violet09
03-24-2008, 10:44 PM
Những Cái Chết Vẫn Còn Bí Ẩn
Christine Nguyễn
Ký giả tự do, Paris
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khổng Tuyền nói có đủ bằng chứng của vụ cướp thuyền
Đã ba năm kể từ ngày xảy ra vụ 9 ngư dân Việt Nam ở huyện Hoằng Hóa - Thanh Hóa bị lính tuần duyên Trung Quốc trong khi đánh cá xa bờ.
Dư luận trong nước lúc đó cũng tỏ ra bức xúc dù câu chuyện nhanh chóng qua đi, nhưng đối với gia đình của các nạn nhân thì cái chết của thân nhân vẫn ám ảnh họ.
Hôm cuối tháng 2 vừa qua, một số nhân viên của công ty TNHH Mùa Thu có trụ sở tại quận 2 bà Trưng - Hà Nội đã đến thăm viếng và tặng quà ủy lạo các gia đình này.
Chuyến thăm viếng đã làm cho cuộc sống thường nhật của họ bị xáo trộn vì sau đấy ít lâu, các gia đình này lại bị nhiều nhân viên an ninh dấu tên đến hỏi chuyện.
Theo lời kể của bà Lê Thị Tăm, mẹ của nạn nhân Nguyễn Hữu Biên thì những nhân viên an ninh này đã hỏi han bà rất chi tiết về cuộc viếng thăm của các nhân viên công ty Mùa Thu.
Cũng theo lời bà Tăm, những nhân viên an ninh dấu tên này cũng đã căn dặn lại bà rằng "đừng nói gì cả, hễ có người nào về hỏi thăm gia đình thì chị cứ bảo là không biết".
Về phía công ty Mùa Thu, cô Thanh Nghiên, nhân viên tập sự của công ty cũng là người có mặt trong chuyến thăm viếng đấy thì cho rằng "giám đốc của tôi cũng là người Thanh Hóa cho nên ông cũng quan tâm tới các đồng bào Thanh Hóa của mình hơn".
Đó là lời giải thích về việc công ty cô vẫn quan tâm đến gia đình những nạn nhân này sau khi vụ việc đã trôi qua hơn 3 năm.
Thế nhưng theo lời của ông Lê Phạm Lai, chủ tịch xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa thì ông hoàn toàn không biết gì về những chuyến thăm viếng của nhân viên công ty lẫn nhân viên an ninh này.
Nguyên nhân cái chết
Vấn đề là đã hơn ba năm trôi qua, cái chết của các nạn nhân này cho đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ.
Bà Lê Thị Tăm và một số thân nhân của các nạn nhân cho hay gia đình họ đều yêu cầu làm sáng tỏ về những cái chết "vô cớ" này nhưng đến nay vụ việc vẫn rơi vào im lặng.
Bên cạnh đấy, theo lời ông Phạm Văn Bàn có con trai đang làm công trên một tàu đánh bắt xa bờ thì trong dân chúng địa phương lại có những dư luận "xì xào" là do phía các ngư dân Việt Nam đã nhiều lần ăn trộm lưới của các ngư dân Trung Quốc.
"Sự việc vừa rồi người ta cứ bảo là ăn trộm lưới của người ta thì người ta mới đánh, có thế thôi mà", ông Bàn nói.
Vào lúc xảy ra sự việc Tân Hoa Xã đã đưa tin (15/1) rằng tại một cuộc họp báo, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói lực lượng tuần duyên của Trung Quốc đã bắn chết 'vài kẻ cướp có vũ khí và bắt sống tám kẻ khác' vì những người này định cướp thuyền đánh cá của người Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khổng Tuyền nói sáng ngày 8/1, một số tàu của Trung Quốc từ đảo Hải Nam đang đánh cá trong lãnh hải Trung Quốc ở Vịnh Bắc bộ thì bị ba tàu lạ có trang bị vũ khí kéo đến định bắn phá và cướp tàu Trung Quốc.
Hai ngày trước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng tuyên bố vào hôm 13/1: "Chúng tôi coi việc tàu Trung Quốc bắn chết 9 ngư dân Việt Nam và làm bị thương nhiều người khác, gây thiệt hại đến tài sản và ngư cụ của ngư dân Việt Nam là nghiêm trọng."
"Việt Nam đã yêu cầu phía Trung Quốc có các biện pháp tích cực nhằm ngăn chặn và chấm dứt ngay những hành động sai trái trên, cho điều tra và xử lý nghiêm những kẻ bắn chết người".
Nhu cầu hỗ trợ gia đình
Về vấn đề hỗ trợ vật chất cho các gia đình nạn nhân thì chị Thanh vợ của nạn nhân Lê Văn Xuyên cho biết sau khi xảy ra việc thảm sát này thì huyện Hoằng Hóa đã trợ cấp cho mỗi gia đình nạn nhân 2 triệu đồng VN và chỉ có thế.
Ông chủ tịch xã Lê Phạm Lai cũng xác nhận điều này, với lời giải thích "việc qua lâu rồi, không nói đến nữa".
Trong khi đó các ngư dân vẫn phải tiếp tục nhịp sống của mình với những chuyến đánh bắt xa, gần. Sau ngày 8/01/2005 việc đánh bắt ngay tại nơi những ngư phủ bị sát hại vẫn diễn ra bình thường như trước đó.
Vậy chính quyền địa phương đã khuyến cáo những gì cho họ sau khi có những người bị giết hại?
Ông Lai, chủ tịch xã cho biết vẫn tiếp tục phổ biến tuyên truyền các chủ trương chính sách của đảng, nhất là hiệp định vùng đánh cá chung và "không được làm xảy ra những việc mất an ninh trên biển".
Tuy nhiên, ông không nói cụ thể bà con ngư dân đã làm mất an ninh trên biển như thế nào.
BBC
Christine Nguyễn
Ký giả tự do, Paris
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khổng Tuyền nói có đủ bằng chứng của vụ cướp thuyền
Đã ba năm kể từ ngày xảy ra vụ 9 ngư dân Việt Nam ở huyện Hoằng Hóa - Thanh Hóa bị lính tuần duyên Trung Quốc trong khi đánh cá xa bờ.
Dư luận trong nước lúc đó cũng tỏ ra bức xúc dù câu chuyện nhanh chóng qua đi, nhưng đối với gia đình của các nạn nhân thì cái chết của thân nhân vẫn ám ảnh họ.
Hôm cuối tháng 2 vừa qua, một số nhân viên của công ty TNHH Mùa Thu có trụ sở tại quận 2 bà Trưng - Hà Nội đã đến thăm viếng và tặng quà ủy lạo các gia đình này.
Chuyến thăm viếng đã làm cho cuộc sống thường nhật của họ bị xáo trộn vì sau đấy ít lâu, các gia đình này lại bị nhiều nhân viên an ninh dấu tên đến hỏi chuyện.
Theo lời kể của bà Lê Thị Tăm, mẹ của nạn nhân Nguyễn Hữu Biên thì những nhân viên an ninh này đã hỏi han bà rất chi tiết về cuộc viếng thăm của các nhân viên công ty Mùa Thu.
Cũng theo lời bà Tăm, những nhân viên an ninh dấu tên này cũng đã căn dặn lại bà rằng "đừng nói gì cả, hễ có người nào về hỏi thăm gia đình thì chị cứ bảo là không biết".
Về phía công ty Mùa Thu, cô Thanh Nghiên, nhân viên tập sự của công ty cũng là người có mặt trong chuyến thăm viếng đấy thì cho rằng "giám đốc của tôi cũng là người Thanh Hóa cho nên ông cũng quan tâm tới các đồng bào Thanh Hóa của mình hơn".
Đó là lời giải thích về việc công ty cô vẫn quan tâm đến gia đình những nạn nhân này sau khi vụ việc đã trôi qua hơn 3 năm.
Thế nhưng theo lời của ông Lê Phạm Lai, chủ tịch xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa thì ông hoàn toàn không biết gì về những chuyến thăm viếng của nhân viên công ty lẫn nhân viên an ninh này.
Nguyên nhân cái chết
Vấn đề là đã hơn ba năm trôi qua, cái chết của các nạn nhân này cho đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ.
Bà Lê Thị Tăm và một số thân nhân của các nạn nhân cho hay gia đình họ đều yêu cầu làm sáng tỏ về những cái chết "vô cớ" này nhưng đến nay vụ việc vẫn rơi vào im lặng.
Bên cạnh đấy, theo lời ông Phạm Văn Bàn có con trai đang làm công trên một tàu đánh bắt xa bờ thì trong dân chúng địa phương lại có những dư luận "xì xào" là do phía các ngư dân Việt Nam đã nhiều lần ăn trộm lưới của các ngư dân Trung Quốc.
"Sự việc vừa rồi người ta cứ bảo là ăn trộm lưới của người ta thì người ta mới đánh, có thế thôi mà", ông Bàn nói.
Vào lúc xảy ra sự việc Tân Hoa Xã đã đưa tin (15/1) rằng tại một cuộc họp báo, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói lực lượng tuần duyên của Trung Quốc đã bắn chết 'vài kẻ cướp có vũ khí và bắt sống tám kẻ khác' vì những người này định cướp thuyền đánh cá của người Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khổng Tuyền nói sáng ngày 8/1, một số tàu của Trung Quốc từ đảo Hải Nam đang đánh cá trong lãnh hải Trung Quốc ở Vịnh Bắc bộ thì bị ba tàu lạ có trang bị vũ khí kéo đến định bắn phá và cướp tàu Trung Quốc.
Hai ngày trước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng tuyên bố vào hôm 13/1: "Chúng tôi coi việc tàu Trung Quốc bắn chết 9 ngư dân Việt Nam và làm bị thương nhiều người khác, gây thiệt hại đến tài sản và ngư cụ của ngư dân Việt Nam là nghiêm trọng."
"Việt Nam đã yêu cầu phía Trung Quốc có các biện pháp tích cực nhằm ngăn chặn và chấm dứt ngay những hành động sai trái trên, cho điều tra và xử lý nghiêm những kẻ bắn chết người".
Nhu cầu hỗ trợ gia đình
Về vấn đề hỗ trợ vật chất cho các gia đình nạn nhân thì chị Thanh vợ của nạn nhân Lê Văn Xuyên cho biết sau khi xảy ra việc thảm sát này thì huyện Hoằng Hóa đã trợ cấp cho mỗi gia đình nạn nhân 2 triệu đồng VN và chỉ có thế.
Ông chủ tịch xã Lê Phạm Lai cũng xác nhận điều này, với lời giải thích "việc qua lâu rồi, không nói đến nữa".
Trong khi đó các ngư dân vẫn phải tiếp tục nhịp sống của mình với những chuyến đánh bắt xa, gần. Sau ngày 8/01/2005 việc đánh bắt ngay tại nơi những ngư phủ bị sát hại vẫn diễn ra bình thường như trước đó.
Vậy chính quyền địa phương đã khuyến cáo những gì cho họ sau khi có những người bị giết hại?
Ông Lai, chủ tịch xã cho biết vẫn tiếp tục phổ biến tuyên truyền các chủ trương chính sách của đảng, nhất là hiệp định vùng đánh cá chung và "không được làm xảy ra những việc mất an ninh trên biển".
Tuy nhiên, ông không nói cụ thể bà con ngư dân đã làm mất an ninh trên biển như thế nào.
BBC