Dan Lee
03-18-2008, 03:58 PM
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần (23)
221. Tiên học lễ, hậu học văn
Ai cũng sung sướng khi nghĩ rằng trường học là nơi đáng tin cậy để phát triển con em của mình về ba mặt: đức dục, trí dục và thể dục. Trong ba mặt nầy, mặt đức dục là quan trọng nhất, như ông bà chúng ta đã xác tín: tiên học lễ, hậu học văn (trước, phải học đạo đức; sau, mới học chữ nghĩa). Vậy, trường học, muốn xứng danh là trường học, phải là nơi chú trọng đến vấn đề đạo đức trước hết.
222. Các thầy giáo, các cô giáo phải là những người đạo đức, gương mẫu
Người ta nói có ba điều đáng sợ: một là không có thức ăn, hai là không có thuốc uống, ba là không có thầy dạy.
Xã hội loài người hy vọng vào lớp trẻ, mà lớp trẻ lại nằm một phần lớn trong tay các thầy các cô. Bởi thế, các thầy các cô, trước hết, phải là những người đạo đức, gương mẫu, mới xứng đáng là những nhà giáo dục lớp trẻ.
223. Các người cha trong gia đình, các giáo sư trong trường học phải làm … mẹ nữa.
Muốn hưởng được một sự giáo dục toàn diện, đứa trẻ phải lãnh nhận được một sự giáo dục từ người cha gương mẫu và từ người mẹ đàng hoàng. Vì thế, Đức Giám mục Dupanloup khuyên các giáo sư và các người cha trong gia đình rằng: “Các vị hãy làm những người cha, và như vậy cũng chưa đủ, các vị hãy làm những người mẹ nữa.”
224. “Chúng tôi đang thiếu người!”
Nhiều người xót xa thốt lên: “Chúng tôi đang thiếu người!” trong khi họ có rất nhiều người đang làm việc cho họ, đang cộng tác với họ.
Té ra, họ không cần những người của đám đông, không cần những người chỉ biết a dua và bắt chước, không cần những người giả dối và lươn lẹo, không cần những người chỉ làm cho xong việc một cách vô hồn, không cần những người vô trách nhiệm, chỉ làm lấy qua lấy rồi.
Những người họ cần, đó là những người có lương tâm, những người biết làm việc chuyên cần, những người biết trọng danh dự, những người biết giữ lời mình đã nói ra. Những hạng người nầy rất hiếm. Vì thế, chúng ta không lạ gì khi nghe nhiều người than: “Chúng tôi đang thiếu người.”
225. Muốn thành công trong công việc
Muốn thành công trong công việc, chúng ta phải yêu công việc mình đang làm.
Công việc thế nào, thì không quan trọng. Điều quan trọng là khi chúng ta làm bất cứ một việc gì, chúng ta hãy hết sức yêu mến công việc đó, dẫu công việc đó rất tầm thường hoặc không ai biết đến.
Nếu chúng ta có tinh thần như thế, chúng ta sẽ luôn luôn thành công trong mọi công việc lớn nhỏ của mình.
226. Đức tin chết là một xác chết!
Buồn biết bao khi thấy một xác chết nằm trên giường: đôi mắt, xưa kia trong sáng, giờ đây nhắm lại luôn; đôi môi, xưa kia mở ra để cười, để nói, giờ đây khép lại mãi; và sau một thời gian ngắn nằm dưới lòng đất, thân xác lạnh nầy sẽ biến thành bụi đất.
Đó là hình ảnh Thánh Kinh gán cho người có đạo, tuy có đức tin, nhưng đức tin họ chết vìb họ sống khô khan, biếng nhác, không chịu làm các công việc lành, như lời xác quyết của thánh Giacôbê tông đồ: “Đức tin không có việc làm là đức tin chết” (2,26).
227. Một trong những cách để biết giá trị của một người
Có thể có những người cư xử đối với bề dưới một cách độc tài, một cách hẹp hòi, một cách lợi dụng.
Khi quan sát biết được như vậy, bạn có thể đánh giá những người đó là độc tài, hẹp hòi, ích kỷ. Lý do là vì không gì làm cho chúng ta hiểu rõ được giá trị của người khác cho bằng sự quan sát xem họ cư xử thế nào đối với bề dưới của họ.
228. Bằng cấp và thực chất
Trọng dụng người có bằng cấp nhưng không rõ khả năng thật sự của họ, đó là một trong những điều rất dễ rước lấy thất bại vì có thể những người nầy dễ vấp nhiều khiếm khuyết trong khi thực hành.
Người ta nói rằng: vào xin việc tại một hãng của người Pháp, bạn sẽ được hỏi câu sau đây ngay: “Anh có bằng cấp gì rồi?”, trái lại, vào xin việc tại một hãng người Anh hay người Mỹ, bạn sẽ được hỏi câu sau đây: “Anh có thể làm việc gì?” Đây là câu hỏi có ngụ ý nói rằng: anh có khả năng làm cái gì, tài lực của anh đâu, anh đem ra thi thố đi. Hãng chúng tôi đang đợi chờ kết quả của việc anh làm đây. Như vậy, mức đo lường khả năng của mỗi người mới đúng được.
Nói như vậy không phải là không trọng bằng cấp, nhưng bằng cấp phải đi đôi với thực chất của nó trong thực hành.
229. Không muốn cho đủ
Tình trạng đáng thương và khốn nạn nhất của con người hiện nay là hiểu biết thì nhiều nhưng muốn thì không đủ. Vì thế, chúng ta thấy vô số người, nhất là những người trẻ, đáng ra họ là những người phải có một sức mạnh tinh thần đến bạt núi lấp sông, nhưng họ lại là những người không dám muốn, hoặc muốn lưng chừng rồi bỏ cuộc, làm tiêu tan biết bao nhiêu mục đích cao đẹp của đời mình.
230. Giữ thinh lặng một thời gian sau rồi mới nói, mới làm
Khi chúng ta muốn nói một lời nào, hoặc khi chúng ta muốn quyết định một điều gì, nếu chúng ta chịu khó chờ đợi một thời gian trong thinh lặng, thì con người chúng ta sẽ bình tĩnh hơn, điềm đạm hơn, sâu sắc hơn, hiểu rõ tình hình hơn. Và lúc đó, nhờ biết tự chủ con người của mình, chúng ta sẽ ăn nói trầm tĩnh hơn, mạch lạc hơn, và đưa ra những quyết định đúng đắn hơn.
Giữ thinh lặng một thời gian sau rồi mới nói, giữ thinh lặng một thời gian sau rồi mới làm, điều nầy giúp chúng ta biết tập tự chủ con người của mình lần lần. Và khi tự chủ được con người của mình rồi, chúng ta sẽ dễ dàng thành công một cách tốt đẹp trong mọi công việc mình làm.
LM Nguyễn Vinh Gioang
221. Tiên học lễ, hậu học văn
Ai cũng sung sướng khi nghĩ rằng trường học là nơi đáng tin cậy để phát triển con em của mình về ba mặt: đức dục, trí dục và thể dục. Trong ba mặt nầy, mặt đức dục là quan trọng nhất, như ông bà chúng ta đã xác tín: tiên học lễ, hậu học văn (trước, phải học đạo đức; sau, mới học chữ nghĩa). Vậy, trường học, muốn xứng danh là trường học, phải là nơi chú trọng đến vấn đề đạo đức trước hết.
222. Các thầy giáo, các cô giáo phải là những người đạo đức, gương mẫu
Người ta nói có ba điều đáng sợ: một là không có thức ăn, hai là không có thuốc uống, ba là không có thầy dạy.
Xã hội loài người hy vọng vào lớp trẻ, mà lớp trẻ lại nằm một phần lớn trong tay các thầy các cô. Bởi thế, các thầy các cô, trước hết, phải là những người đạo đức, gương mẫu, mới xứng đáng là những nhà giáo dục lớp trẻ.
223. Các người cha trong gia đình, các giáo sư trong trường học phải làm … mẹ nữa.
Muốn hưởng được một sự giáo dục toàn diện, đứa trẻ phải lãnh nhận được một sự giáo dục từ người cha gương mẫu và từ người mẹ đàng hoàng. Vì thế, Đức Giám mục Dupanloup khuyên các giáo sư và các người cha trong gia đình rằng: “Các vị hãy làm những người cha, và như vậy cũng chưa đủ, các vị hãy làm những người mẹ nữa.”
224. “Chúng tôi đang thiếu người!”
Nhiều người xót xa thốt lên: “Chúng tôi đang thiếu người!” trong khi họ có rất nhiều người đang làm việc cho họ, đang cộng tác với họ.
Té ra, họ không cần những người của đám đông, không cần những người chỉ biết a dua và bắt chước, không cần những người giả dối và lươn lẹo, không cần những người chỉ làm cho xong việc một cách vô hồn, không cần những người vô trách nhiệm, chỉ làm lấy qua lấy rồi.
Những người họ cần, đó là những người có lương tâm, những người biết làm việc chuyên cần, những người biết trọng danh dự, những người biết giữ lời mình đã nói ra. Những hạng người nầy rất hiếm. Vì thế, chúng ta không lạ gì khi nghe nhiều người than: “Chúng tôi đang thiếu người.”
225. Muốn thành công trong công việc
Muốn thành công trong công việc, chúng ta phải yêu công việc mình đang làm.
Công việc thế nào, thì không quan trọng. Điều quan trọng là khi chúng ta làm bất cứ một việc gì, chúng ta hãy hết sức yêu mến công việc đó, dẫu công việc đó rất tầm thường hoặc không ai biết đến.
Nếu chúng ta có tinh thần như thế, chúng ta sẽ luôn luôn thành công trong mọi công việc lớn nhỏ của mình.
226. Đức tin chết là một xác chết!
Buồn biết bao khi thấy một xác chết nằm trên giường: đôi mắt, xưa kia trong sáng, giờ đây nhắm lại luôn; đôi môi, xưa kia mở ra để cười, để nói, giờ đây khép lại mãi; và sau một thời gian ngắn nằm dưới lòng đất, thân xác lạnh nầy sẽ biến thành bụi đất.
Đó là hình ảnh Thánh Kinh gán cho người có đạo, tuy có đức tin, nhưng đức tin họ chết vìb họ sống khô khan, biếng nhác, không chịu làm các công việc lành, như lời xác quyết của thánh Giacôbê tông đồ: “Đức tin không có việc làm là đức tin chết” (2,26).
227. Một trong những cách để biết giá trị của một người
Có thể có những người cư xử đối với bề dưới một cách độc tài, một cách hẹp hòi, một cách lợi dụng.
Khi quan sát biết được như vậy, bạn có thể đánh giá những người đó là độc tài, hẹp hòi, ích kỷ. Lý do là vì không gì làm cho chúng ta hiểu rõ được giá trị của người khác cho bằng sự quan sát xem họ cư xử thế nào đối với bề dưới của họ.
228. Bằng cấp và thực chất
Trọng dụng người có bằng cấp nhưng không rõ khả năng thật sự của họ, đó là một trong những điều rất dễ rước lấy thất bại vì có thể những người nầy dễ vấp nhiều khiếm khuyết trong khi thực hành.
Người ta nói rằng: vào xin việc tại một hãng của người Pháp, bạn sẽ được hỏi câu sau đây ngay: “Anh có bằng cấp gì rồi?”, trái lại, vào xin việc tại một hãng người Anh hay người Mỹ, bạn sẽ được hỏi câu sau đây: “Anh có thể làm việc gì?” Đây là câu hỏi có ngụ ý nói rằng: anh có khả năng làm cái gì, tài lực của anh đâu, anh đem ra thi thố đi. Hãng chúng tôi đang đợi chờ kết quả của việc anh làm đây. Như vậy, mức đo lường khả năng của mỗi người mới đúng được.
Nói như vậy không phải là không trọng bằng cấp, nhưng bằng cấp phải đi đôi với thực chất của nó trong thực hành.
229. Không muốn cho đủ
Tình trạng đáng thương và khốn nạn nhất của con người hiện nay là hiểu biết thì nhiều nhưng muốn thì không đủ. Vì thế, chúng ta thấy vô số người, nhất là những người trẻ, đáng ra họ là những người phải có một sức mạnh tinh thần đến bạt núi lấp sông, nhưng họ lại là những người không dám muốn, hoặc muốn lưng chừng rồi bỏ cuộc, làm tiêu tan biết bao nhiêu mục đích cao đẹp của đời mình.
230. Giữ thinh lặng một thời gian sau rồi mới nói, mới làm
Khi chúng ta muốn nói một lời nào, hoặc khi chúng ta muốn quyết định một điều gì, nếu chúng ta chịu khó chờ đợi một thời gian trong thinh lặng, thì con người chúng ta sẽ bình tĩnh hơn, điềm đạm hơn, sâu sắc hơn, hiểu rõ tình hình hơn. Và lúc đó, nhờ biết tự chủ con người của mình, chúng ta sẽ ăn nói trầm tĩnh hơn, mạch lạc hơn, và đưa ra những quyết định đúng đắn hơn.
Giữ thinh lặng một thời gian sau rồi mới nói, giữ thinh lặng một thời gian sau rồi mới làm, điều nầy giúp chúng ta biết tập tự chủ con người của mình lần lần. Và khi tự chủ được con người của mình rồi, chúng ta sẽ dễ dàng thành công một cách tốt đẹp trong mọi công việc mình làm.
LM Nguyễn Vinh Gioang