PDA

View Full Version : Biểu Tình Chống Trung Quốc Tại Lễ Châm Đuốc Olympics



violet09
03-26-2008, 09:24 AM
Biểu Tình Chống Trung Quốc Tại Lễ Châm Đuốc Olympics


2008.03.25

Đỗ Hiếu, phóng viên đài Á Châu Tự Do

Lễ châm ngọn đuốc thiêng tại thành phố cổ Olympia, Hy Lạp, hôm thứ hai 24-3 bị gián đoạn trong chốc lát khi ba thành viên Tổ Chức Nhà báo Không Biên Giới tức Reporters sans Frontieres ( RSF ) bất ngờ tiến vào địa điểm hành lễ trong sân vân động ngay trước khi người đại diện của Bắc Kinh sắp sửa đọc diễn văn khai mạc.

Các hành động phản đối thế vận hội Bắc Kinh 2008 diễn ra chỉ mấy chục giây đồng hồ ngắn ngủi, trước khi ông Lưu Kỳ, Chủ tịch Ủy ban Thế vận Trung Quốc, kiêm Bí thư thành ủy Bắc Kinh đọc diễn văn khai mạc lễ châm ngọn đuốc thiêng Olympic.

Ngọn đuốc được châm theo truyền thống từ thế kỷ thứ 19 ở thành phố cổ Olympia trước hội tranh tài thể thao thế giới, và thời nay sau buổi lễ này nó sẽ được chuyền tay do những người chạy bộ từ Hy Lạp về đến Bắc Kinh vào mùa hè.

Cuộc biểu tình ngoạn mục xảy mặc dù an ninh được tăng cường tối đa, với trên một ngàn nhân viên cảnh sát và công an bố trí chặt chẽ từ mấy hôm nay. Ba thành viên RSF đã căng một hình vẽ 5 chiếc còng tay, thay cho 5 vòng tròn tượng trưng cho Olympics, cùng biễu ngữ mang nội dung kêu gọi thế giới tẩy chay thế vận hội Bắc Kinh 2008, vì hành động đàn áp nhân quyền của Trung Quốc.

Từ Paris, bà Elsa Gidal, người phát ngôn của RSF cho biết 3 thành viên biểu tình tại địa điểm cử hành lễ châm đuốc thiêng thế vận 2008, gồm các ông Robert Menard, tổng thư ký, Vincent Brossel, đặc trách Châu Á và Jean Francois Julliard, trưởng phòng thông tin Internet. Bà Gidal cho biết, Ký giả Không Biên giới chống sự đàn áp quyền làm người liên tục xảy ra ở Hoa Lục, Bắc Kinh không thể quảng cáo cho Thế Vận Hội trong khi vẫn đàn áp dân chủ, vi phạm nhân quyền. RSF sẵn sàng mạnh mẽ lên tiếng bất kỳ nơi nào để tích cực vận động cho quyền tự do của con người tại Trung Quốc. Cả ba thành viên RSF đã bị câu lưu ngay tại chỗ và được giải về cơ quan cảnh sát thuộc thành phố Pyrgos, gần đó.

Tin tức truyền đi từ thành phố cổ Olympia cũng cho biết một phụ nữ và một thanh niên người Tây Tạng bị bắt giữ khi có hành động phản đối Thế Vận Hội 2008. Khi bị dẫn dắt đi, anh thanh niên này hô :

“ Quân Trung Quốc không được ở Tây Tạng ! Trung Quốc thật xấu hổ ! “

, và nói với các nhà báo rằng, người dân Tây Tạng không đồng ý cho Trung Quốc rước đuốc thiêng Olympics qua lãnh thổ thổ của họ, vì Tây Tạng là một nước độc lập đang bị Hoa Lục xâm chiếm.

Trước chuyện đầy bất ngờ này, Ông Jacques Rogge, Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế tiếc là buổi lễ khai mạc đốt đuốc thiêng gặp trở ngại, tuy nhiên ông cho quan trọng hơn hết là bạo động đã không xảy ra với những người biểu tình ôn hòa.

Khi đề cập đến tình trạng nhân quyền tại Trung Quốc hiện giờ, ông Jacques Rogge, Chủ tịch ủy ban Olympic quốc tế tuyên bố với Thông tấn Associated Press rằng điều hoàn hảo mà mọi người mong đợi vẫn chưa đến, nhưng tình trạng nhân quyền tại Hoa Lục đã được cải thiện.

Ông cũng nói Olympic Quốc Tế đã lên tiếng bày tỏ mối quan tâm xâu sa về những diễn biến ở Tây Tạng. Tuy nhiên ông mong những người biểu tình vẫn phải tôn trọng luật pháp và không nên gây xáo trộn cho buổi lễ. Ủy Ban Thế Vận cho rằng mọi hành động phản đối Bắc Kinh cần phải được bày tỏ tại đất nước của những người tham gia biểu tình, thay vì thể hiện trên lãnh thổ Hy Lạp. Các hãng thông tấn quốc tế cũng cho biết rằng, chánh phủ Hy Lạp không tán thành những cuộc biểu tình vừa kể.

Trong khi đó cơ quan truyền thông Trung Quốc không đá động gì tới việc buổi lễ châm ngọn đuốc thiêng bị gián đoạn. Khi xáo trộn vừa xảy ra, Ðài Truyền Hình Trung Quốc tạm ngưng chương trình phát hình trực tiếp buổi lễ châm ngọn đuốc thiêng từ Olympia, Hy Lạp.


Tiếng Việt

violet09
03-26-2008, 09:35 AM
top the Olympic in China, human rights


http://www.youtube.com/watch?v=8bbbaez6nmc

http://video.google.com/videoplay?docid=-8580838772605543570

Người Tây Tạng Biểu tình Ôn Hòa tại Toronto chống china olympic

http://www.youtube.com/watch?v=NLRFb3TOrPs&feature=related

http://www.youtube.com/watch?v=YC524N_LxtI&feature=related

violet09
03-26-2008, 10:36 AM
Trung Quốc Mở Màn OlYmpic bị xui xẻo


--------------------------------------------------------------------------------


Lễ lấy lửa và đốt đuốc Olimpic truyền thống được tiến hành tại Olimpia gần Thánh đường Hery tại Hy Lạp trong ngày 24/03/20008.

Các diễn viên Hy Lạp trong bộ đồ cổ truyền thống đã châm đuốc lấy Lửa Thánh nhờ một chiếc gương parabol thu nhiệt từ ánh sáng mặt trời.

Như dự đoán của giới báo chí thì sẽ có một điều gì đó xảy ra. Buổi lễ được coi là mở đầu cho Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008 đã bị xui xẻo, không thành công tốt đẹp như nhà cầm quyền Bắc Kinh vẫn thường mong muốn.

Trong lúc chủ tịch Uỷ ban Olimpic Trung Quốc Liu Qi đang hùng hồn đọc diễn văn thì bất ngờ xuất hiện ba người chạy tới phía ông ta cùng với biểu ngữ mà 5 vòng tròn Olimpic trên nền được thể hiện bằng những chiếc còng số 8 – biểu tượng cho Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008. Những người ủng hộ cuộc tranh đấu của dân tộc Tây Tạng đã lọt lưới bảo vệ của cả ngàn cảnh sát.

Chủ tịch Uỷ ban Olimpic Trung Quốc Liu Qi đang đọc diễn văn thì bất ngờ xuất hiện ba người chạy tới phía ông ta với biểu ngữ mà 5 vòng tròn Olimpic là 5 chiếc còng số 8.


An ninh Hy Lạp giữ người của RWB trong buổi lễ rước lửa Olimpic ngày 24/03/20085
http://cosmos.bcst.yahoo.com/up/player/popup/?cl=7105483
Mời quý bạn đọc bấm vào đây để xem đoạn Video Clip (Reuters)

Ngay lập tức, những người gây rối bị cảnh sát can thiệp và Liu Qi sau giây lát ngắt quãng đã có thể tiếp tục. Lin Qi mặt sắt lạnh, làm như không có gì xảy ra, kết thúc với câu khẳng định: “Lửa Thế Vận hội sẽ mang lại ánh sáng, hạnh phúc, hoà bình, hữu nghị và hy vọng thoả nguyện những mơ ước đối với nhân dân Trung Quốc và toàn thế giới”.

Dù xì-căng-đan chỉ xảy ra chớp nhoáng nhưng truyền hình Hy Lạp đã kịp thời bỏ ngay vị khách, chĩa ống quay vào những “diễn viên” vốn không có trong chương trình. Cùng lúc truyền hình Trung Quốc đang phát trực tiếp cho dân chúng tại nước mình phải ngưng lại.

Cuộc phản đối lễ khai mạc đốt đuốc Olimpic do Tổ chức “Phóng Viên Không Biên Giới” (Reporters Without Borders – RWB) thực hiện. Những người nói trên chính là chủ tịch RWB Robert Menard và hai bạn đồng nghiệp Vincent Brossel, Jean-François Juillard. Cả ba đều bị cảnh sát bắt giữ để thẩm tra.

- Những cuộc phản đối tương tự sẽ được tổ chức cho tới ngày 8 tháng 8, tức ngày khai mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh - Menard nói với báo chí khi ngồi trong đồn cảnh sát Pyrgos, Hy Lạp.

- Chúng tôi sẽ tiếp tục chiến dịch của mình, khởi điểm từ năm 2001, nhằm chống lại vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc - Fanny Dumont, nữ thành viên của RWB nói.

Ngay sau khi lấy lửa Olimpic, một nhóm người Tây Tạng với mặt mũi được tô điểm bằng những vạch phẩm đỏ - tượng trưng cho máu chảy – diễu hành trên đường phố Hy Lạp, một số bị cảnh sát Hy Lạp bắt giữ.

130 ngày nữa (tính từ 24/03/2008), với lộ trình 137 ngàn km, đi qua 20 quốc gia và xuyên Trung Quốc (trong đó có đỉnh núi cao nhất thế giới Everest của Tây Tạng), ngọn lửa Olimpic sẽ về đến sân vận động tại Bắc Kinh và người ta sẽ lấy lửa từ ngọn đuốc này để châm vào tháp lửa Olimpic mở màn cho cuộc đua tài.

Những người phản đối nhà cầm quyền Bắc Kinh đàn áp nhân quyền tại Tây Tạng đã không cô đơn trong suốt những ngày qua. Dư luận thế giới không ngừng phê phán Trung Quốc với nhiều mức độ khác nhau, tuy nhiên gây ấn tượng nhất là bức thư ngỏ được công bố hôm thứ 7 tuần rồi, ngày 21/03, của 29 các nhà văn, giáo sư, luật sư và ký giả Trung Quốc. Bức thư phê phán những “sai lầm nghiêm trọng” của chính quyền trong vấn đề Tây Tạng“. - Chúng tôi phản đối tất cả những biện pháp bạo lực đối với những người dân vô tội và chúng tôi kêu gọi chính phủ Trung Quốc ngưng ngay việc trấn áp bạo lực đối với người Tây Tạng” - Trích nội dung bức thư.

Theo các tác giả của thư phản đối thì việc tuyên truyền của chính quyền nhằm tấn công vị lãnh tụ tinh thần Tây Tạng Dalai Lạtma giống như đã từng diễn ra một cách thô bạo trong những năm 60s, 70s. “- Ngôn ngữ này không hề giúp được gì trong việc làm dịu đi căng thẳng và nó làm tổn hại đến thể diện của chính phủ Trung Quốc” - Các nhà trí thức viết.

Chưa biết những nhà trí thức Trung Quốc này có bị sách nhiễu gì bởi nhà cầm quyền hay không.
Bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc suốt từ lễ Phục Sinh đã vận động với công suất chưa từng có. CNN, BBC, “Spiegel” và nhiều các cơ quan truyền thông lớn khác của phương Tây bị bỏ bom bằng hàng núi thư tín của dân chúng Trung Quốc cho rằng, các cơ quan truyền thông này đã bóp méo các sự kiện xảy ra. Bắc Kinh cho hay rằng, họ đã nhận được thư biểu lộ tình đoàn kết từ khoảng 100 quốc gia, trong đó có Nga, Belarus và Bắc Hàn.

Chế độ kiểm duyệt ở Trung Quốc chỉ cho thông báo chính thức trên các phương tiện truyền thông rằng, những người Tây Tạng đã tấn công người Hoa, cho nên công an phải can thiệp và đúng với pháp luật. Vì thế, dân chúng Trung Quốc bình thường hoàn toàn bị ngộ nhận. - “Một người Hoa bình thường tin ở chính quyền và ủng hộ trấn áp bạo loạn bằng vũ lực” - David Bandurski, một người am hiểu truyền thông tại Hongkong viết.

Thực tế là, trong ngày 14/03, sự đàn áp bằng bạo lực của nhà cầm quyền Trung Quốc đối với dân chúng Tây Tạng tại Lhasa đã có sự chứng kiến tại chỗ của nhiều khách du lịch ngoại quốc, trong đó có ký giả James Miles của tuần báo uy tín của Anh Quốc “The Economist”.

Cùng ngày 24/03, Tân Hoa Xã nói rằng, cuộc nổi loạn từ 10/03 tại Lhasa và các vùng khác của người Tây Tạng đã làm thiệt hại 22 nhân mạng, chủ yếu là thường dân, 400 người khác và 240 cảnh sát bị thương. Trong khi đó, chính phủ lưu vong Tây Tạng cho hay, phải có tới 130 người chết. Rất khó kiểm chứng các nguồn tin vì cả cao nguyên Tây Tạng đã bị hàng chục ngàn quân lính và cảnh sát Trung Quốc cắt đứt liên lạc với thế giới bên ngoài.

Trong dịp lễ Phục Sinh vừa qua, Giáo Hoàng Benedict XVI lần thứ 2 lên tiếng về vấn đề Tây Tạng và đã làm lễ cầu nguyện cho những nạn nhân Tây Tạng trong những vụ đàn áp vừa qua làm Bộ ngoại giao Trung Quốc bực tức phản ứng.

Quân đội Trung Quốc cắt đứt Tây Tạng với thế giới bên ngoài

Chủ tịch Uỷ Ban Olimpic Thế giới, ông Belg Jacques Rogge, người vốn không thích thú nói chuyện về đề tài Tây Tạng trước đây thì trong ngày 24/03 cũng đã phát biểu: “Không! Đồng ý để Trung Quốc tổ chức Thế Vận Hội không phải là một sai lầm. Thế Vận Hội sẽ làm thay đổi Trung Quốc”. Ông cũng cho hay thêm rằng, ông đang bí mật đối thoại với nhà cầm quyền Bắc Kinh về vấn đề Tây Tạng nhưng không nói tới việc tẩy chay. –“Điều này không phụ thuộc vào tôi. Lãnh đạo của các quốc gia quan trọng nhất không muốn tẩy chay Thế Vận Hội” - Belg nói.

Theo tin của AP và Reuter ngày 25/03/2008, tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã tuyên bố không loại trừ khả năng ông sẽ tẩy chay lễ khai mạc Olimpic Bắc Kinh vì lý do Tây Tạng. - "Tôi không loại bỏ bất kỳ giải pháp nào và kêu gọi các nhà lãnh đạo Trung Quốc hãy tỏ trách nhiệm và mở đối thoại với Dalai Latma" - Sarkozy nói. Ngoại trưởng Bernard Kouchner bổ sung thêm: “Không thể nào bao dung chính sách đàn áp”. Trước đó, thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đã chính thức từ chối tham dự lễ khai mạc.