violet09
03-12-2008, 10:16 PM
Chủ Nghĩa Xã Hội – Lý Tưởng Hay Ảo Tưởng? (phần 1)
2008.02.27
Trà Mi, phóng viên đài Á Châu Tự Do
Trà Mi hân hạnh được đón tiếp quý vị và các bạn trong chuyên mục Diễn Đàn Bạn Trẻ, nhịp cầu thảo luận-giao lưu của thanh niên trong và ngoài nước, phát thanh sáng Thứ Tư hàng tuần.
Như đã hẹn với quý vị từ tuần trứơc, Diễn đàn hôm nay, Trà Mi sẽ mời quý vị cùng bước qua một chủ đề thảo luận mới để ghi nhận quan điểm của giới trẻ về "Chủ nghĩa xã hội: lý tửơng hay ảo tưởng?"
Xin được giới thiệu sự tham gia của 5 người bạn trẻ lần đầu tiên góp tiếng với chương trình: Phượng, Hải, và Tuấn Anh ở Miền Nam, bạn Minh từ Miền Trung, và bạn Quốc - một du sinh đang học tập tại Pháp.
Phượng : Mình tên Phượng, mình đang sống ở Miền Nam.
Hải : Mình là Hải, mình cũng đang ở Miền Nam.
Minh : Tôi tên Minh, ở Miền Trung.
Tuấn Anh : Mình là Tuấn Anh. Mình sống ở Miền Nam.
Quốc : Mình là Hưng Quốc, du học sinh ở Paris (Pháp).
Trà Mi : Cảm ơn tất cả các bạn đã dành thời gian tham gia vào chương trình ngày hôm nay. Để ghi nhận ý kiến của người trẻ, những quan điểm, những sự hiểu biết của người trẻ về chủ nghĩa xã hội - ảo tưởng hay lý tưởng, thì trước tiên nói về chủ nghĩa xã hội thì xin các bạn cho biết sự hiểu biết của các bạn về chủ nghĩa xã hội như thế nào. Theo chỗ các bạn được hiểu thì chủ nghĩa xã hội là gì?
Hưng Quốc : Cái này xin cho em có ý kiến trước được không ạ?
Trà Mi : Xin mời Quốc.
Hưng Quốc : Trước hết em muốn làm rõ chủ nghĩa xã hội mà chúng ta bàn ở đây là chủ nghĩa xã hội gì, bởi vì chủ nghĩa xã hội chung nhất vốn là hình thái đối lập với chủ nghĩa tư bản nhưng mà trong quá trình phát triển của mình thì hiện giờ đang có rất nhiều cái mô hình của chủ nghĩa xã hội phát sinh từ đó. Mô hình chủ nghĩa xã hội thì bao gồm là chủ nghĩa xã hội dân chủ, chủ nghĩa xã hội mác xít, chủ nghĩa xã hội thậm chí là vô chính phủ, chủ nghĩa xã hội không tưởng chẳng hạn. Đó thì mình nên thống nhất trước khi chúng ta bàn.
Trước hết em muốn làm rõ chủ nghĩa xã hội mà chúng ta bàn ở đây là chủ nghĩa xã hội gì, bởi vì chủ nghĩa xã hội chung nhất vốn là hình thái đối lập với chủ nghĩa tư bản nhưng mà trong quá trình phát triển của mình thì hiện giờ đang có rất nhiều cái mô hình của chủ nghĩa xã hội phát sinh từ đó. Mô hình chủ nghĩa xã hội thì bao gồm là chủ nghĩa xã hội dân chủ, chủ nghĩa xã hội mác xít, chủ nghĩa xã hội thậm chí là vô chính phủ, chủ nghĩa xã hội không tưởng chẳng hạn. Đó thì mình nên thống nhất trước khi chúng ta bàn.
Hưng Quốc
Trà Mi : Trà Mi xin tập trung vào cái mô hình ở Việt Nam đang đi theo. Theo chỗ các bạn được hiểu thì chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, cái đặc điểm cũng như cái tính chất của nó ra sao?
Hải : Em có ý kiến được không chị Trà Mi?
Trà Mi : Mời Hải.
Hải : Chủ nghĩa xã hội theo như em ở Việt Nam thì em cảm thấy đó là một xã hội công bằng , dân chủ, người dân làm chủ ạ.
Hưng Quốc : Theo nhận xét của em thì không chính xác bởi vì chủ nghĩa xã hội theo khái niệm được dùng ở Việt Nam thì được coi như một giai đoạn trước khi tiến lên chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam, và cái mục tiêu của chủ nghĩa cộng sản là gì? Là xoá bỏ mọi giai cấp và công hữu hoá mọi tư liệu sản xuất, thì đó là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
Trà Mi : Với ý kiến của Quốc đưa ra thì các bạn khác có ý kiến nào khác không?
Minh : Tôi cũng đồng ý với ý kiến của Quốc.
Trà Mi : Anh Minh đồng ý. Vâng. Thế còn anh Tuấn Anh?
Tuấn Anh : Trong trường, từ lớp 12 đến đại học thì mình được học như vậy đó.
Trà Mi : Đó là những lý thuyết mà các bạn được hiểu về chủ nghĩa xã hội và các bạn được biết chủ nghĩa xã hội. Thế còn về mặt thực tế thì áp dụng trên tình hình thực tế ở Việt Nam hiện nay thì các bạn thấy chủ nghĩa xã hội từ lý thuyết cho tới thực tế thì nó có những điểm nào được thực thi hay nó có hiệu quả như thế nào và nó được áp dụng ra sao tại Việt Nam từ bấy đến nay? Anh Tuấn Anh có ý kiến gì không?
Tuấn Anh : Theo mình biết thì trước đây từ chế độ tư hữu nhà nước đánh tư sản, từ cái tư hữu trở thành công hữu. Nhưng bây giờ nhà nước lại bán, cổ phần hoá nhiều công ty, như vậy là bắt đầu từ tư thành công và bây giờ từ công biến thành tư, thì mình không hiểu sau này khi trở thành xã hội chủ nghĩa thì nó có từ cái tư trở thành cái công lại hay không?
Trà Mi : Đó là nhận xét của anh Tuấn Anh. Thế còn anh Minh, anh thấy là từ lý thuyết cho tới thực tế ở Việt Nam thì chủ nghĩa xã hội được áp dụng ra sao? Tính hiệu quả cũng như tính thực thi như thế nào?
Minh : Nói chung, theo tôi hiện giờ lý thuyết và thực tiễn nói chung còn cách rất xa. Mình có thể thấy rõ ràng nếu theo những người cộng sản người ta định nghĩa thì phải mấy trăm năm nữa. Nhưng mà theo tôi nghĩ thì những người cộng sản hiện giờ họ đang nhập nhằng, họ đang phân vân đường đi, một bên là mong muốn cải cách kinh tế nhà nước, tức là chuyển từ công sang tư hữu thì họ vấp phải sự phản kháng bên trong đảng cộng sản đó vì có nhiều luồng tư tưởng. Cho nên mặc dù con đường đi, theo quan điểm của tôi thì cải cách từ công hữu sang tư hữu là đúng mà con đường nó đi hiện giờ rất chậm.
AFP PHOTO
Trà Mi : Xin mời Quốc phát biểu ý kiến.
Hưng Quốc : Với em thì câu hỏi này đặt ra rất là khó bởi vì chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thì trước đây là mô hình Liên Xô làm lý tưởng xây dựng chủ nghĩa cộng sản, nhưng mà sau khi Liên Xô và Khối Đông Âu sụp đổ thì hiện giờ cái chủ nghĩa xã hội mình đang theo con đường thị trường và chỉ là cái định hướng xã hội chủ nghĩa mà thôi, nghĩâ là chúng ta chưa thực sự ở trong chủ nghĩa xã hội và thực chất là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội còn rất xa mới đạt được.
Trong tình hình như thế này thì con đường đi lên như thế nào đó thì ngay bản thân các nhà lãnh đạo trong nước cũng như người dân thì cũng rất là mù mờ và chưa biết con đường đi lên đó nó như thế nào. Vì thế theo em nghĩ thì cái chủ nghĩa xã hội đó luôn luôn là lý tưởng thôi, mà hiện giờ để thực hiện nó như thế nào thì mọi người đang rất là phân vân và cũng không biết nếu tiếp tục con đường đi như thế này thì tiếp theo sẽ đưa đất nước tới như thê nào.
Trà Mi : Phượng có ý kiến gì không?
Phượng : Theo em thì trong cái quá trình mà qua độ đi tới thì thực sự mình chưa trải qua giai đoạn chế độ tư bản nên cái nền kinh tế cũng chưa có được đảm bảo khi mà bước lên theo định nghĩa cho nên em cũng thấy vấn đề rất là khó khăn nhưng em tin là xã hội chủ nghĩa sẽ làm được. Em tin là có một ngày nào đó nhà nước sẽ đưa ra con đường đúng đắn hơn, đưa những chính sách đúng đăn hơn để đất nước hoàn thiện hơn. Em chỉ biết vậy thôi.
Hưng Quốc : Bạn Phượng, bạn ở Việt Nam, bạn có thể cho biết rõ hơn cái con đường mà đảng có thể vẽ ra hoặc cái con đường mới đó nó có hình thái như thế nào, làm thế nào để đạt được mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, tiếp theo là gì? Thì các bạn có thể đưa ra ý kiến về vấn đề này.
Phượng : Bây giờ đất nước còn nhiều khó khăn, tình trạng tham nhũng rất là nhiều, thì mình nghĩ là cái này có thể là trọng điểm cần phải được giải quyết. Mình muốn là các nhà lãnh đạo hoặc là nghiêm khắc hơn đối với những người tham nhũng, tham ô, vì nmình biết rằng có những người dân rất là vất vã, làm rất là cực khổ mới ra đồng tiền mà tại sao có những người chỉ ngồi một chỗ lại ăn trên mồ hôi nước mắt của người dân lao động.
Có những lúc mình đi ra đường nhìn những người vất vã bên cạnh những bộ phận ăn chơi rất là xa hoa thì mình muốn có một sự công bằng. Nhưng mà thực sự mình cũng không biết phải làm thế nào để có sụ công bằng đó. Mình chỉ có nghĩ được là giảm bớt tình trạng tham ô hiện nay thì là một điều rất là tốt.
Trà Mi : Đó là ý kiến của Phượng. Mời anh Minh .
Minh : Ý muốn của Phượng hơi khó thực hiện tại vì hiện nay những người trong đảng cộng sản họ nắm trong tay mọi quyền hành. Hầu như là mọi quyền hành pháp, lập pháp, toà án nói chung là họ nắm. Ví dụ nếu tham nhũng diễn ra ở cấp cao, đụng tới những nhân vật thân cận hya những người cấp cao thì họ bao che, họ cấm báo chí nói tớí. Và mình thấy trên mấy diễn đàn báo chí thì mình cũng biết điều đó. Thí dụ những tờ báo phanh phui một vụ tham nhũng đăng được một hai kỳ thì bị dừng lại, thì đó rõ ràng là có chỉ đạo ở phía trên. Nói chung là chống tham nhũng trong thể chế một đảng là rất khó.
Phượng : Đó chỉ là ý muốn thôi. Mình hy vọng đến một ngày nào đấy thì sẽ đạt được.
Trà Mi : Mời Hải .
Hải : Theo em nhận xét thì Việt Nam đang trong quá trình lên chủ nghĩa xã hội quá độ đó chị. Chưa có cái gì gọi là hoàn thành cả nhưng mà em cảm thấy rằng đó là một bước phát triển rất là triển vọng. Ví dụ như xã hội ta ngày xưa thì tham nhũng tham ô rất là nhiều nhưng mà ngày nay càng ngày càng khác nhau. Ví dụ như về an ninh, về kinh tế hay bất cứ mặt nào cũng đều đi lên. Đó là một sự lãnh đạo rất là sáng suốt của đảng và nhà nước ta. Và em nghĩa rằng cái chủ nghĩ xã hội ở nước Việt Nam ta bây giờ đang có một xu hướng tiến đến gần cái ý định mà người ta gần đạt tới rồi đó chị.
Trà Mi : Với nhận xét của Hải thì các bạn khác có đồng tình hay có phản đối gì không?
Hưng Quốc : Theo ý kiến của bạn Hải thì qua quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội, tiếp cận chủ nghĩa xã hội thì đảng và nhà nước đã đạt rất nhiều thành công, nhưng mà theo mình thì lại có một mâu thuẫn ở đây. Trước hết chủ nghĩa xã hội là gì? Là cái bước để chuẩn bị chuyển lên chủ nghĩâ cộng sản và chủ nghĩa cộng sản đề cao nhất là cái công bằng và xoá bỏ giai cấp, công hứu hoá các tư liệu xản xuất, vậy ngày nay cái mà chúng ta nhìn thấy là gì?
Là tư hữu hoá tư liệu sản xuất bằng cách cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước này, bằng cách là thị trường chứng khoán này, tất cả những cái đó thì hình như là nó đi ngược mục tiêu của chủ nghĩa xã hội và không phải là những cái mục tiêu cơ bản mác xít . Cái mục tiêu của chủ nghãi xã hội theo tư tưởng của Mác là phải xoá bỏ cái tư hữu mà hiện giờ chúng ta lại đi ngược lại bằng cách chúng ta lại tư hữu hoá, vậy thì có phải chúng ta đang ngày càng xa rời dần chủ nghĩa xã hội không hay là chúng ta đang tiếp cận ?
Minh : Tôi hiểu ý kiến anh Quốc rồi. Ý anh nói là đảng đang nói một đường làm một nẻo, tức là nói như thế này mà làm ngược lại.
Trà Mi : Xin mời ý kiến anh Quốc.
Hưng Quốc : Không phải đảng nói một đàng làm một nẻo, mà chúng ta hiện giờ đang bị lầm lẫn, xã hội đang bị lẫm lẫn. Cái chủ nghĩa xã hội hiện giờ đang là mô hình phổ biến trên thế giới là chủ nghĩa xã hội dân chủ. Chủ nghĩa xã hội dân chủ chấp nhận tư hữu hoá, chập nhận sống chung với chủ nghĩa tư bản, chấp nhận các giá trị nhân bản của xã hội. Đấy là mô hình phổ biến.
Và như các bạn đã học ở các trường đại học trong chương trình khoa học xã hội rất là đề cao mô hình của các nước Bắc Âu, hoặc là Pháp hoặc là Đức, bởi vì đó cũng là mô hình của chủ gnhĩâ xã hội. Vậy thì liệu chúng ta có phải đang đi trên con đường của chủ nghĩa xã hội đó không? Nghĩa là hiện giờ chúng ta gần như là đi ngược lại tiêu chí của chủ nghĩa xã hội do Mác đề ra.
Trà Mi : Xin mời ý kiến của các bạn khác bổ sung thêm.
Theo em thì trong cái quá trình mà qua độ đi tới thì thực sự mình chưa trải qua giai đoạn chế độ tư bản nên cái nền kinh tế cũng chưa có được đảm bảo khi mà bước lên theo định nghĩa cho nên em cũng thấy vấn đề rất là khó khăn nhưng em tin là xã hội chủ nghĩa sẽ làm được. Em tin là có một ngày nào đó nhà nước sẽ đưa ra con đường đúng đắn hơn, đưa những chính sách đúng đăn hơn để đất nước hoàn thiện hơn. Em chỉ biết vậy thôi.
Phượng
Tuấn Anh : Mình thì không có tìm hiểu về các chủ nghĩa nhiều đâu, nhưng ở cái xã hội nào thì mình nghĩ nó cũng có tham nhũng, chế độ nào cũng vậy từ trước tới nay vẫn có, nhưng mình nghĩ cái quan trọng nhứt là đối với một xã hội thì cái mức sống tối thiểu nhứt cho mỗi người dân thì nên đề cập đến thì dụ một số nghị định mới ban ra cấm hàng rong, cấm xe ba bánh, nếu làm một cách đột ngột như vậy thì mình nghĩ sẽ đấy những người đó đi vô con đường khác, chẳng hạn như họ đi ăn cướp, thì cái đó là một khả năng rất lớn.
Mình không hiểu chiều sâu chủ nghĩa lắm, nhưng mình nghĩ thì có nghĩa anh làm gì thì làm nhưng mà cái mức sống tối thiểu của người dân thì cần nên bảo đảm thì lúc đó anh đã thành công rất nhiều so với tất cả chế độ khác.
Trà Mi : Anh Tuấn Anh không bàn nhiều đến chủ nghĩâ xã hội mà anh chỉ nói đến đời sống người dân làm thế nào để năng cao hơn, phải không?
Nhưng mà bây giờ trở lại với câu hỏi mà Quốc đặt ra, tức là chúng ta nhìn thấy cái đặc điểm tiêu biểu nhứt của chủ nghĩa xã hội là làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, thứ hai là mọi quyền lực thuộc về nhân dân, và thứ ba là sở hữu tài sản thuộc về nhân dân để tiến lên công bằng xã hội.
Thì với 3 đặc điểm đó, các bạn thấy chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã đáp ứng được 3 đặc điểm tiêu biểu nhứt của chủ nghãi xã hội tiền đề hay chưa?
Tuấn Anh : Tôi có ý kiến một chút nghe.
Trà Mi : Dạ. Mời anh.
Tuấn Anh : Các bạn trong diễn đàn này từng tìm hiểu các giai đoạn lịch sử đất nước của 10 năm đầu sau giải phóng chưa? Tức là từ năm 1975 dến năm 1985-1986, thời điểm trước đổi mới. Không biết các bạn có thường tìm hiểu thời điểm lịch sử đó hay là nghe qua người lớn nói về giai đoạn đó hay chưa? Cái giai đoạn đó rõ ràng là đảng cộng sản đã phạm nhiều sai lầm.
Nếu có điều kiện tìm hiểu thì ta sẽ thấy được, ví dụ như là thủ tiêu, đánh tư sản, thủ tiêu chế độ tư hữu. Rõ ràng cái giai đoạn đó nó đẩy đất nước suýt rơi vào thảm hoạ cho dân tộc mình. Và chính người cộng sản trong giai đoạn đó họ cũng thấy những sai lầm phần nào đó của học thuyết Mác, ví dụ xây dựng chủ nghĩâ xã hội bằng công hữu hoá làm người ta sợ đi xuống.
Trà Mi : Cái sai lầm của quá khứ thì đảng cũng đã nhìn nhận và sửa sai thì bây giờ chúng ta chỉ nói về tình hình hiện tại và hưóng tới tương lai, thưa anh. Đường hướng nhà nước đang đi hiện tại thì anh thấy là đúng hay chưa, hay là có hiệu quả, có tính khả thi hay chưa?
Tuấn Anh : Theo quan niệm của tôi thì là đúng, nhưng chưa đủ, nghĩa là cải cách của nhà nước hiện nay còn chậm, rất chậm, nó có nhiều lực cản bên trong, tức là về tư tưởng có những đảng viên mang đường lối cũ, tư tưởng cũ và họ không muốn cải cách. Thứ hai là do bộ máy nhà nước mình quá cồng kềnh.
Trà Mi : Thế thì theo ý của anh thì để thúc đẩy quá trình cải cách nhanh hơn thì cần phải có những điều kiện như thế nào?
Tuấn Anh : Chuyện này nói chung là rất khó.
Trà Mi : Những khó khăn đó là gì? Và làm cách nào tháo gỡ được những trở ngại. Cuộc hội luận của chúng ta sẽ tiếp tục trong buổi tái ngộ vào giờ này sáng Thứ Tư tuần sau. Mong quý vị đừng quên giờ hẹn với Diễn Đàn nhé. Trà Mi thân ái kính chào.
Quý vị và các bạn muốn tham gia, hoặc góp tiếng, với "Diễn đàn bạn trẻ", xin email về vietweb@rfa.org hoặc để lại lời nhắn cho chúng tôi qua hộp thư thoại (202) 530 -7775, kèm theo số phone, chúng tôi sẽ liên lạc lại. Từ Việt Nam và các nước khác gọi vào Mỹ, xin bấm số 001 trứơc dãy số (202) 530-7775.
Tiếng Việt
2008.02.27
Trà Mi, phóng viên đài Á Châu Tự Do
Trà Mi hân hạnh được đón tiếp quý vị và các bạn trong chuyên mục Diễn Đàn Bạn Trẻ, nhịp cầu thảo luận-giao lưu của thanh niên trong và ngoài nước, phát thanh sáng Thứ Tư hàng tuần.
Như đã hẹn với quý vị từ tuần trứơc, Diễn đàn hôm nay, Trà Mi sẽ mời quý vị cùng bước qua một chủ đề thảo luận mới để ghi nhận quan điểm của giới trẻ về "Chủ nghĩa xã hội: lý tửơng hay ảo tưởng?"
Xin được giới thiệu sự tham gia của 5 người bạn trẻ lần đầu tiên góp tiếng với chương trình: Phượng, Hải, và Tuấn Anh ở Miền Nam, bạn Minh từ Miền Trung, và bạn Quốc - một du sinh đang học tập tại Pháp.
Phượng : Mình tên Phượng, mình đang sống ở Miền Nam.
Hải : Mình là Hải, mình cũng đang ở Miền Nam.
Minh : Tôi tên Minh, ở Miền Trung.
Tuấn Anh : Mình là Tuấn Anh. Mình sống ở Miền Nam.
Quốc : Mình là Hưng Quốc, du học sinh ở Paris (Pháp).
Trà Mi : Cảm ơn tất cả các bạn đã dành thời gian tham gia vào chương trình ngày hôm nay. Để ghi nhận ý kiến của người trẻ, những quan điểm, những sự hiểu biết của người trẻ về chủ nghĩa xã hội - ảo tưởng hay lý tưởng, thì trước tiên nói về chủ nghĩa xã hội thì xin các bạn cho biết sự hiểu biết của các bạn về chủ nghĩa xã hội như thế nào. Theo chỗ các bạn được hiểu thì chủ nghĩa xã hội là gì?
Hưng Quốc : Cái này xin cho em có ý kiến trước được không ạ?
Trà Mi : Xin mời Quốc.
Hưng Quốc : Trước hết em muốn làm rõ chủ nghĩa xã hội mà chúng ta bàn ở đây là chủ nghĩa xã hội gì, bởi vì chủ nghĩa xã hội chung nhất vốn là hình thái đối lập với chủ nghĩa tư bản nhưng mà trong quá trình phát triển của mình thì hiện giờ đang có rất nhiều cái mô hình của chủ nghĩa xã hội phát sinh từ đó. Mô hình chủ nghĩa xã hội thì bao gồm là chủ nghĩa xã hội dân chủ, chủ nghĩa xã hội mác xít, chủ nghĩa xã hội thậm chí là vô chính phủ, chủ nghĩa xã hội không tưởng chẳng hạn. Đó thì mình nên thống nhất trước khi chúng ta bàn.
Trước hết em muốn làm rõ chủ nghĩa xã hội mà chúng ta bàn ở đây là chủ nghĩa xã hội gì, bởi vì chủ nghĩa xã hội chung nhất vốn là hình thái đối lập với chủ nghĩa tư bản nhưng mà trong quá trình phát triển của mình thì hiện giờ đang có rất nhiều cái mô hình của chủ nghĩa xã hội phát sinh từ đó. Mô hình chủ nghĩa xã hội thì bao gồm là chủ nghĩa xã hội dân chủ, chủ nghĩa xã hội mác xít, chủ nghĩa xã hội thậm chí là vô chính phủ, chủ nghĩa xã hội không tưởng chẳng hạn. Đó thì mình nên thống nhất trước khi chúng ta bàn.
Hưng Quốc
Trà Mi : Trà Mi xin tập trung vào cái mô hình ở Việt Nam đang đi theo. Theo chỗ các bạn được hiểu thì chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, cái đặc điểm cũng như cái tính chất của nó ra sao?
Hải : Em có ý kiến được không chị Trà Mi?
Trà Mi : Mời Hải.
Hải : Chủ nghĩa xã hội theo như em ở Việt Nam thì em cảm thấy đó là một xã hội công bằng , dân chủ, người dân làm chủ ạ.
Hưng Quốc : Theo nhận xét của em thì không chính xác bởi vì chủ nghĩa xã hội theo khái niệm được dùng ở Việt Nam thì được coi như một giai đoạn trước khi tiến lên chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam, và cái mục tiêu của chủ nghĩa cộng sản là gì? Là xoá bỏ mọi giai cấp và công hữu hoá mọi tư liệu sản xuất, thì đó là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
Trà Mi : Với ý kiến của Quốc đưa ra thì các bạn khác có ý kiến nào khác không?
Minh : Tôi cũng đồng ý với ý kiến của Quốc.
Trà Mi : Anh Minh đồng ý. Vâng. Thế còn anh Tuấn Anh?
Tuấn Anh : Trong trường, từ lớp 12 đến đại học thì mình được học như vậy đó.
Trà Mi : Đó là những lý thuyết mà các bạn được hiểu về chủ nghĩa xã hội và các bạn được biết chủ nghĩa xã hội. Thế còn về mặt thực tế thì áp dụng trên tình hình thực tế ở Việt Nam hiện nay thì các bạn thấy chủ nghĩa xã hội từ lý thuyết cho tới thực tế thì nó có những điểm nào được thực thi hay nó có hiệu quả như thế nào và nó được áp dụng ra sao tại Việt Nam từ bấy đến nay? Anh Tuấn Anh có ý kiến gì không?
Tuấn Anh : Theo mình biết thì trước đây từ chế độ tư hữu nhà nước đánh tư sản, từ cái tư hữu trở thành công hữu. Nhưng bây giờ nhà nước lại bán, cổ phần hoá nhiều công ty, như vậy là bắt đầu từ tư thành công và bây giờ từ công biến thành tư, thì mình không hiểu sau này khi trở thành xã hội chủ nghĩa thì nó có từ cái tư trở thành cái công lại hay không?
Trà Mi : Đó là nhận xét của anh Tuấn Anh. Thế còn anh Minh, anh thấy là từ lý thuyết cho tới thực tế ở Việt Nam thì chủ nghĩa xã hội được áp dụng ra sao? Tính hiệu quả cũng như tính thực thi như thế nào?
Minh : Nói chung, theo tôi hiện giờ lý thuyết và thực tiễn nói chung còn cách rất xa. Mình có thể thấy rõ ràng nếu theo những người cộng sản người ta định nghĩa thì phải mấy trăm năm nữa. Nhưng mà theo tôi nghĩ thì những người cộng sản hiện giờ họ đang nhập nhằng, họ đang phân vân đường đi, một bên là mong muốn cải cách kinh tế nhà nước, tức là chuyển từ công sang tư hữu thì họ vấp phải sự phản kháng bên trong đảng cộng sản đó vì có nhiều luồng tư tưởng. Cho nên mặc dù con đường đi, theo quan điểm của tôi thì cải cách từ công hữu sang tư hữu là đúng mà con đường nó đi hiện giờ rất chậm.
AFP PHOTO
Trà Mi : Xin mời Quốc phát biểu ý kiến.
Hưng Quốc : Với em thì câu hỏi này đặt ra rất là khó bởi vì chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thì trước đây là mô hình Liên Xô làm lý tưởng xây dựng chủ nghĩa cộng sản, nhưng mà sau khi Liên Xô và Khối Đông Âu sụp đổ thì hiện giờ cái chủ nghĩa xã hội mình đang theo con đường thị trường và chỉ là cái định hướng xã hội chủ nghĩa mà thôi, nghĩâ là chúng ta chưa thực sự ở trong chủ nghĩa xã hội và thực chất là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội còn rất xa mới đạt được.
Trong tình hình như thế này thì con đường đi lên như thế nào đó thì ngay bản thân các nhà lãnh đạo trong nước cũng như người dân thì cũng rất là mù mờ và chưa biết con đường đi lên đó nó như thế nào. Vì thế theo em nghĩ thì cái chủ nghĩa xã hội đó luôn luôn là lý tưởng thôi, mà hiện giờ để thực hiện nó như thế nào thì mọi người đang rất là phân vân và cũng không biết nếu tiếp tục con đường đi như thế này thì tiếp theo sẽ đưa đất nước tới như thê nào.
Trà Mi : Phượng có ý kiến gì không?
Phượng : Theo em thì trong cái quá trình mà qua độ đi tới thì thực sự mình chưa trải qua giai đoạn chế độ tư bản nên cái nền kinh tế cũng chưa có được đảm bảo khi mà bước lên theo định nghĩa cho nên em cũng thấy vấn đề rất là khó khăn nhưng em tin là xã hội chủ nghĩa sẽ làm được. Em tin là có một ngày nào đó nhà nước sẽ đưa ra con đường đúng đắn hơn, đưa những chính sách đúng đăn hơn để đất nước hoàn thiện hơn. Em chỉ biết vậy thôi.
Hưng Quốc : Bạn Phượng, bạn ở Việt Nam, bạn có thể cho biết rõ hơn cái con đường mà đảng có thể vẽ ra hoặc cái con đường mới đó nó có hình thái như thế nào, làm thế nào để đạt được mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, tiếp theo là gì? Thì các bạn có thể đưa ra ý kiến về vấn đề này.
Phượng : Bây giờ đất nước còn nhiều khó khăn, tình trạng tham nhũng rất là nhiều, thì mình nghĩ là cái này có thể là trọng điểm cần phải được giải quyết. Mình muốn là các nhà lãnh đạo hoặc là nghiêm khắc hơn đối với những người tham nhũng, tham ô, vì nmình biết rằng có những người dân rất là vất vã, làm rất là cực khổ mới ra đồng tiền mà tại sao có những người chỉ ngồi một chỗ lại ăn trên mồ hôi nước mắt của người dân lao động.
Có những lúc mình đi ra đường nhìn những người vất vã bên cạnh những bộ phận ăn chơi rất là xa hoa thì mình muốn có một sự công bằng. Nhưng mà thực sự mình cũng không biết phải làm thế nào để có sụ công bằng đó. Mình chỉ có nghĩ được là giảm bớt tình trạng tham ô hiện nay thì là một điều rất là tốt.
Trà Mi : Đó là ý kiến của Phượng. Mời anh Minh .
Minh : Ý muốn của Phượng hơi khó thực hiện tại vì hiện nay những người trong đảng cộng sản họ nắm trong tay mọi quyền hành. Hầu như là mọi quyền hành pháp, lập pháp, toà án nói chung là họ nắm. Ví dụ nếu tham nhũng diễn ra ở cấp cao, đụng tới những nhân vật thân cận hya những người cấp cao thì họ bao che, họ cấm báo chí nói tớí. Và mình thấy trên mấy diễn đàn báo chí thì mình cũng biết điều đó. Thí dụ những tờ báo phanh phui một vụ tham nhũng đăng được một hai kỳ thì bị dừng lại, thì đó rõ ràng là có chỉ đạo ở phía trên. Nói chung là chống tham nhũng trong thể chế một đảng là rất khó.
Phượng : Đó chỉ là ý muốn thôi. Mình hy vọng đến một ngày nào đấy thì sẽ đạt được.
Trà Mi : Mời Hải .
Hải : Theo em nhận xét thì Việt Nam đang trong quá trình lên chủ nghĩa xã hội quá độ đó chị. Chưa có cái gì gọi là hoàn thành cả nhưng mà em cảm thấy rằng đó là một bước phát triển rất là triển vọng. Ví dụ như xã hội ta ngày xưa thì tham nhũng tham ô rất là nhiều nhưng mà ngày nay càng ngày càng khác nhau. Ví dụ như về an ninh, về kinh tế hay bất cứ mặt nào cũng đều đi lên. Đó là một sự lãnh đạo rất là sáng suốt của đảng và nhà nước ta. Và em nghĩa rằng cái chủ nghĩ xã hội ở nước Việt Nam ta bây giờ đang có một xu hướng tiến đến gần cái ý định mà người ta gần đạt tới rồi đó chị.
Trà Mi : Với nhận xét của Hải thì các bạn khác có đồng tình hay có phản đối gì không?
Hưng Quốc : Theo ý kiến của bạn Hải thì qua quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội, tiếp cận chủ nghĩa xã hội thì đảng và nhà nước đã đạt rất nhiều thành công, nhưng mà theo mình thì lại có một mâu thuẫn ở đây. Trước hết chủ nghĩa xã hội là gì? Là cái bước để chuẩn bị chuyển lên chủ nghĩâ cộng sản và chủ nghĩa cộng sản đề cao nhất là cái công bằng và xoá bỏ giai cấp, công hứu hoá các tư liệu xản xuất, vậy ngày nay cái mà chúng ta nhìn thấy là gì?
Là tư hữu hoá tư liệu sản xuất bằng cách cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước này, bằng cách là thị trường chứng khoán này, tất cả những cái đó thì hình như là nó đi ngược mục tiêu của chủ nghĩa xã hội và không phải là những cái mục tiêu cơ bản mác xít . Cái mục tiêu của chủ nghãi xã hội theo tư tưởng của Mác là phải xoá bỏ cái tư hữu mà hiện giờ chúng ta lại đi ngược lại bằng cách chúng ta lại tư hữu hoá, vậy thì có phải chúng ta đang ngày càng xa rời dần chủ nghĩa xã hội không hay là chúng ta đang tiếp cận ?
Minh : Tôi hiểu ý kiến anh Quốc rồi. Ý anh nói là đảng đang nói một đường làm một nẻo, tức là nói như thế này mà làm ngược lại.
Trà Mi : Xin mời ý kiến anh Quốc.
Hưng Quốc : Không phải đảng nói một đàng làm một nẻo, mà chúng ta hiện giờ đang bị lầm lẫn, xã hội đang bị lẫm lẫn. Cái chủ nghĩa xã hội hiện giờ đang là mô hình phổ biến trên thế giới là chủ nghĩa xã hội dân chủ. Chủ nghĩa xã hội dân chủ chấp nhận tư hữu hoá, chập nhận sống chung với chủ nghĩa tư bản, chấp nhận các giá trị nhân bản của xã hội. Đấy là mô hình phổ biến.
Và như các bạn đã học ở các trường đại học trong chương trình khoa học xã hội rất là đề cao mô hình của các nước Bắc Âu, hoặc là Pháp hoặc là Đức, bởi vì đó cũng là mô hình của chủ gnhĩâ xã hội. Vậy thì liệu chúng ta có phải đang đi trên con đường của chủ nghĩa xã hội đó không? Nghĩa là hiện giờ chúng ta gần như là đi ngược lại tiêu chí của chủ nghĩa xã hội do Mác đề ra.
Trà Mi : Xin mời ý kiến của các bạn khác bổ sung thêm.
Theo em thì trong cái quá trình mà qua độ đi tới thì thực sự mình chưa trải qua giai đoạn chế độ tư bản nên cái nền kinh tế cũng chưa có được đảm bảo khi mà bước lên theo định nghĩa cho nên em cũng thấy vấn đề rất là khó khăn nhưng em tin là xã hội chủ nghĩa sẽ làm được. Em tin là có một ngày nào đó nhà nước sẽ đưa ra con đường đúng đắn hơn, đưa những chính sách đúng đăn hơn để đất nước hoàn thiện hơn. Em chỉ biết vậy thôi.
Phượng
Tuấn Anh : Mình thì không có tìm hiểu về các chủ nghĩa nhiều đâu, nhưng ở cái xã hội nào thì mình nghĩ nó cũng có tham nhũng, chế độ nào cũng vậy từ trước tới nay vẫn có, nhưng mình nghĩ cái quan trọng nhứt là đối với một xã hội thì cái mức sống tối thiểu nhứt cho mỗi người dân thì nên đề cập đến thì dụ một số nghị định mới ban ra cấm hàng rong, cấm xe ba bánh, nếu làm một cách đột ngột như vậy thì mình nghĩ sẽ đấy những người đó đi vô con đường khác, chẳng hạn như họ đi ăn cướp, thì cái đó là một khả năng rất lớn.
Mình không hiểu chiều sâu chủ nghĩa lắm, nhưng mình nghĩ thì có nghĩa anh làm gì thì làm nhưng mà cái mức sống tối thiểu của người dân thì cần nên bảo đảm thì lúc đó anh đã thành công rất nhiều so với tất cả chế độ khác.
Trà Mi : Anh Tuấn Anh không bàn nhiều đến chủ nghĩâ xã hội mà anh chỉ nói đến đời sống người dân làm thế nào để năng cao hơn, phải không?
Nhưng mà bây giờ trở lại với câu hỏi mà Quốc đặt ra, tức là chúng ta nhìn thấy cái đặc điểm tiêu biểu nhứt của chủ nghĩa xã hội là làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, thứ hai là mọi quyền lực thuộc về nhân dân, và thứ ba là sở hữu tài sản thuộc về nhân dân để tiến lên công bằng xã hội.
Thì với 3 đặc điểm đó, các bạn thấy chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã đáp ứng được 3 đặc điểm tiêu biểu nhứt của chủ nghãi xã hội tiền đề hay chưa?
Tuấn Anh : Tôi có ý kiến một chút nghe.
Trà Mi : Dạ. Mời anh.
Tuấn Anh : Các bạn trong diễn đàn này từng tìm hiểu các giai đoạn lịch sử đất nước của 10 năm đầu sau giải phóng chưa? Tức là từ năm 1975 dến năm 1985-1986, thời điểm trước đổi mới. Không biết các bạn có thường tìm hiểu thời điểm lịch sử đó hay là nghe qua người lớn nói về giai đoạn đó hay chưa? Cái giai đoạn đó rõ ràng là đảng cộng sản đã phạm nhiều sai lầm.
Nếu có điều kiện tìm hiểu thì ta sẽ thấy được, ví dụ như là thủ tiêu, đánh tư sản, thủ tiêu chế độ tư hữu. Rõ ràng cái giai đoạn đó nó đẩy đất nước suýt rơi vào thảm hoạ cho dân tộc mình. Và chính người cộng sản trong giai đoạn đó họ cũng thấy những sai lầm phần nào đó của học thuyết Mác, ví dụ xây dựng chủ nghĩâ xã hội bằng công hữu hoá làm người ta sợ đi xuống.
Trà Mi : Cái sai lầm của quá khứ thì đảng cũng đã nhìn nhận và sửa sai thì bây giờ chúng ta chỉ nói về tình hình hiện tại và hưóng tới tương lai, thưa anh. Đường hướng nhà nước đang đi hiện tại thì anh thấy là đúng hay chưa, hay là có hiệu quả, có tính khả thi hay chưa?
Tuấn Anh : Theo quan niệm của tôi thì là đúng, nhưng chưa đủ, nghĩa là cải cách của nhà nước hiện nay còn chậm, rất chậm, nó có nhiều lực cản bên trong, tức là về tư tưởng có những đảng viên mang đường lối cũ, tư tưởng cũ và họ không muốn cải cách. Thứ hai là do bộ máy nhà nước mình quá cồng kềnh.
Trà Mi : Thế thì theo ý của anh thì để thúc đẩy quá trình cải cách nhanh hơn thì cần phải có những điều kiện như thế nào?
Tuấn Anh : Chuyện này nói chung là rất khó.
Trà Mi : Những khó khăn đó là gì? Và làm cách nào tháo gỡ được những trở ngại. Cuộc hội luận của chúng ta sẽ tiếp tục trong buổi tái ngộ vào giờ này sáng Thứ Tư tuần sau. Mong quý vị đừng quên giờ hẹn với Diễn Đàn nhé. Trà Mi thân ái kính chào.
Quý vị và các bạn muốn tham gia, hoặc góp tiếng, với "Diễn đàn bạn trẻ", xin email về vietweb@rfa.org hoặc để lại lời nhắn cho chúng tôi qua hộp thư thoại (202) 530 -7775, kèm theo số phone, chúng tôi sẽ liên lạc lại. Từ Việt Nam và các nước khác gọi vào Mỹ, xin bấm số 001 trứơc dãy số (202) 530-7775.
Tiếng Việt