Dan Lee
03-20-2008, 03:35 PM
LỜI NGUYỆN VÀO THÀNH JERUSALEM
Lạy Chúa, Chúa đã nói với người mù: “Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu anh!” Tức khắc, anh ta nhìn thấy được và đi theo Người trên con đường Người đi. Anh đã chọn một lối đi riêng cho anh. Chuẩn bị Lễ Vượt Qua, Chúa từ Jêricô về Jerusalem. Trong đám người từ Jêricô này có anh mù Batimê. Hôm nay con nghĩ nhiều tới anh trong cuộc rước Lá. Bằng một linh hồn khôn ngoan, anh tìm cho mình một hướng đi. Ở những bước chân con đang đi đây, anh mù Batimê ngày xưa cũng đã đi.
Lạy Chúa, Con không đến đây như khách du lịch. Con là kẻ hành hương. Con muốn đi lại những con đường lịch sử có thật. Trên đường đi, con thấy lòng mình thật bâng khuâng. Nơi này Chúa đã thực sự bước đi sao? Con thấy Chúa quá gần con người. Chúa là con người thật sự. Nơi này anh mù Batimê đã đi hay sao. Họ là những con người thật sự.
Khi đọc bài Chúa vào thành, con tưởng Chúa đi trên một đường mòn, như con đường làng. Thấy địa lý vùng này con mới thấm thía khi Chúa dừng chân khóc Jerusalem. Từ Bêtania và Bethage, leo núi Ôliu, từ độ cao con nhìn xuống, dưới chân núi Ôliu là thung lũng Kidron, và bên kia là thành Jerusalem. Ở độ cao này, ánh mặt trời ngả chiều hắt xuống mái vàng đền thờ. Bây giờ con mới thấy sự hoành tráng của các vì vua Salomon. Con hiểu tại sao các môn đệ phải trầm trồ khen ngợi. Kìa! Thầy nhìn vẻ đẹp của đền thờ. Ðứng trên triền núi nhìn qua thung lũng Kidron, Jesusalem rất gần. Gần trong không gian mà khó đến vì ngăn cách một thung lũng. Thung lũng nhỏ thôi nhưng khó đến trong ý nghĩa thiêng liêng. Phêrô chạy trốn. Chính thung lũng Kidron này là nơi Ðavít đem quân lập quốc. Bên này núi Ôliu, bây giờ có đền thờ Chúa khóc thương Jerusalem. Ánh chiều hắt xuống, mầu vàng đền thờ rực sáng. Bên bờ núi Ôliu này Chúa đem các môn đệ đến cầu nguyện và nghỉ ngơi. Hai nghìn năm xưa với rừng ôliu thinh vắng, bên bờ núi này Chúa bị bắt. Ðứng trên sườn đồi nhìn qua bên kia Jerusalem, con không ngờ con đang đi giữa những dấu tích lịch sử có thật của một thời Chúa đã đi qua. Con phân vân hỏi lòng. Thiên Chúa gần gũi con người đến như vậy sao.
Con đang vào Tuần Thánh. Ðường đến Jerusalem với bóng hình của hai cuộc gặp gỡ: Ông Dakêu và người mù Batimê.
Ông Dakêu và người mù, cả hai đều là người “muốn nhìn.”
Ðể nhìn rõ, cả hai tìm lối lên cao.
Ðoàn người rước Lá qua chân núi Ôliu, nơi hôm nay có vương cung thánh đường Gietsimani. Vườn Gietsimani còn sót lại mấy gốc ôliu già không biết từ nghìn năm nào. Qua vườn Gietsimani là tới chân thung lũng vào cổng thành Jerusalem rồi. Qua cổng thành, chừng mươi phút sẽ tới hồ Betsaiđa, nơi Chúa chữa người bất toại.
Lạy Chúa, Trên con đường này, đi thêm vài chục mét nữa là dinh tổng trấn Philatô. Con đang ở rất gần nơi Chúa đã đứng ngày xưa. Chặng Ðàng Thánh Giá bắt đầu từ dinh tổng trấn này lên đồi Golgotha. Một chặng đường lên cao cho những ai muốn nhìn. Chắc đoạn này phải có chân người mù Batimê từ Jêricô. Vì anh là kẻ đi tìm ánh sáng, kẻ muốn nhìn.
Muốn sống vẻ đẹp phải là kẻ muốn nhìn.
Muốn nhìn vẻ đẹp phải lên cao.
Muốn lên cao cần phải bỏ đi những gì cản trở.
* * *
Lạy Chúa, nhiều người đã nâng đỡ con đi, đã chỉ cho con đi. Con hiểu bước chân người mục tử phải đi về đâu, xin cho con những ơn cần thiết. Làm sao con chuẩn bị lối đi hôm nay để bước vào đền thánh vĩnh cửu giờ con chết. Con dự ngày lễ Lá ở Jerusalem cũng chẳng có ý nghĩa gì nếu không gặp dấu chân người xưa đã đi.
Mỗi người đều có một bước chân đi. Chúa về Jerusalem để hoàn tất mầu nhiệm cứu độ. Trong hành trình này Chúa nghỉ chân ở nhà mấy chị em Mácta. Trưa nay con đang đi dưới bầu trời hanh nắng của vùng trời Chúa đã đi qua. Căn nhà Mácta không còn. Bóng người xưa không còn. Còn lại là những trang Kinh Thánh nói cho con về những tình cảm êm đềm của mấy chị em này. Con mong sao những nơi con dừng chân cũng có những tình cảm êm đềm như thế. Có nhiều thứ tình cảm hôm nay, có nhiều thứ liên hệ thiệt thòi cho bước chân tự do. Chúa không tránh những liên hệ cảm tình. Phúc Âm tường thuật khi nghe tin Chúa đến, mấy chị em mừng lắm, chạy ra đón Chúa. Tình cảm của Chúa là tình cảm rất con người. Con mong sao và con sẽ gìn giữ những liên hệ tình cảm với người này, gia đình kia được thánh thiện, đơn sơ vui vẻ như liên hệ giữa Chúa với mấy chị em Mácta.
Xin cho con tha thiết với ánh sáng như anh mù Batimê. Con cần can đảm đứng phắt dậy trong nhiều hoàn cảnh. Như người mù khi nghe Chúa gọi, đứng phắt dậy, vứt cái áo choàng. Con cần Chúa cho con tinh tế đối với những tấm áo choàng ăn xin mà hôm nay nó bao quanh cuộc sống bằng nhiều hình thức khác nhau. Xin tình cảm. Xin quyền lực. Có nhiều công trình xem ra rất đẹp, nhưng nó vẫn là những chiếc áo choàng xin ăn. Nhiều khi xin ăn hôm nay là một nghệ thuật. Có khi người ta xét một người có giá trị nhiều hay ít là do khả năng người đó xin được nhiều hay ít. Từ nghệ thuật xin ăn, nếu con tự tìm giá trị cho mình bằng những cuộc xin ăn thì tấm áo choàng trở nên quá nặng rồi. Con cần tinh tế để biết lúc nào phải bỏ chiếc áo choàng lại.
Con cần đứng phắt dậy trong nhiều đau đớn. Có những bóng đêm con tự xoay mình trong đó. Nó có thể là quá khứ nuối tiếc, nó có thể là hiện tại hoang mang. Nó có thể là ngần ngại mỏi mệt. Anh mù ngồi bên bờ đường nhưng không ngồi bơ phờ. Anh để ý người ta nói gì về Chúa. Anh không nhìn thấy mầu sắc ngoài trời, anh nhìn mầu sắc trong linh hồn. Cuộc đời anh vẫn là theo dõi một người, bởi anh biết người ấy thuộc dòng dõi con vua Ðavít. Trong cái bóng tối buồn bã của con, chớ gì con biết ngồi ở chỗ Chúa có thể nhìn thấy đời con.
Xin Chúa con con sáng kiến như ông Dakêu. Cuộc sống đẹp là bước chân không gì ràng buộc được. Có nhiều thứ lên cao, nhưng lên cao để nhìn và để được nhìn là hai con đường khác nhau. Cũng như con đường xuống thấp cũng vậy, xuống thấp để lãnh nhận như Dakêu thì khác xuống thấp trong bất mãn. Con muốn lên cao để tìm mình, để nhìn trời, để gặp Chúa và yêu đời.
(Jerusalem Tuần Thánh 2006, Trích tập suy niệm KẺ ÐI TÌM, sẽ xuất bản 2010)
Nguyễn Tầm Thường
Lạy Chúa, Chúa đã nói với người mù: “Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu anh!” Tức khắc, anh ta nhìn thấy được và đi theo Người trên con đường Người đi. Anh đã chọn một lối đi riêng cho anh. Chuẩn bị Lễ Vượt Qua, Chúa từ Jêricô về Jerusalem. Trong đám người từ Jêricô này có anh mù Batimê. Hôm nay con nghĩ nhiều tới anh trong cuộc rước Lá. Bằng một linh hồn khôn ngoan, anh tìm cho mình một hướng đi. Ở những bước chân con đang đi đây, anh mù Batimê ngày xưa cũng đã đi.
Lạy Chúa, Con không đến đây như khách du lịch. Con là kẻ hành hương. Con muốn đi lại những con đường lịch sử có thật. Trên đường đi, con thấy lòng mình thật bâng khuâng. Nơi này Chúa đã thực sự bước đi sao? Con thấy Chúa quá gần con người. Chúa là con người thật sự. Nơi này anh mù Batimê đã đi hay sao. Họ là những con người thật sự.
Khi đọc bài Chúa vào thành, con tưởng Chúa đi trên một đường mòn, như con đường làng. Thấy địa lý vùng này con mới thấm thía khi Chúa dừng chân khóc Jerusalem. Từ Bêtania và Bethage, leo núi Ôliu, từ độ cao con nhìn xuống, dưới chân núi Ôliu là thung lũng Kidron, và bên kia là thành Jerusalem. Ở độ cao này, ánh mặt trời ngả chiều hắt xuống mái vàng đền thờ. Bây giờ con mới thấy sự hoành tráng của các vì vua Salomon. Con hiểu tại sao các môn đệ phải trầm trồ khen ngợi. Kìa! Thầy nhìn vẻ đẹp của đền thờ. Ðứng trên triền núi nhìn qua thung lũng Kidron, Jesusalem rất gần. Gần trong không gian mà khó đến vì ngăn cách một thung lũng. Thung lũng nhỏ thôi nhưng khó đến trong ý nghĩa thiêng liêng. Phêrô chạy trốn. Chính thung lũng Kidron này là nơi Ðavít đem quân lập quốc. Bên này núi Ôliu, bây giờ có đền thờ Chúa khóc thương Jerusalem. Ánh chiều hắt xuống, mầu vàng đền thờ rực sáng. Bên bờ núi Ôliu này Chúa đem các môn đệ đến cầu nguyện và nghỉ ngơi. Hai nghìn năm xưa với rừng ôliu thinh vắng, bên bờ núi này Chúa bị bắt. Ðứng trên sườn đồi nhìn qua bên kia Jerusalem, con không ngờ con đang đi giữa những dấu tích lịch sử có thật của một thời Chúa đã đi qua. Con phân vân hỏi lòng. Thiên Chúa gần gũi con người đến như vậy sao.
Con đang vào Tuần Thánh. Ðường đến Jerusalem với bóng hình của hai cuộc gặp gỡ: Ông Dakêu và người mù Batimê.
Ông Dakêu và người mù, cả hai đều là người “muốn nhìn.”
Ðể nhìn rõ, cả hai tìm lối lên cao.
Ðoàn người rước Lá qua chân núi Ôliu, nơi hôm nay có vương cung thánh đường Gietsimani. Vườn Gietsimani còn sót lại mấy gốc ôliu già không biết từ nghìn năm nào. Qua vườn Gietsimani là tới chân thung lũng vào cổng thành Jerusalem rồi. Qua cổng thành, chừng mươi phút sẽ tới hồ Betsaiđa, nơi Chúa chữa người bất toại.
Lạy Chúa, Trên con đường này, đi thêm vài chục mét nữa là dinh tổng trấn Philatô. Con đang ở rất gần nơi Chúa đã đứng ngày xưa. Chặng Ðàng Thánh Giá bắt đầu từ dinh tổng trấn này lên đồi Golgotha. Một chặng đường lên cao cho những ai muốn nhìn. Chắc đoạn này phải có chân người mù Batimê từ Jêricô. Vì anh là kẻ đi tìm ánh sáng, kẻ muốn nhìn.
Muốn sống vẻ đẹp phải là kẻ muốn nhìn.
Muốn nhìn vẻ đẹp phải lên cao.
Muốn lên cao cần phải bỏ đi những gì cản trở.
* * *
Lạy Chúa, nhiều người đã nâng đỡ con đi, đã chỉ cho con đi. Con hiểu bước chân người mục tử phải đi về đâu, xin cho con những ơn cần thiết. Làm sao con chuẩn bị lối đi hôm nay để bước vào đền thánh vĩnh cửu giờ con chết. Con dự ngày lễ Lá ở Jerusalem cũng chẳng có ý nghĩa gì nếu không gặp dấu chân người xưa đã đi.
Mỗi người đều có một bước chân đi. Chúa về Jerusalem để hoàn tất mầu nhiệm cứu độ. Trong hành trình này Chúa nghỉ chân ở nhà mấy chị em Mácta. Trưa nay con đang đi dưới bầu trời hanh nắng của vùng trời Chúa đã đi qua. Căn nhà Mácta không còn. Bóng người xưa không còn. Còn lại là những trang Kinh Thánh nói cho con về những tình cảm êm đềm của mấy chị em này. Con mong sao những nơi con dừng chân cũng có những tình cảm êm đềm như thế. Có nhiều thứ tình cảm hôm nay, có nhiều thứ liên hệ thiệt thòi cho bước chân tự do. Chúa không tránh những liên hệ cảm tình. Phúc Âm tường thuật khi nghe tin Chúa đến, mấy chị em mừng lắm, chạy ra đón Chúa. Tình cảm của Chúa là tình cảm rất con người. Con mong sao và con sẽ gìn giữ những liên hệ tình cảm với người này, gia đình kia được thánh thiện, đơn sơ vui vẻ như liên hệ giữa Chúa với mấy chị em Mácta.
Xin cho con tha thiết với ánh sáng như anh mù Batimê. Con cần can đảm đứng phắt dậy trong nhiều hoàn cảnh. Như người mù khi nghe Chúa gọi, đứng phắt dậy, vứt cái áo choàng. Con cần Chúa cho con tinh tế đối với những tấm áo choàng ăn xin mà hôm nay nó bao quanh cuộc sống bằng nhiều hình thức khác nhau. Xin tình cảm. Xin quyền lực. Có nhiều công trình xem ra rất đẹp, nhưng nó vẫn là những chiếc áo choàng xin ăn. Nhiều khi xin ăn hôm nay là một nghệ thuật. Có khi người ta xét một người có giá trị nhiều hay ít là do khả năng người đó xin được nhiều hay ít. Từ nghệ thuật xin ăn, nếu con tự tìm giá trị cho mình bằng những cuộc xin ăn thì tấm áo choàng trở nên quá nặng rồi. Con cần tinh tế để biết lúc nào phải bỏ chiếc áo choàng lại.
Con cần đứng phắt dậy trong nhiều đau đớn. Có những bóng đêm con tự xoay mình trong đó. Nó có thể là quá khứ nuối tiếc, nó có thể là hiện tại hoang mang. Nó có thể là ngần ngại mỏi mệt. Anh mù ngồi bên bờ đường nhưng không ngồi bơ phờ. Anh để ý người ta nói gì về Chúa. Anh không nhìn thấy mầu sắc ngoài trời, anh nhìn mầu sắc trong linh hồn. Cuộc đời anh vẫn là theo dõi một người, bởi anh biết người ấy thuộc dòng dõi con vua Ðavít. Trong cái bóng tối buồn bã của con, chớ gì con biết ngồi ở chỗ Chúa có thể nhìn thấy đời con.
Xin Chúa con con sáng kiến như ông Dakêu. Cuộc sống đẹp là bước chân không gì ràng buộc được. Có nhiều thứ lên cao, nhưng lên cao để nhìn và để được nhìn là hai con đường khác nhau. Cũng như con đường xuống thấp cũng vậy, xuống thấp để lãnh nhận như Dakêu thì khác xuống thấp trong bất mãn. Con muốn lên cao để tìm mình, để nhìn trời, để gặp Chúa và yêu đời.
(Jerusalem Tuần Thánh 2006, Trích tập suy niệm KẺ ÐI TÌM, sẽ xuất bản 2010)
Nguyễn Tầm Thường