Dan Lee
04-02-2008, 05:33 PM
TÀI LỚN THÀNH TỰU MUỘN
http://www.vietcatholic.net/pics/Ant-01.gif
Trang vương của nước Sở vừa lên ngôi, liên tục ba năm việc gì cũng không làm. Hựu tư mã của triều đình trong lòng rất nôn nóng, một hôm nhịn không nổi ngầm nói với Trang vương: “Đại vương, có một con chim lớn đậu trên đỉnh núi phía nam, ba năm trời không vỗ cánh, không bay mà cũng không kêu, an tĩnh đến nổi người ta tưởng lầm là không có nó, đại vương nghĩ rằng đó là loại chim gì ?”
Trang vương hiểu ý tứ của Hựu tư mã, trả lời: “Ba năm không vỗ cánh, là vì nó muốn cánh lớn dài mà chắc nịch; không bay mà cũng không kêu là nó muốn quan sát tình huống của bên dưới. Nếu nó không bay thì thôi, nhưng nếu nó bay thì bay vút tận trời cao; nó không kêu thì thôi, chứ nếu nó kêu thì nhất định hống to kinh người.”
Nửa năm sau, Sở Trang vương bắt đầu lo chuyện chính sự, chỉ một thời gian ngắn đã bãi miễn mười ông quan sứ, cất nhắc chín quan viên, xử phạt năm vị đại thần, lưu dụng sáu vị xử sĩ, khí thế quốc gia đổi mới, biến tình hình thành mới tất cả, chính trị thái bình.
Sở Trang vương không vì thế mà lấy làm thỏa mãn, ông ta còn chỉ huy quân đội tiến đánh nước Tề, đánh bại nước Tấn, trở thành bá chủ thiên hạ.
(Mặc tử: Dụ lão)
Suy tư:
Có những em bé chậm nói, đến khi nói được thì là nói những lời như người lớn nói; có những trẻ em chậm chạp trong lời nói, nhưng khi lớn lên thì ăn nói khôn ngoan...
Thời nay có những người thông minh nhưng tính khí bộp chộp không kiên nhẫn, thế là trở thành kẻ dại dột, làm hư bột hư đường (chuyện đại sự), bởi bì họ ỷ lại vào cái thông minh của mình mà không dựa vào nền tảng của suy tư; mà những người khôn ngoan thì xem ra chậm chạp nhưng lại thành công, bởi vì họ dùng:
- 50% để suy nghĩ.
- 35% để nghe.
- 10% để nhìn.
- 05% để nói.
Nói thật ít, nhìn thật rõ, nghe minh bạch và suy thật nhiều, thì nhất định sẽ thành công.
Sách Châm Ngôn dạy rằng:
“Người nói năng dè dặt là người hiểu biết,
kẻ giữ được điềm tĩnh là kẻ khôn ngoan.
Nếu biết giữ thinh lặng,
kẻ ngu cũng được kể là người khôn ngoan;
nếu biết ngậm môi,
kẻ đó được coi là người thông hiểu.” (Cn 17, 27-28)
Sở Trang vương không vội vàng hấp tấp hành xử việc nước khi mới lên ngôi vua, nhưng nghe ngóng, quan sát, suy nghĩ trong ba năm mới bắt đầu trị nước, kết quả thành công thật rực rỡ.
Đó chính là sự khôn ngoan vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
http://www.vietcatholic.net/pics/Ant-01.gif
Trang vương của nước Sở vừa lên ngôi, liên tục ba năm việc gì cũng không làm. Hựu tư mã của triều đình trong lòng rất nôn nóng, một hôm nhịn không nổi ngầm nói với Trang vương: “Đại vương, có một con chim lớn đậu trên đỉnh núi phía nam, ba năm trời không vỗ cánh, không bay mà cũng không kêu, an tĩnh đến nổi người ta tưởng lầm là không có nó, đại vương nghĩ rằng đó là loại chim gì ?”
Trang vương hiểu ý tứ của Hựu tư mã, trả lời: “Ba năm không vỗ cánh, là vì nó muốn cánh lớn dài mà chắc nịch; không bay mà cũng không kêu là nó muốn quan sát tình huống của bên dưới. Nếu nó không bay thì thôi, nhưng nếu nó bay thì bay vút tận trời cao; nó không kêu thì thôi, chứ nếu nó kêu thì nhất định hống to kinh người.”
Nửa năm sau, Sở Trang vương bắt đầu lo chuyện chính sự, chỉ một thời gian ngắn đã bãi miễn mười ông quan sứ, cất nhắc chín quan viên, xử phạt năm vị đại thần, lưu dụng sáu vị xử sĩ, khí thế quốc gia đổi mới, biến tình hình thành mới tất cả, chính trị thái bình.
Sở Trang vương không vì thế mà lấy làm thỏa mãn, ông ta còn chỉ huy quân đội tiến đánh nước Tề, đánh bại nước Tấn, trở thành bá chủ thiên hạ.
(Mặc tử: Dụ lão)
Suy tư:
Có những em bé chậm nói, đến khi nói được thì là nói những lời như người lớn nói; có những trẻ em chậm chạp trong lời nói, nhưng khi lớn lên thì ăn nói khôn ngoan...
Thời nay có những người thông minh nhưng tính khí bộp chộp không kiên nhẫn, thế là trở thành kẻ dại dột, làm hư bột hư đường (chuyện đại sự), bởi bì họ ỷ lại vào cái thông minh của mình mà không dựa vào nền tảng của suy tư; mà những người khôn ngoan thì xem ra chậm chạp nhưng lại thành công, bởi vì họ dùng:
- 50% để suy nghĩ.
- 35% để nghe.
- 10% để nhìn.
- 05% để nói.
Nói thật ít, nhìn thật rõ, nghe minh bạch và suy thật nhiều, thì nhất định sẽ thành công.
Sách Châm Ngôn dạy rằng:
“Người nói năng dè dặt là người hiểu biết,
kẻ giữ được điềm tĩnh là kẻ khôn ngoan.
Nếu biết giữ thinh lặng,
kẻ ngu cũng được kể là người khôn ngoan;
nếu biết ngậm môi,
kẻ đó được coi là người thông hiểu.” (Cn 17, 27-28)
Sở Trang vương không vội vàng hấp tấp hành xử việc nước khi mới lên ngôi vua, nhưng nghe ngóng, quan sát, suy nghĩ trong ba năm mới bắt đầu trị nước, kết quả thành công thật rực rỡ.
Đó chính là sự khôn ngoan vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.