Dan Lee
03-22-2008, 02:16 PM
Một biến cố - Ơn giải thoát - Thứ Sáu Tuần thánh
Ga 18,1-19.42
Suy đi nghĩ lại cho cùng, người có lòng tin không thể nào quên được bản án Đức Giêsu phải chịu dù Người chẳng có một tội gì! Mà xét cho cùng nhân loại, đặc biệt các Thượng tế, các Kỳ lão và dân Do Thái quả ác thực. Họ lấy máu người vô tội để làm những điều theo ý tà của họ. Ngày nay khi ngồi lại để tâm tư trầm lắng, người Kitô hữu hiểu rằng, Chúa gánh tội thế gian do lòng thương xót của Người, Chúa chịu chết theo ý định của Cha Người. Đọc lại bản án của Chúa Giêsu, chúng ta thử nhìn xem lại vài nét trong vụ xử án bất công này;
CON ĐƯỜNG CỦA CHÚA TRĂM BỀ THỬ THÁCH:
Đọc lại Tin Mừng của Chúa Giêsu, chúng ta không khỏi ngạc nhiên về biết bao điều tốt lành Chúa đã làm cho nhân loại. Từ lời nói, việc làm, từ những phép lạ vang lừng, tới sự khiêm hạ vô biên của Chúa, người Do Thái và đặc biệt là những lãnh tụ tôn giáo nào đâu có khen ngợi Chúa, họ tìm đủ mọi cách để làm hại Chúa và khử trừ Chúa…
Một môn đệ tên Giuđa Iscariốt, người được Chúa thương yêu trao túi tiền nhưng rồi ông ta cũng vì ham danh vọng, ham thú vui thế trần, ham 30 đồng bạc nên đã bán Chúa cho các Thượng Tế, Kinh Sư và Pharisiêu. Các môn đệ khác cũng chẳng hơn gì: Phêrô, vị lãnh đạo Hội Thánh sau này, cũng chối Chúa ba lần, các môn đệ khác thì ngủ vùi trong vườn Cây Dầu khi Thầy mình thức cả đêm mà cầu nguyện. Suốt ba năm theo Chúa trên đường truyền giáo, các môn đệ vẫn xem ra chưa hiểu gì về Chúa, họ còn tranh dành cho thấp chỗ cao. Tệ hơn nữa một môn đệ lại hỏi Chúa:” Làm sao đường của Chúa đi chúng con biết được mà đi “. Hoặc như Toma nói với các môn đệ khác:” Chúng ta cùng lên Giêrusalem để chết với Ngài…”. Con đường của Chúa quả trăm bề thử thách, nhiều sóng gió, lắm long đong. Đi rao giảng thì có ít người nghe lắm kẻ ơ hờ. Đường của Chúa thật vất vả thật long đong. Những môn đệ của Chúa kết nạp chỉ hiểu rõ Ngài khi Ngài từ trong kẻ chết sống lại…
MỘT SỰ THẬT NHƯNG NỰC CƯỜI:
Philatô cứ tưởng mình là người hùng của Do Thái nói riêng và của thế giới nói chung. Tin Mừng viết:” Ông Philatô trở vào dinh, cho gọi Đức Giêsu và nói với Người: ” Ông có phải là Vua dân Do Thái không ? ….Đức Giêsu trả lời:” Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do Thái. Nhưng thật ra Nước tôi không thuộc chốn này”( Ga 18,33-36). Nước ở đây theo Lc 8,9 theo nghĩa Hy Lạp có 3 nghĩa: Vương quốc hay nước, là lãnh thổ của vua cai trị, triều đại, là việc cai trị của vua hay thời đại của vua cai trị; vương quyền là chức phẩm và quyền bính của vua. Thực tế, Philatô cứ tưởng tự ông ta có quyền nhưng thực ra: ” Nếu không được Thiên Chúa ban quyền cho thì họ chẳng là gì …”. Vì hiểu quyền là do mình, nên Philatô đã không hề đếm xỉa đến sự thật, xem thường lời chiêm bao của vợ mình, ông sợ mất quyền mất chức, sợ dân đả đảo, nên đã nhắm mắt rửa tay phủi trách nhiệm để tha tên trộm cướp khét tiếng là Baraba và lên án tử Chúa Giêsu. Đọc đọan này chúng ta hết sức nực cười về một con người đáng lẽ nắm cán cân công lý lại đánh mất chính phẩm giá của mình.
ĐÂY LÀ NGƯỜI ( ECCE HOMO ):
Đây là người công chính mà ông Philatô dù biết Chúa vô cùng thánh thiện, vô tội vẫn cứ lờ đi vì quyền lực, vì danh vọng. Philatô kết án Chúa Giêsu, Ông đã làm một điều hết sức bất công. Đối với Philatô giết Chúa Giêsu là giết thêm một người Do Thái nữa thôi. Ông hèn nhát, ông bóc lột người Do Thái và làm khổ người Do Thái. Mãi mãi Chúa Giêsu là Chúa, là Đấng toàn thánh. Đây Là Chúa, đây là Đấng toàn năng.
NHỮNG NGƯỜI TỐT LÀNH:
Mẹ Maria đứng dưới chân thập giá đồng lao cộng khổ với con của Mẹ là Chúa Giêsu. Mẹ can đảm vô cùng can đảm. Do đó, Chúa trao Gioan cho Mẹ và ngược lại Ngài trao Mẹ cho Gioan. Mẹ Maria và thánh Gioan luôn bên cạnh Chúa, yêu thương Chúa, cảm thông với Chúa. Xa xa những người đạo đức cũng yêu Chúa và hết lòng cảm thông với Chúa. Còn các tông đồ dù rằng nhát đảm sợ sệt nhưng họ vẫn nhìn về Chúa…
Bài Tin Mừng về cuộc thương khó của Chúa Giêsu làm nổi bật cây Thập Giá. Chính nhờ cây Thập Giá mà muôn người được cứu độ. Thánh Gioan cho chúng ta thấy loài người, mọi người đứng dưới chân Thập Giá đều là những người tội lỗi, đang cần ơn tha thứ và cứu độ, đàng khác trên Thập Giá Chúa đang tuôn đổ muôn ơn,đặc biệt ơn giải thoát cho nhân lọai. Nếu không có cây Thập Giá, con người, nhiều người sẽ không được cứu độ. Cũng như không có con rắn đồng trong sa mạc mà theo lệnh Chúa, Môsê đã đúc và treo lên, ai bị rắn độc cắn mà nhìn lên con rắn đồng thì được cứu, thì con người cũng vậy muốn được ơn cứu độ phải vác Thập Giá của mình mỗi ngày mà theo Chúa. Mỗi người chúng ta phải có niềm tin như Đức Mẹ và hôn kính Thánh Giá với tất cả niềm tin của mình. Đây là biến cố cứu rỗi, biến cố Chúa Giêsu giải thoát nhân loại.
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
Ga 18,1-19.42
Suy đi nghĩ lại cho cùng, người có lòng tin không thể nào quên được bản án Đức Giêsu phải chịu dù Người chẳng có một tội gì! Mà xét cho cùng nhân loại, đặc biệt các Thượng tế, các Kỳ lão và dân Do Thái quả ác thực. Họ lấy máu người vô tội để làm những điều theo ý tà của họ. Ngày nay khi ngồi lại để tâm tư trầm lắng, người Kitô hữu hiểu rằng, Chúa gánh tội thế gian do lòng thương xót của Người, Chúa chịu chết theo ý định của Cha Người. Đọc lại bản án của Chúa Giêsu, chúng ta thử nhìn xem lại vài nét trong vụ xử án bất công này;
CON ĐƯỜNG CỦA CHÚA TRĂM BỀ THỬ THÁCH:
Đọc lại Tin Mừng của Chúa Giêsu, chúng ta không khỏi ngạc nhiên về biết bao điều tốt lành Chúa đã làm cho nhân loại. Từ lời nói, việc làm, từ những phép lạ vang lừng, tới sự khiêm hạ vô biên của Chúa, người Do Thái và đặc biệt là những lãnh tụ tôn giáo nào đâu có khen ngợi Chúa, họ tìm đủ mọi cách để làm hại Chúa và khử trừ Chúa…
Một môn đệ tên Giuđa Iscariốt, người được Chúa thương yêu trao túi tiền nhưng rồi ông ta cũng vì ham danh vọng, ham thú vui thế trần, ham 30 đồng bạc nên đã bán Chúa cho các Thượng Tế, Kinh Sư và Pharisiêu. Các môn đệ khác cũng chẳng hơn gì: Phêrô, vị lãnh đạo Hội Thánh sau này, cũng chối Chúa ba lần, các môn đệ khác thì ngủ vùi trong vườn Cây Dầu khi Thầy mình thức cả đêm mà cầu nguyện. Suốt ba năm theo Chúa trên đường truyền giáo, các môn đệ vẫn xem ra chưa hiểu gì về Chúa, họ còn tranh dành cho thấp chỗ cao. Tệ hơn nữa một môn đệ lại hỏi Chúa:” Làm sao đường của Chúa đi chúng con biết được mà đi “. Hoặc như Toma nói với các môn đệ khác:” Chúng ta cùng lên Giêrusalem để chết với Ngài…”. Con đường của Chúa quả trăm bề thử thách, nhiều sóng gió, lắm long đong. Đi rao giảng thì có ít người nghe lắm kẻ ơ hờ. Đường của Chúa thật vất vả thật long đong. Những môn đệ của Chúa kết nạp chỉ hiểu rõ Ngài khi Ngài từ trong kẻ chết sống lại…
MỘT SỰ THẬT NHƯNG NỰC CƯỜI:
Philatô cứ tưởng mình là người hùng của Do Thái nói riêng và của thế giới nói chung. Tin Mừng viết:” Ông Philatô trở vào dinh, cho gọi Đức Giêsu và nói với Người: ” Ông có phải là Vua dân Do Thái không ? ….Đức Giêsu trả lời:” Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do Thái. Nhưng thật ra Nước tôi không thuộc chốn này”( Ga 18,33-36). Nước ở đây theo Lc 8,9 theo nghĩa Hy Lạp có 3 nghĩa: Vương quốc hay nước, là lãnh thổ của vua cai trị, triều đại, là việc cai trị của vua hay thời đại của vua cai trị; vương quyền là chức phẩm và quyền bính của vua. Thực tế, Philatô cứ tưởng tự ông ta có quyền nhưng thực ra: ” Nếu không được Thiên Chúa ban quyền cho thì họ chẳng là gì …”. Vì hiểu quyền là do mình, nên Philatô đã không hề đếm xỉa đến sự thật, xem thường lời chiêm bao của vợ mình, ông sợ mất quyền mất chức, sợ dân đả đảo, nên đã nhắm mắt rửa tay phủi trách nhiệm để tha tên trộm cướp khét tiếng là Baraba và lên án tử Chúa Giêsu. Đọc đọan này chúng ta hết sức nực cười về một con người đáng lẽ nắm cán cân công lý lại đánh mất chính phẩm giá của mình.
ĐÂY LÀ NGƯỜI ( ECCE HOMO ):
Đây là người công chính mà ông Philatô dù biết Chúa vô cùng thánh thiện, vô tội vẫn cứ lờ đi vì quyền lực, vì danh vọng. Philatô kết án Chúa Giêsu, Ông đã làm một điều hết sức bất công. Đối với Philatô giết Chúa Giêsu là giết thêm một người Do Thái nữa thôi. Ông hèn nhát, ông bóc lột người Do Thái và làm khổ người Do Thái. Mãi mãi Chúa Giêsu là Chúa, là Đấng toàn thánh. Đây Là Chúa, đây là Đấng toàn năng.
NHỮNG NGƯỜI TỐT LÀNH:
Mẹ Maria đứng dưới chân thập giá đồng lao cộng khổ với con của Mẹ là Chúa Giêsu. Mẹ can đảm vô cùng can đảm. Do đó, Chúa trao Gioan cho Mẹ và ngược lại Ngài trao Mẹ cho Gioan. Mẹ Maria và thánh Gioan luôn bên cạnh Chúa, yêu thương Chúa, cảm thông với Chúa. Xa xa những người đạo đức cũng yêu Chúa và hết lòng cảm thông với Chúa. Còn các tông đồ dù rằng nhát đảm sợ sệt nhưng họ vẫn nhìn về Chúa…
Bài Tin Mừng về cuộc thương khó của Chúa Giêsu làm nổi bật cây Thập Giá. Chính nhờ cây Thập Giá mà muôn người được cứu độ. Thánh Gioan cho chúng ta thấy loài người, mọi người đứng dưới chân Thập Giá đều là những người tội lỗi, đang cần ơn tha thứ và cứu độ, đàng khác trên Thập Giá Chúa đang tuôn đổ muôn ơn,đặc biệt ơn giải thoát cho nhân lọai. Nếu không có cây Thập Giá, con người, nhiều người sẽ không được cứu độ. Cũng như không có con rắn đồng trong sa mạc mà theo lệnh Chúa, Môsê đã đúc và treo lên, ai bị rắn độc cắn mà nhìn lên con rắn đồng thì được cứu, thì con người cũng vậy muốn được ơn cứu độ phải vác Thập Giá của mình mỗi ngày mà theo Chúa. Mỗi người chúng ta phải có niềm tin như Đức Mẹ và hôn kính Thánh Giá với tất cả niềm tin của mình. Đây là biến cố cứu rỗi, biến cố Chúa Giêsu giải thoát nhân loại.
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT