delta
03-21-2008, 09:59 AM
Thiếu máu - Nguyên nhân - Triệu chứng - Phương pháp điều trị
Thiếu máu là gì ?
Thiếu máu là sự giảm số lượng hồng cầu hay lượng hemoglobin thấp hơn mức bình thường.
Thiếu máu được phát hiện như thế nào ?
Thiếu máu thường được phát hiện và chẩn đoán khi làm xét nghiệm máu.
Công thức máu là gì ?
Công thức máu là người ta đếm từng loại tế bào có trong máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu). Ngày nay, có nhiều loại máy đếm tự động, cho kết quả 6 thông số của công thức máu :
Số lượng hồng cầu.
Hematocrit.
Hemoglobin.
Số lượng bạch cầu.
Các loại tế bào máu khác.
Số lượng tiểu cầu.
Chỉ có ba thông số đầu trong số 6 thông số trên giúp chẩn đoán thiếu máu. Đó là: hồng cầu, hematocrit, và hemoglobin.
Hồng cầu là gì ?
Tế bào máu đỏ là loại tế bào chiếm số lượng nhiều nhất trong máu. Mỗi người có hàng triệu hồng cầu, đó là những tế bào nhỏ hình đĩa lõm 2 mặt. Đếm tế bào hồng cầu để xác định xem có giảm ( thiếu máu ) hay tăng (đa hồng cầu) số lượng tế bào hồng cầu.
Trong công thức máu, người ta xác định được số lượng, kích thước của hồng cầu. Hình dạng của tế bào hồng cầu cũng có thể quan sát được dưới kính hiển vi. Tất cả những dữ kiện này, số lượng, kích thước, hình dạng thường dùng để chẩn đoán thiếu máu. Nếu có thiếu máu, bác sĩ sẽ xác định thiếu máu loại gì.
Hematocrit là gì ?
Hematocrit rất thuận lợi trong việc xác định có hay không có sự tăng, giảm hay bình thường tế bào hồng cầu. Hematocrit đặc trưng cho việc đo số lượng hồng cầu.
Hematocrit được thực hiện như thế nào ?
Hematocrit thường được thực hiện bằng cách chích máu ở đầu ngón tay và nhỏ giọt máu vào trong một ống bằng thuỷ tinh nhỏ. Sau đó máu được cho quay li tâm. Khi đó người ta đo tỷ lệ hồng cầu bên dưới với chiều cao cột máu. Nếu tỷ lệ này 45 %. Thì hematocrit là 45 %.
Hemoglobin là gì ?
Hemoglobin là một huyết cầu tố. Nó làm cho tế bào hồng cầu cũng như máu có màu đỏ. Về mặt chức năng, hemoglobin là một hợp chất hoá học gắn oxi và chuyên chở oxi từ phổi đến khắp các mô trong cơ thể. Vai trò chủ yếu của oxi là giúp tế bào tạo ra năng lượng. Máu cũng vận chuyển cả carbon dioxide ( CO 2 ), là sản phẩm trong quá trình chuyển hoá năng lượng, nó được mang đến phổi và thải ra ngoài không khí.
Tại sao lượng hemoglobin trung bình lại thấp ?
Một số người bị thiếu máu có lượng hemoglobin trung bình thấp. Thường những người này có số lượng hồng cầu thấp và cả hematocrit cũng thấp.
Thiếu máu gây ra hậu quả gì ?
Thiếu máu làm cho lượng oxi vận chuyển trong cơ thể kém hơn bình thường. Người bị thiếu máu sẽ bị thiếu oxi.
Triệu chứng của thiếu máu là gì ?
Người bị thiếu máu cảm thấy lúc nào cũng mệt mỏi, da dẻ xanh xao, hồi hộp, thở ngắn.
Nguyên nhân nào gây ra thiếu máu ?
Thiếu máu do nhiều nguyên nhân gây ra.
Có phải thiếu máu là do vấn đề không đủ sắt hay không?
Phụ nữ thường dễ bị thiếu máu hơn nam giới, vì họ bị mất máu do kinh nguyệt mỗi tháng. Thiếu máu do thiếu sắt cũng thường gặp ở nữ.
Ở người lớn, thiếu máu do thiếu sắt thường do mất máu lâu ngày. Thiếu máu này có thể do kinh nguyệt, hay do mất máu ít nhưng kéo dài ( có thể khó phát hiện) như trong bệnh giun móc, loét dạ dày- tá tràng, ung thư đại tràng.
Thiếu máu cũng có thể là do xuất huyết dạ dày- ruột khi dùng một số thuốc để trị đau nhức thông thường như : aspirin, diclofenac và ibuprofen (ADVIL, MOTRIN).
Ở trẻ em, thiếu máu thiếu sắt thường do chế độ ăn uống thiếu chất sắt.
Nguyên nhân gây mất máu cấp có giống như mất máu mãn hay không?
Nguyên nhân mất máu cấp thường do xuất huyết từ đường tiêu hoá như: xuất huyết do loét, do vỡ tĩnh mạch thực quản dãn. Hoặc do nguyên nhân từ ngoài đường tiệu hoá như: do chấn thương. Các loại mất máu cấp thường diễn ra trong thời gian ngắn. Bệnh rất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời.
Thiếu máu có phải là do yếu tố gen không ?
Câu trả lời rõ ràng và dứt khoát là “có”. Rối loạn do di truyền có thể làm cho đời sống của hồng cầu ngắn lại và gây ra thiếu máu, như trong bệnh hồng cầu hình liềm. Rối loạn di truyền cũng có thể gây ra thiếu máu do giảm sản xuất hemoglobin như trong bệnh alpha thalassemia và beta thalassemia.
Nguyên nhân nào khác gây ra thiếu máu không?
Thiếu Vitamin B12 gây ra thiếu máu.
Thiếu acid folic cũng là yếu tố gây ra thiếu máu.
Thiếu máu do vỡ hồng cầu ( tán huyết , do kháng thể bám trên bề mặt hồng cầu.
Bệnh rỗng ống tủy xương cũng có thể gây ra thiếu máu. Chẳng hạn, ung thư di căn đến tủy xương hay ung thư tủy xương ( như bệnh bạch cầu hay bệnh đau tủy ), có thể làm cho tủy xương mất khả năng sản xuất hồng cầu, kết quả là gây thiếu máu.
Một số thuốc trị liệu ung thư cũng có thể làm tổn thương tủy xương, làm giảm sản xuất hồng cầu, kết quả là gây ra thiếu máu.
Cuối cùng, ở bệnh nhân bị suy thận, do thiếu hormone cần thiết để kích thích tủy xương sản xuất hồng cầu.
Nguyên nhân gây thiếu máu rất nhiều.
Điều trị thiếu máu như thế nào ?
Điều trị thiếu máu rất thay đổi. Trước tiên, là điều trị nguyên nhân gây thiếu máu. Chẳng hạn, thiếu máu do mất máu từ ổ loét dạ dày. Điều trị là dùng thuốc trị loét. Cũng vậy, phẫu thuật thường cần thiết để cắt bỏ khối ung thư đại tràng, dùng thuốc xổ lãi để trị giun móc. Đó là những nguyên nhân gây ra thiếu máu mãn tính. Đôi khi bổ sung thêm chất sắt cũng rất cần thiết để trị chứng thiếu máu do thiếu sắt. Nhiều lúc thiếu máu nặng cần phải truyền máu. Chích Vitamin B12 cũng cần cho những bệnh nhân thiếu máu hồng cầu lớn hay thiếu máu do những nguyên nhân khác gây thiếu B12.
Ở một số bệnh nhân mắc bệnh lý tủy xương ( hay tổn thương tủy do hoá trị ) hay bệnh nhân bị suy thận, epoetin alfa (Procrit, Epogen ) có thể được sử dụng để kích thích tủy xương sản xuất hồng cầu.
Tương lai của bệnh thiếu máu như thế nào ?
Tiên lượng bệnh thiếu máu có nhiều thay đổi. Đôi lúc thiếu máu lại dễ chữa trị, đôi lúc không trị được. Ngược lại, việc điều trị thiếu máu tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra thiếu máu.
Thiếu máu là gì ?
Thiếu máu là sự giảm số lượng hồng cầu hay lượng hemoglobin thấp hơn mức bình thường.
Thiếu máu được phát hiện như thế nào ?
Thiếu máu thường được phát hiện và chẩn đoán khi làm xét nghiệm máu.
Công thức máu là gì ?
Công thức máu là người ta đếm từng loại tế bào có trong máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu). Ngày nay, có nhiều loại máy đếm tự động, cho kết quả 6 thông số của công thức máu :
Số lượng hồng cầu.
Hematocrit.
Hemoglobin.
Số lượng bạch cầu.
Các loại tế bào máu khác.
Số lượng tiểu cầu.
Chỉ có ba thông số đầu trong số 6 thông số trên giúp chẩn đoán thiếu máu. Đó là: hồng cầu, hematocrit, và hemoglobin.
Hồng cầu là gì ?
Tế bào máu đỏ là loại tế bào chiếm số lượng nhiều nhất trong máu. Mỗi người có hàng triệu hồng cầu, đó là những tế bào nhỏ hình đĩa lõm 2 mặt. Đếm tế bào hồng cầu để xác định xem có giảm ( thiếu máu ) hay tăng (đa hồng cầu) số lượng tế bào hồng cầu.
Trong công thức máu, người ta xác định được số lượng, kích thước của hồng cầu. Hình dạng của tế bào hồng cầu cũng có thể quan sát được dưới kính hiển vi. Tất cả những dữ kiện này, số lượng, kích thước, hình dạng thường dùng để chẩn đoán thiếu máu. Nếu có thiếu máu, bác sĩ sẽ xác định thiếu máu loại gì.
Hematocrit là gì ?
Hematocrit rất thuận lợi trong việc xác định có hay không có sự tăng, giảm hay bình thường tế bào hồng cầu. Hematocrit đặc trưng cho việc đo số lượng hồng cầu.
Hematocrit được thực hiện như thế nào ?
Hematocrit thường được thực hiện bằng cách chích máu ở đầu ngón tay và nhỏ giọt máu vào trong một ống bằng thuỷ tinh nhỏ. Sau đó máu được cho quay li tâm. Khi đó người ta đo tỷ lệ hồng cầu bên dưới với chiều cao cột máu. Nếu tỷ lệ này 45 %. Thì hematocrit là 45 %.
Hemoglobin là gì ?
Hemoglobin là một huyết cầu tố. Nó làm cho tế bào hồng cầu cũng như máu có màu đỏ. Về mặt chức năng, hemoglobin là một hợp chất hoá học gắn oxi và chuyên chở oxi từ phổi đến khắp các mô trong cơ thể. Vai trò chủ yếu của oxi là giúp tế bào tạo ra năng lượng. Máu cũng vận chuyển cả carbon dioxide ( CO 2 ), là sản phẩm trong quá trình chuyển hoá năng lượng, nó được mang đến phổi và thải ra ngoài không khí.
Tại sao lượng hemoglobin trung bình lại thấp ?
Một số người bị thiếu máu có lượng hemoglobin trung bình thấp. Thường những người này có số lượng hồng cầu thấp và cả hematocrit cũng thấp.
Thiếu máu gây ra hậu quả gì ?
Thiếu máu làm cho lượng oxi vận chuyển trong cơ thể kém hơn bình thường. Người bị thiếu máu sẽ bị thiếu oxi.
Triệu chứng của thiếu máu là gì ?
Người bị thiếu máu cảm thấy lúc nào cũng mệt mỏi, da dẻ xanh xao, hồi hộp, thở ngắn.
Nguyên nhân nào gây ra thiếu máu ?
Thiếu máu do nhiều nguyên nhân gây ra.
Có phải thiếu máu là do vấn đề không đủ sắt hay không?
Phụ nữ thường dễ bị thiếu máu hơn nam giới, vì họ bị mất máu do kinh nguyệt mỗi tháng. Thiếu máu do thiếu sắt cũng thường gặp ở nữ.
Ở người lớn, thiếu máu do thiếu sắt thường do mất máu lâu ngày. Thiếu máu này có thể do kinh nguyệt, hay do mất máu ít nhưng kéo dài ( có thể khó phát hiện) như trong bệnh giun móc, loét dạ dày- tá tràng, ung thư đại tràng.
Thiếu máu cũng có thể là do xuất huyết dạ dày- ruột khi dùng một số thuốc để trị đau nhức thông thường như : aspirin, diclofenac và ibuprofen (ADVIL, MOTRIN).
Ở trẻ em, thiếu máu thiếu sắt thường do chế độ ăn uống thiếu chất sắt.
Nguyên nhân gây mất máu cấp có giống như mất máu mãn hay không?
Nguyên nhân mất máu cấp thường do xuất huyết từ đường tiêu hoá như: xuất huyết do loét, do vỡ tĩnh mạch thực quản dãn. Hoặc do nguyên nhân từ ngoài đường tiệu hoá như: do chấn thương. Các loại mất máu cấp thường diễn ra trong thời gian ngắn. Bệnh rất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời.
Thiếu máu có phải là do yếu tố gen không ?
Câu trả lời rõ ràng và dứt khoát là “có”. Rối loạn do di truyền có thể làm cho đời sống của hồng cầu ngắn lại và gây ra thiếu máu, như trong bệnh hồng cầu hình liềm. Rối loạn di truyền cũng có thể gây ra thiếu máu do giảm sản xuất hemoglobin như trong bệnh alpha thalassemia và beta thalassemia.
Nguyên nhân nào khác gây ra thiếu máu không?
Thiếu Vitamin B12 gây ra thiếu máu.
Thiếu acid folic cũng là yếu tố gây ra thiếu máu.
Thiếu máu do vỡ hồng cầu ( tán huyết , do kháng thể bám trên bề mặt hồng cầu.
Bệnh rỗng ống tủy xương cũng có thể gây ra thiếu máu. Chẳng hạn, ung thư di căn đến tủy xương hay ung thư tủy xương ( như bệnh bạch cầu hay bệnh đau tủy ), có thể làm cho tủy xương mất khả năng sản xuất hồng cầu, kết quả là gây thiếu máu.
Một số thuốc trị liệu ung thư cũng có thể làm tổn thương tủy xương, làm giảm sản xuất hồng cầu, kết quả là gây ra thiếu máu.
Cuối cùng, ở bệnh nhân bị suy thận, do thiếu hormone cần thiết để kích thích tủy xương sản xuất hồng cầu.
Nguyên nhân gây thiếu máu rất nhiều.
Điều trị thiếu máu như thế nào ?
Điều trị thiếu máu rất thay đổi. Trước tiên, là điều trị nguyên nhân gây thiếu máu. Chẳng hạn, thiếu máu do mất máu từ ổ loét dạ dày. Điều trị là dùng thuốc trị loét. Cũng vậy, phẫu thuật thường cần thiết để cắt bỏ khối ung thư đại tràng, dùng thuốc xổ lãi để trị giun móc. Đó là những nguyên nhân gây ra thiếu máu mãn tính. Đôi khi bổ sung thêm chất sắt cũng rất cần thiết để trị chứng thiếu máu do thiếu sắt. Nhiều lúc thiếu máu nặng cần phải truyền máu. Chích Vitamin B12 cũng cần cho những bệnh nhân thiếu máu hồng cầu lớn hay thiếu máu do những nguyên nhân khác gây thiếu B12.
Ở một số bệnh nhân mắc bệnh lý tủy xương ( hay tổn thương tủy do hoá trị ) hay bệnh nhân bị suy thận, epoetin alfa (Procrit, Epogen ) có thể được sử dụng để kích thích tủy xương sản xuất hồng cầu.
Tương lai của bệnh thiếu máu như thế nào ?
Tiên lượng bệnh thiếu máu có nhiều thay đổi. Đôi lúc thiếu máu lại dễ chữa trị, đôi lúc không trị được. Ngược lại, việc điều trị thiếu máu tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra thiếu máu.