Dan Lee
03-25-2008, 09:15 AM
24-3: ngày Italia tưởng niệm các vị thừa sai tử đạo lần thứ XVI
Hằng năm vào ngày 24 tháng 3 Giáo Hội Công Giáo Italia, đặc biệt là Phong trào người trẻ truyền giáo và các Hiệp Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo tưởng niệm các vị tử đạo. Ngày Italia tưởng niệm các thừa sai tử đạo lầm thứ XVI được cử hành trên toàn nước vào thứ hai Phục Sinh 24-3, với các buổi canh thức, cầu nguyện và ăn chay, có sự tham dự của nhiều người trẻ. 24 tháng 3 đã được chọn vì là ngày Đức Tổng Giám Mục Oscar Arnulfo Romero bị ám sát đang khi ngài dâng thánh lễ tại nguyện đường một nhà thương trong thủ đô San Salvador hồi năm 1980.
Đề tài Ngày Italia tưởng niệm các thừa sai tử đạo năm nay là ” cho anh em và cho tất cả mọi người”. Đây là các lời lấy từ công thức truyền phép Thánh Thể, lập lại lời Chúa Giêsu nói với các môn đệ ”Máu của Giao Ước sẽ đổ ra cho các con và cho tất cả mọi người được tha tội”.
Trong năm 2007 vừa qua đã có tất cả 123 thừa sai thuộc nhiều Giáo Hội Kitô tử đạo. Đứng đầu là Irak với 47 vị, tiếp đến là Ấn Độ 18 vị; Nigeria và Sudan mỗi nước 10 vị; Colombia và Phi Luật Tân mỗi nước 5 vị; Pakistan 4 vị; Mehicô, Nga, Sri Lanka và Thổ Nhĩ Kỳ mỗi nước 3 vị; Afghanistan, Ai Cập, Etiopia và Tây Ban Nha mỗi nước 2 vị; các nước Brasil, Bắc Hàn, Eritrea, Anh quốc, Guatemala, Kenya, Cộng hòa dân chủ Congo, Nam Phi, vùng đất của người Palestine, Trinidad Tobago và Việt Nam mỗi nước 1 vị.
Năm nay ngày này đặc biệt ý nghĩa vì trùng vào ngày thứ hai Phục Sinh. Trong ánh sáng phục sinh rạng ngời chúng ta tưởng niệm tất cả các thừa sai đã hy sinh mạng sống cho Chúa Kitô và Tin Mừng của Người. Cái chết của các vị là cái chết của hạt lúa rơi vào lòng đất, bị chôn vùi mục nát đi, để trở thành cây lúa trổ bông. Cái chết của các vị nhắc nhớ tới cái chết hy hiến của Chúa Kitô để cứu chuộc nhân loại và trao ban cho con người sự sống mới. Cái chết ấy cần thiết cho ơn cứu độ của loài người.
Trong một thế giới bị ảnh hưởng nặng nề của chủ nghĩa duy vật, tiêu thụ và hưởng thụ, của khuynh hướng sống tìm dễ dãi, sợ khó khăn và tránh hy sinh gian khổ, Thập Giá Chúa Kitô và thập giá của các thừa sai diễn tả giá trả cần thiết cho ơn cứu độ (Lc 2,26), để cho ánh sáng phục sinh được rạng ngời.
Trong một thế giới và trong cả Giáo Hội có nhiều cám dỗ giàn xếp, ổn thỏa, tương đối hóa, không đụng chạm, sự hy sinh của Chúa Kitô và của các vị tử đạo nhắc nhớ cho chúng ta biết sự Khôn Ngoan của Thập Giá trái nghịch với sự khôn ngoan của thế gian. Vì thế cho dù có đề cập tới đối thoại, hội nhập văn hóa, tình bạn, phục vụ vv... làm chứng tá, tử đạo cả trong hình thức đẫm máu luôn luôn là nét thường hằng chính yếu trong việc loan báo sứ điệp kitô.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tiếp tục nhấn mạnh trên tầm quan trọng của việc loan báo và làm chứng tử đạo đối với Giáo Hội và thế giới ngày nay. Chúng ta có thể nhận ra đều này trong số 2 của thư gửi tín hữu công giáo Trung Quốc và trong số 37 của thông điệp ”Spe salvi”, trong đó ĐTC nhắc tới thánh Phaolo Lê Bảo Tịnh Linh Mục tử đạo: khổ đau như con đường dẫn đến hy vọng.
Trong các bài suy niệm soạn cho buổi đi đàng Thánh Giá do Đức Thánh Cha chủ sự tối ngày Thứ Sáu Tuần Thánh vừa qua, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, Giám Mục Hồng Kông, đã nhiều lần nhắc đến các kitô hữu bị bách hại vì Chúa Kitô và vì Tin Mừng Yêu Thương của Chúa. Đức Hồng Y xin mọi người nhớ đến các anh chị em ấy. Đó là các anh chị em kitô đang bị bách hại tại Trung Quốc, cũng như tại Bắc Hàn, Cuba và Việt Nam. Đó là các anh chị em kitô bị bách hại tại các nước A rập, nơi có đa số tín hữu theo Hồi giáo. Đó là các kitô hữu thiểu số phải sống giữa xã hội có đa số dân theo Ấn giáo. Họ thường xuyên bị bách hại và gánh chịu nhiều khổ đau vì danh Chúa Giêsu Kitô.
Với trăm ngàn hình thức và kỹ thuật tân tiến ngày nay, bên cạnh các vụ đổ máu vì Chúa, còn có rất nhiều kitô hữu tử đạo không đổ máu: đó là các kitô hữu thường xuyên bị các chính quyền thuộc nhiều khuynh hướng ý thức hệ chính trị, xã hội và cả tôn giáo dùng chính các luật lệ để sách nhiễu, kỳ thị, gây khó đễ, đàn áp, bắt bớ, tống tiền và ức hiếp, cướp bóc đất đai tài sản, hạn chế mọi quyền tự do. Họ bị coi như các công đân hạng hai, tuy phải đóng thuế cho nhà nước như mọi người nhưng lại không được đối xử đồng đều như các công dân khác. Mồ hôi, nước mắt và máu của họ tiếp tục đổ mỗi ngày vì Chúa và vì Tin Mừng.
Lậy Chúa, hôm nay chúng con hiệp ý với Giáo Hội Công Giáo và phong trào giới trẻ truyền giáo Italia trong ngày tưởng niệm các vị tử đạo kitô lần thứ XVI, 24 tháng 3. Chúng con cũng nhớ tới tất cả mọi kitô hữu toàn thế giới còn đang phải khổ đau vì lòng tin, trong đó có các kitô hữu Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Hàn và Cuba. Xin cho các giọt mồ hôi, nước mắt và máu của họ đem lại nhiều hoa trái để cho Nước Công Lý, Hòa Bình và Yêu Thương của Chúa mau ngự trị trên trần gian này.
Linh Tiến Khải
Hằng năm vào ngày 24 tháng 3 Giáo Hội Công Giáo Italia, đặc biệt là Phong trào người trẻ truyền giáo và các Hiệp Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo tưởng niệm các vị tử đạo. Ngày Italia tưởng niệm các thừa sai tử đạo lầm thứ XVI được cử hành trên toàn nước vào thứ hai Phục Sinh 24-3, với các buổi canh thức, cầu nguyện và ăn chay, có sự tham dự của nhiều người trẻ. 24 tháng 3 đã được chọn vì là ngày Đức Tổng Giám Mục Oscar Arnulfo Romero bị ám sát đang khi ngài dâng thánh lễ tại nguyện đường một nhà thương trong thủ đô San Salvador hồi năm 1980.
Đề tài Ngày Italia tưởng niệm các thừa sai tử đạo năm nay là ” cho anh em và cho tất cả mọi người”. Đây là các lời lấy từ công thức truyền phép Thánh Thể, lập lại lời Chúa Giêsu nói với các môn đệ ”Máu của Giao Ước sẽ đổ ra cho các con và cho tất cả mọi người được tha tội”.
Trong năm 2007 vừa qua đã có tất cả 123 thừa sai thuộc nhiều Giáo Hội Kitô tử đạo. Đứng đầu là Irak với 47 vị, tiếp đến là Ấn Độ 18 vị; Nigeria và Sudan mỗi nước 10 vị; Colombia và Phi Luật Tân mỗi nước 5 vị; Pakistan 4 vị; Mehicô, Nga, Sri Lanka và Thổ Nhĩ Kỳ mỗi nước 3 vị; Afghanistan, Ai Cập, Etiopia và Tây Ban Nha mỗi nước 2 vị; các nước Brasil, Bắc Hàn, Eritrea, Anh quốc, Guatemala, Kenya, Cộng hòa dân chủ Congo, Nam Phi, vùng đất của người Palestine, Trinidad Tobago và Việt Nam mỗi nước 1 vị.
Năm nay ngày này đặc biệt ý nghĩa vì trùng vào ngày thứ hai Phục Sinh. Trong ánh sáng phục sinh rạng ngời chúng ta tưởng niệm tất cả các thừa sai đã hy sinh mạng sống cho Chúa Kitô và Tin Mừng của Người. Cái chết của các vị là cái chết của hạt lúa rơi vào lòng đất, bị chôn vùi mục nát đi, để trở thành cây lúa trổ bông. Cái chết của các vị nhắc nhớ tới cái chết hy hiến của Chúa Kitô để cứu chuộc nhân loại và trao ban cho con người sự sống mới. Cái chết ấy cần thiết cho ơn cứu độ của loài người.
Trong một thế giới bị ảnh hưởng nặng nề của chủ nghĩa duy vật, tiêu thụ và hưởng thụ, của khuynh hướng sống tìm dễ dãi, sợ khó khăn và tránh hy sinh gian khổ, Thập Giá Chúa Kitô và thập giá của các thừa sai diễn tả giá trả cần thiết cho ơn cứu độ (Lc 2,26), để cho ánh sáng phục sinh được rạng ngời.
Trong một thế giới và trong cả Giáo Hội có nhiều cám dỗ giàn xếp, ổn thỏa, tương đối hóa, không đụng chạm, sự hy sinh của Chúa Kitô và của các vị tử đạo nhắc nhớ cho chúng ta biết sự Khôn Ngoan của Thập Giá trái nghịch với sự khôn ngoan của thế gian. Vì thế cho dù có đề cập tới đối thoại, hội nhập văn hóa, tình bạn, phục vụ vv... làm chứng tá, tử đạo cả trong hình thức đẫm máu luôn luôn là nét thường hằng chính yếu trong việc loan báo sứ điệp kitô.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tiếp tục nhấn mạnh trên tầm quan trọng của việc loan báo và làm chứng tử đạo đối với Giáo Hội và thế giới ngày nay. Chúng ta có thể nhận ra đều này trong số 2 của thư gửi tín hữu công giáo Trung Quốc và trong số 37 của thông điệp ”Spe salvi”, trong đó ĐTC nhắc tới thánh Phaolo Lê Bảo Tịnh Linh Mục tử đạo: khổ đau như con đường dẫn đến hy vọng.
Trong các bài suy niệm soạn cho buổi đi đàng Thánh Giá do Đức Thánh Cha chủ sự tối ngày Thứ Sáu Tuần Thánh vừa qua, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, Giám Mục Hồng Kông, đã nhiều lần nhắc đến các kitô hữu bị bách hại vì Chúa Kitô và vì Tin Mừng Yêu Thương của Chúa. Đức Hồng Y xin mọi người nhớ đến các anh chị em ấy. Đó là các anh chị em kitô đang bị bách hại tại Trung Quốc, cũng như tại Bắc Hàn, Cuba và Việt Nam. Đó là các anh chị em kitô bị bách hại tại các nước A rập, nơi có đa số tín hữu theo Hồi giáo. Đó là các kitô hữu thiểu số phải sống giữa xã hội có đa số dân theo Ấn giáo. Họ thường xuyên bị bách hại và gánh chịu nhiều khổ đau vì danh Chúa Giêsu Kitô.
Với trăm ngàn hình thức và kỹ thuật tân tiến ngày nay, bên cạnh các vụ đổ máu vì Chúa, còn có rất nhiều kitô hữu tử đạo không đổ máu: đó là các kitô hữu thường xuyên bị các chính quyền thuộc nhiều khuynh hướng ý thức hệ chính trị, xã hội và cả tôn giáo dùng chính các luật lệ để sách nhiễu, kỳ thị, gây khó đễ, đàn áp, bắt bớ, tống tiền và ức hiếp, cướp bóc đất đai tài sản, hạn chế mọi quyền tự do. Họ bị coi như các công đân hạng hai, tuy phải đóng thuế cho nhà nước như mọi người nhưng lại không được đối xử đồng đều như các công dân khác. Mồ hôi, nước mắt và máu của họ tiếp tục đổ mỗi ngày vì Chúa và vì Tin Mừng.
Lậy Chúa, hôm nay chúng con hiệp ý với Giáo Hội Công Giáo và phong trào giới trẻ truyền giáo Italia trong ngày tưởng niệm các vị tử đạo kitô lần thứ XVI, 24 tháng 3. Chúng con cũng nhớ tới tất cả mọi kitô hữu toàn thế giới còn đang phải khổ đau vì lòng tin, trong đó có các kitô hữu Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Hàn và Cuba. Xin cho các giọt mồ hôi, nước mắt và máu của họ đem lại nhiều hoa trái để cho Nước Công Lý, Hòa Bình và Yêu Thương của Chúa mau ngự trị trên trần gian này.
Linh Tiến Khải