Dan Lee
04-02-2008, 06:23 PM
Chương III
Vạch trần những quan niệm sai lầm về tha thứ
Chúng ta tha thứ quá ít và lãng quên quá nhiều.
Bà Swetchine
Kêu cầu sự tha thứ của Thiên Chúa cho Giáo Hội và cho tội lỗi của con cái Giáo Hội. Chúng ta đều biết rằng tội lỗi của các Kitô hữu đã nhuộm đen khuôn mặt không tì vết. Tuy nhiên, cậy trông vào lòng thương xót Chúa, không nhớ đến tội của hối nhân, chúng ta sẽ có thể quay lại chính đạo với lòng tự tin.
Gioan Phaolô II
Trước khi nghĩ đến tha thứ, điều khẩn thiết là phải cởi bỏ khỏi chúng ta những ý tưởng sai lầm về tha thứ. Chúng ta ngụp lặn trong văn hóa kitô giáo, nên, vì thiếu biện phân, một số giá trị bị lây nhiễm bởi những lối giải thích ý nhị nhưng không quan trọng. Sự tha thứ cũng không thoát khỏi méo mó đó, nhưng còn trầm trọng hơn : một số "thầy tu đức" bảo dưỡng bằng chữ viết hay lời nói những ý tưởng sai lầm về sự tha thứ. Đáng tiếc là như vậy, trong khi tha thứ, yêu cận nhân, và nhất là yêu kẻ thù chiếm chỗ trung tâm trong giáo huấn Phúc Âm và các truyền thống tu đức khác. Chính vì thế, điều cấp bách là phải tố cáo những quan niệm sai lầm người ta đã tạo ra quanh sự tha thứ hay sự sử dụng tha thứ. Nhờ đó, chúng ta có thể tránh được những ngõ cụt thuộc lãnh vực tâm lý và thiêng liêng : những chán nãn, bất công, ảo tưởng thiêng liêng, phản bội chính mình, ách tắc trong phát triển nhân bản và tôn giáo.
Đọc chương nầy, có thể một số đọc giả cảm thấy bị đảo lộn trong cách thức họ quan niệm và thực hành tha thứ. Thật khó khăn để khám phá được là mình đã bị lầm về bản chất của tha thứ, và đáng buồn là điều đó lại kéo dài trong nhiều năm. Nhưng ta có thể nào đổ rượu mới vào bầu da cũ ? Xây một tòa nhà mới mà không dọn mặt bằng và đào lỗ để đặt nền móng vững chắc ?
1. Tha thứ không phải là quên đi :
Biết bao lần chúng ta đã nghe những lời như thế nầy : "Tôi không thể tha thứ cho nó, bởi vì tôi không thể quên đi được", hoặc là "Anh hãy quên tất cả chuyện đó đi", "Chị hãy lật sang trang mới", "Đừng thèm dừng lại ở điều lăng nhục đó, hãy tiếp tục cuộc đời của bạn". Kiểu nói và hành động như vậy là không lối thoát. Lý do thật đơn giản : Việc quên đi biến cố đau thương, dù có thể quên được đi nữa, sẽ cản trở việc tha thứ, bởi vì chúng ta không còn biết mình tha thứ cái gì. Hơn nữa, nếu tha thứ có nghĩa là quên, thì cái gì sẽ xảy đến cho những người được phú bẩm một trí nhớ tuyệt vời ? Sự tha thứ không có lối vào tới họ được. Do đó, tiến trình của tha thứ đòi hỏi một trí nhớ tốt và một ý thức thật rõ ràng về điều xúc phạm ; nếu không, việc mổ xẻ con tim mà tha thứ đòi hỏi sẽ không còn có thể được nữa.
Dùng sự quên đi để thử nghiệm tha thứ là một sai lầm. Thật ra là ngược lại. Sự tha thứ giúp ký ức chữa lành. Với sự tha thứ, hoài niệm về thương tổn sẽ mất đi tính cay độc của nó. Biến cố đau thương sẽ dần dần bớt có mặt và ám ảnh ; vết thương sẽ dần dần liền sẹo ; sự gợi lại điều xúc phạm không còn gây đau đớn nữa. Chính vì thế, ký ức đã được chữa lành tự giải phóng và có thể đầu tư vào một cái gì khác hơn là tư tưởng làm tinh thần suy sụp của điều xúc phạm.
Vậy những người khẳng định "Tôi tha thứ, nhưng tôi không thể quên đi được" chứng tỏ họ có một sức khoẻ tâm thần thật tốt. Họ đã hiểu được rằng tha thứ không đòi hỏi chứng quên điều xúc phạm. Trái lại, khi nói như thế, họ muốn chỉ rõ là họ quyết định không còn tin tưởng và ở lại thường xuyên với những canh chừng của họ, đó là bằng chứng họ đã không chấm dứt tiến trình tha thứ của họ.
2. Tha thứ không có nghĩa là phủ nhận :
Khi nhận một cú đau, một trong những phản ứng thông thường nhất là làm cho mình ra dạn dày với đau đớn và cảm xúc dồn dập. Phản ứng tự vệ nầy thường mặc lấy hình thức của một sự cự tuyệt không nhận điều xúc phạm. Nếu phản xạ tự vệ vẫn tồn tại thì cuối cùng nó sẽ trở thành bệnh hoạn. Người bị tổn thương sẽ cảm thấy bị ứng suất, băng giá trong lòng, không biết gì xảy đến cho mình trong phần lớn thời gian. Y thường không cảm thấy cần được chữa lành, cũng chẳng cần đến tha thứ. Rõ ràng lúc ấy, nổ lực tha thứ không phát huy được hiệu quả, bao lâu mà người trong cuộc từ chối nhìn nhận điều xúc phạm với di chứng đau đớn của nó.
Tôi rất ngạc nhiên thấy những "thầy tu đức" không nhận có một trở ngại nào đối với sự tha thứ. Trái lại, họ kiếm tìm một con đường duy nhất phải dẫn đến tha thứ. Edith Stauffer là một thí dụ. Trong cuốn Amour inconditionnel et pardon, bà lấy hứng từ Bộ Luật Essénien để định nghĩa tha thứ : "Tha thứ, chính là hủy bỏ mọi yêu sách, điều kiện và chờ đợi khỏi trí khôn, vì chúng làm ách tắc thái độ của tình yêu". Phải chăng bà muốn nói rằng để tha thứ, trước hết phải chối bỏ một phần chính mình ? Một sự tha thứ tương tự không chỉ tương đương với một dồn nén tâm lý với tất cả những hậu quả mà chúng ta đã biết sao ? Dù được tác động bởi "Tình yêu vô điều kiện", sự tha thứ đòi hỏi một sự dồn nén hay cắt cụt một phần của chính mình đối với tôi xem ra rất nguy hiểm.
Phải chăng đó là một tiếp cận quá thiêng liêng hóa sự tha thứ không để ý đến vai trò của tính xúc cảm ? Tôi đã nhận thấy những hậu quả tai hại trong trường hợp của Claudette. Người đàn bà nầy có những triệu chứng trầm uất : ứng suất, lo âu, mất ngủ, biếng ăn, mặc cảm có lỗi. Chồng bà ngang nhiên đi lại công khai với một tình nhân trẻ. Claudette và các con bà cảm thấy bị nhục nhã sâu xa. Đầy khiếm nhã, người chồng đã rút hết tài khoản gia đình để sống cuộc đời ngông cuồng với người bạn gái mới. Khi tôi hỏi Claudette về tình trạng cảm tính của bà, bà trả lời ngay rằng nhờ vào những gì một vị hướng dẫn thiêng liêng viết, bà đã tha thứ cho chồng bà.
Luôn luôn theo lời khuyên của vị hướng dẫn đó, bà cố gắng cho chồng bà đầy "những điều tích cực" để đối nghịch lại những xúc cảm "tiêu cực" của bà, trong đó sự tức giận có thể hủy diệt bà. Tôi buộc lòng nói ngược lại những lời khuyên của vị hướng dẫn bà và tôi đã mạnh mẻ khích lệ bà không được không biết tới sự xấu hổ và tức giận của bà, nhưng phải tìm ra cho chúng những cách thế có thể chấp nhận được để bộc lộ ra.
Bấy giờ, Claudette mới hiểu rằng bà chưa ở trạng thái có thể tha thứ được. Trước hết cần phải tôn trọng xúc cảm của bà. Theo lời khuyên của tôi, bà tìm được phương thế cáng đáng nỗi tức giận và sự xấu hổ của mình : bằng cách làm việc nhà, bà lợi dụng để đập thật mạnh vào những tấm thảm, vừa để bay bụi ra, vừa để tiêu hao lượng arênalin thặng dư. Sự chấp nhận tiệm tiến nỗi tức giận, rồi sự xấu hổ thấy mình bị chồng hạ nhục cho phép Claudette được giải thoát khỏi những tấn công của lo âu và mặc cảm có lỗi cách bệnh hoạn.
3. Tha thứ yêu sách nhiều hơn một hành vi ý chí
Đây là hai cảnh quen thuộc. Cảnh thứ nhất : một đứa con trai bị nhốt trong nhà bắt phải xin lỗi chị nó vì đã lục lọi nhật ký rồi sau đó chọc ghẹo những cuộc tình chóng qua của chị. Cảnh thứ hai : một cô giáo tách riêng hai đứa trẻ đang cải nhau trong sân chơi và buộc chúng lập tức phải tha thứ lẫn cho nhau. Phải chăng ý tưởng đầu tiên của chúng ta về tha thứ cũng sinh ra từ kinh nghiệm tương tự của trẻ con ?
Một số nhà giáo dục của chúng ta đưa ra sự tha thứ như một công thức thần diệu có khả năng sửa chữa hết mọi lỗi lầm. Chẳng hề lưu ý đến kinh nghiệm sống cảm tính của trẻ, sự tha thứ bị giản lược vào một hành vi đơn giản của ý chí có khả năng thu xếp mọi xung đột một cách tức thời và dứt điểm. Vào thời đại nầy, chúng ta không thể không hoài nghi giá trị của một sự tha thứ giả tạo như thế. Miệng nói tha thứ nhưng mà lòng thì không có đó. Nó được dùng để làm dịu đi nỗi lo lắng của nhà giáo dục hơn là giáo dục đứa trẻ.
Chúng ta khó mà thoát khỏi sự tha thứ ma thuật và tức thời tuổi ấu thơ. Cái ảo tưởng nầy cho chúng ta một thứ cảm giác toàn năng trên vũ trụ cảm xúc của mình ! Về sau chúng ta đã phải xuống nước. Chúng ta đã cảm thấy rất thất vọng và ngay cả có lỗi khi không còn có khả năng tạo ra cùng một ma lực thần diệu như thế. Sai lầm vẫn là coi tha thứ như một hành vi ý chí đơn thuần, thay vì xem tha thứ như là kết cuộc của tập luyện. Một sự hoàn thành như thế lâu hay mau tùy theo sự thương tổn, những phản ứng của người gây ra xúc phạm và các nguồn năng lực của người bị xúc phạm. Dĩ nhiên ý chí được mời gọi đóng vai trò rất lớn trong việc nầy, nhưng nó không kiện toàn được một mình công việc của tha thứ. Tất cả mọi quan năng đều được huy động trong việc tha thứ : cảm tính, con tim, trí tuệ, phán đoán, trí tưởng tượng, đức tin, v.v…
4. Tha thứ không thể bị truyền khiến :
Hoặc tha thứ là tự do và tự nguyện, hoặc không có tha thứ. Nhưng cơn cám dỗ thật lớn lao, nhất là nơi một số nhà giảng thuyết, là bắt buộc người ta tha thứ một cách tự do ! Bà mẹ gia đình nầy không lý luận tốt hơn khi bà hỏi tôi làm thế nào bà có thể ép buộc con của bà học hành một cách tự do. Một hôm, tôi nghe bài giảng của một vị Giám mục trong thánh lễ truyền hình ngày Chúa nhật. Lúc đầu vị mục tử giải thích rằng tha thứ là một hành động cao cả của lòng quảng đại, nhưng sau đó lại bắt đầu trượt xuống bằng cách nhấn mạnh sự bắt buộc của kitô giáo trong việc tha thứ. Bài diễn văn của ngài được đánh dấu bằng những thành ngữ như "phải tha thứ", "ta phải tha thứ cho kẻ khác", "giới răn yêu thương kẻ thù", "qui tắc công giáo"… Hình ảnh thu trên cử tọa chứng tỏ thính giả khó chịu. Người ta đoán họ đang có cuộc tranh cải nội tâm : ý muốn tha thứ vấp phải những tình cảm và cảm xúc không bộc lộ ra nhưng cũng đòi phải được lắng nghe.
Không nên giản lược sự tha thứ, cũng như bất cứ thực hành đạo đức nào, vào một bó buộc luân lý. Làm như thế là liều đánh mất đi đặc tính nhưng không và tự phát của tha thứ. Tuy nhiên đó là cái mà một số thực hành kitô giáo thừa nhận. Đây là một bằng chứng hiển nhiên nhất : các tín hữu công giáo, nam cũng như nữ, hằng ngày đọc Kinh Lạy Cha, nhưng chẳng hề ý thức rằng một sự giải thích sai lầm câu "xin tha thứ cho chúng con, như chúng con tha thứ cho những kẻ đã xúc phạm chúng con" đồng hóa sự tha thứ với một hành động công lý được đòi hỏi. Họ nghĩ rằng nhất thiết họ phải đặt ra một cử chỉ tha thứ trước khi chính họ được Thiên Chúa tha thứ. Họ quên đi rằng sự tha thứ của Thiên Chúa không bị điều kiện bởi những sự tha thứ nghèo nàn của con người. Họ tạo ra cho mình hình ảnh thảm hại nào về Thiên Chúa thế ? Đó là hình ảnh một con người tính toán kiểu buôn bán, lệ thuộc vào luật có đi có lại.
Còn hơn thế nữa, sự "bó buộc" tha thứ trong Kinh Lạy Cha còn để hiểu ngầm rằng trong trường hợp không có sự tha thứ về phía mình thì con người phải gánh chịu hình phạt là đến lượt nó không được tha thứ. Lúc ấy chúng ta nghĩ rằng mình ở trong tinh thần giới răn Cựu ước hơn theo lời kêu gọi yêu thương tự phát và nhưng không của Tám Mối Phúc Thật. Để tránh sự hàm nghĩa trong công thức "Xin tha thứ những xúc phạm của chúng con như …", tôi đọc trong ý nghĩa những lời của thánh Phaolô : "Như Chúa đã tha thứ cho anh em, anh em cũng hãy làm như vậy" (Cl.3,13). Trong cùng cảm hứng ấy, một người bạn nói lên công thức mình thích hơn sau đây : "Xin tha thứ cho chúng tôi những xúc phạm của chúng tôi, ngõ hầu chúng tôi có thể tha thứ cho những người đã xúc phạm đến chúng tôi ".
5. Tha thứ không có nghĩa là tìm lại được mình như trước khi bị xúc phạm:
Khi tôi kể cho một người bạn gái là nhà tâm lý rằng tôi đang viết một cuốn sách về tha thứ, thì nàng rất đổi tư lự. Nàng thú nhận rằng nàng cảm thấy bất lực không thể tha thứ cho một người bạn gái đã phản bội lòng tin của nàng vì đã thổ lộ những lời tâm sự của nàng ra. Nàng nói : "Tôi không thể tha thứ cho cô ta được, bởi vì tôi cảm thấy bất lực không thể lại trở nên cùng một người bạn như cũ đối với cô ta". Dưới con mắt nàng, tha thứ có nghĩa là hòa giải và hòa giải có nghĩa là "trở lại như trước". Chúng ta thường lẫn lộn tha thứ với hòa giải, dường như hành động tha thứ hệ tại việc tái lập các mối quan hệ giống hệt những mối quan hệ chúng ta đã có trước khi lầm lỗi. Trong những liên hệ thân mật ruột thịt, chung sống và làm việc, thì hòa giải phải là hậu quả bình thường của tha thứ. Nhưng tự bản chất, tha thứ không đồng nghĩa với hòa giải, bởi vì tha thứ có lý do hiện hữu của nó mà không có hòa giải.
Chẳng hạn chúng ta có thể tha thứ cho một người vắng mặt, đã chết hay không hề biết mặt. Hiển nhiên trong trường hợp nầy, sự hòa giải là không thể có được. Tôi biết có những cha mẹ đã tha thứ như thế cho kẻ sát nhân giết chết con của họ, mà họ chẳng hề trông thấy, cũng chẳng hề biết mặt kẻ giết người ấy. Trong những trị liệu về tang chế, thực hành thông dụng là xin người chịu tang tha thứ cho người thân đã khuất. Khi liên quan đến những lạm dụng và hãm hiếp, người ta khuyên nạn nhân chấm dứt quan hệ với kẻ tấn công để tự bảo vệ mình. Điều đó không có nghĩa là loại trừ việc tha thứ trong một tương lai có thể.
Nhưng là sai lầm khi nghĩ rằng một khi đã tha thứ thì có thể tìm lại mình như trước với kẻ xúc phạm mình. Sau khi đã làm món trứng tráng, người ta có thể thu hồi lại những quả trứng được sao ? Sau khi đã nướng bánh, người ta có lại bột sao ? Không thể nào trở lui lại đàng sau, sau khi đã chịu một lầm lỗi. Hoặc là người ta cố gắng làm cho mình tin rằng đã không có gì xảy ra và như vậy người ta tái lập quan hệ trong sự dối trá, hoặc là người ta lợi dụng xung đột để duyệt xét lại phẩm chất của mối quan hệ và lại đưa ra mối quan hệ với những nền tảng mới vững chắc hơn.
6. Tha thứ không đòi hỏi người ta phải từ chối quyền lợi của mình :
Sau một cuộc diễn thuyết trong đó tôi đã nói về tha thứ như một giai đoạn quan trọng trong động thái tang chế, một bà Dothái đến nói với tôi : "Cha nên thận trọng khi nói về tha thứ. Thật là nguy hiểm và ghê tởm nữa khi tha thứ cho những kẻ bất lương, chẳng hạn cho những kẻ bạo lực tấn công tình dục. Như thế chẳng phải là một cách nào đó khuyến khích chúng tái phạm sao ?" Đối với bà nầy và nhiều người thì tha thứ có nghĩa là từ chối các quyền lợi của mình và việc công lý được thực hiện. Xét về hậu quả thì như thế hóa ra xui khiến những kẻ xúc phạm và những kẻ độc ác tiếp tục mãi những bất công của chúng. Bernard Shaw đã chẳng nói tha thứ là "chỗ ẩn núp cho những kẻ bất lương" sao ? Đôi khi các kitô hữu cũng bị trách cứ một điều tương tự, là đồng hóa tha thứ với một hình thức thoái lui trước những yêu sách của công lý, nhất là khi họ có khuynh hướng quá dễ dàng đưa ra cả "má bên kia".
Vấn đề nổi bật ở đây là những tương quan giữa công lý và tha thứ. Chúng ta sẽ đi thật xa, nếu muốn bàn đến cách thích hợp. Chỉ cần báo hiệu rằng tha thứ trước hết phát xuất từ lòng khoan dung nhưng không, trong khi công lý nhằm tái lập trên nền tảng khách quan các quyền lợi của người bị thiệt hại. Điều đó không có nghĩa là trong khi tha thứ là người ta từ chối áp dụng công lý. Đó là điều tôi đã làm cho một người đàn bà hiểu, khi bà viết thư nói cho tôi hay chồng bà đòi ly dị mà từ chối mọi bù đắp cho bà về hai mươi năm làm việc trong đời sống vợ chồng. Dù với một bất công tỏ tường như thế, bà sẵn sàng tha thứ tất cả cho ông ta. Bà viết : "Ngay cả khi tôi đã nuôi dạy các con và làm việc rất thành công trong nghề ngoại giao, tôi không muốn gây cho chàng thiệt hại nào. Tôi tha thứ cho chàng đã bỏ rơi tôi không có một xu, bắt các con tôi đi và ngay cả vất bỏ tôi để đến với một người đàn bà khác trẻ hơn".
Theo ý tôi, một thái độ như thế, dù xem ra đẹp đẻ và quảng đại đấy, che đậy nhiều nỗi sợ hãi và hèn nhát trước người đàn ông được giả thiết là "đại nhân" đó. Tôi đã trả lời cho người đàn bà đó rằng : "Bà đã lẫn lộn tha thứ với công lý. Bà hãy chọn cho bà một luật sư giỏi. Hãy làm cho các quyền lợi của bà được tôn trọng. Và sau đó, bà sẽ quyết định xem bà có còn thực sự muốn tha thứ không". Bà đã làm như vậy.
Sự tha thứ không chiến đấu chống bất công là một dấu hiệu yếu đuối và dung thứ sai lầm, và còn lâu mới là dấu hiệu của sức mạnh và can đảm. Cái đó chỉ khuyến khích sự tồn tại của tội ác thôi. Đó là cái mà một số người có trách nhiệm đã không hiểu khi đã được thông tin đầy đủ về những lạm dụng tình dục về phía "chức sắc" mà các ngài đã không can thiệp đúng lúc và hữu hiệu, kể cả trong các tôn giáo.
7. Tha thứ cho kẻ khác không có nghĩa là biện giải cho y :
"Tôi tha thứ cho ngài, đó không phải là lỗi của ngài". Đó là một quan niệm sai lầm khác về sự tha thứ. Sai lầm, bởi vì tha thứ không tương đương với biện giải cho người khác, nghĩa là cất đi cho họ khỏi mọi trách nhiệm luân lý. Các lý do viện cớ không thiếu để biện minh cho việc làm đó : ảnh hưởng của di truyền, của giáo dục, của môi trường văn hóa, v.v… Nếu xét như thế, thì có lẽ không ai phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình hết, bởi vì chẳng ai hưởng được một tự do thật đầy đủ cả. Phải chăng vẫn còn trong chiều hướng lệch lạc đó mà người ta thường giải thích câu nói bình dân "Hiểu hết là tha thứ hết" ? Rồi cứ thế mà quyết định lờ đi mọi tội ác.
Lời biện giải sai lầm thường mang dáng dấp một thủ đoạn khéo léo và che đậy mà người ta sử dụng để làm nhẹ đi nỗi đau của mình. Bị thuyết phục rằng kẻ xúc phạm không có trách nhiệm sẽ ít nặng nề để chịu đựng hơn là biết rằng nó đã gây ra điều sai lỗi với tất cả sự hiểu biết và tự do. Nhưng sự biện giải dễ dàng có thể trở thành con dao hai lưỡi. Nếu đàng nầy nó làm giảm nhẹ, thì đàng kia nó hạ giá và khinh bỉ chính kẻ gây ra xúc phạm. Nó lén lút khẳng định : "Mầy không đủ thông minh để gây nên một lỗi lầm như thế đâu". Nói chung lại, nó góp phần hạ nhục hơn là giải thoát. Gabriel Marcel minh họa rõ ràng điểm đó trong vở kịch sân khấu La Grâce. Françoise, người vợ bất trung, không còn có thể chịu đựng được lời giảng giải của Gérard, chồng bà, đang cố gắng minh oan cho bà khỏi tội cách vô ích. Gérard nói với vợ : "Anh không phải tha thứ cho em… lý do các hành động của em là ở ngoài em mà". Françoise, nhục nhã, bác lại : "Không, không phải như vậy !… Tôi thà chết còn hơn !"
8. Tha thứ không phải là minh chứng mình trội hơn về mặt luân lý :
Một số loại tha thứ hạ nhục hơn là giải thoát. Cái gì xảy ra trong những trường hợp đó ? Sự tha thứ có thể được biến thái thành một cử chỉ tinh vi của sự trội hơn về mặt luân lý, "một sự ngạo nghễ thượng đẳng". Dưới dáng vẻ bề ngoài của lòng hào hiệp, nó có thể che đậy một bản năng quyền lực. Làm sao giải thích rằng kẻ tha thứ tìm cách mang lấy những dáng vẻ của sự cao thượng giả dối ? Chính là việc y cố gắng che đậy điều đê tiện sâu xa của mình. Y cố tự bảo vệ mình khỏi sự xấu hổ và bị loại bỏ đang xâm chiếm y. Y cố che đậy sự sĩ nhục của mình dưới vị thế trên trước của kẻ cả bị tổn thương, nhưng đầy quảng đại và bao dung.
Cám dỗ tha thứ để loè quần chúng thật lớn lao. Kẻ tha thứ phô trương sự cao cả luân lý của mình là kẻ bị xúc phạm để làm nổi bật hơn sự hèn hạ của kẻ gây nên xúc phạm. Vậy, càng sử dụng sự tha thứ vào những mục đích ấy thì càng rõ ràng tự châm biếm mình. Sự tha thứ đích thực của cõi lòng được kiện toàn trong sự khiêm tốn và mở ra con đường hòa giải chân thực. Ngược lại, sự tha thứ giả tạo chỉ duy trì một tương quan giữa kẻ thống trị và người bị trị. Chính là để chống lại sự tha thứ cao ngạo đó mà Edmée, nhân vật của vở kịch Un homme de Dieu của Gabriel Marcel, đã phản kháng. Nàng đã thất trung với chồng, là một mục sư Tin Lành. Sau khi đã chịu đựng sự tha thứ cao ngạo đó kéo dài nhiều năm tháng, nàng không còn chịu đựng được nữa và thét lên : "Thứ cao thượng tâm hồn rẻ tiền đó làm tôi ghê tởm". Và Claude đáp lại : "Rẻ tiền ư ! Nhưng khi anh đã tha thứ cho em …". Edmée cắt ngang : "Nếu anh đã không tha thứ cho tôi vì yêu tôi, anh muốn tôi làm chi với sự tha thứ của anh ?"
Sự tha thứ chỉ dùng để chứng minh vẻ trịch thượng luân lý được thực hành bởi ba kiểu "chuyên nghiệp". Trước hết, cái không đừng được : tha thứ đối với những lỗi nhỏ mọn nhất. Hai là mặc cảm có lỗi. Nó đầu độc hoàn cảnh để thích thú tỏ ra khoan hồng và đè nặng lên người khác bằng sự tha thứ. Ba là nạn nhân chung thân mà thí dụ thông thường nhất là vợ của người chồng nghiện rượu. Bà tính lôi kéo thiện cảm và vinh dự nơi những người chung quanh là bà đã hy sinh sống với người đàn ông ghê tởm đó và không ngừng tha thứ cho chàng cứ say sưa mãi như vậy.
Do đó, không phải là một biểu dương quyền lực, sự tha thứ đích thực là một dấu hiệu của sức mạnh nội tâm. Quả thực, cần phải có sức mạnh nội tâm để nhận biết và chấp nhận sự dễ bị thương tổn của mình và không muốn che đậy nó dưới những dáng vẻ của lòng từ tâm giả dối. Có thể lúc khởi đầu, người ta có thể bị tác động bởi nhu cầu tỏ ra thượng phong bằng cách tha thứ. Nhưng suốt trong tiến trình tha thứ, người tha thứ có nhiều cơ hội tỏ ra cảnh giác để thanh tẩy các động lực làm hỏng mọi nổ lực quảng đại của mình.
9. Tha thứ không hệ tại việc trút đổ cho Thiên Chúa:
"Tha thứ thuộc về Thiên Chúa". Chắc bạn đã từng nghe giải thích câu châm ngôn nầy dường như con người không có gì phải làm cả trong hành động tha thứ. Đó là một viện cớ để trút đổ vào Thiên Chúa trách nhiệm của chính mình ! Nhưng như thế là sai, bởi vì trong lãnh vực tha thứ cũng như trong mọi lãnh vực khác, Thiên Chúa không làm thay cho chúng ta điều gì xuất phát từ sáng kiến của con người.
Mới đây có người nói với tôi rằng việc tha thứ đối với y rất dễ dàng : "Nếu người nào làm tổn thương tôi, tôi vội vàng cầu xin Chúa tha thứ cho người đó. Như vậy tôi không phải để mình bị hành hạ bởi mọi thứ cảm xúc phiền não, nổi nóng, oán giận hay sĩ nhục". Lời tuyên xưng đức tin đó tuyệt diệu thay, nhưng tôi không khỏi tự hỏi về sức khoẻ tâm thần của một con người như thế. Thay vì cáng đáng kinh nghiệm sống nặng nề đó của mình, y đã trút đổ cho Thiên Chúa. Tôi tin vào sự cần thiết phải chạy đến với siêu nhiên như một yếu tố thiết yếu của sự tha thứ, nhưng tôi cũng tin không kém rằng trước hết người ta phải tự chuẫn bị mình trên bình diện con người cho việc đón nhận ân sủng của Chúa. Sự tha thứ cùng lúc vừa là hoạt động của con người vừa là hoạt động của Thiên Chúa. Tự nhiên và ân sủng không loại trừ nhau, trái lại chúng hợp tác với nhau và kiện toàn nhau.
Những biếm họa về tha thứ như thế không phải là giả tưởng mà là rất thật. Trong cuốn Is Human Forgiveness Possible?, John Patton cho rằng những sự méo mó trong việc tha thứ như thế khiến ông thất vọng về khả năng tha thứ nơi con người. Ông nghĩ rằng tốt hơn nên ký thác hoàn toàn nơi Thiên Chúa là Đấng duy nhất có thể tha thứ. Chính vì vậy, thay vì tự làm khổ mình vì muốn tha thứ, người bị xúc phạm phải tập trung nghị lực mình vào việc ý thức rằng "sự tha thứ đã được thực hiện nơi Ngài". Lập trường của John Patton đối với tôi xem ra quá đáng và không thể giữ vững được. Nó không lưu ý chút nào về sự đóng góp của con người trong việc tha thứ, dù khiêm tốn mấy đi nữa.
Cuối cùng, chúng ta phải nhớ rằng nếu dấn thân vào con đường tha thứ đích thực đòi hỏi nhiều can đảm, thì tránh nhượng bộ cho những ảo ảnh của những tha thứ giả dối cũng yêu sách can đảm không kém.
Phần 3
Vạch trần những quan niệm sai lầm về tha thứ
Chúng ta tha thứ quá ít và lãng quên quá nhiều.
Bà Swetchine
Kêu cầu sự tha thứ của Thiên Chúa cho Giáo Hội và cho tội lỗi của con cái Giáo Hội. Chúng ta đều biết rằng tội lỗi của các Kitô hữu đã nhuộm đen khuôn mặt không tì vết. Tuy nhiên, cậy trông vào lòng thương xót Chúa, không nhớ đến tội của hối nhân, chúng ta sẽ có thể quay lại chính đạo với lòng tự tin.
Gioan Phaolô II
Trước khi nghĩ đến tha thứ, điều khẩn thiết là phải cởi bỏ khỏi chúng ta những ý tưởng sai lầm về tha thứ. Chúng ta ngụp lặn trong văn hóa kitô giáo, nên, vì thiếu biện phân, một số giá trị bị lây nhiễm bởi những lối giải thích ý nhị nhưng không quan trọng. Sự tha thứ cũng không thoát khỏi méo mó đó, nhưng còn trầm trọng hơn : một số "thầy tu đức" bảo dưỡng bằng chữ viết hay lời nói những ý tưởng sai lầm về sự tha thứ. Đáng tiếc là như vậy, trong khi tha thứ, yêu cận nhân, và nhất là yêu kẻ thù chiếm chỗ trung tâm trong giáo huấn Phúc Âm và các truyền thống tu đức khác. Chính vì thế, điều cấp bách là phải tố cáo những quan niệm sai lầm người ta đã tạo ra quanh sự tha thứ hay sự sử dụng tha thứ. Nhờ đó, chúng ta có thể tránh được những ngõ cụt thuộc lãnh vực tâm lý và thiêng liêng : những chán nãn, bất công, ảo tưởng thiêng liêng, phản bội chính mình, ách tắc trong phát triển nhân bản và tôn giáo.
Đọc chương nầy, có thể một số đọc giả cảm thấy bị đảo lộn trong cách thức họ quan niệm và thực hành tha thứ. Thật khó khăn để khám phá được là mình đã bị lầm về bản chất của tha thứ, và đáng buồn là điều đó lại kéo dài trong nhiều năm. Nhưng ta có thể nào đổ rượu mới vào bầu da cũ ? Xây một tòa nhà mới mà không dọn mặt bằng và đào lỗ để đặt nền móng vững chắc ?
1. Tha thứ không phải là quên đi :
Biết bao lần chúng ta đã nghe những lời như thế nầy : "Tôi không thể tha thứ cho nó, bởi vì tôi không thể quên đi được", hoặc là "Anh hãy quên tất cả chuyện đó đi", "Chị hãy lật sang trang mới", "Đừng thèm dừng lại ở điều lăng nhục đó, hãy tiếp tục cuộc đời của bạn". Kiểu nói và hành động như vậy là không lối thoát. Lý do thật đơn giản : Việc quên đi biến cố đau thương, dù có thể quên được đi nữa, sẽ cản trở việc tha thứ, bởi vì chúng ta không còn biết mình tha thứ cái gì. Hơn nữa, nếu tha thứ có nghĩa là quên, thì cái gì sẽ xảy đến cho những người được phú bẩm một trí nhớ tuyệt vời ? Sự tha thứ không có lối vào tới họ được. Do đó, tiến trình của tha thứ đòi hỏi một trí nhớ tốt và một ý thức thật rõ ràng về điều xúc phạm ; nếu không, việc mổ xẻ con tim mà tha thứ đòi hỏi sẽ không còn có thể được nữa.
Dùng sự quên đi để thử nghiệm tha thứ là một sai lầm. Thật ra là ngược lại. Sự tha thứ giúp ký ức chữa lành. Với sự tha thứ, hoài niệm về thương tổn sẽ mất đi tính cay độc của nó. Biến cố đau thương sẽ dần dần bớt có mặt và ám ảnh ; vết thương sẽ dần dần liền sẹo ; sự gợi lại điều xúc phạm không còn gây đau đớn nữa. Chính vì thế, ký ức đã được chữa lành tự giải phóng và có thể đầu tư vào một cái gì khác hơn là tư tưởng làm tinh thần suy sụp của điều xúc phạm.
Vậy những người khẳng định "Tôi tha thứ, nhưng tôi không thể quên đi được" chứng tỏ họ có một sức khoẻ tâm thần thật tốt. Họ đã hiểu được rằng tha thứ không đòi hỏi chứng quên điều xúc phạm. Trái lại, khi nói như thế, họ muốn chỉ rõ là họ quyết định không còn tin tưởng và ở lại thường xuyên với những canh chừng của họ, đó là bằng chứng họ đã không chấm dứt tiến trình tha thứ của họ.
2. Tha thứ không có nghĩa là phủ nhận :
Khi nhận một cú đau, một trong những phản ứng thông thường nhất là làm cho mình ra dạn dày với đau đớn và cảm xúc dồn dập. Phản ứng tự vệ nầy thường mặc lấy hình thức của một sự cự tuyệt không nhận điều xúc phạm. Nếu phản xạ tự vệ vẫn tồn tại thì cuối cùng nó sẽ trở thành bệnh hoạn. Người bị tổn thương sẽ cảm thấy bị ứng suất, băng giá trong lòng, không biết gì xảy đến cho mình trong phần lớn thời gian. Y thường không cảm thấy cần được chữa lành, cũng chẳng cần đến tha thứ. Rõ ràng lúc ấy, nổ lực tha thứ không phát huy được hiệu quả, bao lâu mà người trong cuộc từ chối nhìn nhận điều xúc phạm với di chứng đau đớn của nó.
Tôi rất ngạc nhiên thấy những "thầy tu đức" không nhận có một trở ngại nào đối với sự tha thứ. Trái lại, họ kiếm tìm một con đường duy nhất phải dẫn đến tha thứ. Edith Stauffer là một thí dụ. Trong cuốn Amour inconditionnel et pardon, bà lấy hứng từ Bộ Luật Essénien để định nghĩa tha thứ : "Tha thứ, chính là hủy bỏ mọi yêu sách, điều kiện và chờ đợi khỏi trí khôn, vì chúng làm ách tắc thái độ của tình yêu". Phải chăng bà muốn nói rằng để tha thứ, trước hết phải chối bỏ một phần chính mình ? Một sự tha thứ tương tự không chỉ tương đương với một dồn nén tâm lý với tất cả những hậu quả mà chúng ta đã biết sao ? Dù được tác động bởi "Tình yêu vô điều kiện", sự tha thứ đòi hỏi một sự dồn nén hay cắt cụt một phần của chính mình đối với tôi xem ra rất nguy hiểm.
Phải chăng đó là một tiếp cận quá thiêng liêng hóa sự tha thứ không để ý đến vai trò của tính xúc cảm ? Tôi đã nhận thấy những hậu quả tai hại trong trường hợp của Claudette. Người đàn bà nầy có những triệu chứng trầm uất : ứng suất, lo âu, mất ngủ, biếng ăn, mặc cảm có lỗi. Chồng bà ngang nhiên đi lại công khai với một tình nhân trẻ. Claudette và các con bà cảm thấy bị nhục nhã sâu xa. Đầy khiếm nhã, người chồng đã rút hết tài khoản gia đình để sống cuộc đời ngông cuồng với người bạn gái mới. Khi tôi hỏi Claudette về tình trạng cảm tính của bà, bà trả lời ngay rằng nhờ vào những gì một vị hướng dẫn thiêng liêng viết, bà đã tha thứ cho chồng bà.
Luôn luôn theo lời khuyên của vị hướng dẫn đó, bà cố gắng cho chồng bà đầy "những điều tích cực" để đối nghịch lại những xúc cảm "tiêu cực" của bà, trong đó sự tức giận có thể hủy diệt bà. Tôi buộc lòng nói ngược lại những lời khuyên của vị hướng dẫn bà và tôi đã mạnh mẻ khích lệ bà không được không biết tới sự xấu hổ và tức giận của bà, nhưng phải tìm ra cho chúng những cách thế có thể chấp nhận được để bộc lộ ra.
Bấy giờ, Claudette mới hiểu rằng bà chưa ở trạng thái có thể tha thứ được. Trước hết cần phải tôn trọng xúc cảm của bà. Theo lời khuyên của tôi, bà tìm được phương thế cáng đáng nỗi tức giận và sự xấu hổ của mình : bằng cách làm việc nhà, bà lợi dụng để đập thật mạnh vào những tấm thảm, vừa để bay bụi ra, vừa để tiêu hao lượng arênalin thặng dư. Sự chấp nhận tiệm tiến nỗi tức giận, rồi sự xấu hổ thấy mình bị chồng hạ nhục cho phép Claudette được giải thoát khỏi những tấn công của lo âu và mặc cảm có lỗi cách bệnh hoạn.
3. Tha thứ yêu sách nhiều hơn một hành vi ý chí
Đây là hai cảnh quen thuộc. Cảnh thứ nhất : một đứa con trai bị nhốt trong nhà bắt phải xin lỗi chị nó vì đã lục lọi nhật ký rồi sau đó chọc ghẹo những cuộc tình chóng qua của chị. Cảnh thứ hai : một cô giáo tách riêng hai đứa trẻ đang cải nhau trong sân chơi và buộc chúng lập tức phải tha thứ lẫn cho nhau. Phải chăng ý tưởng đầu tiên của chúng ta về tha thứ cũng sinh ra từ kinh nghiệm tương tự của trẻ con ?
Một số nhà giáo dục của chúng ta đưa ra sự tha thứ như một công thức thần diệu có khả năng sửa chữa hết mọi lỗi lầm. Chẳng hề lưu ý đến kinh nghiệm sống cảm tính của trẻ, sự tha thứ bị giản lược vào một hành vi đơn giản của ý chí có khả năng thu xếp mọi xung đột một cách tức thời và dứt điểm. Vào thời đại nầy, chúng ta không thể không hoài nghi giá trị của một sự tha thứ giả tạo như thế. Miệng nói tha thứ nhưng mà lòng thì không có đó. Nó được dùng để làm dịu đi nỗi lo lắng của nhà giáo dục hơn là giáo dục đứa trẻ.
Chúng ta khó mà thoát khỏi sự tha thứ ma thuật và tức thời tuổi ấu thơ. Cái ảo tưởng nầy cho chúng ta một thứ cảm giác toàn năng trên vũ trụ cảm xúc của mình ! Về sau chúng ta đã phải xuống nước. Chúng ta đã cảm thấy rất thất vọng và ngay cả có lỗi khi không còn có khả năng tạo ra cùng một ma lực thần diệu như thế. Sai lầm vẫn là coi tha thứ như một hành vi ý chí đơn thuần, thay vì xem tha thứ như là kết cuộc của tập luyện. Một sự hoàn thành như thế lâu hay mau tùy theo sự thương tổn, những phản ứng của người gây ra xúc phạm và các nguồn năng lực của người bị xúc phạm. Dĩ nhiên ý chí được mời gọi đóng vai trò rất lớn trong việc nầy, nhưng nó không kiện toàn được một mình công việc của tha thứ. Tất cả mọi quan năng đều được huy động trong việc tha thứ : cảm tính, con tim, trí tuệ, phán đoán, trí tưởng tượng, đức tin, v.v…
4. Tha thứ không thể bị truyền khiến :
Hoặc tha thứ là tự do và tự nguyện, hoặc không có tha thứ. Nhưng cơn cám dỗ thật lớn lao, nhất là nơi một số nhà giảng thuyết, là bắt buộc người ta tha thứ một cách tự do ! Bà mẹ gia đình nầy không lý luận tốt hơn khi bà hỏi tôi làm thế nào bà có thể ép buộc con của bà học hành một cách tự do. Một hôm, tôi nghe bài giảng của một vị Giám mục trong thánh lễ truyền hình ngày Chúa nhật. Lúc đầu vị mục tử giải thích rằng tha thứ là một hành động cao cả của lòng quảng đại, nhưng sau đó lại bắt đầu trượt xuống bằng cách nhấn mạnh sự bắt buộc của kitô giáo trong việc tha thứ. Bài diễn văn của ngài được đánh dấu bằng những thành ngữ như "phải tha thứ", "ta phải tha thứ cho kẻ khác", "giới răn yêu thương kẻ thù", "qui tắc công giáo"… Hình ảnh thu trên cử tọa chứng tỏ thính giả khó chịu. Người ta đoán họ đang có cuộc tranh cải nội tâm : ý muốn tha thứ vấp phải những tình cảm và cảm xúc không bộc lộ ra nhưng cũng đòi phải được lắng nghe.
Không nên giản lược sự tha thứ, cũng như bất cứ thực hành đạo đức nào, vào một bó buộc luân lý. Làm như thế là liều đánh mất đi đặc tính nhưng không và tự phát của tha thứ. Tuy nhiên đó là cái mà một số thực hành kitô giáo thừa nhận. Đây là một bằng chứng hiển nhiên nhất : các tín hữu công giáo, nam cũng như nữ, hằng ngày đọc Kinh Lạy Cha, nhưng chẳng hề ý thức rằng một sự giải thích sai lầm câu "xin tha thứ cho chúng con, như chúng con tha thứ cho những kẻ đã xúc phạm chúng con" đồng hóa sự tha thứ với một hành động công lý được đòi hỏi. Họ nghĩ rằng nhất thiết họ phải đặt ra một cử chỉ tha thứ trước khi chính họ được Thiên Chúa tha thứ. Họ quên đi rằng sự tha thứ của Thiên Chúa không bị điều kiện bởi những sự tha thứ nghèo nàn của con người. Họ tạo ra cho mình hình ảnh thảm hại nào về Thiên Chúa thế ? Đó là hình ảnh một con người tính toán kiểu buôn bán, lệ thuộc vào luật có đi có lại.
Còn hơn thế nữa, sự "bó buộc" tha thứ trong Kinh Lạy Cha còn để hiểu ngầm rằng trong trường hợp không có sự tha thứ về phía mình thì con người phải gánh chịu hình phạt là đến lượt nó không được tha thứ. Lúc ấy chúng ta nghĩ rằng mình ở trong tinh thần giới răn Cựu ước hơn theo lời kêu gọi yêu thương tự phát và nhưng không của Tám Mối Phúc Thật. Để tránh sự hàm nghĩa trong công thức "Xin tha thứ những xúc phạm của chúng con như …", tôi đọc trong ý nghĩa những lời của thánh Phaolô : "Như Chúa đã tha thứ cho anh em, anh em cũng hãy làm như vậy" (Cl.3,13). Trong cùng cảm hứng ấy, một người bạn nói lên công thức mình thích hơn sau đây : "Xin tha thứ cho chúng tôi những xúc phạm của chúng tôi, ngõ hầu chúng tôi có thể tha thứ cho những người đã xúc phạm đến chúng tôi ".
5. Tha thứ không có nghĩa là tìm lại được mình như trước khi bị xúc phạm:
Khi tôi kể cho một người bạn gái là nhà tâm lý rằng tôi đang viết một cuốn sách về tha thứ, thì nàng rất đổi tư lự. Nàng thú nhận rằng nàng cảm thấy bất lực không thể tha thứ cho một người bạn gái đã phản bội lòng tin của nàng vì đã thổ lộ những lời tâm sự của nàng ra. Nàng nói : "Tôi không thể tha thứ cho cô ta được, bởi vì tôi cảm thấy bất lực không thể lại trở nên cùng một người bạn như cũ đối với cô ta". Dưới con mắt nàng, tha thứ có nghĩa là hòa giải và hòa giải có nghĩa là "trở lại như trước". Chúng ta thường lẫn lộn tha thứ với hòa giải, dường như hành động tha thứ hệ tại việc tái lập các mối quan hệ giống hệt những mối quan hệ chúng ta đã có trước khi lầm lỗi. Trong những liên hệ thân mật ruột thịt, chung sống và làm việc, thì hòa giải phải là hậu quả bình thường của tha thứ. Nhưng tự bản chất, tha thứ không đồng nghĩa với hòa giải, bởi vì tha thứ có lý do hiện hữu của nó mà không có hòa giải.
Chẳng hạn chúng ta có thể tha thứ cho một người vắng mặt, đã chết hay không hề biết mặt. Hiển nhiên trong trường hợp nầy, sự hòa giải là không thể có được. Tôi biết có những cha mẹ đã tha thứ như thế cho kẻ sát nhân giết chết con của họ, mà họ chẳng hề trông thấy, cũng chẳng hề biết mặt kẻ giết người ấy. Trong những trị liệu về tang chế, thực hành thông dụng là xin người chịu tang tha thứ cho người thân đã khuất. Khi liên quan đến những lạm dụng và hãm hiếp, người ta khuyên nạn nhân chấm dứt quan hệ với kẻ tấn công để tự bảo vệ mình. Điều đó không có nghĩa là loại trừ việc tha thứ trong một tương lai có thể.
Nhưng là sai lầm khi nghĩ rằng một khi đã tha thứ thì có thể tìm lại mình như trước với kẻ xúc phạm mình. Sau khi đã làm món trứng tráng, người ta có thể thu hồi lại những quả trứng được sao ? Sau khi đã nướng bánh, người ta có lại bột sao ? Không thể nào trở lui lại đàng sau, sau khi đã chịu một lầm lỗi. Hoặc là người ta cố gắng làm cho mình tin rằng đã không có gì xảy ra và như vậy người ta tái lập quan hệ trong sự dối trá, hoặc là người ta lợi dụng xung đột để duyệt xét lại phẩm chất của mối quan hệ và lại đưa ra mối quan hệ với những nền tảng mới vững chắc hơn.
6. Tha thứ không đòi hỏi người ta phải từ chối quyền lợi của mình :
Sau một cuộc diễn thuyết trong đó tôi đã nói về tha thứ như một giai đoạn quan trọng trong động thái tang chế, một bà Dothái đến nói với tôi : "Cha nên thận trọng khi nói về tha thứ. Thật là nguy hiểm và ghê tởm nữa khi tha thứ cho những kẻ bất lương, chẳng hạn cho những kẻ bạo lực tấn công tình dục. Như thế chẳng phải là một cách nào đó khuyến khích chúng tái phạm sao ?" Đối với bà nầy và nhiều người thì tha thứ có nghĩa là từ chối các quyền lợi của mình và việc công lý được thực hiện. Xét về hậu quả thì như thế hóa ra xui khiến những kẻ xúc phạm và những kẻ độc ác tiếp tục mãi những bất công của chúng. Bernard Shaw đã chẳng nói tha thứ là "chỗ ẩn núp cho những kẻ bất lương" sao ? Đôi khi các kitô hữu cũng bị trách cứ một điều tương tự, là đồng hóa tha thứ với một hình thức thoái lui trước những yêu sách của công lý, nhất là khi họ có khuynh hướng quá dễ dàng đưa ra cả "má bên kia".
Vấn đề nổi bật ở đây là những tương quan giữa công lý và tha thứ. Chúng ta sẽ đi thật xa, nếu muốn bàn đến cách thích hợp. Chỉ cần báo hiệu rằng tha thứ trước hết phát xuất từ lòng khoan dung nhưng không, trong khi công lý nhằm tái lập trên nền tảng khách quan các quyền lợi của người bị thiệt hại. Điều đó không có nghĩa là trong khi tha thứ là người ta từ chối áp dụng công lý. Đó là điều tôi đã làm cho một người đàn bà hiểu, khi bà viết thư nói cho tôi hay chồng bà đòi ly dị mà từ chối mọi bù đắp cho bà về hai mươi năm làm việc trong đời sống vợ chồng. Dù với một bất công tỏ tường như thế, bà sẵn sàng tha thứ tất cả cho ông ta. Bà viết : "Ngay cả khi tôi đã nuôi dạy các con và làm việc rất thành công trong nghề ngoại giao, tôi không muốn gây cho chàng thiệt hại nào. Tôi tha thứ cho chàng đã bỏ rơi tôi không có một xu, bắt các con tôi đi và ngay cả vất bỏ tôi để đến với một người đàn bà khác trẻ hơn".
Theo ý tôi, một thái độ như thế, dù xem ra đẹp đẻ và quảng đại đấy, che đậy nhiều nỗi sợ hãi và hèn nhát trước người đàn ông được giả thiết là "đại nhân" đó. Tôi đã trả lời cho người đàn bà đó rằng : "Bà đã lẫn lộn tha thứ với công lý. Bà hãy chọn cho bà một luật sư giỏi. Hãy làm cho các quyền lợi của bà được tôn trọng. Và sau đó, bà sẽ quyết định xem bà có còn thực sự muốn tha thứ không". Bà đã làm như vậy.
Sự tha thứ không chiến đấu chống bất công là một dấu hiệu yếu đuối và dung thứ sai lầm, và còn lâu mới là dấu hiệu của sức mạnh và can đảm. Cái đó chỉ khuyến khích sự tồn tại của tội ác thôi. Đó là cái mà một số người có trách nhiệm đã không hiểu khi đã được thông tin đầy đủ về những lạm dụng tình dục về phía "chức sắc" mà các ngài đã không can thiệp đúng lúc và hữu hiệu, kể cả trong các tôn giáo.
7. Tha thứ cho kẻ khác không có nghĩa là biện giải cho y :
"Tôi tha thứ cho ngài, đó không phải là lỗi của ngài". Đó là một quan niệm sai lầm khác về sự tha thứ. Sai lầm, bởi vì tha thứ không tương đương với biện giải cho người khác, nghĩa là cất đi cho họ khỏi mọi trách nhiệm luân lý. Các lý do viện cớ không thiếu để biện minh cho việc làm đó : ảnh hưởng của di truyền, của giáo dục, của môi trường văn hóa, v.v… Nếu xét như thế, thì có lẽ không ai phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình hết, bởi vì chẳng ai hưởng được một tự do thật đầy đủ cả. Phải chăng vẫn còn trong chiều hướng lệch lạc đó mà người ta thường giải thích câu nói bình dân "Hiểu hết là tha thứ hết" ? Rồi cứ thế mà quyết định lờ đi mọi tội ác.
Lời biện giải sai lầm thường mang dáng dấp một thủ đoạn khéo léo và che đậy mà người ta sử dụng để làm nhẹ đi nỗi đau của mình. Bị thuyết phục rằng kẻ xúc phạm không có trách nhiệm sẽ ít nặng nề để chịu đựng hơn là biết rằng nó đã gây ra điều sai lỗi với tất cả sự hiểu biết và tự do. Nhưng sự biện giải dễ dàng có thể trở thành con dao hai lưỡi. Nếu đàng nầy nó làm giảm nhẹ, thì đàng kia nó hạ giá và khinh bỉ chính kẻ gây ra xúc phạm. Nó lén lút khẳng định : "Mầy không đủ thông minh để gây nên một lỗi lầm như thế đâu". Nói chung lại, nó góp phần hạ nhục hơn là giải thoát. Gabriel Marcel minh họa rõ ràng điểm đó trong vở kịch sân khấu La Grâce. Françoise, người vợ bất trung, không còn có thể chịu đựng được lời giảng giải của Gérard, chồng bà, đang cố gắng minh oan cho bà khỏi tội cách vô ích. Gérard nói với vợ : "Anh không phải tha thứ cho em… lý do các hành động của em là ở ngoài em mà". Françoise, nhục nhã, bác lại : "Không, không phải như vậy !… Tôi thà chết còn hơn !"
8. Tha thứ không phải là minh chứng mình trội hơn về mặt luân lý :
Một số loại tha thứ hạ nhục hơn là giải thoát. Cái gì xảy ra trong những trường hợp đó ? Sự tha thứ có thể được biến thái thành một cử chỉ tinh vi của sự trội hơn về mặt luân lý, "một sự ngạo nghễ thượng đẳng". Dưới dáng vẻ bề ngoài của lòng hào hiệp, nó có thể che đậy một bản năng quyền lực. Làm sao giải thích rằng kẻ tha thứ tìm cách mang lấy những dáng vẻ của sự cao thượng giả dối ? Chính là việc y cố gắng che đậy điều đê tiện sâu xa của mình. Y cố tự bảo vệ mình khỏi sự xấu hổ và bị loại bỏ đang xâm chiếm y. Y cố che đậy sự sĩ nhục của mình dưới vị thế trên trước của kẻ cả bị tổn thương, nhưng đầy quảng đại và bao dung.
Cám dỗ tha thứ để loè quần chúng thật lớn lao. Kẻ tha thứ phô trương sự cao cả luân lý của mình là kẻ bị xúc phạm để làm nổi bật hơn sự hèn hạ của kẻ gây nên xúc phạm. Vậy, càng sử dụng sự tha thứ vào những mục đích ấy thì càng rõ ràng tự châm biếm mình. Sự tha thứ đích thực của cõi lòng được kiện toàn trong sự khiêm tốn và mở ra con đường hòa giải chân thực. Ngược lại, sự tha thứ giả tạo chỉ duy trì một tương quan giữa kẻ thống trị và người bị trị. Chính là để chống lại sự tha thứ cao ngạo đó mà Edmée, nhân vật của vở kịch Un homme de Dieu của Gabriel Marcel, đã phản kháng. Nàng đã thất trung với chồng, là một mục sư Tin Lành. Sau khi đã chịu đựng sự tha thứ cao ngạo đó kéo dài nhiều năm tháng, nàng không còn chịu đựng được nữa và thét lên : "Thứ cao thượng tâm hồn rẻ tiền đó làm tôi ghê tởm". Và Claude đáp lại : "Rẻ tiền ư ! Nhưng khi anh đã tha thứ cho em …". Edmée cắt ngang : "Nếu anh đã không tha thứ cho tôi vì yêu tôi, anh muốn tôi làm chi với sự tha thứ của anh ?"
Sự tha thứ chỉ dùng để chứng minh vẻ trịch thượng luân lý được thực hành bởi ba kiểu "chuyên nghiệp". Trước hết, cái không đừng được : tha thứ đối với những lỗi nhỏ mọn nhất. Hai là mặc cảm có lỗi. Nó đầu độc hoàn cảnh để thích thú tỏ ra khoan hồng và đè nặng lên người khác bằng sự tha thứ. Ba là nạn nhân chung thân mà thí dụ thông thường nhất là vợ của người chồng nghiện rượu. Bà tính lôi kéo thiện cảm và vinh dự nơi những người chung quanh là bà đã hy sinh sống với người đàn ông ghê tởm đó và không ngừng tha thứ cho chàng cứ say sưa mãi như vậy.
Do đó, không phải là một biểu dương quyền lực, sự tha thứ đích thực là một dấu hiệu của sức mạnh nội tâm. Quả thực, cần phải có sức mạnh nội tâm để nhận biết và chấp nhận sự dễ bị thương tổn của mình và không muốn che đậy nó dưới những dáng vẻ của lòng từ tâm giả dối. Có thể lúc khởi đầu, người ta có thể bị tác động bởi nhu cầu tỏ ra thượng phong bằng cách tha thứ. Nhưng suốt trong tiến trình tha thứ, người tha thứ có nhiều cơ hội tỏ ra cảnh giác để thanh tẩy các động lực làm hỏng mọi nổ lực quảng đại của mình.
9. Tha thứ không hệ tại việc trút đổ cho Thiên Chúa:
"Tha thứ thuộc về Thiên Chúa". Chắc bạn đã từng nghe giải thích câu châm ngôn nầy dường như con người không có gì phải làm cả trong hành động tha thứ. Đó là một viện cớ để trút đổ vào Thiên Chúa trách nhiệm của chính mình ! Nhưng như thế là sai, bởi vì trong lãnh vực tha thứ cũng như trong mọi lãnh vực khác, Thiên Chúa không làm thay cho chúng ta điều gì xuất phát từ sáng kiến của con người.
Mới đây có người nói với tôi rằng việc tha thứ đối với y rất dễ dàng : "Nếu người nào làm tổn thương tôi, tôi vội vàng cầu xin Chúa tha thứ cho người đó. Như vậy tôi không phải để mình bị hành hạ bởi mọi thứ cảm xúc phiền não, nổi nóng, oán giận hay sĩ nhục". Lời tuyên xưng đức tin đó tuyệt diệu thay, nhưng tôi không khỏi tự hỏi về sức khoẻ tâm thần của một con người như thế. Thay vì cáng đáng kinh nghiệm sống nặng nề đó của mình, y đã trút đổ cho Thiên Chúa. Tôi tin vào sự cần thiết phải chạy đến với siêu nhiên như một yếu tố thiết yếu của sự tha thứ, nhưng tôi cũng tin không kém rằng trước hết người ta phải tự chuẫn bị mình trên bình diện con người cho việc đón nhận ân sủng của Chúa. Sự tha thứ cùng lúc vừa là hoạt động của con người vừa là hoạt động của Thiên Chúa. Tự nhiên và ân sủng không loại trừ nhau, trái lại chúng hợp tác với nhau và kiện toàn nhau.
Những biếm họa về tha thứ như thế không phải là giả tưởng mà là rất thật. Trong cuốn Is Human Forgiveness Possible?, John Patton cho rằng những sự méo mó trong việc tha thứ như thế khiến ông thất vọng về khả năng tha thứ nơi con người. Ông nghĩ rằng tốt hơn nên ký thác hoàn toàn nơi Thiên Chúa là Đấng duy nhất có thể tha thứ. Chính vì vậy, thay vì tự làm khổ mình vì muốn tha thứ, người bị xúc phạm phải tập trung nghị lực mình vào việc ý thức rằng "sự tha thứ đã được thực hiện nơi Ngài". Lập trường của John Patton đối với tôi xem ra quá đáng và không thể giữ vững được. Nó không lưu ý chút nào về sự đóng góp của con người trong việc tha thứ, dù khiêm tốn mấy đi nữa.
Cuối cùng, chúng ta phải nhớ rằng nếu dấn thân vào con đường tha thứ đích thực đòi hỏi nhiều can đảm, thì tránh nhượng bộ cho những ảo ảnh của những tha thứ giả dối cũng yêu sách can đảm không kém.
Phần 3