PDA

View Full Version : S - Sứ Điệp Phúc Âm:Những ngày cuối đời



Dan Lee
03-18-2008, 04:15 PM
Ngày 19 tháng 3, 2008: CHÚA NHẬT LỄ LÁ, NĂM A.

Sách Tiên Tri Isaia 50:4-7;Thư gửi Philipphê 2:6-11 và Bài Thương Khó Mathhiêu 26:14-27,66

Sứ Điệp Phúc Âm: Những ngày cuối đời: Chúa Giêsu khải hoàn vào Giêrusalem để rồi chịu đau khổ, hành hình và chết nhục nhã trên Thánh Giá.

Câu hỏi giáo lý

1. Ý nghĩa cành lá dừa trong truyền thống Cận Đông (Near East).

Cây dừa được nhìn thấy ở những ranh giới sa mạc miền Cận Đông. Thân cây dừa thẳng tấp, vươn cao tạo ý nghĩa hướng thượng, linh thánh trong dân Babylon. Cành lá dừa được dùng trang trí trong các đền thờ thần thánh thời bấy giờ. Thời Cỗ La Mã, cành lá dừa tượng trưng cho vui mừng và chiến thắng vinh quang. Nó cũng được tạo thành vòng hoa chiến thắng khoác lên cổ những anh hùng dân tộc.

Người Do Thái đã dùng cành lá dừa trải đường đón Chúa vào Giêrusalem, vui mừng tung hô Ngài như một vị vua khải hoàn. Sách Khải Huyền 7:9 cành lá dừa nói lên chiến thắng của những anh hùng tử đạo và được trang hoàng trong hang toại đạo. Người Việt Nam gọi là cành thiên tuế.

Cây dừa tượng trưng cho thanh thoát và thánh thiện.

Cành lá dừa tượng trưng cho chiến thắng vinh quang. Tử đạo cũng được coi là chiến thắng. Vị tử đạo là anh hùng đáng được tặng ban cành là chiến thắng thiên tuế.

2. Lịch sử Chúa Nhật Lễ Lá

Chúa Nhật trước Chúa Nhật Phục Sinh. Chúa Nhật Lễ Lá cũng được gọi là Chúa Nhật Thương Khó (Passion Sunday) bắt đầu Tuần Thánh (Holy Week). Phụng vụ Chúa Nhật Lễ Lá hòa trộn vui và buồn. Dân chúng hoan hô Chúa như một vị vua chiến thắng khải hoàn vào Giêrusalem, nhưng đồng thời ngay sau đó, chúng ta cũng nghe Bài Thương Khó tường thuật về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.

Nghi thức làm phép lá và kiệu lá bắt đầu ở Giêrusalem vào thế kỷ thứ Tư. Sau đó lan tràn sang Âu Châu và những vùng phụ cận.

Đức Giáo Hoàng Piô XII năm 1955 phục hồi Tuần Thánh và kêu gọi giáo dân hướng về việc suy tôn Chúa Kitô là Vua chiến thắng tội lỗi, cái chết và phục sinh vinh quang.

3. Tạm Nhật Thánh hay Tam Nhật Vượt Qua (Easter Triduum)

Đó là Ba ngày Thánh cử hành ba biến cố quan trọng của Chúa Giêsu:

Thứ Năm Tuần Thánh (Holy Thursday) cử hành Bữa Tiệc Ly của Chúa (Mass of The Lord’s Supper), kỷ niệm việc Chúa lập Bí Tích Thánh Thể. Có nghi thức rửa chân, nhưng không phải là “Thánh lễ rửa chân” như ngườI ta quen gọi. Sau Thánh Lễ Tiệc Ly sẽ không có thánh lễ trên toàn thế giới cho tới tối Thứ Bảy, đêm Vọng Phục Sinh và mừng Chúa Phục Sinh.

Thứ Sáu Tuần Thánh (Good Friday) cử hành cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu (Celebration of the Lord’s Passion). Phụng vụ bắt đầu sau 3giờ chiều và phải kết thúc trước mặt trời lặn. Thứ Sáu Tuần Thánh, ngày Chúa chết, ngày ăn chay kiêng thịt. Có rước lễ sau nghi thức hôn kính ảnh chuộc tội, nhưng không có “thánh lễ hôn chân Chúa!” như nhiều người hay gọi.

Thứ Bảy Tuần Thánh, Đêm Vọng Phục Sinh (Easter Vigil), cử hành Chúa Phục Sinh (Mass of the resurrection of the Lord). Đêm Vọng Phục Sinh bắt đầu bằng việc làm phép lửa, kiệu Nến Phục Sinh, Công Bố Tin Mừng Phục Sinh, Các bài đọc Cựu Ước và Tân Ước trình bày lịch sử cứu độ, lặp lại lời hứa khi Rửa Tội, Phụng Vụ Phép Rửa (Rửa tội cho người lớn), và phụng Vụ Thánh Thể.

Triduum (ba ngày thánh, cử hành ba biến cố: đau khổ, tử nạn và phục sinh của một con người là Chúa Giêsu) đòi buộc linh mục coi xứ phải cử hành cả ba và chỉ một chỗ thôi.
LM. Phêrô Trần Thế Tuyên