúa trong kính sợ, thán phục và run rẩy” (50). Vì hành động bước đi cũng có thể làm người ta xao lãng không tập trung được tư tưởng và ý định của tâm hồn. “Người cầu nguyện phải điều hướng được trái tim mình”(51). Rab cho hay: “Ai không tĩnh trí thì không nên cầu nguyện”. Rabbi Chanina cho hay khi tức tối ông không bao giờ dám cầu nguyện (52). Người Do Thái có thói quen cầu nguyện bằng cách đứng dang hai tay ra. Điều ấy được Rabbi Ammi giải thích: “Lời cầu nguyện của người ta sẽ không được khấng nhận ngoại trừ anh ta đặt trái tim mình vào hai bàn tay” (53). “Người cầu nguyện hãy cúi mắt xuống dưới, nhưng hãy hướng lòng lên trên” (54). Và Rabbi Eleazar cho hay: ‘Con người luôn phải thử nghiệm chính mình: nếu anh ta biết điều hướng tâm hồn mình, thì hãy để anh ta cầu nguyện; nếu không, đừng để anh ta cầu nguyện” (55).
Thành thử ra, đối với một người Do Thái sùng mộ, hình thức chủ nghĩa là điều đáng tởm. “Không nên đọc một lời cầu nguyện như thể đọc một tài liệu”; và để tránh điều đó, mỗi ngày phải đọc một lời cầu nguyện mới (56). Một khi lời cầu nguyện trở thành một trách vụ cố định hay một gánh nặng, nó hết còn là lời cầu nguyện đúng nghĩa nữa (57).
5. Ba lời cầu nguyện tiêu biểu
Ba lời cầu nguyện lớn người Do Thái nay vẫn dùng và là ba lời cầu nguyện người Kitô hữu có thể mô phỏng.
A. Kinh đêm trước khi ngủ: “Xin chúc tụng Chúa, lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con và là Vua vũ trụ, Đấng đã làm cho bàn tay ngủ ập xuống đôi mắt con, và giấc ngủ ngon ập xuống mí mắt con. Lạy Chúa là Thiên Chúa con và là Thiên Chúa tổ tiên con, nếu đẹp ý Chúa xin cho con nằm xuống trong an bình và cho con thức dậy cũng trong bình an. Xin đừng để tư tưởng con làm con bối rối, cả các giấc mơ xấu lẫn những tưởng tượng quái dị, nhưng xin cho giấc ngủ con được hoàn hảo trước mặt Chúa. Xin hãy làm mắt con luôn linh sáng kẻo con lâm vào giấc ngủ chết chóc vì chính Chúa đã ban ánh sáng cho con ngươi mắt con. Lạy Chúa, xin chúc tụng Chúa, Đấng đã ban ánh sáng cho toàn thể thế giới trong vinh quang của Người” (58).
B. Kinh sáng: “Lạy Chúa, đấng đã kích thích người chết, xin chúc tụng Chúa. Lạy Chúa là Thiên Chúa con, nếu đẹp ý Chúa, xin ban cho con trái tim tốt, bản tính tốt, hy vọng tốt, con mắt tốt, linh hồn tốt, linh hồn khiêm nhu và một tinh thần khiêm hạ; xin cho danh Chúa đừng bị chúng con tục hóa và biến chúng con thành trò cười cho miệng lưỡi người đời; xin cho mục đích của chúng con không bị cắt bỏ, hy vọng chúng con không bị phiền nhiễu, và chúng con không cần đến ơn phúc xác thịt máu huyết và đặt trọn sự sống còn của chúng con trong tay họ, vì ơn phúc của họ thật nhỏ nhoi mà nhục nhã họ đem lại thật to lớn; xin hãy đặt gia nghiệp chúng con trong Lề Luật Chúa, với những ai thực thi ý Chúa; xin hãy mau dựng xây nhà Chúa, đền thánh Chúa, đô thị Chúa, đền thờ Chúa ngay trong thời đại chúng con’ (59).
C. Kinh chiều: “Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con, nếu đẹp ý Chúa, xin ban cho chúng con cuộc sống lâu dài, cuộc sống bình an, cuộc sống tốt lành, cuộc sống ơn phúc, cuộc sống đầy đủ, cuộc sống khỏe mạnh phần xác, cuộc sống biết sợ tội, cuộc sống không điếm nhục đáng trách, cuộc sống phồn thịnh và danh dự,và cuộc sống trong đó chúng con biết bám vào tình yêu Luật Chúa và kính sợ thiên đàng, cuộc sống được Chúa đổ đầy ý muốn làm lành trong tâm hồn chúng con” (60).
Nói tóm lại, khi các môn đệ tới xin Chúa dạy họ cầu nguyện, họ đã đến với Người bằng một gia tài cầu nguyện vô giá, một gia tài mà nhờ Người càng trở nên vĩ đại và có giá trị hơn nữa.
Chú Thích
(1) Tanh. Beshallah 9. f. iiia.
(2) I. Abrahams trích dẫn: Studies in Pharisaism and the Gospels, Bộ thứ hai, 82.
(3) Midrash bàn về Thánh Vịnh 65.
(4) Midrash bàn về Thánh Vịnh 4: T.B. Yoma 76a.
(5) Isaiah I. 11, 13: Tanh. Wayera I, f 31b.
(6) Hosea 14:2: Tanh. B. Zaw, viii, 9a.
(7) Huấn Ca 33:31: Exod. R. ch.xxiii.
(8) M. Friedlander, The Jewish Religion 280-284.
(9) M.Friedlander, The Jewish Religion 183.
(10) T. B. Yebamoth 64a.
(11) San. 22a.
(12) T. B. Ber. 5a.
(13) R. Deut. Ii.
(14) T. B. Ber. 32b.
(15) R. Exod. Xxviii. 4.
(16) Yeb. 64a.
(17) T. B. Ber. 7a.
(18) Ber. 7a.
(19) I. Abrahams, Studies in Pharisaism and the Gospels, Bộ Thứ Hai, 90.
(20) Aboth 2:5.
(21) Ta’an. IIa.
(22) Sifre Num. Pinehas 138f. 52a.
(23) T. Jer. Joma 5:2.
(24) Sifre Deut. 29; Ber. 10a.
(25) Jer. Ta’an. 65b; Jer.Sanh. 28c.
(26) Ber. 60b.
(27) Ber. 32b; 55a; Baba Bathra 164b; Rosh Hashanah 18a.
(28) Aboth. 2:13.
(29) Baba Quama 92a.
(30) Ber.12b
(31) Tan. B., Mikkez 98a-98b.
(32)Ber. 6a.
(33)Ber 6b.
(34) Jer. Ber. 8b.
(35) Jer. Ber. 8d.
(36) Midrash Thánh vịnh iv. 9. 23b. Pesickta 158b.
(37) M. Ber. 4:4.
(38) Ber. 30a.
(39) Ber. 29a.
(40) Ber. 61a.
(41) Ber. 32b.
(42) Mechilta 29a.
(43) Ber. 33b.
(44) Yoma 29b.
(45) Ber. 21a.
(46) Ber. 5:5.
(47) Jer. Ber. 7a.
(48) Ber. 17a.
(49) Meg. 20a.
(50) Tanh. Lek leak 24a.
(51) Ber. 3:6.
(52) Erub. 65a.
(53) Ta’an 8a.
(54) Yeb. 105b.
(55) Ber. 30b.
(56) J. Ber. 38a.
(57) Ber. 29b.
(58) Ber. 60b
Vũ Văn An
(Theo William Barclay, The Plain Man Looks At The Lord’s Prayer,
Fonatana Books 1964)
(Xem tiếp: 2. Lạy Cha Chúng Con; 3. Danh Cha Cả Sáng; 4. Nước Cha Trị Đến; 5. Ý Cha Thể Hiện; 6. Lương Thực Hàng Ngày; 7. Tha Nợ; 8. Cám Dỗ).
Vũ Văn An