violet09
03-16-2008, 07:59 PM
Hà Nội Hoàn Toàn Im Lặng Trước Vụ Ðàn Áp Của Trung Cộng Tại Tây Tạng
3/16/2008
Tin Hà Nội - Báo chí tại Việt Nam trong ba ngày qua đã hoàn toàn im lặng không đăng tải bất cứ tin tức nào về việc nổi dậy của người dân Tây Tạng tại thủ đô Lhasa, và việc Trung cộng đưa quân tới đàn áp những người biểu tình đã khiến cho cả thế giới phải lên án. Trong cuộc họp báo của bộ Ngoại giao Cộng sản Việt Nam, Phát ngôn viên của bộ này là Lê Dũng trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về Tây Tạng, họ Lê đã từ chối bình luận và nói rằng đây là việc nội bộ của Trung cộng. Việt Nam dù đã là một thành viên của Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, nhưng vẫn không dám lên tiếng về những sự kiện đang gây sự chú ý trên thế giới. Lê Dũng đã xoay sang nhận định về báo cáo về tình hình nhân quyền tại một số nước trên thế giới năm 2007 được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố trong tuần qua, trong đó có đề cập đến tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Và như thường lệ, Hà Nội đã lên tiếng chỉ trích bản báo cáo này dựa trên những thông tin thiếu khách quan định kiến và sai sự thật về tình hình thực tế ở Việt Nam.
Sau đó, Lê Dũng khoe khoang là trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc bảo đảm và phát huy ngày càng tốt hơn các quyền tự do của người dân trong mọi lĩnh vực, trong đó có tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin, và cho rằng Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng các quyền tự do, dân chủ của công dân. Tuy nhiên, tại Việt nam hiện nay không hề có một cơ quan tuyền thông và báo chí nào của tư nhân, tất cả đều là của nhà nước cộng sản Việt Nam.
Theo lời của họ Lê, thì Việt Nam nhất định không chấp nhận việc lợi dụng các quyền tự do, dân chủ để có các hành vi vi phạm pháp luật. Ở Việt Nam, không có đàn áp chính trị, không có ai bị bắt vì lý do chính kiến, tôn giáo, chỉ có những người vi phạm pháp luật bị xử theo đúng các quy định của Pháp luật Việt Nam. Hà Nội xác nhận Việt Nam và Hoa Kỳ có những khác biệt trong vấn đề nhân quyền, và cho rằng việc gia tăng các tiếp xúc, đối thoại trên cơ sở bình đẳng, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, sẽ giúp tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong vấn đề này.
SBTN
3/16/2008
Tin Hà Nội - Báo chí tại Việt Nam trong ba ngày qua đã hoàn toàn im lặng không đăng tải bất cứ tin tức nào về việc nổi dậy của người dân Tây Tạng tại thủ đô Lhasa, và việc Trung cộng đưa quân tới đàn áp những người biểu tình đã khiến cho cả thế giới phải lên án. Trong cuộc họp báo của bộ Ngoại giao Cộng sản Việt Nam, Phát ngôn viên của bộ này là Lê Dũng trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về Tây Tạng, họ Lê đã từ chối bình luận và nói rằng đây là việc nội bộ của Trung cộng. Việt Nam dù đã là một thành viên của Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, nhưng vẫn không dám lên tiếng về những sự kiện đang gây sự chú ý trên thế giới. Lê Dũng đã xoay sang nhận định về báo cáo về tình hình nhân quyền tại một số nước trên thế giới năm 2007 được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố trong tuần qua, trong đó có đề cập đến tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Và như thường lệ, Hà Nội đã lên tiếng chỉ trích bản báo cáo này dựa trên những thông tin thiếu khách quan định kiến và sai sự thật về tình hình thực tế ở Việt Nam.
Sau đó, Lê Dũng khoe khoang là trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc bảo đảm và phát huy ngày càng tốt hơn các quyền tự do của người dân trong mọi lĩnh vực, trong đó có tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin, và cho rằng Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng các quyền tự do, dân chủ của công dân. Tuy nhiên, tại Việt nam hiện nay không hề có một cơ quan tuyền thông và báo chí nào của tư nhân, tất cả đều là của nhà nước cộng sản Việt Nam.
Theo lời của họ Lê, thì Việt Nam nhất định không chấp nhận việc lợi dụng các quyền tự do, dân chủ để có các hành vi vi phạm pháp luật. Ở Việt Nam, không có đàn áp chính trị, không có ai bị bắt vì lý do chính kiến, tôn giáo, chỉ có những người vi phạm pháp luật bị xử theo đúng các quy định của Pháp luật Việt Nam. Hà Nội xác nhận Việt Nam và Hoa Kỳ có những khác biệt trong vấn đề nhân quyền, và cho rằng việc gia tăng các tiếp xúc, đối thoại trên cơ sở bình đẳng, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, sẽ giúp tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong vấn đề này.
SBTN