Dan Lee
04-02-2008, 07:50 PM
PHẦN THỨ HAI
MƯỜI HAI GIAI ĐOẠN THA THỨ ĐÍCH THỰC
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT
Thật ngạc nhiên khi nhận thấy rằng những sách tâm lý viết về khả năng trị liệu của tha thứ quá hiếm hoi. Theo sự hiểu biết của tôi, không một trường tâm lý trị liệu nào đã thử cố gắng đưa ra một lời giải thích về tính chất chữa bệnh của sự tha thứ. Hơn nữa, họ chẳng nghĩ đến việc dành cho tha thứ một chỗ trong quan niệm của họ về nhân cách. Làm sao cắt nghĩa sự thiếu sót nầy ? Chắc chắn lỗ hổng nầy đến do khuynh hướng của họ giảm trừ sự tha thứ vào một hoạt động thuần túy có tính cách tôn giáo. Nếu như vậy thì đó là một sai lầm nghiêm trọng, bởi vì như chúng ta đã thấy, tha thứ đụng đến tất cả mọi chiều kích của con người, từ những chiều kích thiêng liêng đến những chiều kích sinh học và tâm lý.
Ngày nay, tha thứ có một tính thời sự rất lớn. Lợi ích gộp lại của nó được phát triển như một nhân tố quan trọng của sức khoẻ thể lý, tâm lý và thiêng liêng. Các nhà thần học, chuyên gia tâm lý, bác sĩ và các nhà liệu pháp điều trị vừa bắt đầu khám phá được giá trị trị liệu của tha thứ. Tại sao có lợi ích bất thần nầy ? Có lẽ bởi vì người ta bắt đầu từ bỏ dần dần cái quan niệm ma thuật hay duy ý chí của một sự tha thứ được thực hiện theo yêu cầu. Thay vì nhìn thấy trong sự tha thứ một thứ ma thuật hay một cố gắng đơn giản của ý chí, dần dần họ nhận thấy rằng không phải muốn tha thứ là tha thứ được đâu. Sự tha thứ phải tuân theo những định luật phát triển của con người và phải thích ứng với những chu kỳ trưởng thành của nhân vị. Còn lâu mới là kết quả của một động tác ý chí, tha thứ phát xuất bởi một qui trình đòi hỏi sự dấn thân của tất cả mọi khả năng của con người và theo một lộ trình chia ra nhiều giai đoạn.
Những giai đoạn nầy nhiều ít tùy theo tác giả. Đối với tôi, dưới ánh sáng kinh nghiệm bản thân, lâm sàng và đọc sách, tôi đi đến kết luận rằng có mười hai giai đoạn cần thiết để đạt tới sự tha thứ đích thực. Tại sao lại mười hai ? Vì những lý do sư phạm. Khi phân chia sự khó tha thứ thành nhiều giai đoạn, tôi muốn sáng tạo một khoa sư phạm riêng về tha thứ, làm cho sự tha thứ khả dĩ đạt đến số đông người nhất có thể. Tôi cũng phân phối công việc tha thứ thành những nhiệm vụ xem ra có thể thực hiện được. Dĩ nhiên tha thứ không phải như một cái máy có thể tháo ráp lúc nào muốn cũng được. Tôi hoàn toàn không nghĩ đến việc phát minh ra một công thức không sai lầm về tha thứ. Tuy nhiên tôi xác tín về lợi ích của những cột mốc nầy, dù xem ra quá nhiều, trên con đường tha thứ luôn luôn bấp bênh nầy.
Chúng ta hãy xem các giai đoạn tha thứ được tổ chức như thế nào.
1) Ngay từ đầu, một đàng tiến trình được khởi sự với quyết định vững chắc không trả thù và đàng khác khiến kẻ gây nên xúc phạm phải thôi đi những hành động xấu của nó. Đó là giai đoạn đầu tiên.
2) Ba giai đoạn tiếp theo nhằm săn sóc các thương tổn : nhận ra vết thương, chia sẻ vết thương bằng cách mở lòng ra với người nào đó để xác định nó và đành chịu thương tổn.
3) Giai đoạn thứ năm hệ tại việc chấp nhận nỗi tức giận và ước muốn báo thù của mình.
4) Giai đoạn thứ sáu hệ tại một khúc quặt lớn trên con đường tha thứ, là tha thứ cho chính mình.
5) Một khi cố gắng chăm sóc chính mình, người ta quay về kẻ xúc phạm mình để cố gắng hiểu y. Đó là giai đoạn bảy.
6) Rồi người ta sẽ đi tìm ý nghĩa mà tổn thương có thể mang đến trong đời sống mình. Đó là giai đoạn thứ tám.
7) Ba giai đoạn kế đó sẽ mặc lấy một tính chất thiêng liêng hơn : biết mình xứng đáng với sự tha thứ và đã được đặc xá rồi, thôi làm khổ mình để tha thứ, mở ra với ân sủng tha thứ.
8) Giai đoạn thứ mười hai và là giai đoạn cuối cùng liên quan đến những hậu quả mà người ta muốn mang lại cho sự tha thứ đã được thực hiện. Người ta tự hỏi xem đàng nào tốt hơn cho mình : cắt đứt liên hệ hay làm mới nó lại.
Vậy đây là bảng liệt kê các phận vụ phải chu toàn, hầu đạt được một sự tha thứ đích thực :
1. Quyết định không báo thù và khiến thôi những cử chỉ xúc phạm.
2. Nhận ra thương tổn và nghèo nàn nội tâm của mình.
3. Chia sẻ thương tổn với một ai đó.
4. Xác định rõ mất mát của mình để đành nhận chịu.
5. Chấp nhận nỗi giận và lòng muốn báo thù của mình.
6. Tha thứ cho chính mình.
7. Bắt đầu tìm hiểu kẻ xúc phạm đến mình.
8. Tìm ra ý nghĩa của thương tổn trong cuộc sống của mình.
9. Biết mình đáng được tha thứ và đã được đặc xá.
10. Thôi tự làm khổ mình vì muốn tha thứ.
11. Mở lòng ra với ân sủng tha thứ.
12. Quyết định chấm dứt quan hệ hay đổi mới quan hệ.
Đó là con đường đã được vạch ra. Dĩ nhiên mỗi người sẽ sử dụng theo ý mình tấm bản đồ đi đường nầy trong cuộc hành hương tha thứ của mình. Người ta sẽ quyết định lướt nhanh qua một số giai đoạn nào đó, trong khi nghĩ là lợi ích hơn phải chậm lại lâu ở những giai đoạn khác trình bày một thách đố đặc biệt cho mình. Một cuốn nhật ký sẽ giúp đỡ lớn lao trong việc ghi nhận các tiến bộ của mình.
Cho mỗi giai đoạn, chúng ta sẽ tìm thấy một bài thực tập hay một bản câu hỏi giúp đánh dấu việc chu toàn nhiệm vụ đòi hỏi trước khi bước sang giai đoạn kế tiếp. Kiểu cách cho các áp dụng nầy thay đổi bất ngờ, nhằm mục đích cho đọc giả thực sự sống một tiến trình tha thứ và đi theo lối ấy. Cũng có một số bài tập được làm sẵn để đọc cho nghe.
Giai đoạn một
Không trả thù và khiến thôi đi những cử chỉ xúc phạm
Bạo lực không bao giờ chấm dứt được bạo lực mà chỉ có bất bạo lực mới chấm dứt được bạo lực thôi. "Dĩ oán báo oán, oán trập trùng ; dĩ ân báo oán, oán tiêu tan"
Kinh Phật
Ngay khởi đầu cuộc hành hương nội tâm tiến đến tha thứ, tôi đề nghị với bạn hai quyết định trọng đại : quyết định không trả thù và quyết định bắt phải chấm dứt những cử chỉ xúc phạm. Chuyển động tha thứ không thể kết nối được bao lâu bạn muốn làm thỏa mãn lòng báo thù của bạn, vì bạn sẽ kiệt sức trong một tình trạng nạn nhân.
1. Quyết định không báo thù :
Trước hết, chúng ta hãy bàn đến sự báo thù, một chuyển động bản năng được cảm nhận theo sau một sự xúc phạm oan. Lòng khao khát báo thù là một cố vấn xấu. Tránh đi lòng khao khát báo thù là bạn tránh được cho mình cả một lô phiền muộn, như một câu châm ngôn Trung Hoa nói : "Kẻ báo thù sẽ phải đào hai cái huyệt". Nhưng còn hơn thế nữa : đòi "nửa cân thịt người" bù lại cho những sĩ nhục đã phải chịu sẽ an ủi bạn trong chốc lát oán giận trong lòng, nhưng sẽ không dập tắt được nó. Trái lại, sự trả thù sẽ lôi kéo đến với bạn cả một chuỗi những cay đắng và bất hạnh mà tôi sẽ liệt kê sau đây. Trước khi bạn biết chúng, tôi xin báo cho bạn hay rằng bản liệt kê đó không được gợi hứng bởi một thứ luân lý cấm đoán, nhưng từ ý hướng tốt muốn kiếm tìm hạnh phúc của bạn. Đó chính là cái mà người ta gọi là trãi ra với trị liệu thực tại, nghĩa là một trị liệu nhằm đến cái có thực và sự thoải mái của bạn.
Trước hết hãy để thời giờ đọc và suy niệm những lý do bênh vực cho sự không trả thù, rồi bạn hãy tự hỏi : "Sau khi xét qua tất cả những lý do đó, hỏi tôi có còn thực sự muốn báo thù nữa không ?"
- Sự báo thù hướng chú tâm và nghị lực của bạn lui về quá khứ. Hiện tại của bạn không còn chỗ nữa và tương lai của bạn trống rổng các dự án thích thú.
- Tinh thần trả đũa khơi sâu thêm vết thương của bạn bằng cách không ngừng nhắc đến nó. Nó ngăn cản bạn vui hưởng sự bình an và yên tĩnh cần thiết cho sự chữa lành vết thương và liền sẹo.
- Để có thể thỏa mãn lòng báo thù của bạn, bạn sẽ phải bắt chước kẻ xúc phạm đến bạn, dù bạn không muốn và bạn để mình bị lôi đi trong cái vòng địa ngục của nó. Không những bạn sẽ làm bạn bị tổn thương hơn nữa khi làm điều đó, mà rồi bạn còn bị giảm giá trị.
- Sự trả thù xui khiến tác giả của nó làm lại những cử chỉ độc ác cản trở việc tăng trưởng nhân cách của mình, vì bóp nghẹt hết mọi sáng kiến sáng tạo.
- Trừng phạt người nào để bạn được vui thú trả thù sẽ sản sinh ra nơi bạn một tình cảm sâu xa là mình có lỗi. Bạn sẽ cảm thấy có tội đã sử dụng đau khổ của một người khác để xoa dịu sự sĩ nhục của bạn.
- Tinh thần trừng phạt tội ác nhân danh xã hội thúc đẩy kết án không thương xót kẻ mắc lỗi, nhưng còn sợ rằng phê phán làm giảm uy tín bạn ném xuống trên người ấy sẽ quây trở lại chống đối chính bạn. Lúc đó bạn sẽ cảm thấy bị ám ảnh bởi nỗi lo sợ bị những người khác bắt bạn phải trả chính cái giá ấy trong một tương lai gần.
- Miếng đánh trả mà bạn cho là đích đáng sẽ tạo nên trong bạn một trạng thái sợ hãi và lo âu thường xuyên. Bạn sẽ không ngừng e sợ cái ngày mà kẻ thù của bạn sẽ tấn công trả đũa lại bạn.
- Sự trả thù sẽ nuôi dưỡng trong lòng bạn sự oán giận, hiềm khích và tức giận, là tất cả những thứ tình cảm gây nên ứng suất. Chắc bạn biết rõ những hậu quả tác hại của ứng suất. Nó tấn công hệ thống miễn dịch và như vậy gây nên cả một lô bệnh về thần kinh thực vật.
- Một Đấng bậc nọ quá sính quyền bính và cầu toàn phải chịu nhiều ứng suất, gây tổn thương tâm thần và cả thể lý, vì dù đã dùng nhiều biện pháp trả đũa vẫn không khuất phục được những người "bất tâm phục". Càng dùng biện pháp càng sa lầy trong sóng ngầm "bằng mặt mà không bằng lòng". Sự tức giận và nhu cầu trừng trị có hậu quả "gậy ông đập lưng ông".
Đó là những nỗi bất hạnh theo sau sự trả thù. Hy vọng chúng nổi bật lên cho bạn thấy để chống lại sự trả thù. Bấy giờ bạn có thể thích hơn giải pháp ít đắt giá hơn mà lại triển nở nhất, đó là giải pháp tha thứ. Nếu, sau khi đã suy nghĩ về những lý do không nên trả thù, mà bạn không thành công trong việc chế ngự được các xung năng, thì tôi khuyên bạn lập tức qua ngay giai đoạn thứ năm, là nơi bạn sẽ học được cách thức thuần hóa cơn tức giận và ý thích trả thù của bạn.
2. Khiến thôi đi những cử chỉ xúc phạm :
Một người kia lưu ý tôi thế nầy : "Kêu gọi kẻ thù mình chấm dứt những cử chỉ xúc phạm không phải là một hình thức che đậy của sự trả thù sao ?" Thưa, khiến thôi đi những hành động xúc phạm bằng cách sử dụng tất cả sức mạnh của mình không có gì giống với trả thù hết. Trái lại, đó chính là tự trọng không tấn công kẻ xúc phạm. Có thể lời kêu gọi mặc lấy dáng dấp của một lời nói cộc lốc hạ nhục, nếu nó được làm trong ý hướng tấn công hay cố gắng tạo nên nơi kẻ xúc phạm một mặc cảm có lỗi. Như vậy thật rất quan trọng trong cách can thiệp khiến thôi đi những cử chỉ xúc phạm, cũng như giữ mình trong thái độ không trả thù.
Bao lâu cách ứng xử xúc phạm còn tiếp tục thì việc nghĩ đến muốn tha thứ là vô hiệu. Làm sao người ta có thể làm việc đó, ngay cả nghĩ đến làm việc đó, khi mà còn chịu khuất phục dưới một bạo lực thường xuyên ? Tha thứ trong những hoàn cảnh như vậy là tương đương với việc từ bỏ quyền lợi của mình và là bằng chứng của hèn nhát. Ghandi, vị đại tông đồ của bất bạo động, cũng không nghĩ khác đi khi khẳng định : "Nếu phải lựa chọn giữa bạo lực và hèn nhát, thì tôi không ngần ngại khuyên chọn bạo lực".
Hạnh phúc thay còn có những chọn lựa khác để chấm dứt bất công, chẳng hạn chọn chạy đến công lý. Tôi biết có những phụ huynh đủ sức mạnh làm việc đó : được nhóm tương trợ nâng đỡ, họ có can đảm tố cáo với cảnh sát chính con trai họ buôn bán ma túy ; những người vợ bị đánh đập đã lướt thắng sợ hãi và đã kêu gọi tới công lý để tự vệ chống lại sự bạo hành của chồng. Dĩ nhiên ý hướng tác động những người nầy không phải là trả thù, nhưng là để bắt chấm dứt khủng bố và bất công, và đồng thời để chữa trị kẻ bạo hành.
Xét như vậy, phải chăng là không có ý nghĩa gì việc Đấng dạy chúng ta tha thứ kẻ thù lại chính Ngài đã không nghĩ đến tha thứ cho những kẻ buôn bán trong Đền Thờ trước khi đuổi chúng đi ? Ngài đã xét thấy là đúng và cấp bách việc trước hết bắt phải thôi đi sự xúc phạm Đền Thờ. Đó là thái độ ứng xử tương tự mà tôi đã khuyên một người đàn ông nọ trong các thủ tục ly hôn có vấn đề phân chia của cải và nuôi giữ con cái. Ông ta hỏi tôi trong những hoàn cảnh như thế làm sao ông có thể tha thứ cho vợ ông. Tôi đã trả lời là trước hết ông phải tiến hành vụ kiện với sự ngay thẳng nhất có thể, và rồi sau đó, nhưng chỉ sau đó mà thôi, ông sẽ tập trung nghị lực để tha thứ cho vợ ông.
Tôi muốn minh họa hơn nữa điểm nầy dựa vào một kinh nghiệm bản thân. Tôi nghe từ hai nguồn khác nhau rằng một trong những đồng nghiệp tu trì của tôi, mà tôi luôn duy trì những tương quan thân ái, đã nói xấu tôi. Trong khi vắng mặt tôi, người anh em đó đã tố cáo tôi với các đồng nghiệp là tôi đã yêu sách quá đáng tiền của nhà trường, nơi chính anh ta làm việc. Tôi cảm thấy buồn phiền và tức giận hay rằng thanh danh của tôi bị bôi nhọ vì những lời nói xảo trá như vậy. Phản ứng đầu tiên của tôi là không để cho những lời vu cáo đó tiếp tục, nhưng nhớ lại điều tôi dạy người khác là cấp thiết phải bắt thôi đi những cử chỉ xúc phạm, tôi cầm bút và viết cho ngài : "Thưa cha, tôi nghe rằng cha đã nói sau lưng tôi về những đòi hỏi tiền bạc quá đáng của tôi. Điều đó đúng hay sai ? Nếu sai, nghĩa là cha không nói, thì cha chỉ đơn giản vất lá thư nầy vào xọt rác. Nhưng nếu đúng là cha đã nói như vậy, thì tôi yêu cầu cha chấm dứt việc loan truyền những lời như thế về tôi. Nếu cha cần giải thích, tôi sẵn sàng cung cấp cho cha theo ý cha, ngay cả vấn đề lương bổng của tôi chẳng liên quan chút nào đến cha". Ông cha chấm dứt ngay những lời bép xép và tôi cảm thấy vui vẻ hơn để lờ đi câu chuyện ấy.
Những thí dụ nầy chứng tỏ rằng tha thứ không chước miễn phải có can đảm chất vấn một người xúc phạm và nại tới công lý, nếu cần thiết. Đức Gioan-Phaolô II tha thứ cho kẻ ám sát ngài là Agça, nhưng ngài đã không bao giờ xin cho anh ta thoát khỏi công lý.
3. (Bài tập)
Để điểm lại tình hình về hoàn cảnh nạn nhân của mình :
Đây là một bản câu hỏi giúp điểm lại tình hình về một hoàn cảnh trong đó mình là nạn nhân. Tôi không phải nhắc lại rằng sự tha thứ vẫn không thể được bao lâu người ta để cho kẻ xúc phạm mình tiếp tục mãi những cử chỉ xúc phạm.
1) Bạn làm gì trong những hoàn cảnh mà bạn là nạn nhân của những thủ đoạn của một cá nhân ?
- Bạn thử cố quên đi.
- Bạn để mặc cho tình hình xấu đi.
- Bạn tự nhủ là không có gì phải làm cả.
- Bạn sợ những phản ứng mà kẻ xúc phạm sẽ có nếu bạn đòi anh ta chấm dứt những xử sự phá hoại ấy.
- Bạn để nỗi oán giận lớn lên.
- Bạn chờ lúc để báo thù.
- Bạn sợ nổi nóng lên và trở nên bất công.
2) Bạn dự tính can thiệp một cách thế nào cho có hiệu quả mà không rơi vào sự báo thù ?
3) Bạn có thể nói với người nào về tình hình để làm nhẹ đi nỗi sợ hãi và tính bạo lực của bạn, hầu tìm được chiến lược can thiệp thích hợp nhất và hiệu quả nhất ?
4) Cách nào bạn muốn chất vấn kẻ bách hại bạn ?
Giaiđoạn 1 - Hai - Ba - Bốn - Năm - Sáu - Bảy - Tám - Chín - Mười - MườiMột - MườiHai
MƯỜI HAI GIAI ĐOẠN THA THỨ ĐÍCH THỰC
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT
Thật ngạc nhiên khi nhận thấy rằng những sách tâm lý viết về khả năng trị liệu của tha thứ quá hiếm hoi. Theo sự hiểu biết của tôi, không một trường tâm lý trị liệu nào đã thử cố gắng đưa ra một lời giải thích về tính chất chữa bệnh của sự tha thứ. Hơn nữa, họ chẳng nghĩ đến việc dành cho tha thứ một chỗ trong quan niệm của họ về nhân cách. Làm sao cắt nghĩa sự thiếu sót nầy ? Chắc chắn lỗ hổng nầy đến do khuynh hướng của họ giảm trừ sự tha thứ vào một hoạt động thuần túy có tính cách tôn giáo. Nếu như vậy thì đó là một sai lầm nghiêm trọng, bởi vì như chúng ta đã thấy, tha thứ đụng đến tất cả mọi chiều kích của con người, từ những chiều kích thiêng liêng đến những chiều kích sinh học và tâm lý.
Ngày nay, tha thứ có một tính thời sự rất lớn. Lợi ích gộp lại của nó được phát triển như một nhân tố quan trọng của sức khoẻ thể lý, tâm lý và thiêng liêng. Các nhà thần học, chuyên gia tâm lý, bác sĩ và các nhà liệu pháp điều trị vừa bắt đầu khám phá được giá trị trị liệu của tha thứ. Tại sao có lợi ích bất thần nầy ? Có lẽ bởi vì người ta bắt đầu từ bỏ dần dần cái quan niệm ma thuật hay duy ý chí của một sự tha thứ được thực hiện theo yêu cầu. Thay vì nhìn thấy trong sự tha thứ một thứ ma thuật hay một cố gắng đơn giản của ý chí, dần dần họ nhận thấy rằng không phải muốn tha thứ là tha thứ được đâu. Sự tha thứ phải tuân theo những định luật phát triển của con người và phải thích ứng với những chu kỳ trưởng thành của nhân vị. Còn lâu mới là kết quả của một động tác ý chí, tha thứ phát xuất bởi một qui trình đòi hỏi sự dấn thân của tất cả mọi khả năng của con người và theo một lộ trình chia ra nhiều giai đoạn.
Những giai đoạn nầy nhiều ít tùy theo tác giả. Đối với tôi, dưới ánh sáng kinh nghiệm bản thân, lâm sàng và đọc sách, tôi đi đến kết luận rằng có mười hai giai đoạn cần thiết để đạt tới sự tha thứ đích thực. Tại sao lại mười hai ? Vì những lý do sư phạm. Khi phân chia sự khó tha thứ thành nhiều giai đoạn, tôi muốn sáng tạo một khoa sư phạm riêng về tha thứ, làm cho sự tha thứ khả dĩ đạt đến số đông người nhất có thể. Tôi cũng phân phối công việc tha thứ thành những nhiệm vụ xem ra có thể thực hiện được. Dĩ nhiên tha thứ không phải như một cái máy có thể tháo ráp lúc nào muốn cũng được. Tôi hoàn toàn không nghĩ đến việc phát minh ra một công thức không sai lầm về tha thứ. Tuy nhiên tôi xác tín về lợi ích của những cột mốc nầy, dù xem ra quá nhiều, trên con đường tha thứ luôn luôn bấp bênh nầy.
Chúng ta hãy xem các giai đoạn tha thứ được tổ chức như thế nào.
1) Ngay từ đầu, một đàng tiến trình được khởi sự với quyết định vững chắc không trả thù và đàng khác khiến kẻ gây nên xúc phạm phải thôi đi những hành động xấu của nó. Đó là giai đoạn đầu tiên.
2) Ba giai đoạn tiếp theo nhằm săn sóc các thương tổn : nhận ra vết thương, chia sẻ vết thương bằng cách mở lòng ra với người nào đó để xác định nó và đành chịu thương tổn.
3) Giai đoạn thứ năm hệ tại việc chấp nhận nỗi tức giận và ước muốn báo thù của mình.
4) Giai đoạn thứ sáu hệ tại một khúc quặt lớn trên con đường tha thứ, là tha thứ cho chính mình.
5) Một khi cố gắng chăm sóc chính mình, người ta quay về kẻ xúc phạm mình để cố gắng hiểu y. Đó là giai đoạn bảy.
6) Rồi người ta sẽ đi tìm ý nghĩa mà tổn thương có thể mang đến trong đời sống mình. Đó là giai đoạn thứ tám.
7) Ba giai đoạn kế đó sẽ mặc lấy một tính chất thiêng liêng hơn : biết mình xứng đáng với sự tha thứ và đã được đặc xá rồi, thôi làm khổ mình để tha thứ, mở ra với ân sủng tha thứ.
8) Giai đoạn thứ mười hai và là giai đoạn cuối cùng liên quan đến những hậu quả mà người ta muốn mang lại cho sự tha thứ đã được thực hiện. Người ta tự hỏi xem đàng nào tốt hơn cho mình : cắt đứt liên hệ hay làm mới nó lại.
Vậy đây là bảng liệt kê các phận vụ phải chu toàn, hầu đạt được một sự tha thứ đích thực :
1. Quyết định không báo thù và khiến thôi những cử chỉ xúc phạm.
2. Nhận ra thương tổn và nghèo nàn nội tâm của mình.
3. Chia sẻ thương tổn với một ai đó.
4. Xác định rõ mất mát của mình để đành nhận chịu.
5. Chấp nhận nỗi giận và lòng muốn báo thù của mình.
6. Tha thứ cho chính mình.
7. Bắt đầu tìm hiểu kẻ xúc phạm đến mình.
8. Tìm ra ý nghĩa của thương tổn trong cuộc sống của mình.
9. Biết mình đáng được tha thứ và đã được đặc xá.
10. Thôi tự làm khổ mình vì muốn tha thứ.
11. Mở lòng ra với ân sủng tha thứ.
12. Quyết định chấm dứt quan hệ hay đổi mới quan hệ.
Đó là con đường đã được vạch ra. Dĩ nhiên mỗi người sẽ sử dụng theo ý mình tấm bản đồ đi đường nầy trong cuộc hành hương tha thứ của mình. Người ta sẽ quyết định lướt nhanh qua một số giai đoạn nào đó, trong khi nghĩ là lợi ích hơn phải chậm lại lâu ở những giai đoạn khác trình bày một thách đố đặc biệt cho mình. Một cuốn nhật ký sẽ giúp đỡ lớn lao trong việc ghi nhận các tiến bộ của mình.
Cho mỗi giai đoạn, chúng ta sẽ tìm thấy một bài thực tập hay một bản câu hỏi giúp đánh dấu việc chu toàn nhiệm vụ đòi hỏi trước khi bước sang giai đoạn kế tiếp. Kiểu cách cho các áp dụng nầy thay đổi bất ngờ, nhằm mục đích cho đọc giả thực sự sống một tiến trình tha thứ và đi theo lối ấy. Cũng có một số bài tập được làm sẵn để đọc cho nghe.
Giai đoạn một
Không trả thù và khiến thôi đi những cử chỉ xúc phạm
Bạo lực không bao giờ chấm dứt được bạo lực mà chỉ có bất bạo lực mới chấm dứt được bạo lực thôi. "Dĩ oán báo oán, oán trập trùng ; dĩ ân báo oán, oán tiêu tan"
Kinh Phật
Ngay khởi đầu cuộc hành hương nội tâm tiến đến tha thứ, tôi đề nghị với bạn hai quyết định trọng đại : quyết định không trả thù và quyết định bắt phải chấm dứt những cử chỉ xúc phạm. Chuyển động tha thứ không thể kết nối được bao lâu bạn muốn làm thỏa mãn lòng báo thù của bạn, vì bạn sẽ kiệt sức trong một tình trạng nạn nhân.
1. Quyết định không báo thù :
Trước hết, chúng ta hãy bàn đến sự báo thù, một chuyển động bản năng được cảm nhận theo sau một sự xúc phạm oan. Lòng khao khát báo thù là một cố vấn xấu. Tránh đi lòng khao khát báo thù là bạn tránh được cho mình cả một lô phiền muộn, như một câu châm ngôn Trung Hoa nói : "Kẻ báo thù sẽ phải đào hai cái huyệt". Nhưng còn hơn thế nữa : đòi "nửa cân thịt người" bù lại cho những sĩ nhục đã phải chịu sẽ an ủi bạn trong chốc lát oán giận trong lòng, nhưng sẽ không dập tắt được nó. Trái lại, sự trả thù sẽ lôi kéo đến với bạn cả một chuỗi những cay đắng và bất hạnh mà tôi sẽ liệt kê sau đây. Trước khi bạn biết chúng, tôi xin báo cho bạn hay rằng bản liệt kê đó không được gợi hứng bởi một thứ luân lý cấm đoán, nhưng từ ý hướng tốt muốn kiếm tìm hạnh phúc của bạn. Đó chính là cái mà người ta gọi là trãi ra với trị liệu thực tại, nghĩa là một trị liệu nhằm đến cái có thực và sự thoải mái của bạn.
Trước hết hãy để thời giờ đọc và suy niệm những lý do bênh vực cho sự không trả thù, rồi bạn hãy tự hỏi : "Sau khi xét qua tất cả những lý do đó, hỏi tôi có còn thực sự muốn báo thù nữa không ?"
- Sự báo thù hướng chú tâm và nghị lực của bạn lui về quá khứ. Hiện tại của bạn không còn chỗ nữa và tương lai của bạn trống rổng các dự án thích thú.
- Tinh thần trả đũa khơi sâu thêm vết thương của bạn bằng cách không ngừng nhắc đến nó. Nó ngăn cản bạn vui hưởng sự bình an và yên tĩnh cần thiết cho sự chữa lành vết thương và liền sẹo.
- Để có thể thỏa mãn lòng báo thù của bạn, bạn sẽ phải bắt chước kẻ xúc phạm đến bạn, dù bạn không muốn và bạn để mình bị lôi đi trong cái vòng địa ngục của nó. Không những bạn sẽ làm bạn bị tổn thương hơn nữa khi làm điều đó, mà rồi bạn còn bị giảm giá trị.
- Sự trả thù xui khiến tác giả của nó làm lại những cử chỉ độc ác cản trở việc tăng trưởng nhân cách của mình, vì bóp nghẹt hết mọi sáng kiến sáng tạo.
- Trừng phạt người nào để bạn được vui thú trả thù sẽ sản sinh ra nơi bạn một tình cảm sâu xa là mình có lỗi. Bạn sẽ cảm thấy có tội đã sử dụng đau khổ của một người khác để xoa dịu sự sĩ nhục của bạn.
- Tinh thần trừng phạt tội ác nhân danh xã hội thúc đẩy kết án không thương xót kẻ mắc lỗi, nhưng còn sợ rằng phê phán làm giảm uy tín bạn ném xuống trên người ấy sẽ quây trở lại chống đối chính bạn. Lúc đó bạn sẽ cảm thấy bị ám ảnh bởi nỗi lo sợ bị những người khác bắt bạn phải trả chính cái giá ấy trong một tương lai gần.
- Miếng đánh trả mà bạn cho là đích đáng sẽ tạo nên trong bạn một trạng thái sợ hãi và lo âu thường xuyên. Bạn sẽ không ngừng e sợ cái ngày mà kẻ thù của bạn sẽ tấn công trả đũa lại bạn.
- Sự trả thù sẽ nuôi dưỡng trong lòng bạn sự oán giận, hiềm khích và tức giận, là tất cả những thứ tình cảm gây nên ứng suất. Chắc bạn biết rõ những hậu quả tác hại của ứng suất. Nó tấn công hệ thống miễn dịch và như vậy gây nên cả một lô bệnh về thần kinh thực vật.
- Một Đấng bậc nọ quá sính quyền bính và cầu toàn phải chịu nhiều ứng suất, gây tổn thương tâm thần và cả thể lý, vì dù đã dùng nhiều biện pháp trả đũa vẫn không khuất phục được những người "bất tâm phục". Càng dùng biện pháp càng sa lầy trong sóng ngầm "bằng mặt mà không bằng lòng". Sự tức giận và nhu cầu trừng trị có hậu quả "gậy ông đập lưng ông".
Đó là những nỗi bất hạnh theo sau sự trả thù. Hy vọng chúng nổi bật lên cho bạn thấy để chống lại sự trả thù. Bấy giờ bạn có thể thích hơn giải pháp ít đắt giá hơn mà lại triển nở nhất, đó là giải pháp tha thứ. Nếu, sau khi đã suy nghĩ về những lý do không nên trả thù, mà bạn không thành công trong việc chế ngự được các xung năng, thì tôi khuyên bạn lập tức qua ngay giai đoạn thứ năm, là nơi bạn sẽ học được cách thức thuần hóa cơn tức giận và ý thích trả thù của bạn.
2. Khiến thôi đi những cử chỉ xúc phạm :
Một người kia lưu ý tôi thế nầy : "Kêu gọi kẻ thù mình chấm dứt những cử chỉ xúc phạm không phải là một hình thức che đậy của sự trả thù sao ?" Thưa, khiến thôi đi những hành động xúc phạm bằng cách sử dụng tất cả sức mạnh của mình không có gì giống với trả thù hết. Trái lại, đó chính là tự trọng không tấn công kẻ xúc phạm. Có thể lời kêu gọi mặc lấy dáng dấp của một lời nói cộc lốc hạ nhục, nếu nó được làm trong ý hướng tấn công hay cố gắng tạo nên nơi kẻ xúc phạm một mặc cảm có lỗi. Như vậy thật rất quan trọng trong cách can thiệp khiến thôi đi những cử chỉ xúc phạm, cũng như giữ mình trong thái độ không trả thù.
Bao lâu cách ứng xử xúc phạm còn tiếp tục thì việc nghĩ đến muốn tha thứ là vô hiệu. Làm sao người ta có thể làm việc đó, ngay cả nghĩ đến làm việc đó, khi mà còn chịu khuất phục dưới một bạo lực thường xuyên ? Tha thứ trong những hoàn cảnh như vậy là tương đương với việc từ bỏ quyền lợi của mình và là bằng chứng của hèn nhát. Ghandi, vị đại tông đồ của bất bạo động, cũng không nghĩ khác đi khi khẳng định : "Nếu phải lựa chọn giữa bạo lực và hèn nhát, thì tôi không ngần ngại khuyên chọn bạo lực".
Hạnh phúc thay còn có những chọn lựa khác để chấm dứt bất công, chẳng hạn chọn chạy đến công lý. Tôi biết có những phụ huynh đủ sức mạnh làm việc đó : được nhóm tương trợ nâng đỡ, họ có can đảm tố cáo với cảnh sát chính con trai họ buôn bán ma túy ; những người vợ bị đánh đập đã lướt thắng sợ hãi và đã kêu gọi tới công lý để tự vệ chống lại sự bạo hành của chồng. Dĩ nhiên ý hướng tác động những người nầy không phải là trả thù, nhưng là để bắt chấm dứt khủng bố và bất công, và đồng thời để chữa trị kẻ bạo hành.
Xét như vậy, phải chăng là không có ý nghĩa gì việc Đấng dạy chúng ta tha thứ kẻ thù lại chính Ngài đã không nghĩ đến tha thứ cho những kẻ buôn bán trong Đền Thờ trước khi đuổi chúng đi ? Ngài đã xét thấy là đúng và cấp bách việc trước hết bắt phải thôi đi sự xúc phạm Đền Thờ. Đó là thái độ ứng xử tương tự mà tôi đã khuyên một người đàn ông nọ trong các thủ tục ly hôn có vấn đề phân chia của cải và nuôi giữ con cái. Ông ta hỏi tôi trong những hoàn cảnh như thế làm sao ông có thể tha thứ cho vợ ông. Tôi đã trả lời là trước hết ông phải tiến hành vụ kiện với sự ngay thẳng nhất có thể, và rồi sau đó, nhưng chỉ sau đó mà thôi, ông sẽ tập trung nghị lực để tha thứ cho vợ ông.
Tôi muốn minh họa hơn nữa điểm nầy dựa vào một kinh nghiệm bản thân. Tôi nghe từ hai nguồn khác nhau rằng một trong những đồng nghiệp tu trì của tôi, mà tôi luôn duy trì những tương quan thân ái, đã nói xấu tôi. Trong khi vắng mặt tôi, người anh em đó đã tố cáo tôi với các đồng nghiệp là tôi đã yêu sách quá đáng tiền của nhà trường, nơi chính anh ta làm việc. Tôi cảm thấy buồn phiền và tức giận hay rằng thanh danh của tôi bị bôi nhọ vì những lời nói xảo trá như vậy. Phản ứng đầu tiên của tôi là không để cho những lời vu cáo đó tiếp tục, nhưng nhớ lại điều tôi dạy người khác là cấp thiết phải bắt thôi đi những cử chỉ xúc phạm, tôi cầm bút và viết cho ngài : "Thưa cha, tôi nghe rằng cha đã nói sau lưng tôi về những đòi hỏi tiền bạc quá đáng của tôi. Điều đó đúng hay sai ? Nếu sai, nghĩa là cha không nói, thì cha chỉ đơn giản vất lá thư nầy vào xọt rác. Nhưng nếu đúng là cha đã nói như vậy, thì tôi yêu cầu cha chấm dứt việc loan truyền những lời như thế về tôi. Nếu cha cần giải thích, tôi sẵn sàng cung cấp cho cha theo ý cha, ngay cả vấn đề lương bổng của tôi chẳng liên quan chút nào đến cha". Ông cha chấm dứt ngay những lời bép xép và tôi cảm thấy vui vẻ hơn để lờ đi câu chuyện ấy.
Những thí dụ nầy chứng tỏ rằng tha thứ không chước miễn phải có can đảm chất vấn một người xúc phạm và nại tới công lý, nếu cần thiết. Đức Gioan-Phaolô II tha thứ cho kẻ ám sát ngài là Agça, nhưng ngài đã không bao giờ xin cho anh ta thoát khỏi công lý.
3. (Bài tập)
Để điểm lại tình hình về hoàn cảnh nạn nhân của mình :
Đây là một bản câu hỏi giúp điểm lại tình hình về một hoàn cảnh trong đó mình là nạn nhân. Tôi không phải nhắc lại rằng sự tha thứ vẫn không thể được bao lâu người ta để cho kẻ xúc phạm mình tiếp tục mãi những cử chỉ xúc phạm.
1) Bạn làm gì trong những hoàn cảnh mà bạn là nạn nhân của những thủ đoạn của một cá nhân ?
- Bạn thử cố quên đi.
- Bạn để mặc cho tình hình xấu đi.
- Bạn tự nhủ là không có gì phải làm cả.
- Bạn sợ những phản ứng mà kẻ xúc phạm sẽ có nếu bạn đòi anh ta chấm dứt những xử sự phá hoại ấy.
- Bạn để nỗi oán giận lớn lên.
- Bạn chờ lúc để báo thù.
- Bạn sợ nổi nóng lên và trở nên bất công.
2) Bạn dự tính can thiệp một cách thế nào cho có hiệu quả mà không rơi vào sự báo thù ?
3) Bạn có thể nói với người nào về tình hình để làm nhẹ đi nỗi sợ hãi và tính bạo lực của bạn, hầu tìm được chiến lược can thiệp thích hợp nhất và hiệu quả nhất ?
4) Cách nào bạn muốn chất vấn kẻ bách hại bạn ?
Giaiđoạn 1 - Hai - Ba - Bốn - Năm - Sáu - Bảy - Tám - Chín - Mười - MườiMột - MườiHai