delta
03-19-2008, 09:55 AM
Cõi Nhạc Anh Việt - Riêng Một Góc Trời Quê Hương
Từ hàng ngũ những người văn nghệ sĩ một thuở lên đường theo gió mùa chinh chiến chống Pháp thời 1945, nhạc Sĩ Anh Việt đã khơi nguồn giòng nhạc của ông qua những cảm thức, những rung động của người trai thời loạn trước những chuyển động của lịch sử.
Từ nhạc phẩm đầu tay sáng tác vào mùa thu 1945:Bến Kiên Giang" - Quê hương ông, đến "Bến Cũ," đến "Một chuyến đi," đến "Lỡ chuyến Đò," đến "Thơ Ngây"... giòng nhạc của Anh Việt hiện ra và chảy tới như một nhánh sông lãng mạn, ngọt mềm, thuần khiết một cảnh thổ Việt Nam yêu dấu, trong bối cảnh khói lửa chiến tranh.
Hình ảnh của những nàng thôn nữ trong những đêm trăng ngà ngọc, hay sự quạnh quẽ hắt hiu một chiều vàng bên bến sông, vắng lạnh một con đò... đã là những sáng tác bất hủ làm nên một tên tuổi Anh Việt trong lịch sử âm nhạc Việt Nam.
Thẩm định về những tên tuổi đã hình thành những nhạc phẩm để đời cho dân tộc cho thế hệ mai sau, trong đó có sự so sánh giữa Phạm Duy và Anh Việt. Thi sĩ Du Tử Lê viết: nếu cõi nhạc Phạm Duy là cõi nhạc của những sắt cầm cọ sát, của những chia lìa bật máu, của những tiếc thương đắm chìm địa ngục, thì cõi nhạc của Anh Việt lại là cõi nhạc của những nỗi niềm mong manh, của những giao ước chung thân, của những thiên đường thề nguyện.
Đúng vậy, chỉ cần nghe một thanh âm, một cung bực từ nhạc phẩm "Bến Cũ" hay "Thơ ngây: từ đâu đó cất lên, người nghe đã cảm thấy bồi hồi xao xuyến. Cả một vùng trời quá khứ hiện ra ở trước mặt. Cả một giòng sông dĩ vãng để về theo ký ức mà trái tim ta đã dành cho một mái tóc, một đôi mắt, một khuôn mặt, một dáng dấp, một môi cười, ở một thành phố, một nơi chốn... mà ta đã choàng những vòng hoa tưởng tiếc.
Suốt một chu kỳ dài 20 năm (từ 1945 đến 1965) qua những biến chuyển của thời cuộc, và những biến cố của lịch sử, giòng nhạc của Anh Việt với những nhạc phẩm "Chiều Trong Rừng Thẳm," "Lỡ Chuyến Đò," "Một Chuyến Đi" và nhất là "Bến Cũ," "Thơ Ngây" đã bão hòa vào lòng quần chúng từ Bắc chí Nam. Bởi vì khi chiến tranh bủa rập đôi cánh đen của những con quái vật khổng lồ trên bầu trời Việt Nam vào thập niên 50, khi tình yêu của những người trẻ vừa qua tuổi dậy thì, chỉ còn là những vành khăn tang, quấn vội vã trên mái đầu xanh, thì cõi nhạc lãng mạn của Anh Việt xuất hiện như một cơn mưa xanh mát rượi như một giòng suối trong ngọt mềm, làm dịu cơn đau của thời thế, khỏa lấp sự kinh hoàng của chiến cuộc. Giống như "một thời để yêu và một thời để chết" - của nhà văn Remarque - đã viết trong tiếng Kinh chiều, khi nhìn thấy một cặp tình nhân gửi hồn nhau trong đáy mắt, trên đường hành quân ngược xuôị Những sáng tác của Anh Việt ở cuối thập niên 40 khi còn trai trẻ cho đến những thập niên 80-90 sau này trên bước đường lưu vong nơi hải ngoại, đã khiến ông như một sứ giả của tuổi trẻ. Bởi vì nhạc của ông với những âm giai đặc thù, với những ngôn ngữ trữ tình, với những điệp khúc mênh mang một cõi trời riêng biệt ẩn dấu trong mỗi một tâm hồn tuổi trẻ. Nói chung nhạc tình ca Quê Hương của Anh Việt không chỉ mang lại cho chúng ta một dòng sông nghìn trùng rộn rã buồn vui, mà còn mang lại cho chúng ta cả một miền quá khứ, ở đó chồng chất những kỷ niệm của đời ta, ở đó đong đầy những ân tình trọn nghĩa.
Tình yêu theo nghĩa rộng - không đóng khung ở một đôi lứa - thực sự muôn đời là một đồng tiền hai mặt. Mặt hạnh phúc và khổ đaụ Mặt thiên đường và địa ngục. Mặt hạnh ngộ chia lìạ Mặt hoan lạc và căm hận. Giòng nhạc của Anh Việt đã làm đầy cả hai mặt tương phản đó của tình yêu. Để chân dung tình yêu hiện ra như một thân thiết, như một an ủi, một vỗ về. Với nhạc tình của Anh Việt, người sứ giả của tình yêu qua nhạc phẩm đằm thắm "Thơ Ngây" ông đã mang đến cho tuổi trẻ Việt Nam thập niên 50 những giòng sữa thương yêu ngọt ngàọ Hơn thế nữa, ông là người đã mở một cánh cửa khác - cánh cửa thi ca và nhạc tình, cho tình yêu tuổi trẻ có nơi trở về, có chốn cư ngụ, giữa lúc mà cái luồng nhạc sát khí đằng đằng từ Trung Cộng từ Liên Xô bắt đầu xập xình "sol, đố, mì" thổi vào Việt Nam. Những sáng tác của Anh Việt vào thời điểm đó, sau khi đã bỏ khu chiến trở về thành, là những sáng tác mang hình ảnh của nắng mưa lầm lỡ, mây gió chia lìa, của thủy chung một đời, của thương yêu trọn kiếp.
Sau này những sáng tác của ông tuy có cao hơn, diệu vợi hơn, phong phú hơn trong tiết tấu và lời nhạc, nhưng người nghe vẫn nhận ra ngay dấu ấn Anh Việt trong cõi nhạc mênh mang, mẫn cảm của riêng ông, cho dù ông không ký tên.
Nhớ lại đêm Hội Ngộ "Anh Việt và Lê-Trọng Nguyễn" - hai tên tuổi lẫy lừng của nhạc vàng Việt Nam, đã là thần tượng của tôi và cũng là của rất nhiều người thế hệ trước, vào đầu thập niên 90, trong một tối mùa đông, tại tư thất của nhạc sĩ Anh Việt, khi tôi vừa mới sang Hoa Kỳ.
Đêm mùa đông năm đó, mưa phủ kín lòng đêm. Trời đã sang mùa lập đông. Căn phòng nhỏ nhạt nhòa trong vùng ánh sáng ngẩn ngợ Tiếng dương cầm rơi rớt, mênh mang gợi nhớ những giọt nắng chiều ngày cũ. Người nhạc sĩ ngồi đó, tay vờn trên phím đàn, nét mặt câm sầu như đá núi, mắt rưng rưng buồn thấp thoáng một giòng sông. "Qua bến nước xưa lá hoa về chiều. Lạnh lùng mềm đưa trong nắng lưa thưa. Khi đến cuối thôn chân bước không hờn. Nhớ sao là nhớ bóng người ngày xưa...
Lê Trọng Nguyễn đó, với "Nắng Chiều" một thuở nào của thính phòng Sài Gòn và Tokyo. Nhưng bây giờ, của thập niên 90, nhạc phẩm "Nắng Chiều" bồng bềnh, nổi trôi vào cõi nhớ vô cùng của tiết tấu dương cầm. Đẹp, lãng mạn, trữ tình.
Bây giờ, nơi xứ người, ngoài việc phải vật lộn với đời sống vật chất cho gia đình, một phần đời Anh cho tình bằng hữụ Một trong những người bạn cũ cùng một thuở lên đường chống Pháp, với khói đàn khi mái tóc còn xanh. Đó là nhạc sĩ Anh Việt, tác giả nhạc phẩm bất hủ "Bến Cũ." Lê Trọng Nguyễn từ Nam Cali đã điện thoại lên cho biết, ông sẽ có mặt trong buổi trình diện nhạc thính phòng vào chiều thứ Bảy này tại thành phố Santa Clara để chung vui ngày kỷ niệm nửa thế kỷ sáng tác của người bạn nghệ sĩ, và cũng để nghe lại nhạc phẩm "Bến Cũ" qua tiếng hát Ái Vân, một giọng hát giống như Thái Hằng một thuở nào năm 49-50 ngoài hậu phương.
"Bến ấy ngày xưa nhớ nhung biệt ly! Gió cuốn mây trôi về đâu?... Thấy bóng người về đâu?... Thấy bóng người về hay chưa?... Xa nhau bến xưa rồi đây... Chia ly thế thôi từ đây... Sầu chết bên lòng còn nặng nhớ mong..."
Ôi! "Bến Cũ" của thập niên 50, bây giờ trên bước chân lưu đày, tha phương cầu thực, người nghe nhạc phẩm mới thấy khắc khoải chờ mong một ngày về "Bến Cũ." Ngay chính tác giả, trong mái ấm gia đình, bên người vợ cảm thông và chan chứa ân tình - nàng thơ Tố Oanh - khi ngồi vào đàn, tìm về "Bến Cũ," trong những âm thanh thoi thóp, cũng long lanh giọt buồn trên khóe mắt. Niềm cảm hứng lại vơi, đầy, giữa Anh Việt và Lê Trọng Nguyễn trong "đêm tái ngộ." Tiếng dương cầm thay cho lời tâm sự, nhạc cất lên như phá vỡ không gian, Anh Việt bốc hứng tặng nàng thơ Tố Oanh, tặng Lê Trọng Nguyễn, tặng bằng hữu những sáng tác mới nhất của Anh - 17 ca khúc gợi nhớ quê hương. Thật không ngờ, Anh Việt còn đầy sức sáng tạo đến thế. Bao nhiêu năm im hơi lặng tiếng, bao nhiêu năm diện bích phong kiếm quy điền, bao nhiêu năm bình thản của một giòng sông, một bóng cây trong thơ Quang Dũng như Thanh Nam viết: "Chưa chắc cây cao hồ đã im, sông sâu hồ dễ sóng êm đềm, cây cao chừng đợi giờ giông bão, sông đợi mùa dâng sóng nước lên..." Thế nên, bao năm thầm lặng, cây đã gió lên, sông đã sóng về, từ trong bóng tối tiếng nhạc Anh Việt đã bừng bừng vang dậỵ Không còn là "Bến ấy, ngày xưa người đi, vấn vương biệt lỵ.." cũng không phải "khi ấy em còn thơ ngây. Đôi mắt chưa vương lệ sầu," cũng không phải điệu nhạc thanh bình lạc lõng "Đây ngày tươi sáng muôn chim cùng hót tưng bừng..." mà là những âm thanh được cất lên từ trái tim rướm máu của một người Việt Nam đã bị đánh bật ra khỏi quê hương.
Những âm thanh đó mang tên "Nhớ Quê Hương." Đó là nỗi tủi hờn của một kiếp tha hương, niềm bâng khuâng của một người không thể nào cắt lìa quá khứ, những xót đau của thân phận lưu đày ngày đêm thương nhờ quê hương và cũng là những ước vọng của một ngày trở về quê cũ.
Bây giờ đây, trước thềm Thế kỷ 21, tâm hồn của Anh Việt, cõi nhạc Anh Việt, chuyển biến sang cõi tâm linh. Ông muốn đưa tâm hồn con người vào Thiền Ca. Ông muốn dùng nhạc làm điểm tựa cuộc sống để con người có thể đạt được đến chân thiện, mỹ.
Đó là hoài vọng của một người nghệ sĩ chân chính trước, những xô bồ, phức tạp, nhức nhối của đời sống.
Những người đã có một lần, nghe nhạc Anh Việt, nghêu ngao hát nhạc Anh Việt ở miền thơ ấu, ở thuở thiếu thời, ở những ngày chinh chiến điêu linh, đã từng yêu mến tác giả, đã từng thuộc nằm lòng một nhạc phẩm nào đó của tác giả, có thể đến tham dự chương trình nhạc thính phòng kỷ niệm nửa thế kỷ âm nhạc của Anh Việt, vào lúc 2 giờ chiều thứ Bảy ngày 11 tháng Mười Hai năm 1999 tại Santa Clara Convention Center, để hàn huyên cùng Anh Việt, để bầy tỏ một cảm tình sâu đậm đối với một người nghệ sĩ đã dâng hiến sự nghiệp âm nhạc của mình cho dân tộc, cho lịch sử âm nhạc Việt Nam.
Một chiều Đông 1999.
Việt Mercury, 10/12/99
Sao Biển
(Nhà báo Sao Biển, tên thật Trần Ngọc Thanh, hiện đang hành nghề tại San Jose.)
Người gửi: Lê Phan
__________________
Từ hàng ngũ những người văn nghệ sĩ một thuở lên đường theo gió mùa chinh chiến chống Pháp thời 1945, nhạc Sĩ Anh Việt đã khơi nguồn giòng nhạc của ông qua những cảm thức, những rung động của người trai thời loạn trước những chuyển động của lịch sử.
Từ nhạc phẩm đầu tay sáng tác vào mùa thu 1945:Bến Kiên Giang" - Quê hương ông, đến "Bến Cũ," đến "Một chuyến đi," đến "Lỡ chuyến Đò," đến "Thơ Ngây"... giòng nhạc của Anh Việt hiện ra và chảy tới như một nhánh sông lãng mạn, ngọt mềm, thuần khiết một cảnh thổ Việt Nam yêu dấu, trong bối cảnh khói lửa chiến tranh.
Hình ảnh của những nàng thôn nữ trong những đêm trăng ngà ngọc, hay sự quạnh quẽ hắt hiu một chiều vàng bên bến sông, vắng lạnh một con đò... đã là những sáng tác bất hủ làm nên một tên tuổi Anh Việt trong lịch sử âm nhạc Việt Nam.
Thẩm định về những tên tuổi đã hình thành những nhạc phẩm để đời cho dân tộc cho thế hệ mai sau, trong đó có sự so sánh giữa Phạm Duy và Anh Việt. Thi sĩ Du Tử Lê viết: nếu cõi nhạc Phạm Duy là cõi nhạc của những sắt cầm cọ sát, của những chia lìa bật máu, của những tiếc thương đắm chìm địa ngục, thì cõi nhạc của Anh Việt lại là cõi nhạc của những nỗi niềm mong manh, của những giao ước chung thân, của những thiên đường thề nguyện.
Đúng vậy, chỉ cần nghe một thanh âm, một cung bực từ nhạc phẩm "Bến Cũ" hay "Thơ ngây: từ đâu đó cất lên, người nghe đã cảm thấy bồi hồi xao xuyến. Cả một vùng trời quá khứ hiện ra ở trước mặt. Cả một giòng sông dĩ vãng để về theo ký ức mà trái tim ta đã dành cho một mái tóc, một đôi mắt, một khuôn mặt, một dáng dấp, một môi cười, ở một thành phố, một nơi chốn... mà ta đã choàng những vòng hoa tưởng tiếc.
Suốt một chu kỳ dài 20 năm (từ 1945 đến 1965) qua những biến chuyển của thời cuộc, và những biến cố của lịch sử, giòng nhạc của Anh Việt với những nhạc phẩm "Chiều Trong Rừng Thẳm," "Lỡ Chuyến Đò," "Một Chuyến Đi" và nhất là "Bến Cũ," "Thơ Ngây" đã bão hòa vào lòng quần chúng từ Bắc chí Nam. Bởi vì khi chiến tranh bủa rập đôi cánh đen của những con quái vật khổng lồ trên bầu trời Việt Nam vào thập niên 50, khi tình yêu của những người trẻ vừa qua tuổi dậy thì, chỉ còn là những vành khăn tang, quấn vội vã trên mái đầu xanh, thì cõi nhạc lãng mạn của Anh Việt xuất hiện như một cơn mưa xanh mát rượi như một giòng suối trong ngọt mềm, làm dịu cơn đau của thời thế, khỏa lấp sự kinh hoàng của chiến cuộc. Giống như "một thời để yêu và một thời để chết" - của nhà văn Remarque - đã viết trong tiếng Kinh chiều, khi nhìn thấy một cặp tình nhân gửi hồn nhau trong đáy mắt, trên đường hành quân ngược xuôị Những sáng tác của Anh Việt ở cuối thập niên 40 khi còn trai trẻ cho đến những thập niên 80-90 sau này trên bước đường lưu vong nơi hải ngoại, đã khiến ông như một sứ giả của tuổi trẻ. Bởi vì nhạc của ông với những âm giai đặc thù, với những ngôn ngữ trữ tình, với những điệp khúc mênh mang một cõi trời riêng biệt ẩn dấu trong mỗi một tâm hồn tuổi trẻ. Nói chung nhạc tình ca Quê Hương của Anh Việt không chỉ mang lại cho chúng ta một dòng sông nghìn trùng rộn rã buồn vui, mà còn mang lại cho chúng ta cả một miền quá khứ, ở đó chồng chất những kỷ niệm của đời ta, ở đó đong đầy những ân tình trọn nghĩa.
Tình yêu theo nghĩa rộng - không đóng khung ở một đôi lứa - thực sự muôn đời là một đồng tiền hai mặt. Mặt hạnh phúc và khổ đaụ Mặt thiên đường và địa ngục. Mặt hạnh ngộ chia lìạ Mặt hoan lạc và căm hận. Giòng nhạc của Anh Việt đã làm đầy cả hai mặt tương phản đó của tình yêu. Để chân dung tình yêu hiện ra như một thân thiết, như một an ủi, một vỗ về. Với nhạc tình của Anh Việt, người sứ giả của tình yêu qua nhạc phẩm đằm thắm "Thơ Ngây" ông đã mang đến cho tuổi trẻ Việt Nam thập niên 50 những giòng sữa thương yêu ngọt ngàọ Hơn thế nữa, ông là người đã mở một cánh cửa khác - cánh cửa thi ca và nhạc tình, cho tình yêu tuổi trẻ có nơi trở về, có chốn cư ngụ, giữa lúc mà cái luồng nhạc sát khí đằng đằng từ Trung Cộng từ Liên Xô bắt đầu xập xình "sol, đố, mì" thổi vào Việt Nam. Những sáng tác của Anh Việt vào thời điểm đó, sau khi đã bỏ khu chiến trở về thành, là những sáng tác mang hình ảnh của nắng mưa lầm lỡ, mây gió chia lìa, của thủy chung một đời, của thương yêu trọn kiếp.
Sau này những sáng tác của ông tuy có cao hơn, diệu vợi hơn, phong phú hơn trong tiết tấu và lời nhạc, nhưng người nghe vẫn nhận ra ngay dấu ấn Anh Việt trong cõi nhạc mênh mang, mẫn cảm của riêng ông, cho dù ông không ký tên.
Nhớ lại đêm Hội Ngộ "Anh Việt và Lê-Trọng Nguyễn" - hai tên tuổi lẫy lừng của nhạc vàng Việt Nam, đã là thần tượng của tôi và cũng là của rất nhiều người thế hệ trước, vào đầu thập niên 90, trong một tối mùa đông, tại tư thất của nhạc sĩ Anh Việt, khi tôi vừa mới sang Hoa Kỳ.
Đêm mùa đông năm đó, mưa phủ kín lòng đêm. Trời đã sang mùa lập đông. Căn phòng nhỏ nhạt nhòa trong vùng ánh sáng ngẩn ngợ Tiếng dương cầm rơi rớt, mênh mang gợi nhớ những giọt nắng chiều ngày cũ. Người nhạc sĩ ngồi đó, tay vờn trên phím đàn, nét mặt câm sầu như đá núi, mắt rưng rưng buồn thấp thoáng một giòng sông. "Qua bến nước xưa lá hoa về chiều. Lạnh lùng mềm đưa trong nắng lưa thưa. Khi đến cuối thôn chân bước không hờn. Nhớ sao là nhớ bóng người ngày xưa...
Lê Trọng Nguyễn đó, với "Nắng Chiều" một thuở nào của thính phòng Sài Gòn và Tokyo. Nhưng bây giờ, của thập niên 90, nhạc phẩm "Nắng Chiều" bồng bềnh, nổi trôi vào cõi nhớ vô cùng của tiết tấu dương cầm. Đẹp, lãng mạn, trữ tình.
Bây giờ, nơi xứ người, ngoài việc phải vật lộn với đời sống vật chất cho gia đình, một phần đời Anh cho tình bằng hữụ Một trong những người bạn cũ cùng một thuở lên đường chống Pháp, với khói đàn khi mái tóc còn xanh. Đó là nhạc sĩ Anh Việt, tác giả nhạc phẩm bất hủ "Bến Cũ." Lê Trọng Nguyễn từ Nam Cali đã điện thoại lên cho biết, ông sẽ có mặt trong buổi trình diện nhạc thính phòng vào chiều thứ Bảy này tại thành phố Santa Clara để chung vui ngày kỷ niệm nửa thế kỷ sáng tác của người bạn nghệ sĩ, và cũng để nghe lại nhạc phẩm "Bến Cũ" qua tiếng hát Ái Vân, một giọng hát giống như Thái Hằng một thuở nào năm 49-50 ngoài hậu phương.
"Bến ấy ngày xưa nhớ nhung biệt ly! Gió cuốn mây trôi về đâu?... Thấy bóng người về đâu?... Thấy bóng người về hay chưa?... Xa nhau bến xưa rồi đây... Chia ly thế thôi từ đây... Sầu chết bên lòng còn nặng nhớ mong..."
Ôi! "Bến Cũ" của thập niên 50, bây giờ trên bước chân lưu đày, tha phương cầu thực, người nghe nhạc phẩm mới thấy khắc khoải chờ mong một ngày về "Bến Cũ." Ngay chính tác giả, trong mái ấm gia đình, bên người vợ cảm thông và chan chứa ân tình - nàng thơ Tố Oanh - khi ngồi vào đàn, tìm về "Bến Cũ," trong những âm thanh thoi thóp, cũng long lanh giọt buồn trên khóe mắt. Niềm cảm hứng lại vơi, đầy, giữa Anh Việt và Lê Trọng Nguyễn trong "đêm tái ngộ." Tiếng dương cầm thay cho lời tâm sự, nhạc cất lên như phá vỡ không gian, Anh Việt bốc hứng tặng nàng thơ Tố Oanh, tặng Lê Trọng Nguyễn, tặng bằng hữu những sáng tác mới nhất của Anh - 17 ca khúc gợi nhớ quê hương. Thật không ngờ, Anh Việt còn đầy sức sáng tạo đến thế. Bao nhiêu năm im hơi lặng tiếng, bao nhiêu năm diện bích phong kiếm quy điền, bao nhiêu năm bình thản của một giòng sông, một bóng cây trong thơ Quang Dũng như Thanh Nam viết: "Chưa chắc cây cao hồ đã im, sông sâu hồ dễ sóng êm đềm, cây cao chừng đợi giờ giông bão, sông đợi mùa dâng sóng nước lên..." Thế nên, bao năm thầm lặng, cây đã gió lên, sông đã sóng về, từ trong bóng tối tiếng nhạc Anh Việt đã bừng bừng vang dậỵ Không còn là "Bến ấy, ngày xưa người đi, vấn vương biệt lỵ.." cũng không phải "khi ấy em còn thơ ngây. Đôi mắt chưa vương lệ sầu," cũng không phải điệu nhạc thanh bình lạc lõng "Đây ngày tươi sáng muôn chim cùng hót tưng bừng..." mà là những âm thanh được cất lên từ trái tim rướm máu của một người Việt Nam đã bị đánh bật ra khỏi quê hương.
Những âm thanh đó mang tên "Nhớ Quê Hương." Đó là nỗi tủi hờn của một kiếp tha hương, niềm bâng khuâng của một người không thể nào cắt lìa quá khứ, những xót đau của thân phận lưu đày ngày đêm thương nhờ quê hương và cũng là những ước vọng của một ngày trở về quê cũ.
Bây giờ đây, trước thềm Thế kỷ 21, tâm hồn của Anh Việt, cõi nhạc Anh Việt, chuyển biến sang cõi tâm linh. Ông muốn đưa tâm hồn con người vào Thiền Ca. Ông muốn dùng nhạc làm điểm tựa cuộc sống để con người có thể đạt được đến chân thiện, mỹ.
Đó là hoài vọng của một người nghệ sĩ chân chính trước, những xô bồ, phức tạp, nhức nhối của đời sống.
Những người đã có một lần, nghe nhạc Anh Việt, nghêu ngao hát nhạc Anh Việt ở miền thơ ấu, ở thuở thiếu thời, ở những ngày chinh chiến điêu linh, đã từng yêu mến tác giả, đã từng thuộc nằm lòng một nhạc phẩm nào đó của tác giả, có thể đến tham dự chương trình nhạc thính phòng kỷ niệm nửa thế kỷ âm nhạc của Anh Việt, vào lúc 2 giờ chiều thứ Bảy ngày 11 tháng Mười Hai năm 1999 tại Santa Clara Convention Center, để hàn huyên cùng Anh Việt, để bầy tỏ một cảm tình sâu đậm đối với một người nghệ sĩ đã dâng hiến sự nghiệp âm nhạc của mình cho dân tộc, cho lịch sử âm nhạc Việt Nam.
Một chiều Đông 1999.
Việt Mercury, 10/12/99
Sao Biển
(Nhà báo Sao Biển, tên thật Trần Ngọc Thanh, hiện đang hành nghề tại San Jose.)
Người gửi: Lê Phan
__________________