Dan Lee
04-02-2008, 06:33 PM
Chương IV
Tha thứ, một cuộc phiêu lưu nhân bản và thiêng liêng
Tha thứ, chính là sự cao cả trong thường nhật
Vladimir Jankelevitch
Việc từ bỏ "cái tôi" là khó khăn. Tuy nhiên, không có gì là không thể khi ta có thể tín thác vào sự trợ giúp của Thiên Chúa ban cho ta "qua sự hiệp thông với con người của Đức Kitô.
Gioan Phaolô II
Trong một cuộc chiến tranh giữa hai nước, có tiếng đồn trại địch vừa tậu được một vũ khí đáng sợ. Bấy giờ người ta giao cho các người mù đột nhập trại địch để dò xét vũ khí bí mật đó. Nhờ tật nguyền giúp đỡ, họ có thể lại gần dụng cụ chiến tranh mới mà không gây nên nghi ngờ nào. Đó là con voi khổng lồ mà họ mò mẫm khảo sát. Lúc trở về trại, mỗi người làm phúc trình của mình. Tên mật thám đầu tiên đã khảo sát cái lỗ tai tuyên bố : "Đó là một vật rất lớn và sần sùi, rộng và có thể gấp được như một thấm thảm". Người thứ hai thăm dò cái vòi bác lại : "Không phải, đúng hơn là giống một cái ống rổng". Người thứ ba thăm dò một cái chân quả quyết ngược lại là một cột trụ lớn và chắn chắn. Cứ như vậy tiếp tục, mỗi người đi từ một giải thích nói ngược lại giải thích của các bạn cùng đi quan sát.
Chúng ta đã đoán hiểu cũng không thích hợp như thế khi diễn tả sự tha thứ bằng một trong những khía cạnh của nó, giống như giản lược việc mô tả con voi bằng các phần chi thể của nó. Trong khi cố gắng mô tả những thành phần cấu tạo cốt yếu của tha thứ, liệu tôi có làm tốt hơn được những người đi trước không?
Từ ngữ "tha thứ" như quen dùng trong đời sống hằng ngày là đánh lừa. Nó không diễn dịch đúng thực tại phức tạp mà nó phải chỉ định. Đa phần nó nói đến một hành vi ý chí tức thì và biệt lập với bối cảnh của nó. Nhưng sự tha thứ đích thực là hơn như vậy ! Một đàng, nó hơn là một hành vi cố gắng của ý chí ; qui trình của tha thứ kêu gọi đến tất cả các quan năng khác của con người. Đàng khác, không phải là một hành vi trong chốc lát, sự tha thứ được xây dựng trong thời gian và chia từng chặng dài hay ngắn. Nó bao gồm một thời gian trước, một thời gian trong và một thời gian sau.
Hành động tha thứ đòi hỏi cả một lô điều kiện cần thiết liên quan đến nhau : thời gian, nhẫn nại với chính mình, kìm nén ước muốn hiệu quả của mình, sự kiên trì trong quyết định đi cho tới cùng. Khi tìm kiếm những lối diễn tả thích hợp nhất thì những thành ngữ nầy liền đến trong đầu óc tôi : hoán cải nội tâm, hành hương tâm hồn, nhập môn vào tình yêu kẻ thù, tìm kiếm tự do nội tâm… Tất cả những thành ngữ nầy phản ánh sự cần thiết của một hành trình.
Và đây là những nét lớn những thành phần cấu tạo chính yếu của sự tha thứ:
1. Sự tha thứ bắt đầu bởi quyết định không trả thù :
Một ngạn ngữ nói : "Con đường dài nhất bắt đầu từ bước đầu tiên". Bước đầu tiên phải làm trên đường dài tha thứ là quyết định không trả thù. Không phải là một quyết định lấy theo đà hưng phấn nồng nhiệt của duy ý chí, mà là được đọc cho bởi ý muốn chữa lành và lớn lên.
Không cần trở lại với mọi nỗi thất vọng và khốn khổ mà sự trả thù sản sinh ra. Chúng nghiêm trọng đến độ chẳng ai muốn, dù bản năng mời gọi. Jean Delumeau nói lên ý nghĩ của một thi sĩ Cuba bị tù của Fidel Castro trong hai mươi hai năm : "Đối với ông, tha thứ chính là bẻ gãy mối bạo lực chằng chịt, là từ chối chiến đấu với những khí giới hận thù của đối phương, là vẫn cứ tự do hay là trở nên tự do ngay cả khi bị xiềng xích". Trong cùng tâm trạng đó, Jean Marie Pohier viết : "Tha thứ hệ tại cái gì ?- Không bắt phải trả giá". Dù định nghĩa nầy có tiêu cực, thì quyết định không trả thù vẫn là điểm khởi hành của mọi tha thứ đích thực.
2. Tha thứ đòi hỏi một sự trở về với chính mình :
Như đạp chân vào tổ kiến, sự xúc phạm gây nên rối loạn và kinh hoàng. Sự hòa điệu an bình của người bị thương tổn vì thế mà bị xáo trộn, sự thanh tĩnh bị đảo lộn, sự toàn vẹn nội tâm bị đe dọa. Những mặt yếu cá nhân cho đến đó được che đậy nay tức khắc lộ diện. Những lý tưởng, nếu không muốn nói là những ảo tưởng về từ tâm và quảng đại bị thử thách. Bóng tối nhân cách lộ ra. Những cảm xúc tưởng là đã trị được giờ hoảng loạn và nổi lên dữ dội. Người ta đành bất lực và nhục nhã trước sự xấu hổ của mình. Những vết thương cũ không được chữa lành đúng cách góp tiếng lạc điệu với những âm hưởng xấu.
Bấy giờ cơn cám dỗ từ chối ý thức về sự nghèo nàn nội tâm và chấp nhận nó thật là lớn lao. Nhiều thủ đoạn đánh lạc mục tiêu vào cuộc để ngăn cản làm việc đó : chối bỏ, trốn chạy vào duy hoạt động, cố quên đi, đóng vai nạn nhân, tiêu phí nghị lực để tìm lại thủ phạm, tìm một trừng phạt tương xứng với điều lăng nhục, tự cáo buộc mình đến suy sụp tinh thần, làm cho mình cứng rắn lên hay đóng vai anh hùng không thể lay chuyển và hào hiệp…
Nhượng bộ cho những thủ đoạn như thế sẽ làm phương hại đến sự thành công của tha thứ, là cái đòi hỏi giải phóng chính mình trước khi giải phóng kẻ gây nên xúc phạm. Khuyên nên lặng lẽ tha thứ mà không bận tâm chi đến việc trở lại với các trạng thái tâm hồn của mình là một lời khuyên xấu, bởi vì sự tha thứ tất yếu phải ngang qua sự ý thức về mình, và bởi sự khám phá ra sự nghèo nàn nội tâm của mình: hổ thẹn, gạt bỏ, bạo lực, trả thù, ước muốn dứt đi cho xong. Một cái nhìn trong sáng và đúng đắn hơn về chính mình là một dừng chân bó buộc trên con đường khúc khuỷu của tha thứ. Thoạt đầu một cái nhìn như thế gây sợ hãi, ngay cả dẫn đến thất vọng. Giai đoạn khó khăn nhưng không thể thiếu, bởi vì sự tha thứ cho kẻ khác nhất thiết phải đi qua sự tha thứ cho chính mình.
3. Tha thứ trên đường tìm kiếm một cái nhìn mới về các mối tương quan giữa người với người :
Đối với Christian Duquoc, tha thứ là lời mời đến với trí tưởng tượng. Chúng ta không biết nói gì tốt hơn, dù điều đó gây ngạc nhiên. Quả thực trí tưởng tượng đóng một vai trò thiết yếu trong tiến trình tha thứ. Chính tác giả nầy cũng viết : "Sự tha thứ diễn tả sự đổi mới nầy : nó tạo nên một không gian trong đó cái luận lý nội tại đòi phải có những tương đương pháp lý không thi thố được. Tha thứ không phải là quên đi quá khứ, nó là may rủi của một tương lai khác với cái tương lai được áp đặt bởi quá khứ hay ký ức". Vậy để dấn thân vào con đường tha thứ, điều quan trọng là phải ước mơ một thế giới tốt đẹp hơn, trong đó công lý và cảm thông ngự trị. Tất cả công cuộc sáng tạo nên một thế giới mới phải chăng không bắt đầu bởi những tưởng tượng ngông cuồng nhất ?
Như vậy sự tha thứ về phe với tưởng tượng. Nó bao gồm một ý muốn sáng tạo, hay đúng hơn là tái tạo. Miguel Rubio nói lên tất cả cái độc đáo : "Tha thứ không phải là một cử chỉ của thói quen phổ biến nhất, cũng không phải là một tập quán thường ngày. Đúng hơn đó là một cánh hoa giấu kín, độc đáo, nở ra mỗi lần trên một nỗi đau và chiến thắng chính mình".
Sáng tạo không phải là làm nên một cái gì đó từ không có gì sao ? Cái không có gì từ đó phát xuất sự tha thứ, chính là cái thiếu thốn hay cái trống rổng mà lầm lỗi đã đem vào trong các mối tương quan giữa con người với con người. Sự tha thứ đảo ngược tình thế và tạo nên một tương quan mới với người phạm lỗi. Được giải thoát khỏi những ràng buộc đau đớn với quá khứ, người tha thứ có thể cho phép mình sống tròn đầy cái hiện tại và tiên liệu cho tương lai những tương quan mới với kẻ gây nên xúc phạm đến mình.
Bây giờ y tập được thôi nhìn với "con mắt xấu" oán giận và bắt đầu thấy với đôi mắt mới mẻ. Lúc ấy, trong tâm lý trị liệu, người ta nói đến "đặt khung lại". Như từ ngữ chỉ định, đó là nhìn thấy biến cố đau thương trong một khung cảnh mở rộng. Cho tới lúc nầy, người ta bị giới hạn nơi thương tổn, không thể nhìn thấy cái gì khác, trái tim đầy oán giận. Bây giờ người ta ngẩng đầu lên để phê phán mọi sự trong một viễn ảnh đúng hơn và rộng lớn hơn. Tầm mắt rộng lớn và mở ra trên một thực tế rộng lớn hơn và đẩy lui những giới hạn của chân trời. Sự xúc phạm đã chiếm một chỗ xâm lấn bắt đầu mất đi tầm quan trọng trong cái nhìn của những khả thể hiện hữu và hành động mới mẻ. Nhưng công cuộc không dừng lại ở đó.
4. Tha thứ tin vào giá trị của người gây nên xúc phạm :
Để đạt tới tha thứ, điều thiết yếu là phải tiếp tục tin tưởng vào phẫm giá của kẻ đã gây ra thương tổn, bách hại hay phản bội. Ngay lúc đó thì chắc chắn là rất khó thực hiện. Kẻ gây ra lầm lỗi xuất hiện như một tên độc ác mà ta kết án. Nhưng một khi được chữa lành, thì giống như trường hợp Alfred, cái nhìn tác hại về người khác có thể được thay đổi. Đàng sau con quái vật, người ta khám phá ra một hữu thể dòn mỏng và yếu đuối như chính mình, một con người có khả năng thay đổi và thăng tiến.
Hơn nữa, tha thứ không phải chỉ là được giải thoát khỏi gánh nặng đau đớn của mình, nhưng cũng chính là giải thoát người khác khỏi gánh nặng phán đoán ác ý và nghiêm khắc mà ta có về họ, chính là khôi phục người khác trước mắt mình trong phẫm giá con người của ho. Jean Delumeau đã tìm được những lời lẽ hạnh phúc để nói lên điều đó : "Tha thứ là tự do, giải phóng và tái tạo. Nó làm cho chúng ta nên mới. Nó mang lại niềm vui và tự do cho những ai bị đè bẹp dưới gánh nặng lỗi lầm của mình. Tha thứ chính là một hành động tín nhiệm đối với một hữu thể người, chính là nói "vâng" với người anh em của chúng ta".
Trong cùng hướng ấy, Jon Sobrino nhìn thấy trong sự tha thứ một hành động yêu thương đối với kẻ thù, một hành động có khả năng hoán cải chính kẻ thù đó: "Tha thứ cho kẻ xúc phạm chúng ta là một hành động yêu thương đối với người có tội mà chúng ta muốn giải thoát khỏi nỗi bất hạnh riêng của họ, là hành động yêu thương kẻ mà ta không muốn vĩnh viển đóng cửa tương lai".
Tất cả những cái đó thật đẹp đẻ, nhưng có liều lĩnh không khi muốn đi xa như thế ? Kẻ gây nên xúc phạm có gồng mình lên và từ chối sự giải thoát mà người ta hiến dâng cho y ? Ta có để làm cho mình bị tổn thương lần thứ hai vì sự từ chối được tha thứ của y ? Sự liều lĩnh là chắc chắn. Có đáng chịu như vậy không ? Sự tha thứ đích thực đòi hỏi một sự chiến thắng trên nỗi sợ bị sĩ nhục thêm một lần nữa. Chính điều đó khiến Jean Marie Pohier viết : "Chính vì thế mà tha thứ thật khó, bởi vì người ta sợ".
Đến đó, ta có lý do không để tự hỏi là hành động tha thứ có vượt quá sức riêng con người không ?
5. Tha thứ phản ánh lòng thương xót của Chúa :
Quả thực, tha thứ thuộc về hai lãnh vực : lãnh vực của con người và lãnh vực của Thiên Chúa. Trong ý niệm về tha thứ, có hai sai lầm lớn cần phải tránh. Sai lầm thứ nhất hệ tại việc giảm trừ tha thứ vào một ứng xử thuần túy và đơn giản mang tính chất con người, được tác động bởi sợ hãi hay thương hại. Một nhà tâm lý đồng hóa tha thứ với một hình thức của thủ đoạn tự vệ. Đối với ông, sự tha thứ giữa con người với nhau được điều khiển bởi sợ trả đũa và hủy diệt lẫn nhau. Triết gia Hylạp Sénèque thấy trong sự thương hại động lực chính của tha thứ. Ông tóm tắt tư tưởng của mình trong một công thức bất hũ : "Con hãy tha thứ cho người yếu hơn con vì thương hại y, và con hãy tha thứ cho người mạnh hơn con vì thương hại con".
Sai lầm kia là coi tha thứ như là đặc quyền của chỉ một mình Thiên Chúa. Khi ấy người ta để ít chỗ cho sáng kiến của con người. Họ khẳng định : "Chỉ một mình Thiên Chúa có thể tha thứ" hoặc "Tha thứ là việc của Thiên Chúa". Đó là những công thức để ít chỗ cho trách nhiệm của con người. Dĩ nhiên đó là việc của Thiên Chúa, nếu người ta hiểu rằng Thiên Chúa là nguồn tối hậu của sự tha thứ đích thực, như truyền thống Dothái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo dạy. Nhưng sự tha thứ không được thực hiện mà không có sự hợp tác của con người.
Sự tha thứ nằm ở giữa bản lề nhân loại và thần linh. Điều quan trọng là phải tôn trọng hai yếu tố cấu thành nầy, nếu không sẽ cắt xén sự tha thứ khỏi yếu tố chính yếu nầy hoặc yếu tố kia. Cũng về điểm nầy, Jean Delumeau đã tìm được những từ ngữ chính xác. Ông khẳng định rằng sự tha thứ "thiết lập nên gạch nối duy nhất có thể có giữa con người với nhau và giữa con người với Thiên Chúa. Cái cầu vồng giữa Thiên Chúa và con người, chính là sự tha thứ".
Cho đến đây, chúng ta đã khảo sát phần của con người trong vấn đề tha thứ: quyết định không báo thù, trở về với chính mình để tự chữa lành, sáng tạo nên một trật tự mới, và cuối cùng là giải phóng người anh em hay người chị em của mình. Tất cả những phận vụ đó xem ra hầu như ở bên kia sức người. Có lý, bởi chữ "tha thứ", như nghĩa từ nguyên của nó gợi lên, có nghĩa là cho cách sung mãn, cũng như "làm hoàn hảo" nghĩa là làm cách sung mãn. Vậy tha thứ mang ý tưởng sung mãn nầy, bởi vì nó diễn tả một hình thức tình yêu đưa tới thái cực, tức yêu mến bất chấp sự xúc phạm phải gánh chịu. Để kiện toàn, điều đó đòi hỏi những sức mạnh thiêng liêng vượt quá sức con người.
Kinh nghiệm sống thiêng liêng trong tiến trình tha thứ được đặt vào trong một bộ ghi khác của hiện hữu và hành động. Ở mức độ nầy, cái tôi cá vị bỏ rơi sự kiểm soát cá vị trên hoàn cảnh. Nói cách khác, nó làm cho mình trở nên dễ cảm thụ với người vô danh và với cái bất ngờ, nếu nó muốn đi vào pha cuối cùng của sự tha thứ.
Chính là nhờ một "thụ động tích cực" mà nó trở nên chăm chú với hoạt động của Thần Khí, thổi ở đâu và khi nào Ngài muốn. Lúc đó, công việc nhẫn nại và tự ý của tâm lý nhường chỗ cho sự chờ đợi cởi mở và tràn đầy hy vọng của một tha thứ, không đến tự mình nhưng từ một Đấng Khác.
Sự từ bỏ ý muốn quyền lực, nghĩa là muốn là tác nhân duy nhất của tha thứ, sẽ đi xa hơn người ta nghĩ. Các nghiên cứu trên quả quyết rằng nếu muốn thành công trong hành động tha thứ thì phải từ bỏ cả ý muốn tha thứ của mình. Thỏa lòng biết bao khi có thể khẳng định với vẻ chiến thắng "Tôi tha thứ cho anh". Nhưng sự tha thứ trong pha cuối cùng không hề biết đến một tự phụ như thế. Nó được thực hiện kín đáo, khiêm tốn, lặng lẽ. Nó không phát xuất từ cảm tính hay cảm xúc, nhưng bộc lộ sâu xa từ con người và con tim được Thần Khí tác động. Nó có một cái gì độc đáo, không có gì chung với tính đa cảm. Lewis Smedes khẳng định : "Sự tha thứ có một tình cảm, một màu sắc, một khí hậu đặc biệt, khác với mọi hành động sáng tạo khác trong danh mục các tương quan nhân bản".
Như chúng ta nhận định, sự tha thứ đặt ra một thách đố có thực. Thách đố duy trì mối căng thẳng giữa tâm lý và thiêng liêng. Vậy một sư phạm tha thứ đầy đủ và được soi sáng phải lưu ý điều đó và chính đó là cái mà tôi muốn phân bố tiến trình tha thứ ra thành mười hai giai đoạn.
Tôi không muốn kết thúc chương nầy mà không trích dẫn bản văn của Philippe Le Touzé mô tả cách tuyệt vời hoạt động sáng tạo của Thiên Chúa trong việc tha thứ. Đây là điều ông nói về các nhân vật của Bernanos, biệt danh là ngôn sứ của tha thứ : "Các thánh của Bernanos xuống tận vực thẳm của "lòng thương xót dịu dàng" nầy. Tha thứ là chính Thiên Chúa, người cha nhân hậu của đứa con trai hoang đàng, Tình Yêu nhưng không thuần túy. Tình Yêu là sáng tạo, tràn trào ra khỏi mình, và tha thứ là khí cụ của công cuộc sáng tạo được tiếp nối, phục hưng, làm mới. Ở đâu con người làm phát sinh chết chóc thì tha thứ lại tung toé ra sự sống".
Phần Bốn
Tha thứ, một cuộc phiêu lưu nhân bản và thiêng liêng
Tha thứ, chính là sự cao cả trong thường nhật
Vladimir Jankelevitch
Việc từ bỏ "cái tôi" là khó khăn. Tuy nhiên, không có gì là không thể khi ta có thể tín thác vào sự trợ giúp của Thiên Chúa ban cho ta "qua sự hiệp thông với con người của Đức Kitô.
Gioan Phaolô II
Trong một cuộc chiến tranh giữa hai nước, có tiếng đồn trại địch vừa tậu được một vũ khí đáng sợ. Bấy giờ người ta giao cho các người mù đột nhập trại địch để dò xét vũ khí bí mật đó. Nhờ tật nguyền giúp đỡ, họ có thể lại gần dụng cụ chiến tranh mới mà không gây nên nghi ngờ nào. Đó là con voi khổng lồ mà họ mò mẫm khảo sát. Lúc trở về trại, mỗi người làm phúc trình của mình. Tên mật thám đầu tiên đã khảo sát cái lỗ tai tuyên bố : "Đó là một vật rất lớn và sần sùi, rộng và có thể gấp được như một thấm thảm". Người thứ hai thăm dò cái vòi bác lại : "Không phải, đúng hơn là giống một cái ống rổng". Người thứ ba thăm dò một cái chân quả quyết ngược lại là một cột trụ lớn và chắn chắn. Cứ như vậy tiếp tục, mỗi người đi từ một giải thích nói ngược lại giải thích của các bạn cùng đi quan sát.
Chúng ta đã đoán hiểu cũng không thích hợp như thế khi diễn tả sự tha thứ bằng một trong những khía cạnh của nó, giống như giản lược việc mô tả con voi bằng các phần chi thể của nó. Trong khi cố gắng mô tả những thành phần cấu tạo cốt yếu của tha thứ, liệu tôi có làm tốt hơn được những người đi trước không?
Từ ngữ "tha thứ" như quen dùng trong đời sống hằng ngày là đánh lừa. Nó không diễn dịch đúng thực tại phức tạp mà nó phải chỉ định. Đa phần nó nói đến một hành vi ý chí tức thì và biệt lập với bối cảnh của nó. Nhưng sự tha thứ đích thực là hơn như vậy ! Một đàng, nó hơn là một hành vi cố gắng của ý chí ; qui trình của tha thứ kêu gọi đến tất cả các quan năng khác của con người. Đàng khác, không phải là một hành vi trong chốc lát, sự tha thứ được xây dựng trong thời gian và chia từng chặng dài hay ngắn. Nó bao gồm một thời gian trước, một thời gian trong và một thời gian sau.
Hành động tha thứ đòi hỏi cả một lô điều kiện cần thiết liên quan đến nhau : thời gian, nhẫn nại với chính mình, kìm nén ước muốn hiệu quả của mình, sự kiên trì trong quyết định đi cho tới cùng. Khi tìm kiếm những lối diễn tả thích hợp nhất thì những thành ngữ nầy liền đến trong đầu óc tôi : hoán cải nội tâm, hành hương tâm hồn, nhập môn vào tình yêu kẻ thù, tìm kiếm tự do nội tâm… Tất cả những thành ngữ nầy phản ánh sự cần thiết của một hành trình.
Và đây là những nét lớn những thành phần cấu tạo chính yếu của sự tha thứ:
1. Sự tha thứ bắt đầu bởi quyết định không trả thù :
Một ngạn ngữ nói : "Con đường dài nhất bắt đầu từ bước đầu tiên". Bước đầu tiên phải làm trên đường dài tha thứ là quyết định không trả thù. Không phải là một quyết định lấy theo đà hưng phấn nồng nhiệt của duy ý chí, mà là được đọc cho bởi ý muốn chữa lành và lớn lên.
Không cần trở lại với mọi nỗi thất vọng và khốn khổ mà sự trả thù sản sinh ra. Chúng nghiêm trọng đến độ chẳng ai muốn, dù bản năng mời gọi. Jean Delumeau nói lên ý nghĩ của một thi sĩ Cuba bị tù của Fidel Castro trong hai mươi hai năm : "Đối với ông, tha thứ chính là bẻ gãy mối bạo lực chằng chịt, là từ chối chiến đấu với những khí giới hận thù của đối phương, là vẫn cứ tự do hay là trở nên tự do ngay cả khi bị xiềng xích". Trong cùng tâm trạng đó, Jean Marie Pohier viết : "Tha thứ hệ tại cái gì ?- Không bắt phải trả giá". Dù định nghĩa nầy có tiêu cực, thì quyết định không trả thù vẫn là điểm khởi hành của mọi tha thứ đích thực.
2. Tha thứ đòi hỏi một sự trở về với chính mình :
Như đạp chân vào tổ kiến, sự xúc phạm gây nên rối loạn và kinh hoàng. Sự hòa điệu an bình của người bị thương tổn vì thế mà bị xáo trộn, sự thanh tĩnh bị đảo lộn, sự toàn vẹn nội tâm bị đe dọa. Những mặt yếu cá nhân cho đến đó được che đậy nay tức khắc lộ diện. Những lý tưởng, nếu không muốn nói là những ảo tưởng về từ tâm và quảng đại bị thử thách. Bóng tối nhân cách lộ ra. Những cảm xúc tưởng là đã trị được giờ hoảng loạn và nổi lên dữ dội. Người ta đành bất lực và nhục nhã trước sự xấu hổ của mình. Những vết thương cũ không được chữa lành đúng cách góp tiếng lạc điệu với những âm hưởng xấu.
Bấy giờ cơn cám dỗ từ chối ý thức về sự nghèo nàn nội tâm và chấp nhận nó thật là lớn lao. Nhiều thủ đoạn đánh lạc mục tiêu vào cuộc để ngăn cản làm việc đó : chối bỏ, trốn chạy vào duy hoạt động, cố quên đi, đóng vai nạn nhân, tiêu phí nghị lực để tìm lại thủ phạm, tìm một trừng phạt tương xứng với điều lăng nhục, tự cáo buộc mình đến suy sụp tinh thần, làm cho mình cứng rắn lên hay đóng vai anh hùng không thể lay chuyển và hào hiệp…
Nhượng bộ cho những thủ đoạn như thế sẽ làm phương hại đến sự thành công của tha thứ, là cái đòi hỏi giải phóng chính mình trước khi giải phóng kẻ gây nên xúc phạm. Khuyên nên lặng lẽ tha thứ mà không bận tâm chi đến việc trở lại với các trạng thái tâm hồn của mình là một lời khuyên xấu, bởi vì sự tha thứ tất yếu phải ngang qua sự ý thức về mình, và bởi sự khám phá ra sự nghèo nàn nội tâm của mình: hổ thẹn, gạt bỏ, bạo lực, trả thù, ước muốn dứt đi cho xong. Một cái nhìn trong sáng và đúng đắn hơn về chính mình là một dừng chân bó buộc trên con đường khúc khuỷu của tha thứ. Thoạt đầu một cái nhìn như thế gây sợ hãi, ngay cả dẫn đến thất vọng. Giai đoạn khó khăn nhưng không thể thiếu, bởi vì sự tha thứ cho kẻ khác nhất thiết phải đi qua sự tha thứ cho chính mình.
3. Tha thứ trên đường tìm kiếm một cái nhìn mới về các mối tương quan giữa người với người :
Đối với Christian Duquoc, tha thứ là lời mời đến với trí tưởng tượng. Chúng ta không biết nói gì tốt hơn, dù điều đó gây ngạc nhiên. Quả thực trí tưởng tượng đóng một vai trò thiết yếu trong tiến trình tha thứ. Chính tác giả nầy cũng viết : "Sự tha thứ diễn tả sự đổi mới nầy : nó tạo nên một không gian trong đó cái luận lý nội tại đòi phải có những tương đương pháp lý không thi thố được. Tha thứ không phải là quên đi quá khứ, nó là may rủi của một tương lai khác với cái tương lai được áp đặt bởi quá khứ hay ký ức". Vậy để dấn thân vào con đường tha thứ, điều quan trọng là phải ước mơ một thế giới tốt đẹp hơn, trong đó công lý và cảm thông ngự trị. Tất cả công cuộc sáng tạo nên một thế giới mới phải chăng không bắt đầu bởi những tưởng tượng ngông cuồng nhất ?
Như vậy sự tha thứ về phe với tưởng tượng. Nó bao gồm một ý muốn sáng tạo, hay đúng hơn là tái tạo. Miguel Rubio nói lên tất cả cái độc đáo : "Tha thứ không phải là một cử chỉ của thói quen phổ biến nhất, cũng không phải là một tập quán thường ngày. Đúng hơn đó là một cánh hoa giấu kín, độc đáo, nở ra mỗi lần trên một nỗi đau và chiến thắng chính mình".
Sáng tạo không phải là làm nên một cái gì đó từ không có gì sao ? Cái không có gì từ đó phát xuất sự tha thứ, chính là cái thiếu thốn hay cái trống rổng mà lầm lỗi đã đem vào trong các mối tương quan giữa con người với con người. Sự tha thứ đảo ngược tình thế và tạo nên một tương quan mới với người phạm lỗi. Được giải thoát khỏi những ràng buộc đau đớn với quá khứ, người tha thứ có thể cho phép mình sống tròn đầy cái hiện tại và tiên liệu cho tương lai những tương quan mới với kẻ gây nên xúc phạm đến mình.
Bây giờ y tập được thôi nhìn với "con mắt xấu" oán giận và bắt đầu thấy với đôi mắt mới mẻ. Lúc ấy, trong tâm lý trị liệu, người ta nói đến "đặt khung lại". Như từ ngữ chỉ định, đó là nhìn thấy biến cố đau thương trong một khung cảnh mở rộng. Cho tới lúc nầy, người ta bị giới hạn nơi thương tổn, không thể nhìn thấy cái gì khác, trái tim đầy oán giận. Bây giờ người ta ngẩng đầu lên để phê phán mọi sự trong một viễn ảnh đúng hơn và rộng lớn hơn. Tầm mắt rộng lớn và mở ra trên một thực tế rộng lớn hơn và đẩy lui những giới hạn của chân trời. Sự xúc phạm đã chiếm một chỗ xâm lấn bắt đầu mất đi tầm quan trọng trong cái nhìn của những khả thể hiện hữu và hành động mới mẻ. Nhưng công cuộc không dừng lại ở đó.
4. Tha thứ tin vào giá trị của người gây nên xúc phạm :
Để đạt tới tha thứ, điều thiết yếu là phải tiếp tục tin tưởng vào phẫm giá của kẻ đã gây ra thương tổn, bách hại hay phản bội. Ngay lúc đó thì chắc chắn là rất khó thực hiện. Kẻ gây ra lầm lỗi xuất hiện như một tên độc ác mà ta kết án. Nhưng một khi được chữa lành, thì giống như trường hợp Alfred, cái nhìn tác hại về người khác có thể được thay đổi. Đàng sau con quái vật, người ta khám phá ra một hữu thể dòn mỏng và yếu đuối như chính mình, một con người có khả năng thay đổi và thăng tiến.
Hơn nữa, tha thứ không phải chỉ là được giải thoát khỏi gánh nặng đau đớn của mình, nhưng cũng chính là giải thoát người khác khỏi gánh nặng phán đoán ác ý và nghiêm khắc mà ta có về họ, chính là khôi phục người khác trước mắt mình trong phẫm giá con người của ho. Jean Delumeau đã tìm được những lời lẽ hạnh phúc để nói lên điều đó : "Tha thứ là tự do, giải phóng và tái tạo. Nó làm cho chúng ta nên mới. Nó mang lại niềm vui và tự do cho những ai bị đè bẹp dưới gánh nặng lỗi lầm của mình. Tha thứ chính là một hành động tín nhiệm đối với một hữu thể người, chính là nói "vâng" với người anh em của chúng ta".
Trong cùng hướng ấy, Jon Sobrino nhìn thấy trong sự tha thứ một hành động yêu thương đối với kẻ thù, một hành động có khả năng hoán cải chính kẻ thù đó: "Tha thứ cho kẻ xúc phạm chúng ta là một hành động yêu thương đối với người có tội mà chúng ta muốn giải thoát khỏi nỗi bất hạnh riêng của họ, là hành động yêu thương kẻ mà ta không muốn vĩnh viển đóng cửa tương lai".
Tất cả những cái đó thật đẹp đẻ, nhưng có liều lĩnh không khi muốn đi xa như thế ? Kẻ gây nên xúc phạm có gồng mình lên và từ chối sự giải thoát mà người ta hiến dâng cho y ? Ta có để làm cho mình bị tổn thương lần thứ hai vì sự từ chối được tha thứ của y ? Sự liều lĩnh là chắc chắn. Có đáng chịu như vậy không ? Sự tha thứ đích thực đòi hỏi một sự chiến thắng trên nỗi sợ bị sĩ nhục thêm một lần nữa. Chính điều đó khiến Jean Marie Pohier viết : "Chính vì thế mà tha thứ thật khó, bởi vì người ta sợ".
Đến đó, ta có lý do không để tự hỏi là hành động tha thứ có vượt quá sức riêng con người không ?
5. Tha thứ phản ánh lòng thương xót của Chúa :
Quả thực, tha thứ thuộc về hai lãnh vực : lãnh vực của con người và lãnh vực của Thiên Chúa. Trong ý niệm về tha thứ, có hai sai lầm lớn cần phải tránh. Sai lầm thứ nhất hệ tại việc giảm trừ tha thứ vào một ứng xử thuần túy và đơn giản mang tính chất con người, được tác động bởi sợ hãi hay thương hại. Một nhà tâm lý đồng hóa tha thứ với một hình thức của thủ đoạn tự vệ. Đối với ông, sự tha thứ giữa con người với nhau được điều khiển bởi sợ trả đũa và hủy diệt lẫn nhau. Triết gia Hylạp Sénèque thấy trong sự thương hại động lực chính của tha thứ. Ông tóm tắt tư tưởng của mình trong một công thức bất hũ : "Con hãy tha thứ cho người yếu hơn con vì thương hại y, và con hãy tha thứ cho người mạnh hơn con vì thương hại con".
Sai lầm kia là coi tha thứ như là đặc quyền của chỉ một mình Thiên Chúa. Khi ấy người ta để ít chỗ cho sáng kiến của con người. Họ khẳng định : "Chỉ một mình Thiên Chúa có thể tha thứ" hoặc "Tha thứ là việc của Thiên Chúa". Đó là những công thức để ít chỗ cho trách nhiệm của con người. Dĩ nhiên đó là việc của Thiên Chúa, nếu người ta hiểu rằng Thiên Chúa là nguồn tối hậu của sự tha thứ đích thực, như truyền thống Dothái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo dạy. Nhưng sự tha thứ không được thực hiện mà không có sự hợp tác của con người.
Sự tha thứ nằm ở giữa bản lề nhân loại và thần linh. Điều quan trọng là phải tôn trọng hai yếu tố cấu thành nầy, nếu không sẽ cắt xén sự tha thứ khỏi yếu tố chính yếu nầy hoặc yếu tố kia. Cũng về điểm nầy, Jean Delumeau đã tìm được những từ ngữ chính xác. Ông khẳng định rằng sự tha thứ "thiết lập nên gạch nối duy nhất có thể có giữa con người với nhau và giữa con người với Thiên Chúa. Cái cầu vồng giữa Thiên Chúa và con người, chính là sự tha thứ".
Cho đến đây, chúng ta đã khảo sát phần của con người trong vấn đề tha thứ: quyết định không báo thù, trở về với chính mình để tự chữa lành, sáng tạo nên một trật tự mới, và cuối cùng là giải phóng người anh em hay người chị em của mình. Tất cả những phận vụ đó xem ra hầu như ở bên kia sức người. Có lý, bởi chữ "tha thứ", như nghĩa từ nguyên của nó gợi lên, có nghĩa là cho cách sung mãn, cũng như "làm hoàn hảo" nghĩa là làm cách sung mãn. Vậy tha thứ mang ý tưởng sung mãn nầy, bởi vì nó diễn tả một hình thức tình yêu đưa tới thái cực, tức yêu mến bất chấp sự xúc phạm phải gánh chịu. Để kiện toàn, điều đó đòi hỏi những sức mạnh thiêng liêng vượt quá sức con người.
Kinh nghiệm sống thiêng liêng trong tiến trình tha thứ được đặt vào trong một bộ ghi khác của hiện hữu và hành động. Ở mức độ nầy, cái tôi cá vị bỏ rơi sự kiểm soát cá vị trên hoàn cảnh. Nói cách khác, nó làm cho mình trở nên dễ cảm thụ với người vô danh và với cái bất ngờ, nếu nó muốn đi vào pha cuối cùng của sự tha thứ.
Chính là nhờ một "thụ động tích cực" mà nó trở nên chăm chú với hoạt động của Thần Khí, thổi ở đâu và khi nào Ngài muốn. Lúc đó, công việc nhẫn nại và tự ý của tâm lý nhường chỗ cho sự chờ đợi cởi mở và tràn đầy hy vọng của một tha thứ, không đến tự mình nhưng từ một Đấng Khác.
Sự từ bỏ ý muốn quyền lực, nghĩa là muốn là tác nhân duy nhất của tha thứ, sẽ đi xa hơn người ta nghĩ. Các nghiên cứu trên quả quyết rằng nếu muốn thành công trong hành động tha thứ thì phải từ bỏ cả ý muốn tha thứ của mình. Thỏa lòng biết bao khi có thể khẳng định với vẻ chiến thắng "Tôi tha thứ cho anh". Nhưng sự tha thứ trong pha cuối cùng không hề biết đến một tự phụ như thế. Nó được thực hiện kín đáo, khiêm tốn, lặng lẽ. Nó không phát xuất từ cảm tính hay cảm xúc, nhưng bộc lộ sâu xa từ con người và con tim được Thần Khí tác động. Nó có một cái gì độc đáo, không có gì chung với tính đa cảm. Lewis Smedes khẳng định : "Sự tha thứ có một tình cảm, một màu sắc, một khí hậu đặc biệt, khác với mọi hành động sáng tạo khác trong danh mục các tương quan nhân bản".
Như chúng ta nhận định, sự tha thứ đặt ra một thách đố có thực. Thách đố duy trì mối căng thẳng giữa tâm lý và thiêng liêng. Vậy một sư phạm tha thứ đầy đủ và được soi sáng phải lưu ý điều đó và chính đó là cái mà tôi muốn phân bố tiến trình tha thứ ra thành mười hai giai đoạn.
Tôi không muốn kết thúc chương nầy mà không trích dẫn bản văn của Philippe Le Touzé mô tả cách tuyệt vời hoạt động sáng tạo của Thiên Chúa trong việc tha thứ. Đây là điều ông nói về các nhân vật của Bernanos, biệt danh là ngôn sứ của tha thứ : "Các thánh của Bernanos xuống tận vực thẳm của "lòng thương xót dịu dàng" nầy. Tha thứ là chính Thiên Chúa, người cha nhân hậu của đứa con trai hoang đàng, Tình Yêu nhưng không thuần túy. Tình Yêu là sáng tạo, tràn trào ra khỏi mình, và tha thứ là khí cụ của công cuộc sáng tạo được tiếp nối, phục hưng, làm mới. Ở đâu con người làm phát sinh chết chóc thì tha thứ lại tung toé ra sự sống".
Phần Bốn