PDA

View Full Version : Dư Luận Trong-Ngoài Nước Nghĩ Gì Về Tình Hình Nhân Quyền Tại VN?



violet09
03-30-2008, 09:53 AM
Dư Luận Trong-Ngoài Nước Nghĩ Gì Về Tình Hình Nhân Quyền Tại VN?



2008.03.29
Đỗ Hiếu, phóng viên đài Á Châu Tự Do

Phản ứng của một số lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, các nhân vật tranh đấu cho dân chủ đối với phúc trình thường niên của Bộ Ngoại Giao Mỹ về tình hình nhân quyền trên thế giới.

Vẫn còn bị đàn áp, sách nhiễu

Thượng Tọa Thích Thiện Minh, Hội Trưởng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam, từng ngồi tù trên 25 năm, cho biết hiện giờ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vẫn gặp khó khăn, bị đàn áp và giới hạn hoạt động. Mọi sự nới lỏng từ phía nhà nước chỉ là để tuyên truyền, nói hay, nói tốt, đánh bóng cho chế độ.

Thượng Toạ Thích Thiện Minh : Giáo Hội Phật Giáo của nhà nước Việt Nam mới thành lập năm 1981 thôi, cho nên nếu tăng ni hay các ngôi chùa nào mà trước năm 1981 đều là của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất cả, và kể cả Hoà thượng Thích Trí Thủ tham gia Phật Giáo nhà nước cũng với tư cách cá nhân, cho nên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vẫn còn có tư cách pháp lý.

Hiện tại Giáo Hội dưới sự lãnh đạo của nhị vị đại lão hoà thượng tức là Đức Tăng Thống Đại Lão Hoà Thượng Thích Huyền Quang và Hoà Thượng Thích Quảng Độ. Hai vị này bây giờ cũng như Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bị hoàn toàn bị cô lập, bị sách nhiễu và bị khủng bố.

Việc nhà nước Việt Nam tổ chức đăng cai Lễ Tam Hợp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là điều đúng đắn, Tất cả giáo đồ đều hoàn toàn ủng hộ, nhưng giáo hội chúng tôi vẫn còn bị cô lập, bị đàn áp; nhị vị lãnh đạo của giáo hội vẫn trong tình trạng bị quản thúc, cho nên việc tổ chức đại hội tam hợp này theo tôi xét thấy chỉ là hình thức đánh bóng bề ngoài của chế độ mà thôi.

Cái mục đích chính là tô điểm cho chế độ, tức là lợi dụng những người tu của Phật Giáo Việt Nam để tô điểm cho chế độ.

Để hiểu vấn đề nhân quyền Việt Nam cần liên quan tới quy luật nhân quả. Gây nhân như thế nào thì gặt quả như thế ấy.

bà Penelope Faulkner
Mặc dầu Việt Nam bây giờ trở thành thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An LHQ nhưng sự vi phạm nhân quyền vẫn tiếp tục ở trong đất nước Việt Nam, tôn giáo vẫn bị sách nhiễu, bị đàn áp, và những người đấu tranh chính trị cũng như bất đồng chính kiến vẫn còn tiếp tục bị sách nhiễu bởi nhà cầm quyền.

Chúng tôi vẫn bị đàn áp, bị sách nhiễu. Họ khủng bố tinh thần bằng cách cho những người công bố rằng "chùng chốt chiếc xe", tức là họ sẽ cài người cho xe tông hoặc là ám hại tôi bằng một hình thức nào đó. Tôi đang đối phó vớí vấn nạn này trước mắt đó.


Liên quan đến quy luật nhân quả

Từ Paris, Pháp, bà Penelope Faulkner, tức Ỷ Lan, Phó Chủ Tịch Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam, nhấn mạnh rằng, trong nước, những hành động bắt bớ, cầm tù, xử phạt nặng nề , vẫn tiếp diễn đối với những tiếng nói công khai, yêu cầu tự do tôn giáo, cải tiến dân chủ, tôn trọng nhân quyền. Đến nay, những người bị giam cầm vì lý do chính trị, chưa ai được trả tự do, trong số đó có nhiều phụ nữ:

Bà Penolope Faulkner: Để hiểu vấn đề nhân quyền Việt Nam cần liên quan tới quy luật nhân quả. Gây nhân như thế nào thì gặt quả như thế ấy.

Cái nhân của nhân quyền có thể thấy rõ qua các phiên toà năm ngoái. 22 người đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ bị kết án tổng cộng 90 năm tù giam, chưa kể những năm quản chế sau khi ra tù, trong số này có 11 người phụ nữ.

Cái nhân của năm 2007 như vậy thì cái quả 3 tháng đầu của năm 2008 là gì? Là những người bị xử chưa có ai được giảm án hay được trả tự do, trong khi ấy vẫn tiếp diễn việc đàn áp và bắt bớ những ai bất đồng chính kiến với nhà nước cộng sản Việt Nam.

Từ khi được làm thành viên Tổ Chức Thương Mại Thế Giới, nhà cầm quyền muốn chứng tỏ sự hội nhập của Việt Nam vào cộng đồng thế giới bằng cách tuyên truyền rằng Việt Nam tôn trọng tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ, nhưng trên thực tại thì cuộc đàn áp vẫn tiếp diễn ngày càng mạnh mẽ nhưng tinh vi hơn trước.

Người Tây Phương sẽ thấy là nhà nước Việt Nam nới lỏng tự do cho tín đồ Phật Giáo, nhưng thực tại thì Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vẫn bị đàn áp hoặc bị cấm hoạt động.


Linh mục Nguyễn Văn Lý bị bị miệng trong phiên tòa 30-3-2007. AFP PHOTO
Một ví dụ khác là vấn đề dân oan, là những người nông dân bị cán bộ nhà nước cướp đất, cướp tài sản. Khối dân oan này đã lên Sài Gòn hay ra Hà Nội khiếu kiện từ những năm 1988 đến nay, nghĩa là suốt 20 năm qua, nhưng nhà nước không hề giải quyết trả lại đất đai bị cưỡng chiếm. Theo số liệu của nhà nước thì 10 năm qua nhà cầm quyền Hà Nội đã nhận 2 triệu lá đơn khiếu kiện của dân oan toàn quốc.

Đây là một vài ví dụ để cho ta thấy rằng chưa có gì thay đổi tại Việt Nam trên phương diện tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ.


Chỉ là những hình thức giả tạo

Kế đó ông Nguyễn Chính Kết, đại diện Khối 8406 trong nước, hiện đang hoạt động ở hải ngoại, khẳng định rằng Hà Nội chỉ cho dân chúng hưởng chút ít sự thoải mái trong cuộc sống, để mong đạt tới mục đích chính trị, hay ngoại giao mà họ hướng tới, nhưng sự thật thì tình trạng dân chủ, nhân quyền vẫn còn xa vời, cho dù Việt Nam bị công luận quốc tế chỉ trích và phê phán :

Ông Nguyễn Chính Kết : Cộng Sản Việt Nam không bao giờ lại thực tâm tôn trọng nhân quyền cả. Tất cả những gì xem ra là tôn trọng nhân quyền thì đều chỉ là những hình thức giả tạo bên ngoài để che mắt thế giới, để nín thở qua sông trước các áp lực của quốc tế, để hoả mãn điều kiện của thế giới tự do hòng đạt được những mục đích quan trọng mà họ đang nhắm.

Chẳng hạn như để vào được WTO, để vào được Hội Đồng Bảo An LHQ thì họ gỉa bộ làm vài hành động nào đó để tỏ ra thiện chí tôn trọng nhân quyền của mình. Và trước những cải thiện nhân quyền giả bộ ấy của Cộng Sản Việt Nam như là thả vài tù nhân chính trị, quốc tế cảm thấy họ đã có chút ít tiến bộ về nhân quyền nên đã chấp nhận cho họ vào WTO hay là những tổ chức quốc tế khác.

Nhưng, ngay sau khi đạt đựoc mục đích ấy rồi là họ trở mặt ngay tức khắc. Cụ thể là ngay sau khi vào được WTO họ đã càn quét các nhà đấu tranh cho dân chủ, bắt bỏ tù rất nhiều nhà dân chủ như là Linh mục Nguyễn Văn Lý, Luật sư Nguyễn Văn Đài, Luật sư Lê Thị Công Nhân, v.v… Nếu áp lực quốc tế bị gỡ bỏ hoàn toàn tôi chắc chắn rằng tình trạng nhân quyền Việt Nam sẽ trở lại tình trạng y hết như 20 - 30 năm trước đây.

Nếu áp lực quốc tế bị gỡ bỏ hoàn toàn tôi chắc chắn rằng tình trạng nhân quyền Việt Nam sẽ trở lại tình trạng y hết như 20 - 30 năm trước đây.

ông Nguyễn Chính Kết, đại dịện Khối 8406
Phần ông Huỳnh Kim, Hội Trưởng Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Trung Ương, nói rằng trái với phát biểu của lãnh đạo Hà Nội luôn xác nhận là không hề có tù nhân chính trị, tôn giáo hay bất đồng chính kiến bị xử phạt, và không có đàn áp tôn giáo, Nhưng thực tế cho thấy tài sản của tôn giáo còn bị nhà nước chiếm đoạt và trường hợp đánh đập, hủy hoại thân thể chức sắc Hòa Hảo vẫn xảy ra:

Ông Huỳnh Kim: Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam thường rêu rao với thế giới và mới đây Nguyễn Tấn Dũng - Thủ Tướng nước CHXHCN Việt Nam đã nói với Đài BBC rằng nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam không có bắt giam tù nhân tôn giáo hay tù nhân lương tâm cũng như những người đối lập chính trị.

Thử hỏi tại sao tài sản của đạo Phật Giáo Hoà Hảo trưyền thống là bất động sản - vật vô tri vô giác không có làm gì nên tội mà nhà cầm quyền CSVN đã tịch thu sau ngày 30-4-1975 đến nay đã hơn 33 năm không chịu hoàn trả.

Và gần đây, chúng tôi xin nhắc nhở một điều tàn ác chưa từng thấy là nhà cầm quyền CSVN đã bắt giữ tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo Nguyễn Văn Thiệp, và đến ngày hôm nay vẫn còn bị giam giữ tại Sa Đéc. Tôi xin được nhắc với tất cả quý vị rằng giáo hội của Mười Thôn - tức Nguyễn Văn Thôn, là cộng sản chính thức đưa qua để làm giáo hội trá hình.

Giáo hội của Mười Thôn là giáo hội của cộng sản chớ không phải giáo hội của Phật Giáo Hoà Hảo. Cho nên tất cả tài sản cũng như những người tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo bị giam giữ đều là của Phật Giáo Hoà Hảo Truyền Thống.

Trong phúc trình dày 52 trang, bộ ngoại giao Hoa Kỳ nhận định rằng, tại Việt Nam, các quyền căn bản của người dân vẫn bị xâm phạm, mọi cuộc vận động ôn hòa cho dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo đều bị ngăn cấm, các sinh hoạt truyền thông và ngôn luận bị kiểm soát gắt gao.


Tiếng Việt