Dan Lee
03-25-2008, 06:18 PM
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH THEO KẾ HOẠCH CỦA THIÊN CHÚA
Ngày 15-1-1981, Hội Đồng Giám Mục Thụy Sỹ công bố thư mục vụ với đề tài: ”Hôn Nhân và Gia Đình theo kế hoạch của THIÊN CHÚA”.
Gần 3 thập niên trôi qua kể từ ngày ấy, nhưng tính chất thời sự và tầm quan trọng của vấn đề vẫn giữ nguyên. Xin giới thiệu nội dung lá thư.
Năm nay, trong lá thư mục vụ bàn về Hôn Nhân và Gia Đình, chúng tôi muốn trình bày với anh chị em cách hết sức vắn gọn, một vài điểm quan trọng và tiêu biểu nhất mà khóa họp Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới vừa qua đã bàn đến. Như anh chị em rõ, Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới đã nhóm họp vào mùa thu 1980 và đã cùng nhau bàn thảo và học hỏi cách sâu rộng về vấn đề: Vai trò của Gia Đình Kitô trong thế giới hiện đại.
1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của phái tính con người.
Giữa những xôn xao giao động của xã hội chúng ta, hơn bao giờ hết, người nam và người nữ cần tìm hiểu cách sâu rộng về ý nghĩa của phái tính. Bởi vì, trong một thế giới mà các quyền lợi vật chất được đặt lên hàng đầu, thì, phái tính thường cũng chỉ được xem như là một vật dụng cho sự tiêu thụ mà thôi.
Dưới ánh sáng của Lời Chúa, chúng ta cố gắng tìm xem THIÊN CHÚA có ý định nào trên phái tính, và từ đó khám phá ra ý nghĩa thâm sâu của nó.
Khi nói về hai người nam và nữ đầu tiên trong nhân loại, Sách Sáng Thế ghi: ”THIÊN CHÚA dựng nên con người theo hình ảnh Ngài, theo hình ảnh Ngài mà con người được tạo dựng, người nam và người nữ cùng được THIÊN CHÚA tạo thành” (1,27).
Khi tạo thành con người - nam và nữ - THIÊN CHÚA muốn diễn tả một sự phong phú xuất phát ngay từ chính Tình Yêu của Ngài. Thật vậy, THIÊN CHÚA là sự thông hiệp giữa 3 Ngôi Vị Thần Linh, một thông hiệp trong Tình Yêu, trong dâng hiến hỗ tương, hoàn hảo và được tồn tại mãi. Về phía con người, phái tính ghi rõ đặc tính của con người cách toàn vẹn. Được gắn liền với tình yêu, phái tính là một cách thức mở rộng với người khác. Nó là lời mời gọi trao ban chính mình cho kẻ khác và cho THIÊN CHÚA.
Mỗi một người - bất luận là nam hay nữ - đều được mời gọi dấn thân tự hiến với trọn sức lực của mình cho THIÊN CHÚA và cho người khác. Sự độc thân chỉ là một luật trừ và có cách thức diễn đạt riêng của nó. Trong hôn nhân, chính sự kết hợp vợ chồng diễn tả sự trao ban trọn vẹn, duy nhất và không bao giờ bị thu hồi trở lại giữa hai người.
Vậy thì, trong chương trình của Đấng Tạo Hóa, phái tính là một món quà tuyệt diệu và quý hóa mà THIÊN CHÚA trao tặng mỗi người để giúp con người biết dùng nó như phương tiện thông hiệp với người khác trong cộng đoàn nhân loại.
2. THIÊN CHÚA là trung tâm điểm của Tình Yêu.
Được tạo dựng giống hình ảnh THIÊN CHÚA, người nam và người nữ phải theo gương THIÊN CHÚA. Thánh Phaolo viết: ”Anh chị em hãy tìm bắt chước THIÊN CHÚA như những người con yêu dấu, và đi theo con đường của Tình Yêu, con đường mà Đức Chúa GIÊSU đã vạch trước, khi Ngài yêu thương và tự dâng hiến đời mình cho chúng ta” (Êphêxô 5,1).
Khi nói về các đôi vợ chồng Kitô trong lá thư viết cho giáo hữu thành Êphêxô, thánh Phaolo cũng mời gọi các đôi vợ chồng tìm cách bắt chước Tình Yêu của Đức Chúa GIÊSU dâng hiến cho Giáo Hội và tình yêu của Giáo Hội dâng hiến cho Đức Chúa GIÊSU.
Trong trái tim con người, TÌNH YÊU là một cái gì cao quý bắt nguồn từ THIÊN CHÚA và phản ánh Tình Yêu đã kết hợp 3 Ngôi Vị Thần Linh làm một: Tình Yêu của một quảng đại hoàn toàn và tuyệt đối, Tình Yêu của một trao ban và thông hiệp toàn vẹn. Chính hình ảnh của Tình Yêu hoàn hảo này phải là mẫu mực đo lường cho mọi tình yêu nhân loại, và đặc biệt là tình yêu của người nam dành cho người nữ trong đời sống vợ chồng.
Tuy nhiên, nó sẽ là lý tưởng không thể thực hiện được, nếu THIÊN CHÚA không phải là trung-tâm-điểm của mọi tình yêu nhân loại. Chính Ngài bồi bổ cho tình yêu và cùng lúc, thanh lọc các ích kỷ không ngừng bành trướng và đe dọa tình yêu. Yêu nhau, không có nghĩa là người ta tránh được mọi căng thẳng, mọi hiểu lầm và mọi đụng chạm gây thương tích. Nhưng THIÊN CHÚA không bao giờ để chúng ta chiến đấu một mình. Ngài luôn hiện diện để giúp chúng ta biết tha thứ và không ngừng làm lớn mạnh tình yêu.
3. Sức sáng tạo của TÌNH YÊU.
THIÊN CHÚA là Tình Yêu và là Sự Sống. Sự Sống và Tình Yêu nơi THIÊN CHÚA là hai thực trạng không bao giờ tách rời nhau. Tình yêu nhân loại phản ảnh cho Tình Yêu này, cũng phải luôn luôn là nguồn phát sinh sự sống.
Tác giả Sách Sáng Thế Ký, sau khi nói người nam và người nữ được tạo nên theo hình ảnh của THIÊN CHÚA, đã thêm: ”THIÊN CHÚA chúc phúc cho hai người và nói: Hãy sinh sản và làm cho đông đúc” (2,18).
Tuy nhiên sự lưu truyền sự sống không duy chỉ có nghĩa là làm phát sinh một đời sống khác, mà còn bao gồm cả việc giáo dục con cái, sự triển nở của đôi vợ chồng, sự dấn thân trong Giáo Hội và trong xã hội, tìm mở mang và phát triển mọi đời sống con người về cả hai phương diện vật chất và tinh thần.
Trong bài diễn văn đọc ngày 15-11-1980, Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đã tuyên bố về vấn đề kế hoạch hóa gia đình như sau: ”Tôi biết rằng, trong xã hội ngày nay, các khó khăn thường rất lớn: trách vụ gay go, đặc biệt là đối với người đàn bà, nhà ở chật chội; vấn đề tài chánh và sức khoẻ là những ưu tư rất lớn cho các gia đình đông con và thường là một trở ngại cho vấn đề muốn có đông con cái. Vì thế tôi kêu gọi mọi giới hữu trách, các thành phần có thế lực trong xã hội, hãy làm hết sức có thể để giúp đỡ các gia đình. Nhưng trước tiên, tôi muốn đánh thức lương tâm và trách nhiệm riêng của từng người trong anh chị em. Trước mặt THIÊN CHÚA, với trọn ý thức về trách nhiệm, anh chị em hãy chọn một quyết định về số con cái. Điều đó có nghĩa là vấn đề kế hoạch hóa gia đình luôn tôn trọng các nguyên tắc luân lý và đạo đức”.
Thực vậy, các đôi vợ chồng thường phải đương đầu với rất nhiều khó khăn cụ thể. . Mà các khó khăn này chỉ có thể giải quyết trong một đối thoại cởi mở với vị cố vấn tinh thần, trong sự cầu nguyện và trong sự lãnh nhận các bí tích. Qua những phương thế hữu hiệu đó THIÊN CHÚA thường thông ban sức lực và lòng nhân từ của Ngài cho hết mọi người yếu đuối như chúng ta.
4. Phận vụ tiên tri của Gia Đình nhân loại.
Trong một thế giới mà mọi người ít quen biết nhau và sống lạnh lùng bên cạnh nhau, thì thường gia đình là nơi bảo vệ cho tình thân thiện, là nơi biểu lộ nhiều mối giây liên lạc thân tình. Nhưng làm thế nào để đáp ứng với đòi hỏi thích đáng này nếu gia đình không cố gắng, mỗi ngày một hơn, trở thành một nơi dành riêng cho sự đối thoại?
Đối thoại giữa các nhân vị, trước tiên giữa vợ chồng với nhau. Một đối thoại vừa tình cảm, vừa lý trí và vừa có tính cách siêu nhiên, mà chóp đỉnh là sự trao hiến thân xác cho nhau. Chính GIA ĐÌNH tạo bầu khí thích hợp cho đứa trẻ học hỏi thế nào là sống cởi mở với kẻ khác và cùng lúc, có thể tự nẩy nở, phát triển.. Gia Đình còn là nơi mà đứa trẻ phải được học sống yêu thương, sống chú ý đến người khác, sống kính trọng kẻ khác và những đức tính cần thiết đi kèm với một kỷ luật giúp nẩy sinh đức tự chủ. Với tất cả các ưu điểm trên, gia đình quả thật là khung cảnh lý tưởng đầu tiên cho việc giáo dục con em. Nhưng vượt trên mọi đối thoại hàng ngày giữa cha mẹ và con cái là sự đối thoại của mọi phần tử trong gia đình với THIÊN CHÚA: Đấng hiện diện, sống động và là nguồn phát sinh mọi cuộc đối thoại.
Sau cùng, là sự đối thoại giữa mỗi gia đình với toàn gia đình nhân loại và với Cộng Đoàn Kitô Giáo. Sự đối thoại này giúp cho mỗi phần tử trong xã hội lớn dần và rồi sẵn sàng đảm nhận, thông chia trách nhiệm với nhau mà không sợ bị chèn ép hay bóp nghẹt.
Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới 1980 đã bàn thảo cách sâu rộng về các vấn đề thuộc phạm vi GIA ĐÌNH, Hôn Nhân và Phái Tính, và đã nhấn mạnh rằng, giá trị căn bản cho tất cả mọi vấn đề là sự liên lạc thân mật, sự đối thoại ngay chính giữa lòng gia đình, tình yêu hỗ tương, sự lưu truyền sự sống trong hôn nhân, và sau cùng là sự cởi mở với kẻ khác và với THIÊN CHÚA. . Lời Chúa sẽ mạc khải cho chúng ta hiểu ý nghĩa thâm sâu của các giá trị nhân bản.
Cầu mong THIÊN CHÚA ban cho chúng ta sự quảng đại của TÌNH YÊU và sức mạnh dũng cảm sống trong thế giới hiện đại, để chúng ta trở thành những nhân chứng chân thực và hùng hồn cho TÌNH YÊU của THIÊN CHÚA.
Xin THIÊN CHÚA chúc lành cho tất cả anh chị em.
(”La Documentation Catholique”, n.1806, 63ème Année, 19 Avril 1981, trang 384-385)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Ngày 15-1-1981, Hội Đồng Giám Mục Thụy Sỹ công bố thư mục vụ với đề tài: ”Hôn Nhân và Gia Đình theo kế hoạch của THIÊN CHÚA”.
Gần 3 thập niên trôi qua kể từ ngày ấy, nhưng tính chất thời sự và tầm quan trọng của vấn đề vẫn giữ nguyên. Xin giới thiệu nội dung lá thư.
Năm nay, trong lá thư mục vụ bàn về Hôn Nhân và Gia Đình, chúng tôi muốn trình bày với anh chị em cách hết sức vắn gọn, một vài điểm quan trọng và tiêu biểu nhất mà khóa họp Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới vừa qua đã bàn đến. Như anh chị em rõ, Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới đã nhóm họp vào mùa thu 1980 và đã cùng nhau bàn thảo và học hỏi cách sâu rộng về vấn đề: Vai trò của Gia Đình Kitô trong thế giới hiện đại.
1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của phái tính con người.
Giữa những xôn xao giao động của xã hội chúng ta, hơn bao giờ hết, người nam và người nữ cần tìm hiểu cách sâu rộng về ý nghĩa của phái tính. Bởi vì, trong một thế giới mà các quyền lợi vật chất được đặt lên hàng đầu, thì, phái tính thường cũng chỉ được xem như là một vật dụng cho sự tiêu thụ mà thôi.
Dưới ánh sáng của Lời Chúa, chúng ta cố gắng tìm xem THIÊN CHÚA có ý định nào trên phái tính, và từ đó khám phá ra ý nghĩa thâm sâu của nó.
Khi nói về hai người nam và nữ đầu tiên trong nhân loại, Sách Sáng Thế ghi: ”THIÊN CHÚA dựng nên con người theo hình ảnh Ngài, theo hình ảnh Ngài mà con người được tạo dựng, người nam và người nữ cùng được THIÊN CHÚA tạo thành” (1,27).
Khi tạo thành con người - nam và nữ - THIÊN CHÚA muốn diễn tả một sự phong phú xuất phát ngay từ chính Tình Yêu của Ngài. Thật vậy, THIÊN CHÚA là sự thông hiệp giữa 3 Ngôi Vị Thần Linh, một thông hiệp trong Tình Yêu, trong dâng hiến hỗ tương, hoàn hảo và được tồn tại mãi. Về phía con người, phái tính ghi rõ đặc tính của con người cách toàn vẹn. Được gắn liền với tình yêu, phái tính là một cách thức mở rộng với người khác. Nó là lời mời gọi trao ban chính mình cho kẻ khác và cho THIÊN CHÚA.
Mỗi một người - bất luận là nam hay nữ - đều được mời gọi dấn thân tự hiến với trọn sức lực của mình cho THIÊN CHÚA và cho người khác. Sự độc thân chỉ là một luật trừ và có cách thức diễn đạt riêng của nó. Trong hôn nhân, chính sự kết hợp vợ chồng diễn tả sự trao ban trọn vẹn, duy nhất và không bao giờ bị thu hồi trở lại giữa hai người.
Vậy thì, trong chương trình của Đấng Tạo Hóa, phái tính là một món quà tuyệt diệu và quý hóa mà THIÊN CHÚA trao tặng mỗi người để giúp con người biết dùng nó như phương tiện thông hiệp với người khác trong cộng đoàn nhân loại.
2. THIÊN CHÚA là trung tâm điểm của Tình Yêu.
Được tạo dựng giống hình ảnh THIÊN CHÚA, người nam và người nữ phải theo gương THIÊN CHÚA. Thánh Phaolo viết: ”Anh chị em hãy tìm bắt chước THIÊN CHÚA như những người con yêu dấu, và đi theo con đường của Tình Yêu, con đường mà Đức Chúa GIÊSU đã vạch trước, khi Ngài yêu thương và tự dâng hiến đời mình cho chúng ta” (Êphêxô 5,1).
Khi nói về các đôi vợ chồng Kitô trong lá thư viết cho giáo hữu thành Êphêxô, thánh Phaolo cũng mời gọi các đôi vợ chồng tìm cách bắt chước Tình Yêu của Đức Chúa GIÊSU dâng hiến cho Giáo Hội và tình yêu của Giáo Hội dâng hiến cho Đức Chúa GIÊSU.
Trong trái tim con người, TÌNH YÊU là một cái gì cao quý bắt nguồn từ THIÊN CHÚA và phản ánh Tình Yêu đã kết hợp 3 Ngôi Vị Thần Linh làm một: Tình Yêu của một quảng đại hoàn toàn và tuyệt đối, Tình Yêu của một trao ban và thông hiệp toàn vẹn. Chính hình ảnh của Tình Yêu hoàn hảo này phải là mẫu mực đo lường cho mọi tình yêu nhân loại, và đặc biệt là tình yêu của người nam dành cho người nữ trong đời sống vợ chồng.
Tuy nhiên, nó sẽ là lý tưởng không thể thực hiện được, nếu THIÊN CHÚA không phải là trung-tâm-điểm của mọi tình yêu nhân loại. Chính Ngài bồi bổ cho tình yêu và cùng lúc, thanh lọc các ích kỷ không ngừng bành trướng và đe dọa tình yêu. Yêu nhau, không có nghĩa là người ta tránh được mọi căng thẳng, mọi hiểu lầm và mọi đụng chạm gây thương tích. Nhưng THIÊN CHÚA không bao giờ để chúng ta chiến đấu một mình. Ngài luôn hiện diện để giúp chúng ta biết tha thứ và không ngừng làm lớn mạnh tình yêu.
3. Sức sáng tạo của TÌNH YÊU.
THIÊN CHÚA là Tình Yêu và là Sự Sống. Sự Sống và Tình Yêu nơi THIÊN CHÚA là hai thực trạng không bao giờ tách rời nhau. Tình yêu nhân loại phản ảnh cho Tình Yêu này, cũng phải luôn luôn là nguồn phát sinh sự sống.
Tác giả Sách Sáng Thế Ký, sau khi nói người nam và người nữ được tạo nên theo hình ảnh của THIÊN CHÚA, đã thêm: ”THIÊN CHÚA chúc phúc cho hai người và nói: Hãy sinh sản và làm cho đông đúc” (2,18).
Tuy nhiên sự lưu truyền sự sống không duy chỉ có nghĩa là làm phát sinh một đời sống khác, mà còn bao gồm cả việc giáo dục con cái, sự triển nở của đôi vợ chồng, sự dấn thân trong Giáo Hội và trong xã hội, tìm mở mang và phát triển mọi đời sống con người về cả hai phương diện vật chất và tinh thần.
Trong bài diễn văn đọc ngày 15-11-1980, Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đã tuyên bố về vấn đề kế hoạch hóa gia đình như sau: ”Tôi biết rằng, trong xã hội ngày nay, các khó khăn thường rất lớn: trách vụ gay go, đặc biệt là đối với người đàn bà, nhà ở chật chội; vấn đề tài chánh và sức khoẻ là những ưu tư rất lớn cho các gia đình đông con và thường là một trở ngại cho vấn đề muốn có đông con cái. Vì thế tôi kêu gọi mọi giới hữu trách, các thành phần có thế lực trong xã hội, hãy làm hết sức có thể để giúp đỡ các gia đình. Nhưng trước tiên, tôi muốn đánh thức lương tâm và trách nhiệm riêng của từng người trong anh chị em. Trước mặt THIÊN CHÚA, với trọn ý thức về trách nhiệm, anh chị em hãy chọn một quyết định về số con cái. Điều đó có nghĩa là vấn đề kế hoạch hóa gia đình luôn tôn trọng các nguyên tắc luân lý và đạo đức”.
Thực vậy, các đôi vợ chồng thường phải đương đầu với rất nhiều khó khăn cụ thể. . Mà các khó khăn này chỉ có thể giải quyết trong một đối thoại cởi mở với vị cố vấn tinh thần, trong sự cầu nguyện và trong sự lãnh nhận các bí tích. Qua những phương thế hữu hiệu đó THIÊN CHÚA thường thông ban sức lực và lòng nhân từ của Ngài cho hết mọi người yếu đuối như chúng ta.
4. Phận vụ tiên tri của Gia Đình nhân loại.
Trong một thế giới mà mọi người ít quen biết nhau và sống lạnh lùng bên cạnh nhau, thì thường gia đình là nơi bảo vệ cho tình thân thiện, là nơi biểu lộ nhiều mối giây liên lạc thân tình. Nhưng làm thế nào để đáp ứng với đòi hỏi thích đáng này nếu gia đình không cố gắng, mỗi ngày một hơn, trở thành một nơi dành riêng cho sự đối thoại?
Đối thoại giữa các nhân vị, trước tiên giữa vợ chồng với nhau. Một đối thoại vừa tình cảm, vừa lý trí và vừa có tính cách siêu nhiên, mà chóp đỉnh là sự trao hiến thân xác cho nhau. Chính GIA ĐÌNH tạo bầu khí thích hợp cho đứa trẻ học hỏi thế nào là sống cởi mở với kẻ khác và cùng lúc, có thể tự nẩy nở, phát triển.. Gia Đình còn là nơi mà đứa trẻ phải được học sống yêu thương, sống chú ý đến người khác, sống kính trọng kẻ khác và những đức tính cần thiết đi kèm với một kỷ luật giúp nẩy sinh đức tự chủ. Với tất cả các ưu điểm trên, gia đình quả thật là khung cảnh lý tưởng đầu tiên cho việc giáo dục con em. Nhưng vượt trên mọi đối thoại hàng ngày giữa cha mẹ và con cái là sự đối thoại của mọi phần tử trong gia đình với THIÊN CHÚA: Đấng hiện diện, sống động và là nguồn phát sinh mọi cuộc đối thoại.
Sau cùng, là sự đối thoại giữa mỗi gia đình với toàn gia đình nhân loại và với Cộng Đoàn Kitô Giáo. Sự đối thoại này giúp cho mỗi phần tử trong xã hội lớn dần và rồi sẵn sàng đảm nhận, thông chia trách nhiệm với nhau mà không sợ bị chèn ép hay bóp nghẹt.
Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới 1980 đã bàn thảo cách sâu rộng về các vấn đề thuộc phạm vi GIA ĐÌNH, Hôn Nhân và Phái Tính, và đã nhấn mạnh rằng, giá trị căn bản cho tất cả mọi vấn đề là sự liên lạc thân mật, sự đối thoại ngay chính giữa lòng gia đình, tình yêu hỗ tương, sự lưu truyền sự sống trong hôn nhân, và sau cùng là sự cởi mở với kẻ khác và với THIÊN CHÚA. . Lời Chúa sẽ mạc khải cho chúng ta hiểu ý nghĩa thâm sâu của các giá trị nhân bản.
Cầu mong THIÊN CHÚA ban cho chúng ta sự quảng đại của TÌNH YÊU và sức mạnh dũng cảm sống trong thế giới hiện đại, để chúng ta trở thành những nhân chứng chân thực và hùng hồn cho TÌNH YÊU của THIÊN CHÚA.
Xin THIÊN CHÚA chúc lành cho tất cả anh chị em.
(”La Documentation Catholique”, n.1806, 63ème Année, 19 Avril 1981, trang 384-385)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt