Dan Lee
03-29-2008, 12:55 PM
http://www.conggiaovietnam.net/PANK/PANK.gif
TRỜI CAO ÐẤT DẦY
(Ga 20:19-31)
Lễ Vọng Phục Sinh 2008, tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô, ÐGH
Bênêđictô XVI đã rửa tội cho ông Magdi Allam, một tác giả Hồi giáo và nhà phê bình chủ nghĩa chính thống Hồi giáo cực đoan. Trong lá thư gởi giám đốc Báo Il Corriere della Sera ngày lễ Phục Sinh 23-3-2008, Magdi Allam viết : “Phép lạ phục sinh của Chúa Kitô đã soi chiếu trên tâm hồn tôi và giải thoát hồn tôi khỏi bóng tối của một giáo thuyết đầy sự thù ghét và bất bao dung với “người khác” thay vì đặt lên hàng đầu tình yêu và sự kính trọng đối với tha nhân như một nhân vị. Thế là tâm trí tôi được thanh thoát khỏi một thứ ý thức hệ luôn hợp thức hóa sự dối trá và giấu giếm, sự chết chóc bạo lực vốn dẫn đến việc sát nhân và tự sát, sự tùng phục mù quáng và độc đoán. Tôi được tháp nhập vào một tôn giáo đúng thực của Chân lý, của Sự sống và Tự do.”[1]
Không có nhân chứng nào hơn Madgi Allam nói mạnh về sự khác biệt tự bản chất giữa Hồi giáo và Kitô giáo. Nếu lòng bao dung là bản chất của Kitô giáo, thì lòng bao dung đó phát xuất từ đâu ? Tại sao Giáo Hội chọn Chúa Nhật này để kính nhớ về Lòng Chúa Thương xót ?
CUỘC HỘI NGỘ THẦN KỲ
Sau khi phục sinh, Chúa Giêsu đã xuất hiện giữa cộng đoàn các môn đệ nhiều lần. Ðây là thời gian Chúa mạc khải tất cả lòng thương xót của Thiên Chúa đối với con người qua những dấu đinh vẫn còn in hằn trên thân xác phục sinh. Lúc trước, những dấu đinh đã đóng chặt thân xác Chúa vào khổ giá và khoét sâu nỗi bi thương trong cõi lòng các môn đệ. Nhưng nay, các ông lại thấy đó là những nguồn mạch tuôn chảy dạt dào tình thương vô cùng lớn lao của Thiên Chúa. Ðó là lý do tại sao các môn đệ vui mừng cực độ khi gặp Chúa (x. Ga 20:20).
Càng gặp gỡ Chúa, các ông nhận ra lòng thương xót nơi Chúa Phục Sinh. Chính Thần Khí đã mạc khải cho các ông điều đó. Từ hơi Chúa thở , Thánh Thần sẽ tạo dựng một nhân loại mới trong công chính, bình an và hoan lạc của Chúa phục sinh. Bầu khí bao dung bao trùm toàn thể nhân loại mới. Ðó là lý do tại sao lúc nào hiện ra với các tông đồ, Chúa cũng đều chúc lành: "Bình an cho anh em!" (Ga 20:19.26)
Hầu như Chúa không hiện ra với từng cá nhân, nhưng luôn hiện diện giữa cộng đoàn. Cuộc phục sinh tiêm một sức sống mới vào cộng đoàn. Chúa muốn cho mọi người thấy đạo Chúa mang chiều kích cộng đoàn, từ lời cầu nguyện đến cách sống. Chính trong cộng đoàn, Chúa đã mạc khải tất cả lòng thương xót của Chúa. Dù chỉ để chiều theo ý của Thomas, Chúa cũng không mạc khải riêng với ông trong phòng kín, nhưng Người đã cho ông thấy Chúa giữa cộng đoàn. Chúa muốn cho thấy tầm quan trọng của cộng đoàn trong việc làm chứng cho lòng Chúa thương xót đối với nhân loại.
Lòng thương xót ấy được thể hiện cụ thể nơi quyền tha tội Chúa ban cho các tông đồ. Dĩ nhiên, chỉ có thể thực thi quyền hạn này trong một cộng đoàn những người tin Chúa. Thánh Thomas Aquinas nhận thấy tác giả Phúc Âm liên kết lòng thương xót với lẽ công bình. Khi tha thứ cho con người, Chúa thiết lập công lý cần thiết cho Nước Thiên Chúa. Vì “vắng bóng từ bi, công lý sẽ tàn bạo. Trong khi đó, nếu không có công lý, từ bi là nguyên nhân sinh ra mọi băng hoại tinh thần.”[2] Công lý và từ bi như hình với bóng để bảo đảm hạnh phúc cho con người. Con người yếu đuối, nên cần lượng từ bi, mới có thể sống sót. Nhưng nếu chỉ sống dựa vào lòng từ bi, con người dễ buông thả và ỷ lại. Bởi thế, lòng từ bi và công lý cần đến nhau để lập lại thế quân bình cho cuộc đời. Không nơi nào tìm được thế quân bình tuyệt vời như trong Chúa Phục Sinh.
Chúa Giêsu đã để lại cho các tông đồ một khí cụ vô cùng cần thiết để thiết lập công lý và hòa giải con người với Thiên Chúa. Nghĩa vụ đó thật nặng nề. Nếu không có Thần Khí, Giáo hội không thể chu toàn nổi. Nhờ Thần khí, mỗi lần thi hành quyền tha tội, Giáo hội tuyên xưng đức tin nơi lòng thương xót của Thiên Chúa nơi Ðức Kitô Phục Sinh. Chính Thần Khí đã tạo nên đức tin trong Giáo hội.
Từ đức tin này, Giáo hội ra đi làm chứng cho mọi người bằng lượng từ bi chính Chúa Phục Sinh đã đổ đầy vào lòng Giáo Hội. Diễn tiến đức tin nơi ông Thomas cho thấy rõ lòng thương xót đó. Từ chỗ ông không thể chấp nhận và hiểu được Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết, đến lời tuyên xưng vững chắc vào uy quyền và bản tính của Chúa, ông đã trải qua một tiến trình dài của lòng thương xót. Nhưng ông đến với đức tin, không phải do kinh nghiệm cá nhân, nhưng do cộng đồng Giáo hội sơ khai. Khi tuyên xưng như thế, ông đã trở nên người công chính. Nhờ đó, ông đã góp phần xây dựng Giáo hội tiên khởi cùng với các bạn tông đồ khác.
Lịch sử Giáo hội ghi lại thời bấy giờ, “các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng.” (Cv 2:42) Tất cả được nhào luyện trong Thần Khí để cuộc đời “chan chứa một niềm vui khôn tả, rực rỡ vinh quang, bởi đã nhận được thành quả của đức tin, là ơn cứu độ con người.” (1 Pr 1:8-9) Kết quả, các giáo hữu tiên khởi “được toàn dân thương mến.” (Cv 2:47)
Khi thấy những thay đổi tuyệt đối do đức tin, dân chúng sẽ thấy một sứ điệp mãnh liệt từ Kitô giáo. Sứ điệp phát ra từ một cộng đoàn đầy ắp chứng từ về lòng thương xót do một đức tin vào Chúa Phục Sinh sẽ lôi kéo mọi người đến với Chúa. Ðức tin sinh đức tin.
ÐIỂM KHÁC BIỆT
Những giáo hữu thời Giáo hội sơ khai đích thực là những sứ giả hòa bình, vì họ thực hiện trọn vẹn sứ vụ Chúa Giêsu ủy thác cho các môn đệ và lấy lòng nhân ái đem tin bình an đến cho mọi người. “Bình an của Chúa Kitô trước hết là sự hòa giải với Chúa Cha. Kế đến, bình an là hòa giải với anh chị em, vì trong Kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu đã dạy chúng ta tha thứ cho nhau. Sự tha thứ chúng ta xin Chúa Cha liên quan tới sự tha thứ chúng ta làm cho anh chị em chúng ta (x. Lc 10:5; Rm 1:7).”[3] Sở dĩ Chúa tha thứ cho chúng ta vì Người đầy lòng thương xót. Chẳng lẽ đón nhận được lòng thương xót vô bờ ấy, chúng ta lại có thể vô tâm hay vô cảm trước những nỗi khốn cùng của anh chị em ? Trái lại, nếu biết tha thứ và cảm thông với tha nhân, chúng ta sẽ “trở nên những người kiến tạo hòa bình và tham dự vào Nước Thiên Chúa.”[4] Như vậy, lòng thương xót có liên hệ sâu xa với công lý và hòa bình.
Thực vậy, “Giáo hội dạy rằng hòa bình đích thực chỉ có thể đạt được qua việc tha thứ và hòa giải.”[5] Nhìn vào cục diện thế giới hôm nay, chúng ta thấy biết bao cuộc chiến không thể chấm dứt chỉ vì con người không đủ bao dung để tha thứ và làm hòa với nhau. Kết quả hàng triệu nạn nhân vô tội đã phải hy sinh vì những tấm lòng đầy hẹp hòi và ác độc của con người. Dĩ nhiên, “không dễ tha thứ khi đứng trước những hậu quả chiến tranh và xung đột, vì bạo động để lại một gánh nặng đau thương, nhất là khi nó đưa ‘tới sự vô nhân và đau khổ sâu xa nhất.’”[6] Ðó là những bế tắc hay những con đường cùng. Nhiều người hoàn toàn tuyệt vọng, vì không thể tìm được giải pháp hay lối thoát cho tương lai nhân loại.
Nhưng dưới ánh sáng Phục Sinh, Giáo hội tin tưởng “nỗi đau khổ đó chỉ có thể hóa giải khi mọi phía đều có lòng tin tưởng và can đảm, suy nghĩ sâu xa, đối diện với những khó khăn hiện tại với một thái độ đã được thanh tẩy nhờ lòng sám hối. Dù không quên được, nhưng gánh nặng quá khứ có thể được chấp nhận khi người ta tha thứ cho nhau. Ðây là một tiến trình dài và phức tạp, nhưng không phải không thực hiện được.”[7] Nếu không thực hiện được, hòa bình sẽ muôn đời vắng bóng, con người sẽ bị lôi hút vào cơn xoáy bạo lực và bất công ngày càng chồng chất. Quả thực, “sự tha thứ cho nhau bắt buộc phải có công lý và càng không ngăn chặn con đường dẫn tới chân lý. Trái lại, công lý và chân lý là những đòi hỏi cụ thể để mọi người có thể hòa giải.”[8]
Có ý thức về những điều kiện hòa giải đó, con người mới thấy cần phải tha thứ cho nhau. Hơn ai hết, Chúa Giêsu đã thấy rõ con đường hòa giải xuyên qua công lý và chân lý. Nói khác, vì muốn xây dựng Nước Trời, Người đã khởi sự từ con đường tha thứ cho loài người. Chỉ vì thương xót nhân loại, Người đã tha thứ tất cả để thiết lập công lý và chân lý cho Nước Trời xuất hiện trên mặt đất. Quả thực, “những lời Ngài phán quyết đều chân thật công minh,” (Kh 16:7) cần thiết cho việc xây dựng Vương Quốc Thiên Chúa. Những ai muốn gia nhập Nước Trời, cần phải theo con đường Người đã đi. Ðó là lý do tại sao Kitô hữu không thể không tha thứ cho anh em. Nói khác, không tha thứ không thể là Kitô hữu đích thực. Có tha thứ mới được cứu độ. Lý do càng tha thứ, càng “hoàn thiện, như Cha trên trời là Ðấng hoàn thiện.” (Mt 5:48)
Ðó là lý do nhưng cũng là lý tưởng Kitô hữu. Dĩ nhiên, không dễ đạt đến lý tưởng đó. Nhưng khi chịu treo trên thập giá, Chúa Giêsu đã cho chúng ta thấy “mặc dù tràn ngập mâu thuẫn và tối tăm, thế giới chất chứa sự sống và niềm hy vọng. Ðó là dấu chỉ ân sủng dành cho mọi người mọi lúc và đó là một lời mời gọi lên cao hơn và dấn thân hơn vào các hình thức chia sẻ với mọi người.”[9] Chúa Giêsu đã liên đới chặt chẽ với chúng ta trong kiếp người đến nỗi chết trên thập giá, để bảo đảm chúng ta có thể đạt tới lý tưởng ấy. Thực vậy, “dưới ánh sáng đức tin, tình liên đới tìm cách vượt qua chính mình, mặc lấy những chiều kích đặc biệt Kitô giáo như tính vô vị lợi, sự tha thứ và hòa giải. Như thế, tha nhân không những là một con người với những quyền riêng và bình đẳng với người khác tận cơ bản, nhưng họ còn là hình ảnh sống động của Thiên Chúa Cha, được cứu chuộc bằng Máu Chúa Giêsu Kitô và sống dưới sức tác động liên tục của Chúa Thánh Thần. Bởi đó, phải yêu mến tha nhân, bằng cùng tình yêu Chúa đang yêu họ, ngay cả khi họ là kẻ thù. Vì họ, phải sẵn sàng hy sinh tới cùng : hiến thân vì anh em (x. 1 Ga 3:16).”[10] Từ đó, người ta có thể nhận ra đâu là điểm khác biệt giữa Kitô giáo và Hồi giáo.
BAO DUNG VÀ BẤT BAO DUNG
Ðến đây câu hỏi được đặt ra : tại sao Kitô giáo lại theo đuổi đường lối bao dung, trong khi Hồi giáo và các chế độ cộng sản lại không ? Vì Kitô giáo muốn thiết lập Nước Thiên Chúa trên trần gian. Nói khác, Kitô giáo muốn tranh đấu cho công lý và chân lý ngự trị trong cuộc sống con người. Giáo hội chỉ rao giảng Lời Chúa để khơi dậy ý thức nơi những người thiện chí muốn xây dựng hòa bình và cuộc sống hạnh phúc.
Tự bản chất công lý và chân lý không cần bạo lực, nhưng luôn cống hiến đường lối bất bạo động để giải quyết những mâu thuẫn. Ngược lại, vì không muốn sống theo công lý và chân lý, những chế độ độc tài phải dùng mọi biện pháp bất công và dối trá để tồn tại. Làm gì có bao dung trong những chế độ sắt máu đó ?!
Nhưng làm sao các chế độ độc tài có thể thắng thế mãi ? Tự bản chất công lý và chân lý là sức mạnh, nên không ai có thể trù dập. Tận thâm tâm, con người hướng về công lý và chân lý. Ngay cả khi đàn áp công lý và chân lý, con người cũng phải mạo danh những giá trị đó để hành xử với đồng loại. Tiếng nói của công lý và chân lý vẫn là tiếng nói cuối cùng. Theo dõi tình hình Tây Tạng hiện tại, chúng ta có thể nghe được tiếng nói đó. Thật vậy, “sáng nay, 27/3, một nhóm nhà sư Tây Tạng đã bất ngờ nhào tới trước mặt một nhóm 26 ký giả ngoại quốc đang được các viên chức trong chính quyền Trung quốc dẫn đi tham quan vòng quanh Lhasa để tuyên truyền. Các nhà sư nước mắt đầm đìa nói với các ký giả nước ngoài rằng Tây Tạng không hề có tự do tôn giáo.”[11] Trung quốc cứ tưởng có thể nhờ các nhà báo gióng lên tiếng nói cuối cùng để chứng minh cho thế giới không hề có đàn áp tôn giáo tại Tây Tạng. Nhưng không ngờ thái độ bất bao dung của họ đã bị các vị sư can đảm vạch trần trước ống kính các ký giả.
Còn trên quê hương ta thì sao ? Thượng Toạ Thích Thiện Minh cho biết : “Hiện tại họ nói là cho tự do tín ngưỡng và tự do sinh hoạt, nhưng mà rất tiếc là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất chúng tôi luôn bị kềm kẹp, luôn bị sách nhiễu và bị đe doạ.
Họ theo dõi liên tục, gây trở ngại khó khăn cho sự sinh hoạt của giáo hội chúng tôi nói chung. Ở đây thì họ ngăn chận, không cho tín đồ Phật tử tới đây, đồng thời họ tuyên truyền là cấm tuyệt đối đến chùa, muốn lên chùa thì họ không cho. Còn các trẻ em thì họ không cho đi học hoặc đuổi học.
Đó là hiện tại và bây giờ họ vẫn còn tuyên truyền như vậy. Hiện tại chùa chúng tôi bị cô lập. Trong những buổi lễ của các chùa Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ở huyện, họ đến đó đứng trên bục tuyên truyền Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là phản động, rằng nếu ai đến những ngôi chùa hoặc đến những thầy của Giáo Hội PGVNTN thì có thể bị bắt. Những Phật tử đến chùa của GHPGVNTN thì bị cán bộ và công an đến nhà nhũng nhiễu, theo dõi.”[12]
Lời chứng thật hùng hồn và can đảm ! Chính quyền bất chấp mọi người. Họ vận dụng mọi phương tiện bạo lực để đè bẹp quyền căn bản nhất của con người. Ôi những con người bất bao dung ! Họ có thắng nổi sức mạnh công lý và chân lý không?! Từ bi không đồng nghĩa với hèn nhát. Từ bi nhà Phật đã gặp gỡ lòng thương xót Kitô giáo !
Tóm lại, khi hiện ra với cộng đoàn tông đồ, Chúa đã ban quyền tha tội cho các ông. Chính khi tha thứ, Chúa tỏ tất cả lòng thương xót của Người. Ðó là lý do tại sao Giáo Hội kinh lòng thương xót Chúa vào Chúa Nhật này. Khi hiện diện giữa các ông, Chúa cho thấy một thân xác vừa phục sinh vừa in sâu vết đinh. Càng nhìn vào những dấu đinh, các ông càng nhận ra tình yêu bao dung của Chúa. Ðồng thời, từ dung nhan Chúa Phục Sinh, công lý và chân lý tỏa sáng để giải thoát nhân loại khỏi vùng tăm tối.
Lạy Chúa, xin cho chúng con tin tưởng tuyệt đối vào lòng Chúa thương xót. Xin cho chúng con ngày càng nên giống Con Chúa để sống bao dung với mọi người. Amen.
Lm. Đỗ Vân Lực, op.30.03.2008
[1] http://www.vietcatholic.net/News/Html/53453.htm
[2] Pinckaers, S., The Pursuit of Happiness - God's Way – Living the Beatitudes 2005:111.
[3] Toát Yếu Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội, 492.
[4] ibid.
[5] ibid., 517; x. Gioan Phaolô II, Thông điệp Ngày Hòa Bình Thế giới 2002, 9: AAS 94 (2002), 136-137; Gioan Phaolô II, Thông điệp Ngày Hòa Bình Thế giới 2004, 10: AAS 96 (2004), 121.
[6] ibid., 517.
[7] ibid.
[8] ibid., 518.
[9] ibid., 196.
[10] ibid.
[11] http://www.asianews.it/index.php?l=en&art=11862&geo=17&size=A
[12]http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2008/03/27/On-going_harassment_against_members_of_the_UBCV_in_VN_part1_TMi/
TRỜI CAO ÐẤT DẦY
(Ga 20:19-31)
Lễ Vọng Phục Sinh 2008, tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô, ÐGH
Bênêđictô XVI đã rửa tội cho ông Magdi Allam, một tác giả Hồi giáo và nhà phê bình chủ nghĩa chính thống Hồi giáo cực đoan. Trong lá thư gởi giám đốc Báo Il Corriere della Sera ngày lễ Phục Sinh 23-3-2008, Magdi Allam viết : “Phép lạ phục sinh của Chúa Kitô đã soi chiếu trên tâm hồn tôi và giải thoát hồn tôi khỏi bóng tối của một giáo thuyết đầy sự thù ghét và bất bao dung với “người khác” thay vì đặt lên hàng đầu tình yêu và sự kính trọng đối với tha nhân như một nhân vị. Thế là tâm trí tôi được thanh thoát khỏi một thứ ý thức hệ luôn hợp thức hóa sự dối trá và giấu giếm, sự chết chóc bạo lực vốn dẫn đến việc sát nhân và tự sát, sự tùng phục mù quáng và độc đoán. Tôi được tháp nhập vào một tôn giáo đúng thực của Chân lý, của Sự sống và Tự do.”[1]
Không có nhân chứng nào hơn Madgi Allam nói mạnh về sự khác biệt tự bản chất giữa Hồi giáo và Kitô giáo. Nếu lòng bao dung là bản chất của Kitô giáo, thì lòng bao dung đó phát xuất từ đâu ? Tại sao Giáo Hội chọn Chúa Nhật này để kính nhớ về Lòng Chúa Thương xót ?
CUỘC HỘI NGỘ THẦN KỲ
Sau khi phục sinh, Chúa Giêsu đã xuất hiện giữa cộng đoàn các môn đệ nhiều lần. Ðây là thời gian Chúa mạc khải tất cả lòng thương xót của Thiên Chúa đối với con người qua những dấu đinh vẫn còn in hằn trên thân xác phục sinh. Lúc trước, những dấu đinh đã đóng chặt thân xác Chúa vào khổ giá và khoét sâu nỗi bi thương trong cõi lòng các môn đệ. Nhưng nay, các ông lại thấy đó là những nguồn mạch tuôn chảy dạt dào tình thương vô cùng lớn lao của Thiên Chúa. Ðó là lý do tại sao các môn đệ vui mừng cực độ khi gặp Chúa (x. Ga 20:20).
Càng gặp gỡ Chúa, các ông nhận ra lòng thương xót nơi Chúa Phục Sinh. Chính Thần Khí đã mạc khải cho các ông điều đó. Từ hơi Chúa thở , Thánh Thần sẽ tạo dựng một nhân loại mới trong công chính, bình an và hoan lạc của Chúa phục sinh. Bầu khí bao dung bao trùm toàn thể nhân loại mới. Ðó là lý do tại sao lúc nào hiện ra với các tông đồ, Chúa cũng đều chúc lành: "Bình an cho anh em!" (Ga 20:19.26)
Hầu như Chúa không hiện ra với từng cá nhân, nhưng luôn hiện diện giữa cộng đoàn. Cuộc phục sinh tiêm một sức sống mới vào cộng đoàn. Chúa muốn cho mọi người thấy đạo Chúa mang chiều kích cộng đoàn, từ lời cầu nguyện đến cách sống. Chính trong cộng đoàn, Chúa đã mạc khải tất cả lòng thương xót của Chúa. Dù chỉ để chiều theo ý của Thomas, Chúa cũng không mạc khải riêng với ông trong phòng kín, nhưng Người đã cho ông thấy Chúa giữa cộng đoàn. Chúa muốn cho thấy tầm quan trọng của cộng đoàn trong việc làm chứng cho lòng Chúa thương xót đối với nhân loại.
Lòng thương xót ấy được thể hiện cụ thể nơi quyền tha tội Chúa ban cho các tông đồ. Dĩ nhiên, chỉ có thể thực thi quyền hạn này trong một cộng đoàn những người tin Chúa. Thánh Thomas Aquinas nhận thấy tác giả Phúc Âm liên kết lòng thương xót với lẽ công bình. Khi tha thứ cho con người, Chúa thiết lập công lý cần thiết cho Nước Thiên Chúa. Vì “vắng bóng từ bi, công lý sẽ tàn bạo. Trong khi đó, nếu không có công lý, từ bi là nguyên nhân sinh ra mọi băng hoại tinh thần.”[2] Công lý và từ bi như hình với bóng để bảo đảm hạnh phúc cho con người. Con người yếu đuối, nên cần lượng từ bi, mới có thể sống sót. Nhưng nếu chỉ sống dựa vào lòng từ bi, con người dễ buông thả và ỷ lại. Bởi thế, lòng từ bi và công lý cần đến nhau để lập lại thế quân bình cho cuộc đời. Không nơi nào tìm được thế quân bình tuyệt vời như trong Chúa Phục Sinh.
Chúa Giêsu đã để lại cho các tông đồ một khí cụ vô cùng cần thiết để thiết lập công lý và hòa giải con người với Thiên Chúa. Nghĩa vụ đó thật nặng nề. Nếu không có Thần Khí, Giáo hội không thể chu toàn nổi. Nhờ Thần khí, mỗi lần thi hành quyền tha tội, Giáo hội tuyên xưng đức tin nơi lòng thương xót của Thiên Chúa nơi Ðức Kitô Phục Sinh. Chính Thần Khí đã tạo nên đức tin trong Giáo hội.
Từ đức tin này, Giáo hội ra đi làm chứng cho mọi người bằng lượng từ bi chính Chúa Phục Sinh đã đổ đầy vào lòng Giáo Hội. Diễn tiến đức tin nơi ông Thomas cho thấy rõ lòng thương xót đó. Từ chỗ ông không thể chấp nhận và hiểu được Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết, đến lời tuyên xưng vững chắc vào uy quyền và bản tính của Chúa, ông đã trải qua một tiến trình dài của lòng thương xót. Nhưng ông đến với đức tin, không phải do kinh nghiệm cá nhân, nhưng do cộng đồng Giáo hội sơ khai. Khi tuyên xưng như thế, ông đã trở nên người công chính. Nhờ đó, ông đã góp phần xây dựng Giáo hội tiên khởi cùng với các bạn tông đồ khác.
Lịch sử Giáo hội ghi lại thời bấy giờ, “các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng.” (Cv 2:42) Tất cả được nhào luyện trong Thần Khí để cuộc đời “chan chứa một niềm vui khôn tả, rực rỡ vinh quang, bởi đã nhận được thành quả của đức tin, là ơn cứu độ con người.” (1 Pr 1:8-9) Kết quả, các giáo hữu tiên khởi “được toàn dân thương mến.” (Cv 2:47)
Khi thấy những thay đổi tuyệt đối do đức tin, dân chúng sẽ thấy một sứ điệp mãnh liệt từ Kitô giáo. Sứ điệp phát ra từ một cộng đoàn đầy ắp chứng từ về lòng thương xót do một đức tin vào Chúa Phục Sinh sẽ lôi kéo mọi người đến với Chúa. Ðức tin sinh đức tin.
ÐIỂM KHÁC BIỆT
Những giáo hữu thời Giáo hội sơ khai đích thực là những sứ giả hòa bình, vì họ thực hiện trọn vẹn sứ vụ Chúa Giêsu ủy thác cho các môn đệ và lấy lòng nhân ái đem tin bình an đến cho mọi người. “Bình an của Chúa Kitô trước hết là sự hòa giải với Chúa Cha. Kế đến, bình an là hòa giải với anh chị em, vì trong Kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu đã dạy chúng ta tha thứ cho nhau. Sự tha thứ chúng ta xin Chúa Cha liên quan tới sự tha thứ chúng ta làm cho anh chị em chúng ta (x. Lc 10:5; Rm 1:7).”[3] Sở dĩ Chúa tha thứ cho chúng ta vì Người đầy lòng thương xót. Chẳng lẽ đón nhận được lòng thương xót vô bờ ấy, chúng ta lại có thể vô tâm hay vô cảm trước những nỗi khốn cùng của anh chị em ? Trái lại, nếu biết tha thứ và cảm thông với tha nhân, chúng ta sẽ “trở nên những người kiến tạo hòa bình và tham dự vào Nước Thiên Chúa.”[4] Như vậy, lòng thương xót có liên hệ sâu xa với công lý và hòa bình.
Thực vậy, “Giáo hội dạy rằng hòa bình đích thực chỉ có thể đạt được qua việc tha thứ và hòa giải.”[5] Nhìn vào cục diện thế giới hôm nay, chúng ta thấy biết bao cuộc chiến không thể chấm dứt chỉ vì con người không đủ bao dung để tha thứ và làm hòa với nhau. Kết quả hàng triệu nạn nhân vô tội đã phải hy sinh vì những tấm lòng đầy hẹp hòi và ác độc của con người. Dĩ nhiên, “không dễ tha thứ khi đứng trước những hậu quả chiến tranh và xung đột, vì bạo động để lại một gánh nặng đau thương, nhất là khi nó đưa ‘tới sự vô nhân và đau khổ sâu xa nhất.’”[6] Ðó là những bế tắc hay những con đường cùng. Nhiều người hoàn toàn tuyệt vọng, vì không thể tìm được giải pháp hay lối thoát cho tương lai nhân loại.
Nhưng dưới ánh sáng Phục Sinh, Giáo hội tin tưởng “nỗi đau khổ đó chỉ có thể hóa giải khi mọi phía đều có lòng tin tưởng và can đảm, suy nghĩ sâu xa, đối diện với những khó khăn hiện tại với một thái độ đã được thanh tẩy nhờ lòng sám hối. Dù không quên được, nhưng gánh nặng quá khứ có thể được chấp nhận khi người ta tha thứ cho nhau. Ðây là một tiến trình dài và phức tạp, nhưng không phải không thực hiện được.”[7] Nếu không thực hiện được, hòa bình sẽ muôn đời vắng bóng, con người sẽ bị lôi hút vào cơn xoáy bạo lực và bất công ngày càng chồng chất. Quả thực, “sự tha thứ cho nhau bắt buộc phải có công lý và càng không ngăn chặn con đường dẫn tới chân lý. Trái lại, công lý và chân lý là những đòi hỏi cụ thể để mọi người có thể hòa giải.”[8]
Có ý thức về những điều kiện hòa giải đó, con người mới thấy cần phải tha thứ cho nhau. Hơn ai hết, Chúa Giêsu đã thấy rõ con đường hòa giải xuyên qua công lý và chân lý. Nói khác, vì muốn xây dựng Nước Trời, Người đã khởi sự từ con đường tha thứ cho loài người. Chỉ vì thương xót nhân loại, Người đã tha thứ tất cả để thiết lập công lý và chân lý cho Nước Trời xuất hiện trên mặt đất. Quả thực, “những lời Ngài phán quyết đều chân thật công minh,” (Kh 16:7) cần thiết cho việc xây dựng Vương Quốc Thiên Chúa. Những ai muốn gia nhập Nước Trời, cần phải theo con đường Người đã đi. Ðó là lý do tại sao Kitô hữu không thể không tha thứ cho anh em. Nói khác, không tha thứ không thể là Kitô hữu đích thực. Có tha thứ mới được cứu độ. Lý do càng tha thứ, càng “hoàn thiện, như Cha trên trời là Ðấng hoàn thiện.” (Mt 5:48)
Ðó là lý do nhưng cũng là lý tưởng Kitô hữu. Dĩ nhiên, không dễ đạt đến lý tưởng đó. Nhưng khi chịu treo trên thập giá, Chúa Giêsu đã cho chúng ta thấy “mặc dù tràn ngập mâu thuẫn và tối tăm, thế giới chất chứa sự sống và niềm hy vọng. Ðó là dấu chỉ ân sủng dành cho mọi người mọi lúc và đó là một lời mời gọi lên cao hơn và dấn thân hơn vào các hình thức chia sẻ với mọi người.”[9] Chúa Giêsu đã liên đới chặt chẽ với chúng ta trong kiếp người đến nỗi chết trên thập giá, để bảo đảm chúng ta có thể đạt tới lý tưởng ấy. Thực vậy, “dưới ánh sáng đức tin, tình liên đới tìm cách vượt qua chính mình, mặc lấy những chiều kích đặc biệt Kitô giáo như tính vô vị lợi, sự tha thứ và hòa giải. Như thế, tha nhân không những là một con người với những quyền riêng và bình đẳng với người khác tận cơ bản, nhưng họ còn là hình ảnh sống động của Thiên Chúa Cha, được cứu chuộc bằng Máu Chúa Giêsu Kitô và sống dưới sức tác động liên tục của Chúa Thánh Thần. Bởi đó, phải yêu mến tha nhân, bằng cùng tình yêu Chúa đang yêu họ, ngay cả khi họ là kẻ thù. Vì họ, phải sẵn sàng hy sinh tới cùng : hiến thân vì anh em (x. 1 Ga 3:16).”[10] Từ đó, người ta có thể nhận ra đâu là điểm khác biệt giữa Kitô giáo và Hồi giáo.
BAO DUNG VÀ BẤT BAO DUNG
Ðến đây câu hỏi được đặt ra : tại sao Kitô giáo lại theo đuổi đường lối bao dung, trong khi Hồi giáo và các chế độ cộng sản lại không ? Vì Kitô giáo muốn thiết lập Nước Thiên Chúa trên trần gian. Nói khác, Kitô giáo muốn tranh đấu cho công lý và chân lý ngự trị trong cuộc sống con người. Giáo hội chỉ rao giảng Lời Chúa để khơi dậy ý thức nơi những người thiện chí muốn xây dựng hòa bình và cuộc sống hạnh phúc.
Tự bản chất công lý và chân lý không cần bạo lực, nhưng luôn cống hiến đường lối bất bạo động để giải quyết những mâu thuẫn. Ngược lại, vì không muốn sống theo công lý và chân lý, những chế độ độc tài phải dùng mọi biện pháp bất công và dối trá để tồn tại. Làm gì có bao dung trong những chế độ sắt máu đó ?!
Nhưng làm sao các chế độ độc tài có thể thắng thế mãi ? Tự bản chất công lý và chân lý là sức mạnh, nên không ai có thể trù dập. Tận thâm tâm, con người hướng về công lý và chân lý. Ngay cả khi đàn áp công lý và chân lý, con người cũng phải mạo danh những giá trị đó để hành xử với đồng loại. Tiếng nói của công lý và chân lý vẫn là tiếng nói cuối cùng. Theo dõi tình hình Tây Tạng hiện tại, chúng ta có thể nghe được tiếng nói đó. Thật vậy, “sáng nay, 27/3, một nhóm nhà sư Tây Tạng đã bất ngờ nhào tới trước mặt một nhóm 26 ký giả ngoại quốc đang được các viên chức trong chính quyền Trung quốc dẫn đi tham quan vòng quanh Lhasa để tuyên truyền. Các nhà sư nước mắt đầm đìa nói với các ký giả nước ngoài rằng Tây Tạng không hề có tự do tôn giáo.”[11] Trung quốc cứ tưởng có thể nhờ các nhà báo gióng lên tiếng nói cuối cùng để chứng minh cho thế giới không hề có đàn áp tôn giáo tại Tây Tạng. Nhưng không ngờ thái độ bất bao dung của họ đã bị các vị sư can đảm vạch trần trước ống kính các ký giả.
Còn trên quê hương ta thì sao ? Thượng Toạ Thích Thiện Minh cho biết : “Hiện tại họ nói là cho tự do tín ngưỡng và tự do sinh hoạt, nhưng mà rất tiếc là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất chúng tôi luôn bị kềm kẹp, luôn bị sách nhiễu và bị đe doạ.
Họ theo dõi liên tục, gây trở ngại khó khăn cho sự sinh hoạt của giáo hội chúng tôi nói chung. Ở đây thì họ ngăn chận, không cho tín đồ Phật tử tới đây, đồng thời họ tuyên truyền là cấm tuyệt đối đến chùa, muốn lên chùa thì họ không cho. Còn các trẻ em thì họ không cho đi học hoặc đuổi học.
Đó là hiện tại và bây giờ họ vẫn còn tuyên truyền như vậy. Hiện tại chùa chúng tôi bị cô lập. Trong những buổi lễ của các chùa Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ở huyện, họ đến đó đứng trên bục tuyên truyền Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là phản động, rằng nếu ai đến những ngôi chùa hoặc đến những thầy của Giáo Hội PGVNTN thì có thể bị bắt. Những Phật tử đến chùa của GHPGVNTN thì bị cán bộ và công an đến nhà nhũng nhiễu, theo dõi.”[12]
Lời chứng thật hùng hồn và can đảm ! Chính quyền bất chấp mọi người. Họ vận dụng mọi phương tiện bạo lực để đè bẹp quyền căn bản nhất của con người. Ôi những con người bất bao dung ! Họ có thắng nổi sức mạnh công lý và chân lý không?! Từ bi không đồng nghĩa với hèn nhát. Từ bi nhà Phật đã gặp gỡ lòng thương xót Kitô giáo !
Tóm lại, khi hiện ra với cộng đoàn tông đồ, Chúa đã ban quyền tha tội cho các ông. Chính khi tha thứ, Chúa tỏ tất cả lòng thương xót của Người. Ðó là lý do tại sao Giáo Hội kinh lòng thương xót Chúa vào Chúa Nhật này. Khi hiện diện giữa các ông, Chúa cho thấy một thân xác vừa phục sinh vừa in sâu vết đinh. Càng nhìn vào những dấu đinh, các ông càng nhận ra tình yêu bao dung của Chúa. Ðồng thời, từ dung nhan Chúa Phục Sinh, công lý và chân lý tỏa sáng để giải thoát nhân loại khỏi vùng tăm tối.
Lạy Chúa, xin cho chúng con tin tưởng tuyệt đối vào lòng Chúa thương xót. Xin cho chúng con ngày càng nên giống Con Chúa để sống bao dung với mọi người. Amen.
Lm. Đỗ Vân Lực, op.30.03.2008
[1] http://www.vietcatholic.net/News/Html/53453.htm
[2] Pinckaers, S., The Pursuit of Happiness - God's Way – Living the Beatitudes 2005:111.
[3] Toát Yếu Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội, 492.
[4] ibid.
[5] ibid., 517; x. Gioan Phaolô II, Thông điệp Ngày Hòa Bình Thế giới 2002, 9: AAS 94 (2002), 136-137; Gioan Phaolô II, Thông điệp Ngày Hòa Bình Thế giới 2004, 10: AAS 96 (2004), 121.
[6] ibid., 517.
[7] ibid.
[8] ibid., 518.
[9] ibid., 196.
[10] ibid.
[11] http://www.asianews.it/index.php?l=en&art=11862&geo=17&size=A
[12]http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2008/03/27/On-going_harassment_against_members_of_the_UBCV_in_VN_part1_TMi/