violet09
03-30-2008, 09:56 AM
Chính Phủ VN Kêu Gọi Thắt Lưng Buộc Bụng
2008.03.29
Nam Nguyên, phóng viên đài Á Châu Tự Do
Chính phủ Việt Nam kêu gọi toàn dân tiết kiệm vì khó khăn kinh tế sẽ kéo dài ít nhất là một năm. Xác định sẽ giảm mức tăng trưởng GDP Tổng Sản Phẩm Nội Địa để tránh nguy cơ sụp đổ.
Một phụ nữ bán hàng rong trên đường phố Hà Nội. Nền kinh tế Việt Nam liên tục đạt mức tăng trưởng cao trong những năm gần đây, tuy nhiên lạm phát tăng cao đang là một thách thức đối với chính phủ. PHOTO AFP/Hoang Dinh Nam.
Sau nhiều năm liên tục đạt mức tăng trưởng GDP khá cao, lần đầu tiên Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng đề cập tới nguy cơ đổ vỡ nền kinh tế.
Lạm phát cao hơn tăng trưởng
Theo tường thuật của báo Sài Gòn Giải Phóng Online, ngày 25/3 trong phiên họp chính phủ tại Hà Nội, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xác định rằng, tuy lạm phát đã có dấu hiệu chững lại, nhưng trong thời gian tới, chính phủ sẽ vẫn tiếp tục các giải pháp kiềm chế lạm phát để tránh đổ vỡ nền kinh tế.
Người đứng đầu chính phủ nhìn nhận là không thể giữ mức lạm phát thấp hơn tốc độ tăng trưởng. Và vì thế chính phủ nhất trí điều chỉnh mục tiêu chống lạm phát và tăng trưởng trong năm 2008 thích hợp trong tình hình mới, gắn liền với đảm bảo an sinh xã hội khi giá cả tăng cao.
Do cơ chế đầu tư của VN là phải thông qua các cấp uỷ Đảng, rồi phải thông qua chủ tịch tỉnh quyết định, cho nên chính phủ nhiều lần nói rằng sẽ thu gọn tình hình đầu tư phân tán, nhưng số dự án vẫn tăng lên. Việc đầu tư như vậy khiến tiền đưa ra ngoài xã hội mà công trình lại chậm đưa vào sử dụng. Điều đó đã góp phần gây ra lạm phát.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
Mức lạm phát trọn năm 2008 được thủ tướng hứa hẹn duy trì ở mức 9,2%. Xin nhắc lại rằng đây chính là mức tăng chỉ số giá tiêu dùng 3 tháng đầu năm 2008 so với cuối tháng 12/2007.
Theo lời thủ tướng Việt Nam, để đạt tới các mục đích vừa nói, chính phủ sẽ tiếp tục thắt chặt các chính sách tiền tệ theo cơ chế thị trường, giảm nhập siêu, đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển sản xuất trên tất cả các lĩnh vực. Chính phủ sẽ tiếp tục thắt chặt chi tiêu công và các dự án đầu tư có ngân sách Nhà nước.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, một chuyên gia kinh tế dày kinh nghiệm của Việt Nam đã nhận định với Đài Á Châu Tự Do rằng, Nhà nước Việt Nam không những chỉ đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng, mà còn đầu tư vào cả những dự án có tính chất thương mại, lãnh vực mà các thành phần kinh tế khác cũng có khả năng đầu tư được.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh thêm rằng:
Nhà máy lọc dầu Dung Quất là một trường hợp điển hình của tình trạng đầu tư không hợp lý khiến nguồn vốn bị đưa ra ngoài xã hội mà công trình lại chậm đưa vào sử dụng. AFP PHOTO.
“Do cơ chế đầu tư của VN là phải thông qua các cấp uỷ Đảng, rồi phải thông qua chủ tịch tỉnh quyết định, cho nên chính phủ nhiều lần nói rằng sẽ thu gọn tình hình đầu tư phân tán, nhưng số dự án vẫn tăng lên.
Số công trình lớn mà thủ tướng chính phủ quyết định thì đã gọn đi và tập trung hơn, nhưng số công trình đầu tư nhỏ ở các tỉnh thì vẫn còn nhiều.
Trong khi đầu tư như vậy, tiền đưa ra ngoài xã hội mà công trình đầu tư đó chậm đưa vào sử dụng, chậm phát huy tác dụng, thì thực sự là nó góp phần gây ra lạm phát vì tăng tiền nhưng lại không có hàng hoá tương ứng. Vì vậy chủ trương cắt giảm số công trình đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư là chủ trương đứng đắn.”
Kêu gọi toàn dân tiệt kiệm
Ngày 27-3, cũng tại Hà Nội Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã họp báo để thông tin rõ hơn về phiên họp chính phủ hai ngày trước đó.
Theo tường thuật của các báo chí, ông Nguyễn Sinh Hùng nói rằng chính phủ kêu gọi mọi ngành mọi người toàn dân thực hành tiết kiệm, thắt lưng buộc bụng, chưa chi tiêu những cái chưa cần thiết.
Người dân Việt Nam, đặc biệt là những người có thu nhập nhất định, công nhân lao động nghèo có lẽ đã tiết kiệm hết mức từ giữa năm ngoái đến nay. Một bà nội trợ ở TP.HCM phát biểu:
“Thắt đứt làm hai ra rồi còn đâu nữa mà thắt…Giá tăng liên tục không hạ tí nào, hôm nọ thịt hạ 5 ngàn/kg bây giờ lại đâu hoàn đấy… Xe đò vận chuyển từ các tỉnh về xăng dầu tăng đương nhiên kéo theo giá hàng hoá tăng. Nói là tăng 30% nhưng thực ra phải 40%, 50% ai cũng méo mồm hết.”
Theo VNExpress, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng xác định rằng, kinh tế toàn cầu nói chung đang gặp nhiều khó khăn và Việt Nam phải đối phó với tình hình mà ông mô tả là khá xấu.
Theo ông Hùng, Việt Nam sẽ không thể vượt qua khó khăn kinh tế trong vài tháng, và nếu như năm 2008 này mức tăng trưởng đạt tới 7,5% thì theo ông cũng là quá cao.
Được biết năm 2007 VN tăng tưởng 8,5% và Trước khi bước vào năm mới, Nhà nước ấn định chỉ tiêu tăng trưởng 9,5% cho năm 2008. Nay qua lời ông nguyễn Sinh Hùng, chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát năm 2008.
Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng hiện nay ưu tiên hàng đầu của chính phủ là kiềm chế lạm phát. Ba tháng đầu năm lạm phát 9,2% đã ảnh hưởng lớn tới xuất khẩu, nhập khẩu và lòng tin của người dân.
Thắt đứt làm hai ra rồi còn đâu nữa mà thắt…Giá tăng liên tục không hạ tí nào, hôm nọ thịt hạ 5 ngàn/kg bây giờ lại đâu hoàn đấy… Xe đò vận chuyển từ các tỉnh về xăng dầu tăng đương nhiên kéo theo giá hàng hoá tăng. Nói là tăng 30% nhưng thực ra phải 40%, 50% ai cũng méo mồm hết.
Bà nội trợ ở TPHCM
Theo SGGP Online, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng tuyên bố trong cuộc họp báo rằng, trong tính cảnh hiện nay, Nhà nước chưa thể ngay lập tức chặn đứng lạm phát mà chỉ có thể tìm cách để lạm phát tăng thấp hơn.
Ông Nguyễn Sinh Hùng cho biết là thủ tướng chuẩn bị họp với các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty, doanh nghiệp để triển khai các giải pháp hành động . Vào đầu tháng Tư sắp tới, chính phủ sẽ họp với tất cả 64 chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh thành để thống nhất hành động.
Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng vẫn còn có đủ lạc quan để tuyên bố rằng, hy vọng sau 1 năm Nhà nước sẽ giải xong bài toán lạm phát, để vẫn bảo đảm mục tiêu đến năm 2010, tức là chưa đầy 2 năm nữa Việt Nam ra khỏi tình trạng nước kém phát triển.
Phản ứng của thị trường
Ngay sau khi chính phủ Việt Nam kêu gọi toàn dân thắt lưng buộc bụng, xác định sẽ làm nguội bớt mức tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế, báo chí Việt Nam ghi nhận sự kiện đảo chiều tỷ giá đô la và tiền đồng Việt Nam tăng mạnh, trở lại mức giá cách đây nhiều tuần lễ.
Thị trường tự do cao hơn giá Ngân Hàng Nhà Nước công bố. Cư dân TP.HCM nhân dịp đổi đô la lấy tiền đồng để chi tiêu cho biết:
“Cách đây bốn ngày 1.577.000, hôm qua 28/3 là 1.616.00 đ /100 USD. Cũng không cần thắc mắc chỉ biết cao thì họ mua cao thấp thì mua thấp, có hỏi họ cũng chẳng biết tại sao mà trả lời.”
Theo VNExpress, từ chỗ không biết làm gì với lượng đô la đang giữ và phải cầu cứu Ngân hàng Nhà nước mua vào, chỉ sau một tuần, các nhà băng lại loay hoay làm sao huy động đủ đô la Mỹ để cho khách vay.
Theo tờ báo các chuyên gia chưa nói rõ được nguyên nhân của diễn biến bất ngờ vừa nói. Tuy vậy ông Trần Phương Bình, Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á nhận định rằng, đô la tăng giá mạnh một phần bắt nguồn từ nghịch lý diễn ra từ những tháng trước, theo đó Việt Nam là một nền kinh tế nhập siêu nhưng doanh nghiệp xuất khẩu lại không bán được ngoại tệ.
Ông Bình thêm rằng, trong thời điểm đô la mất giá, không ít ngân hàng không thực sự dư thừa đô la, song vẫn hạn chế gom vào, để ép mua được đô la giá thấp hơn nữa từ các doanh nghiệp xuất khẩu.
Nếu như những tuần trước đây, dư luận báo chí phê phán công tác điều hành tiền tệ và biện pháp chống lạm phát của chính phủ có nhiều bất cập, gây ra tình trạng thiếu tiền đồng, đô la bán ngân hàng không mua hoặc ép giá. Nay tình hình lại đảo chiều khiến không ít người đặt ra câu hỏi khác, về điều gọi là bàn tay phù thuỷ nào đã khuấy động thị trường tiền tệ và điều này mang lại lợi nhuận cho những ai?
Tiếng Việt
2008.03.29
Nam Nguyên, phóng viên đài Á Châu Tự Do
Chính phủ Việt Nam kêu gọi toàn dân tiết kiệm vì khó khăn kinh tế sẽ kéo dài ít nhất là một năm. Xác định sẽ giảm mức tăng trưởng GDP Tổng Sản Phẩm Nội Địa để tránh nguy cơ sụp đổ.
Một phụ nữ bán hàng rong trên đường phố Hà Nội. Nền kinh tế Việt Nam liên tục đạt mức tăng trưởng cao trong những năm gần đây, tuy nhiên lạm phát tăng cao đang là một thách thức đối với chính phủ. PHOTO AFP/Hoang Dinh Nam.
Sau nhiều năm liên tục đạt mức tăng trưởng GDP khá cao, lần đầu tiên Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng đề cập tới nguy cơ đổ vỡ nền kinh tế.
Lạm phát cao hơn tăng trưởng
Theo tường thuật của báo Sài Gòn Giải Phóng Online, ngày 25/3 trong phiên họp chính phủ tại Hà Nội, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xác định rằng, tuy lạm phát đã có dấu hiệu chững lại, nhưng trong thời gian tới, chính phủ sẽ vẫn tiếp tục các giải pháp kiềm chế lạm phát để tránh đổ vỡ nền kinh tế.
Người đứng đầu chính phủ nhìn nhận là không thể giữ mức lạm phát thấp hơn tốc độ tăng trưởng. Và vì thế chính phủ nhất trí điều chỉnh mục tiêu chống lạm phát và tăng trưởng trong năm 2008 thích hợp trong tình hình mới, gắn liền với đảm bảo an sinh xã hội khi giá cả tăng cao.
Do cơ chế đầu tư của VN là phải thông qua các cấp uỷ Đảng, rồi phải thông qua chủ tịch tỉnh quyết định, cho nên chính phủ nhiều lần nói rằng sẽ thu gọn tình hình đầu tư phân tán, nhưng số dự án vẫn tăng lên. Việc đầu tư như vậy khiến tiền đưa ra ngoài xã hội mà công trình lại chậm đưa vào sử dụng. Điều đó đã góp phần gây ra lạm phát.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
Mức lạm phát trọn năm 2008 được thủ tướng hứa hẹn duy trì ở mức 9,2%. Xin nhắc lại rằng đây chính là mức tăng chỉ số giá tiêu dùng 3 tháng đầu năm 2008 so với cuối tháng 12/2007.
Theo lời thủ tướng Việt Nam, để đạt tới các mục đích vừa nói, chính phủ sẽ tiếp tục thắt chặt các chính sách tiền tệ theo cơ chế thị trường, giảm nhập siêu, đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển sản xuất trên tất cả các lĩnh vực. Chính phủ sẽ tiếp tục thắt chặt chi tiêu công và các dự án đầu tư có ngân sách Nhà nước.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, một chuyên gia kinh tế dày kinh nghiệm của Việt Nam đã nhận định với Đài Á Châu Tự Do rằng, Nhà nước Việt Nam không những chỉ đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng, mà còn đầu tư vào cả những dự án có tính chất thương mại, lãnh vực mà các thành phần kinh tế khác cũng có khả năng đầu tư được.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh thêm rằng:
Nhà máy lọc dầu Dung Quất là một trường hợp điển hình của tình trạng đầu tư không hợp lý khiến nguồn vốn bị đưa ra ngoài xã hội mà công trình lại chậm đưa vào sử dụng. AFP PHOTO.
“Do cơ chế đầu tư của VN là phải thông qua các cấp uỷ Đảng, rồi phải thông qua chủ tịch tỉnh quyết định, cho nên chính phủ nhiều lần nói rằng sẽ thu gọn tình hình đầu tư phân tán, nhưng số dự án vẫn tăng lên.
Số công trình lớn mà thủ tướng chính phủ quyết định thì đã gọn đi và tập trung hơn, nhưng số công trình đầu tư nhỏ ở các tỉnh thì vẫn còn nhiều.
Trong khi đầu tư như vậy, tiền đưa ra ngoài xã hội mà công trình đầu tư đó chậm đưa vào sử dụng, chậm phát huy tác dụng, thì thực sự là nó góp phần gây ra lạm phát vì tăng tiền nhưng lại không có hàng hoá tương ứng. Vì vậy chủ trương cắt giảm số công trình đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư là chủ trương đứng đắn.”
Kêu gọi toàn dân tiệt kiệm
Ngày 27-3, cũng tại Hà Nội Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã họp báo để thông tin rõ hơn về phiên họp chính phủ hai ngày trước đó.
Theo tường thuật của các báo chí, ông Nguyễn Sinh Hùng nói rằng chính phủ kêu gọi mọi ngành mọi người toàn dân thực hành tiết kiệm, thắt lưng buộc bụng, chưa chi tiêu những cái chưa cần thiết.
Người dân Việt Nam, đặc biệt là những người có thu nhập nhất định, công nhân lao động nghèo có lẽ đã tiết kiệm hết mức từ giữa năm ngoái đến nay. Một bà nội trợ ở TP.HCM phát biểu:
“Thắt đứt làm hai ra rồi còn đâu nữa mà thắt…Giá tăng liên tục không hạ tí nào, hôm nọ thịt hạ 5 ngàn/kg bây giờ lại đâu hoàn đấy… Xe đò vận chuyển từ các tỉnh về xăng dầu tăng đương nhiên kéo theo giá hàng hoá tăng. Nói là tăng 30% nhưng thực ra phải 40%, 50% ai cũng méo mồm hết.”
Theo VNExpress, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng xác định rằng, kinh tế toàn cầu nói chung đang gặp nhiều khó khăn và Việt Nam phải đối phó với tình hình mà ông mô tả là khá xấu.
Theo ông Hùng, Việt Nam sẽ không thể vượt qua khó khăn kinh tế trong vài tháng, và nếu như năm 2008 này mức tăng trưởng đạt tới 7,5% thì theo ông cũng là quá cao.
Được biết năm 2007 VN tăng tưởng 8,5% và Trước khi bước vào năm mới, Nhà nước ấn định chỉ tiêu tăng trưởng 9,5% cho năm 2008. Nay qua lời ông nguyễn Sinh Hùng, chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát năm 2008.
Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng hiện nay ưu tiên hàng đầu của chính phủ là kiềm chế lạm phát. Ba tháng đầu năm lạm phát 9,2% đã ảnh hưởng lớn tới xuất khẩu, nhập khẩu và lòng tin của người dân.
Thắt đứt làm hai ra rồi còn đâu nữa mà thắt…Giá tăng liên tục không hạ tí nào, hôm nọ thịt hạ 5 ngàn/kg bây giờ lại đâu hoàn đấy… Xe đò vận chuyển từ các tỉnh về xăng dầu tăng đương nhiên kéo theo giá hàng hoá tăng. Nói là tăng 30% nhưng thực ra phải 40%, 50% ai cũng méo mồm hết.
Bà nội trợ ở TPHCM
Theo SGGP Online, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng tuyên bố trong cuộc họp báo rằng, trong tính cảnh hiện nay, Nhà nước chưa thể ngay lập tức chặn đứng lạm phát mà chỉ có thể tìm cách để lạm phát tăng thấp hơn.
Ông Nguyễn Sinh Hùng cho biết là thủ tướng chuẩn bị họp với các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty, doanh nghiệp để triển khai các giải pháp hành động . Vào đầu tháng Tư sắp tới, chính phủ sẽ họp với tất cả 64 chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh thành để thống nhất hành động.
Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng vẫn còn có đủ lạc quan để tuyên bố rằng, hy vọng sau 1 năm Nhà nước sẽ giải xong bài toán lạm phát, để vẫn bảo đảm mục tiêu đến năm 2010, tức là chưa đầy 2 năm nữa Việt Nam ra khỏi tình trạng nước kém phát triển.
Phản ứng của thị trường
Ngay sau khi chính phủ Việt Nam kêu gọi toàn dân thắt lưng buộc bụng, xác định sẽ làm nguội bớt mức tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế, báo chí Việt Nam ghi nhận sự kiện đảo chiều tỷ giá đô la và tiền đồng Việt Nam tăng mạnh, trở lại mức giá cách đây nhiều tuần lễ.
Thị trường tự do cao hơn giá Ngân Hàng Nhà Nước công bố. Cư dân TP.HCM nhân dịp đổi đô la lấy tiền đồng để chi tiêu cho biết:
“Cách đây bốn ngày 1.577.000, hôm qua 28/3 là 1.616.00 đ /100 USD. Cũng không cần thắc mắc chỉ biết cao thì họ mua cao thấp thì mua thấp, có hỏi họ cũng chẳng biết tại sao mà trả lời.”
Theo VNExpress, từ chỗ không biết làm gì với lượng đô la đang giữ và phải cầu cứu Ngân hàng Nhà nước mua vào, chỉ sau một tuần, các nhà băng lại loay hoay làm sao huy động đủ đô la Mỹ để cho khách vay.
Theo tờ báo các chuyên gia chưa nói rõ được nguyên nhân của diễn biến bất ngờ vừa nói. Tuy vậy ông Trần Phương Bình, Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á nhận định rằng, đô la tăng giá mạnh một phần bắt nguồn từ nghịch lý diễn ra từ những tháng trước, theo đó Việt Nam là một nền kinh tế nhập siêu nhưng doanh nghiệp xuất khẩu lại không bán được ngoại tệ.
Ông Bình thêm rằng, trong thời điểm đô la mất giá, không ít ngân hàng không thực sự dư thừa đô la, song vẫn hạn chế gom vào, để ép mua được đô la giá thấp hơn nữa từ các doanh nghiệp xuất khẩu.
Nếu như những tuần trước đây, dư luận báo chí phê phán công tác điều hành tiền tệ và biện pháp chống lạm phát của chính phủ có nhiều bất cập, gây ra tình trạng thiếu tiền đồng, đô la bán ngân hàng không mua hoặc ép giá. Nay tình hình lại đảo chiều khiến không ít người đặt ra câu hỏi khác, về điều gọi là bàn tay phù thuỷ nào đã khuấy động thị trường tiền tệ và điều này mang lại lợi nhuận cho những ai?
Tiếng Việt