violet09
03-26-2008, 04:19 PM
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh Đề Nghị Các Giải Pháp Cho Nền Kinh Tế Việt Nam
2008.03.25
Mặc Lâm, phóng viên đài Á Châu Tự Do
Tình hình kinh tế Việt Nam hiện đang trong hoàn cảnh hết sức khó khăn. Bên cạnh bài toán giảm lạm phát, nhà nước còn phải đương đầu với những nguy cơ tài chánh, xuất nhập khẩu cũng như thị trường chứng khoán và bất động sản.
Bên cạnh đó, hiện tượng các dự án công ngày càng tỏ ra trì trệ, tiêu cực và hiện tượng chia chác hợp đồng xảy ra tràn lan cũng khiến nạn lạm phát càng thêm nặng nề.
Mặc Lâm phỏng vấn Tiến sĩ Lê Đăng Doanh chuyên gia kinh tế, nguyên tư vấn cho Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư để tìm hiểu thêm những giải pháp tốt nhất mà ông cho là có thể thực hiện để đối phó tình trạng này trong giai đoạn nóng bỏng hiện nay.
Hậu quả từ các dự án công
Mặc Lâm: Thưa Tiến Sĩ, gần đây ông có đưa ra đề nghị là nên giảm những dự án công không hiệu quả vì những dự án này đã góp phần vào cơn sốt lạm phát hiện nay. Xin ông vui lòng cho biết thêm chi tiết về vấn đề này.
TS Lê Đăng Doanh: Từ trước đến nay thì nhà nước Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng trong việc đầu tư để xây dựng đất nước. Tỷ trọng đầu tư của nhà nước khoảng 50% tổng đầu tư của nguồn vốn xã hội và so với lại tổng mức đầu tư của Việt Nam là khoảng 40% GDP thì nguồn vốn đầu tư của nhà nước chiếm khoảng một nửa, tức là khoảng dộ 20-21% GDP, trong đó thì có phần vốn ngân sách và có nguồn vốn ODA, và cũng có nguồn vốn bán trái phiếu chính phủ ở trong nước và ngoài nước.
Mặc Lâm: Vâng. Thưa Tiến Sĩ, với nguồn vốn lớn lao như vậy trong tay nếu có kế hoạch sử dụng đúng đắn thì hiệu quả sẽ rất lớn. Thế nhưng dư luận lại cho là hơn 50% dự án đã giao cho những công ty do nhà nước quản lý là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trì trệ hay là nói đúng ra là thiếu hiệu quả cũng như quá nhiều tiêu cực. Ý kiến của Tiến Sĩ như thế nào?
TS Lê Đăng Doanh: So với một nền kinh tế thị trường khác thì nhà nước Việt Nam hiện nay đang đầu tư không chỉ vào các công trình kết cấu hạ tầng là những công trình mà bình thường thì nhà nước nào cũng phải đầu tư, mà nhà nước Việt nam còn đầu tư vào rất nhiều các dự án có tính chất thương mại, những dự án mà các thành phần kinh tế khác cũng có thể đầu tư được.
Do cái cơ chế đầu tư của Việt Nam là phải thông qua các cấp uỷ đảng, rồi do phải thông qua với lại chủ tịch tỉnh quyết định, cho nên số dự án đầu tư mặc dầu chính phủ cứ lâu lâu lại nói rằng sẽ thu gọn nhưng rồi lại vẫn tăng lên, cho nên tình hình đầu tư phân tán, số công trình đầu tư lớn mà thủ tướng chính phủ quyết định thì đã gọn đi và đã tập trung hơn, nhưng số những công trình đầu tư nhỏ ở các tỉnh thì vẫn còn nhiều.
Tình trạng lạm phát gia tăng cùng các nguy cơ tài chính, xuất nhập khẩu... đang đe dọa nền kinh tế VIệt Nam. AFP PHOTO.
Trong khi đầu tư như vậy thì nếu như đầu tư là tiền sẽ đưa ra ngoài xã hội mà cái công trình đầu tư đó chậm được đưa vào sử dụng, chạm phát huy tác dụng, thì thực sự là nó góp phần làm cho lạm phát bởi vì tăng tiền nhưng lại không có hàng hoá tương ứng.
Vì vậy cho nên chủ trương của chính phủ là phải cắt giảm số công tình đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư là cái chủ trương đứng đắn.
Vai trò của Nhà nước?
Mặc Lâm: Chủ trương thì có nhưng thật tế thì việc thực hành chưa thấy cụ thể?
TS Lê Đăng Doanh: Để thực hiện điều đó thì không thể chỉ có nói như vậy mà phải có tiêu chí, bởi vì rằng là mỗi một người được bầu lên thì cũng đều muốn đóng góp cho đơn vị bầu mình lên là phải có một công trình đầu tư, phải có một công trình như một trường học, như một đập thuỷ lợi hoặc là một cái gì đó để có thể đóng góp với lại địa bàn đã bầu mình, thì điều đó là chính đáng, nhưng mà đàng sau cái lợi ích chính đáng đó thì cũng có thể có các lợi ích đàng sau lưng, lợi ích ngầm.
Và cái đó cũng cần phải được nhân cái dịp kiểm soát và giảm các công trình đầu tư này thì cũng nên đấu tranh để nâng cao cái hiệu quả đầu tư của nhà nước.
Mặc Lâm: Báo chí đã cho rằng nhà nước chưa tập trung đủ nguồn lực để chống tiêu cực trong những dự án công. Hiện tượng dây dưa từ trước đến nay vẫn tiếp diễn là trên bảo dưới không nghe! Tiến Sĩ có chia sẻ gì về những thông tin này?
TS Lê Đăng Doanh: Cần chú ý là đầu tư của chính phủ không phải là hoàn toàn không có hiệu quả đâu, mà cái hiệu quả đó chưa cao như là mong muốn thôi. Báo chí Việt Nam cũng đã có đưa lên nhiều như là Cầu Văn Thánh, Cầu Thủ Thiêm xây xong rồi không có đường dẫn xuống cho nên vẫn không thể sử dụng được, v.v...
Thế thì chúng tôi đề nghị là phải có tiêu chí rõ ràng. Cái công trình nào sẽ được đầu tư tiếp thì phải đáp ứng được các yêu cầu, những tiêu chuẩn gì; những công trình nào đã quá hạn rồi, đầu tư đến mức dộ nhất định rồi nhưng hiện nay chưa kết thuc được thì yêu cầu thay đổi chủ đầu tư, có thể là bán lại đi đự án đầu tư đó để đầu tư tiếp, còn lại những công trình nào khác mà thấy rằng hiện nay, trong cái tình hình chống lạm phát và phải cắt giảm chi tiêu, thì phải có những cái cắt giảm và hạn chế, thì lúc bấy giờ có thể tìm cách hạn chế bớt những công trình đầu tư đó.
Mặc Lâm: Theo một báo cáo mới đây do Đại Học Harvard thực hiện theo đề nghị của Thủ Tướng thì cái báo cáo này cho rằng hiện tượng chia sẻ dự án công cho những "nhóm lợi ích" mà báo cáo này còn gọi dưới cái tên "Chủ nghĩa tư bản thân hữu" đang trở nên phổ cập tại Việt Nam. Tình hình này theo ông thì nên giới hạn lại bằng cách nào?
TS Lê Đăng Doanh: Theo tôi thì chính phủ đã có quy định là phải làm đúng việc đấu thầu công khai minh bạch và cái thứ hai nữa là nên tăng vai trò giám sát của các cơ quan dân cử, mà ở trung ường thì đó là Quốc Hội, ở các cấp địa phương thì đó là các hội đồng nhân dân.
Quý vị vừa nghe TS Lê Đăng Doanh chuyên gia kinh tế, nguyên tư vấn cho Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư cho biết những nhận xét của ông có liên quan đến những dự án công mà báo chí cho là cần gấp rút thay đổi để hổ trợ cho việc chống lạm phát hiện nay.
Mời quý vị đón nghe tiếp ý kiến của ông chung quanh đề tài chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam và bài toán xuất nhập khẩu hiện nay cũng do Mặc Lâm thực hiện.
Tiếng Việt
2008.03.25
Mặc Lâm, phóng viên đài Á Châu Tự Do
Tình hình kinh tế Việt Nam hiện đang trong hoàn cảnh hết sức khó khăn. Bên cạnh bài toán giảm lạm phát, nhà nước còn phải đương đầu với những nguy cơ tài chánh, xuất nhập khẩu cũng như thị trường chứng khoán và bất động sản.
Bên cạnh đó, hiện tượng các dự án công ngày càng tỏ ra trì trệ, tiêu cực và hiện tượng chia chác hợp đồng xảy ra tràn lan cũng khiến nạn lạm phát càng thêm nặng nề.
Mặc Lâm phỏng vấn Tiến sĩ Lê Đăng Doanh chuyên gia kinh tế, nguyên tư vấn cho Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư để tìm hiểu thêm những giải pháp tốt nhất mà ông cho là có thể thực hiện để đối phó tình trạng này trong giai đoạn nóng bỏng hiện nay.
Hậu quả từ các dự án công
Mặc Lâm: Thưa Tiến Sĩ, gần đây ông có đưa ra đề nghị là nên giảm những dự án công không hiệu quả vì những dự án này đã góp phần vào cơn sốt lạm phát hiện nay. Xin ông vui lòng cho biết thêm chi tiết về vấn đề này.
TS Lê Đăng Doanh: Từ trước đến nay thì nhà nước Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng trong việc đầu tư để xây dựng đất nước. Tỷ trọng đầu tư của nhà nước khoảng 50% tổng đầu tư của nguồn vốn xã hội và so với lại tổng mức đầu tư của Việt Nam là khoảng 40% GDP thì nguồn vốn đầu tư của nhà nước chiếm khoảng một nửa, tức là khoảng dộ 20-21% GDP, trong đó thì có phần vốn ngân sách và có nguồn vốn ODA, và cũng có nguồn vốn bán trái phiếu chính phủ ở trong nước và ngoài nước.
Mặc Lâm: Vâng. Thưa Tiến Sĩ, với nguồn vốn lớn lao như vậy trong tay nếu có kế hoạch sử dụng đúng đắn thì hiệu quả sẽ rất lớn. Thế nhưng dư luận lại cho là hơn 50% dự án đã giao cho những công ty do nhà nước quản lý là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trì trệ hay là nói đúng ra là thiếu hiệu quả cũng như quá nhiều tiêu cực. Ý kiến của Tiến Sĩ như thế nào?
TS Lê Đăng Doanh: So với một nền kinh tế thị trường khác thì nhà nước Việt Nam hiện nay đang đầu tư không chỉ vào các công trình kết cấu hạ tầng là những công trình mà bình thường thì nhà nước nào cũng phải đầu tư, mà nhà nước Việt nam còn đầu tư vào rất nhiều các dự án có tính chất thương mại, những dự án mà các thành phần kinh tế khác cũng có thể đầu tư được.
Do cái cơ chế đầu tư của Việt Nam là phải thông qua các cấp uỷ đảng, rồi do phải thông qua với lại chủ tịch tỉnh quyết định, cho nên số dự án đầu tư mặc dầu chính phủ cứ lâu lâu lại nói rằng sẽ thu gọn nhưng rồi lại vẫn tăng lên, cho nên tình hình đầu tư phân tán, số công trình đầu tư lớn mà thủ tướng chính phủ quyết định thì đã gọn đi và đã tập trung hơn, nhưng số những công trình đầu tư nhỏ ở các tỉnh thì vẫn còn nhiều.
Tình trạng lạm phát gia tăng cùng các nguy cơ tài chính, xuất nhập khẩu... đang đe dọa nền kinh tế VIệt Nam. AFP PHOTO.
Trong khi đầu tư như vậy thì nếu như đầu tư là tiền sẽ đưa ra ngoài xã hội mà cái công trình đầu tư đó chậm được đưa vào sử dụng, chạm phát huy tác dụng, thì thực sự là nó góp phần làm cho lạm phát bởi vì tăng tiền nhưng lại không có hàng hoá tương ứng.
Vì vậy cho nên chủ trương của chính phủ là phải cắt giảm số công tình đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư là cái chủ trương đứng đắn.
Vai trò của Nhà nước?
Mặc Lâm: Chủ trương thì có nhưng thật tế thì việc thực hành chưa thấy cụ thể?
TS Lê Đăng Doanh: Để thực hiện điều đó thì không thể chỉ có nói như vậy mà phải có tiêu chí, bởi vì rằng là mỗi một người được bầu lên thì cũng đều muốn đóng góp cho đơn vị bầu mình lên là phải có một công trình đầu tư, phải có một công trình như một trường học, như một đập thuỷ lợi hoặc là một cái gì đó để có thể đóng góp với lại địa bàn đã bầu mình, thì điều đó là chính đáng, nhưng mà đàng sau cái lợi ích chính đáng đó thì cũng có thể có các lợi ích đàng sau lưng, lợi ích ngầm.
Và cái đó cũng cần phải được nhân cái dịp kiểm soát và giảm các công trình đầu tư này thì cũng nên đấu tranh để nâng cao cái hiệu quả đầu tư của nhà nước.
Mặc Lâm: Báo chí đã cho rằng nhà nước chưa tập trung đủ nguồn lực để chống tiêu cực trong những dự án công. Hiện tượng dây dưa từ trước đến nay vẫn tiếp diễn là trên bảo dưới không nghe! Tiến Sĩ có chia sẻ gì về những thông tin này?
TS Lê Đăng Doanh: Cần chú ý là đầu tư của chính phủ không phải là hoàn toàn không có hiệu quả đâu, mà cái hiệu quả đó chưa cao như là mong muốn thôi. Báo chí Việt Nam cũng đã có đưa lên nhiều như là Cầu Văn Thánh, Cầu Thủ Thiêm xây xong rồi không có đường dẫn xuống cho nên vẫn không thể sử dụng được, v.v...
Thế thì chúng tôi đề nghị là phải có tiêu chí rõ ràng. Cái công trình nào sẽ được đầu tư tiếp thì phải đáp ứng được các yêu cầu, những tiêu chuẩn gì; những công trình nào đã quá hạn rồi, đầu tư đến mức dộ nhất định rồi nhưng hiện nay chưa kết thuc được thì yêu cầu thay đổi chủ đầu tư, có thể là bán lại đi đự án đầu tư đó để đầu tư tiếp, còn lại những công trình nào khác mà thấy rằng hiện nay, trong cái tình hình chống lạm phát và phải cắt giảm chi tiêu, thì phải có những cái cắt giảm và hạn chế, thì lúc bấy giờ có thể tìm cách hạn chế bớt những công trình đầu tư đó.
Mặc Lâm: Theo một báo cáo mới đây do Đại Học Harvard thực hiện theo đề nghị của Thủ Tướng thì cái báo cáo này cho rằng hiện tượng chia sẻ dự án công cho những "nhóm lợi ích" mà báo cáo này còn gọi dưới cái tên "Chủ nghĩa tư bản thân hữu" đang trở nên phổ cập tại Việt Nam. Tình hình này theo ông thì nên giới hạn lại bằng cách nào?
TS Lê Đăng Doanh: Theo tôi thì chính phủ đã có quy định là phải làm đúng việc đấu thầu công khai minh bạch và cái thứ hai nữa là nên tăng vai trò giám sát của các cơ quan dân cử, mà ở trung ường thì đó là Quốc Hội, ở các cấp địa phương thì đó là các hội đồng nhân dân.
Quý vị vừa nghe TS Lê Đăng Doanh chuyên gia kinh tế, nguyên tư vấn cho Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư cho biết những nhận xét của ông có liên quan đến những dự án công mà báo chí cho là cần gấp rút thay đổi để hổ trợ cho việc chống lạm phát hiện nay.
Mời quý vị đón nghe tiếp ý kiến của ông chung quanh đề tài chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam và bài toán xuất nhập khẩu hiện nay cũng do Mặc Lâm thực hiện.
Tiếng Việt