Dan Lee
03-22-2008, 02:22 PM
Thinh lặng - Thứ Bảy Thánh
Chúng ta được mời thinh lặng chiêm ngưỡng mộ Chúa. Sự im lặng nội tâm và cả bên ngoài rất cầ thiết để nhìn ngắm và chiêm ngắm mộ Chúa Giêsu. Ngày thứ sáu thánh, nhân loại đã chưa hết bàng hoàng về bản án và Chúa Giêsu bị đóng đinh giữa hai bên trộm cướp. Sự hoảng hốt, âu lo vì những người có quyền thế đã đóng đinh Chúa vẫn làm cho con người chưa khỏi lo âu, ê chề, sợ sệt. Hội Thánh mời gọi con người trong những giờ phút này hãy thinh lặng để nghe tiếng Chúa, để đi vào mầu nhiệm Vượt Qua của Ngài.
Thinh lặng cầu nguyện. Thinh lặng sám hối. Thinh lặng để xin Chúa thương tha thứ tội lỗi. Đó là những điều con người phải làm. Mẹ Maria là mẫu gương dạy mọi người cầu nguyện và thinh lặng. Mẹ vốn là con người thinh lặng để nghe tiếng Chúa. Mẹ vốn là người thinh lặng trong Tin Mừng. Vì chỉ có thinh lặng, cầu nguyện, chiêm niệm, Mẹ Maria mới nhận ra được ý Thiên Chúa. Trong biến cố truyền tin Mẹ đâu có nói nhiều, Mẹ đâu có thắc mắc nhiều. Nhưng hai tiếng xin vâng đã gói trọn cả cuộc đời của Mẹ. Mẹ cũng như mọi người được sinh ra là để chu toàn thánh ý Thiên Chúa. Mẹ khác với người khác, khác với một xã hội luôn sống trong náo động, ồn ào để tìm danh vọng, lợi nhuận và thú vui. Nhìn vào lịch sử để thấy thế giới luôn luôn ồn ào, luôn luôn hỗn độn đi tìm tiền của và hạnh phúc riêng cho mình. Họ đã khước từ sự kết hiệp với Thiên Chúa.
Mẹ Maria đã hiểu rõ rằng con người sở dĩ chưa tới với nhau vì thiếu sự thinh lặng và tha thứ. Tha thứ chính là tuyệt đỉnh của yêu thương bởi vì tha thứ là yêu thưng chính cả kẻ thù của mình nữa. Chúa Giêsu trên Thập Giá đã biến ý riêng của mình thành của lễ hy sinh dâng lên Chúa Cha:” Lạy Cha, xin tha thứ cho chúng, vì chúng lầm không biết việc chúng làm “
Mẹ Maria đã sống lời xin vâng, nghĩa là sống theo ý Chúa, biến sự riêng tư, hạnh phúc cá nhân của mình thành sự yêu thương tha thứ. Mẹ đã trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu khi Mẹ sống hoàn toàn tha thứ và sống theo ý Chúa. Mẹ không hờn oán, không trả thù, không nguyền rủa những kẻ đã giết con Mẹ. Mẹ đã giống con của Mẹ là sống tha thứ và tha thứ không ngừng.
Mẹ đã có mặt trong giờ linh thiêng nhất là giờ chết của con Mẹ. Mẹ đã thưa xin vâng bằng sự có mặt của Mẹ. Mẹ đứng dưới chân thập giá để chiêm ngắm cuộc tử nạn của con Mẹ. Mẹ đứng đó như đã từng lê bước trên mọi nẻo đường truyền giáo của con Mẹ. Mẹ đứng đó vì ý thức sâu xa mầu nhiệm cứu chuộc đã được hoàn tất theo ý Chúa. Mẹ đứng đó trong cõi lòng tan nát nhưng tất cả đều chỉ vì vinh quang cho Thiên Chúa.
Nhìn vào gương của Mẹ Maria, con người chúng ta cũng được mời gọi sống thinh lặng để nhận ra ý nhiệm mầu của Thiên Chúa. Chúa yêu chúng ta, yêu từng người và muốn hạnh phúc của chúng ta là sống cho Ngài, sống vì Ngài.
Tội lỗi chúng ta thật nhiều, nhưng chúng ta tin tưởng Chúa cứu độ chúng ta và Chúa không bỏ rơi ta như đã không bỏ Phêrô khi Phêrô chối Chúa ba lần. Chúa chỉ bỏ chúng ta khi chúng ta có thái độ như Giuđa Iscariốt.
Thứ bảy thánh, chúng ta được mời gọi nhìn vào ngôi mộ của Chúa để nghe âm thầm tiếng Chúa nói với ta:” Hạt giống rơi xuống đất có thối đi mới trổ sinh được nhiều bông hạt “.
Ngôi mộ của Chúa vẫn nằm đó, xin cho chúng ta mỗi Kitô hữu biết chôn vùi tội lỗi của ta để cùng Chúa chúng ta được phục sinh vinh hiển với Ngài. Xin cho ánh sáng phục sinh bừng cháy lên để ngôi mộ chỉ còn là mộ trống vì Chúa sẽ sống lại khải hoàn vào ngày Chúa nhật đầu tuần. Amen.
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
Chúng ta được mời thinh lặng chiêm ngưỡng mộ Chúa. Sự im lặng nội tâm và cả bên ngoài rất cầ thiết để nhìn ngắm và chiêm ngắm mộ Chúa Giêsu. Ngày thứ sáu thánh, nhân loại đã chưa hết bàng hoàng về bản án và Chúa Giêsu bị đóng đinh giữa hai bên trộm cướp. Sự hoảng hốt, âu lo vì những người có quyền thế đã đóng đinh Chúa vẫn làm cho con người chưa khỏi lo âu, ê chề, sợ sệt. Hội Thánh mời gọi con người trong những giờ phút này hãy thinh lặng để nghe tiếng Chúa, để đi vào mầu nhiệm Vượt Qua của Ngài.
Thinh lặng cầu nguyện. Thinh lặng sám hối. Thinh lặng để xin Chúa thương tha thứ tội lỗi. Đó là những điều con người phải làm. Mẹ Maria là mẫu gương dạy mọi người cầu nguyện và thinh lặng. Mẹ vốn là con người thinh lặng để nghe tiếng Chúa. Mẹ vốn là người thinh lặng trong Tin Mừng. Vì chỉ có thinh lặng, cầu nguyện, chiêm niệm, Mẹ Maria mới nhận ra được ý Thiên Chúa. Trong biến cố truyền tin Mẹ đâu có nói nhiều, Mẹ đâu có thắc mắc nhiều. Nhưng hai tiếng xin vâng đã gói trọn cả cuộc đời của Mẹ. Mẹ cũng như mọi người được sinh ra là để chu toàn thánh ý Thiên Chúa. Mẹ khác với người khác, khác với một xã hội luôn sống trong náo động, ồn ào để tìm danh vọng, lợi nhuận và thú vui. Nhìn vào lịch sử để thấy thế giới luôn luôn ồn ào, luôn luôn hỗn độn đi tìm tiền của và hạnh phúc riêng cho mình. Họ đã khước từ sự kết hiệp với Thiên Chúa.
Mẹ Maria đã hiểu rõ rằng con người sở dĩ chưa tới với nhau vì thiếu sự thinh lặng và tha thứ. Tha thứ chính là tuyệt đỉnh của yêu thương bởi vì tha thứ là yêu thưng chính cả kẻ thù của mình nữa. Chúa Giêsu trên Thập Giá đã biến ý riêng của mình thành của lễ hy sinh dâng lên Chúa Cha:” Lạy Cha, xin tha thứ cho chúng, vì chúng lầm không biết việc chúng làm “
Mẹ Maria đã sống lời xin vâng, nghĩa là sống theo ý Chúa, biến sự riêng tư, hạnh phúc cá nhân của mình thành sự yêu thương tha thứ. Mẹ đã trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu khi Mẹ sống hoàn toàn tha thứ và sống theo ý Chúa. Mẹ không hờn oán, không trả thù, không nguyền rủa những kẻ đã giết con Mẹ. Mẹ đã giống con của Mẹ là sống tha thứ và tha thứ không ngừng.
Mẹ đã có mặt trong giờ linh thiêng nhất là giờ chết của con Mẹ. Mẹ đã thưa xin vâng bằng sự có mặt của Mẹ. Mẹ đứng dưới chân thập giá để chiêm ngắm cuộc tử nạn của con Mẹ. Mẹ đứng đó như đã từng lê bước trên mọi nẻo đường truyền giáo của con Mẹ. Mẹ đứng đó vì ý thức sâu xa mầu nhiệm cứu chuộc đã được hoàn tất theo ý Chúa. Mẹ đứng đó trong cõi lòng tan nát nhưng tất cả đều chỉ vì vinh quang cho Thiên Chúa.
Nhìn vào gương của Mẹ Maria, con người chúng ta cũng được mời gọi sống thinh lặng để nhận ra ý nhiệm mầu của Thiên Chúa. Chúa yêu chúng ta, yêu từng người và muốn hạnh phúc của chúng ta là sống cho Ngài, sống vì Ngài.
Tội lỗi chúng ta thật nhiều, nhưng chúng ta tin tưởng Chúa cứu độ chúng ta và Chúa không bỏ rơi ta như đã không bỏ Phêrô khi Phêrô chối Chúa ba lần. Chúa chỉ bỏ chúng ta khi chúng ta có thái độ như Giuđa Iscariốt.
Thứ bảy thánh, chúng ta được mời gọi nhìn vào ngôi mộ của Chúa để nghe âm thầm tiếng Chúa nói với ta:” Hạt giống rơi xuống đất có thối đi mới trổ sinh được nhiều bông hạt “.
Ngôi mộ của Chúa vẫn nằm đó, xin cho chúng ta mỗi Kitô hữu biết chôn vùi tội lỗi của ta để cùng Chúa chúng ta được phục sinh vinh hiển với Ngài. Xin cho ánh sáng phục sinh bừng cháy lên để ngôi mộ chỉ còn là mộ trống vì Chúa sẽ sống lại khải hoàn vào ngày Chúa nhật đầu tuần. Amen.
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT