Dan Lee
04-02-2008, 09:29 PM
Giai đoạn bảy
Hiểu kẻ xúc phạm đến mình
Sự tha thứ dẫn tới việc ngưng lại mọi xét đoán về kẻ gây nên xúc phạm và khám phá cái Mình đích thực của y…
Joan Borysenko
rong một buổi thuyết trình về các giai đoạn tha thứ, một bà bự lắng nghe tôi. Khi tôi đề cập đến giai đoạn hệ tại việc hiểu kẻ gây nên xúc phạm, bà lập tức ngắt ngang tôi : "Tôi nghe cha mãi cho đến lúc nầy, nhưng như thế là quá lắm rồi, tôi không muốn cố gắng hiểu người phối ngẩu cũ của tôi nữa, tôi đã mất quá nhiều thời gian vào cái trò đó". Tôi trả lời bà bốp chát : "Bà không thể nuốt hết tất cả các giai đoạn của tha thứ trong một mạch và trong cùng một buổi tối được. Có lẽ lợi hơn cho bà là trở lại giai đoạn chấp nhận cơn giận của bà". Cũng như nữ thính giả của tôi, nếu bạn cảm thấy bị ách tắc ở một giai đoạn, thì thật là hữu ích khi tự hỏi xem bạn có đốt một giai đoạn nào trước đó không? Do đó điều quan trọng là bạn tôn trọng nhịp điệu tiến triển cá nhân trong tiến trình tha thứ của bạn.
Vậy, nếu vết thương của bạn hãy còn quá mới và được chữa trị không đúng, thì bạn dấn thân vào giai đoạn nầy là vô ích. Giai đoạn nầy giả thiết rằng bạn đã thôi không quá bận tâm đến vết thương của bạn nữa. Bạn đã cảm thấy sẵn sàng ra khỏi bạn để thay đổi quan niệm của bạn về người đã làm thiệt hại cho bạn chưa ?
Có cần thiết phải nhắc lại cho bạn, trước khi đi xa hơn, rằng hiểu kẻ gây nên xúc phạm không có nghĩa là thứ lỗi cho y và càng không phải là thân oan cho y ? Hiểu kẻ gây nên xúc phạm, chính là mang một cái nhìn trong sáng hơn trên y, để nắm bắt mọi kích thước về con người của y và các lý do của lỗi lầm của y.
Điều hiển nhiên là bạn không thành công để hiểu hết mọi sự về y và về lối xử sự của y. Nhưng mớ hiểu biết ít ỏi về y mà bạn sẽ đắc thủ được sẽ làm cho sự tha thứ trở nên dễ dàng hơn đối với bạn. Sự tha thứ không còn xuất hiện ra cho bạn như một cử chỉ thiếu suy nghĩ hoặc mù quáng nữa, bởi vì bạn đã tìm được những cái "tại sao" cho lối ứng xử gây xúc phạm của y. Hơn nữa, bạn sẽ sẵn sàng hơn để thay đổi cái hình ảnh mà bạn đã có về y và nổ lực tha thứ nhờ đó càng được nâng đỡ. Đối nghịch lại những người khuyên bạn cứ nhắm mắt tha thứ, tôi xin mời bạn tha thứ với đôi mắt rộng mở, để thấy rõ và để khám phá nơi kẻ xúc phạm bạn những khía cạnh mà cho tới lúc đó vẫn còn chưa biết đối với bạn.
1. Hiểu kẻ xúc phạm bao hàm việc thôi chê trách nó:
Sự sĩ nhục và đau khổ gây nên do sự xúc phạm ảnh hưởng đến quan niệm ta có về kẻ gây nên xúc phạm và có thể làm sai lạc quan niệm đó. Lúc ấy, người ta đã thấy nơi kẻ gây nên xúc phạm một con người tồi tệ, lừa phỉnh, bạo lực, bất trung, nguy hiểm, đe dọa, thù hận, vô trách nhiệm, v.v… Kỷ niệm ám ảnh của cử chỉ xúc phạm ảnh hưởng đến cái nhìn của người bị xúc phạm đến độ kẻ gây nên xúc phạm thôi không còn là một con người có khả năng tiến hóa, bởi vì y đã bị đánh dấu mãi mãi vì tội phạm của y rồi. Y thường trở thành sự ác tâm và độc dữ đã được nhân cách hóa.
Do đó mà có khuynh hướng để bị cơn phẩn nộ kéo đi và quên những lời Phúc âm : "Con đừng tự đặt mình làm thẩm phán để khỏi bị xét đoán" (Mt.7,1). Trước hết chúng ta ghi nhận thành ngữ "đừng xét đoán" không có nghĩa là "không sử dụng sự phê phán của mình", nhưng đúng hơn là không sử dụng sự phê phán của mình để "kết án" kẻ khác. Tiếp đến, mệnh lệnh Phúc âm nầy không do một bó buộc khô khan và thuần túy luân lý, nhưng nhằm theo đuổi trước hết thiện ích của chính mình. Bởi vì nếu tôi không tránh kết án kẻ khác, thì tôi cũng sẽ không tránh khi đến phiên tôi bị kết án.
Việc đó sẽ xảy ra thế nào ? Trước hết trong khi kết án kẻ khác, tôi gặp nguy cơ xao lãng chính mình trong mức độ mà tôi tập trung quá đáng trên các khuyết điểm của tha nhân. Tiếp đến sự mù quáng về con người tôi sẽ dẫn tôi dự phóng trên kẻ khác chính những lỗi lầm và yếu đuối của tôi. Vả lại, nếu tôi giữ mình không kết án kẻ khác, tôi sẽ có nhiều cơ may hơn để có một cái nhìn khách quan hơn về chính mình, và do đó, có một cái nhìn khách quan hơn về kẻ xúc phạm đến tôi. Phải chăng đó là sứ điệp Chúa Giêsu đã nói dưới một hình thức gợi hình: "Sao con nhìn cái rác trong mắt anh em con, mà cái xà trong mắt con, con lại không lưu ý ?" (Mt.7,3).
Việc kết án kẻ xúc phạm tôi một cách nào đó trở lại kết án chính tôi. Một phần lớn của cái mà tôi bài xích nơi người khác thường là một phần của chính tôi mà tôi từ chối nhận biết nơi mình. Lúc ấy kẻ xúc phạm tôi trở thành cái màn hình trên đó tôi phóng chiếu những khía cạnh của chính tôi mà tôi rất lấy làm nặng nề khi nhìn thấy. Con người bị kết án phản ánh cho tôi những phương diện khó thương của tôi. Xét về mặt nầy, thật ích lợi khi tôi qui cho mình những khuyết điểm và sai quấy mà tôi chồng chất lên kẻ xúc phạm. Đón nhận như thế cái làm cho tôi sợ nơi tôi là thiết yếu cho sự trưởng thành của tôi. Khi lấy lại những khía cạnh của mình mà tôi cho là yếu đuối và thiếu sót, tôi trở nên đầy đủ hơn và như vậy trở nên chính tôi hơn. Vậy tôi sẽ không hiểu được kẻ xúc phạm tôi, nếu trước đó tôi đã không làm cho thích hợp với mình những yếu đuối và khuyết điểm mà tôi đã mặc cho y.
Suy nghĩ kỷ thì qui tắc không kết án kẻ xúc phạm mình lẫn lộn với qui tắc "yêu thương kẻ thù của mình". Ở đây nữa, lời dạy nầy không được khắc ghi trong một luân lý bổn phận, nhưng trong một ước muốn tăng trưởng nhân vị. Bởi vì trong bối cảnh của tha thứ, kẻ thù hoặc kẻ xúc phạm gởi trả lại cho tôi những phần khó thương tạo nên "cái bóng" của tôi. Vậy, "yêu thương kẻ thủ" trở về đón tiếp trong mình "cái bóng" của mình, nghĩa là cái làm cho sợ hoặc cái gây nên xấu hổ trong tôi. Vậy, tôi thực hành không kết án kẻ thù và yêu thương kẻ thù, chính là không kết án cái bóng của tôi và bắt đầu thuần hóa nó, yêu thương nó. Trong hành động tha thứ, một cách nào đó, sự không xét đoán dẫn đến một sự hòa giải với kẻ xúc phạm, nhưng nhất là, đến một sự hòa giải với khía cạnh bóng tối của chính mình được xác nhận là một nguồn suối nhân vị lớn lao.
2. Hiểu, chính là biết rõ những tiền sự của người khác :
Một câu ngạn ngữ xưa nói rằng : "Thiên Chúa tha thứ tất cả, vì Ngài hiểu rõ mọi sự". Chân lý sâu xa thật quan trọng phải ghi nhớ để đi qua giai đoạn hiện tại. Rõ ràng là một sự hiểu biết tốt các tiền sự về gia đình, xã hội và văn hóa của một con người sẽ giúp ta tha thứ cho con người đó. Ngay cả khi những điều kiện chung quanh đó không biện minh cho lối xử sự không tốt của người đó, thì ít ra chúng cũng giải thích được một phần.
Đó là cái tôi khám phá được trong khi cố hiểu những cơn lo âu và nổi giận của cha tôi mà tôi cho là không thể dung thứ được. Sau một cuộc chuyện vãn với cô tôi về thời thơ ấu của cha tôi, tôi đã thay đổi triệt để thái độ bất bao dung của mình. Là anh cả của gia đình, cha tôi đã làm việc cần cù, ngay từ lúc nhỏ, cha tôi đã phải gánh vác trách nhiệm quá nặng của "người đàn ông trong nhà" suốt những thời gian vắng mặt rất dài của ông nội tôi. Do đó mà sinh ra những nỗi sợ và lo âu thường xuyên của người.
Một khi biết được sự kế thừa và lịch sử của một con người, ta dễ đặt mình vào hoàn cảnh của người đó và hiểu được những sự sai lệch trong tính tình của y. Như thế, sự kiện biết được rằng một người lạm dụng tình dục đã là nạn nhân của sự lạm dụng không giảm thiểu tính nghiệm trọng tội ác của y, nhưng làm cho người ta độ lượng hơn đối với y.
3. Hiểu, chính là tìm ý hướng tích cực của kẻ xúc phạm :
Virginia Satir, thầy thuốc điều trị tại gia trong suốt hơn bốn mươi năm, biểu lộ một sự tín nhiệm lớn lao nơi những người mà bà luôn tìm khám phá ý hướng tích cực của các hành động, dù họ là những khách hàng rượu chè trụy lạc nhất. Theo ý bà, nơi mỗi con người đều có một ý chí tăng trưởng không thể trừ khử, ngay cả trong những cử chỉ độc ác nhất. Đối với bà, ý hướng tích cực là một nguồn mạch nội tâm phong phú cho phép bà tiếp cận khách hàng và cùng y khởi đầu một sự thay đổi ứng xử. Một khi ý hướng tích cực đã được khám phá, bà giúp khách hàng ý thức và nhận thấy tất cả vẻ đẹp của nó. Rồi bà gợi ý cho khách hàng những phương thế xây dựng để thực hiện cái ý hướng tăng trưởng đó. Chẳng hạn bà hiểu rằng ý hướng tích cực của một người tự tử là nhằm chấm dứt đau khổ ; ý hướng tích cực của một người cha bạo lực là có được sự chế ngự trên đứa con ; ý hướng tích cực của tên trộm trẻ ở quầy hàng là để chứng tỏ giá trị của nó với bạn bè ; ý hướng tích cực của cậu bé nổi loạn là để chứng minh khả năng của nó với các nhà đào tạo.
Chính với cùng ý hướng tích cực đó mà một số người nghĩ là phải làm tổn thương một người khác để thúc đẩy y tự sửa chữa và tiến bộ. Một số nhà giáo dục bắt phải chịu bao sĩ nhục với một ý muốn tuyệt vời của thế gian ? Tôi nhớ rõ ngày mà thầy coi nhà nguyện, sau một giờ tập hát, đã trịnh trọng rút ra khỏi túi một mãnh giấy, rồi trước sự hiện diện của cả ca đoàn ba mươi người, lớn tiếng đọc : "Các em André, Claude và Jean phải ra khỏi ca đoàn ngay lập tức và vĩnh viển". Lòng đầy bực tức, tôi bái gối Mình Thánh Chúa rồi lập tức rời nhà nguyện. Ngày nay tôi vẫn còn tự hỏi tại sao ông thầy nầy đã không thông báo việc đuổi chúng tôi trước giờ tập hát. Dĩ nhiên, ông đã thành công trong việc hạ nhục tôi, nhưng ông đã lầm, nếu ông muốn qua đó để dạy tôi thực hành đức khiêm nhường.
Tôi cũng thấy ông thầy Anh văn ở cấp hai khủng bố tất cả lớp với lối châm chọc cay độc của ông bằng cách đọc lớn tiếng những bài thi kém nhất. Người ta không thể nhắm mắt trước những sự vụng về như thế và những hậu quả mà chúng kéo lê trong cuộc đời của các nạn nhân. Tuy nhiên, dù các phương pháp nầy thật đáng trách, có lẽ người ta chẳng nghi ngờ gì những ý hướng tốt của các nhà giáo dục đó.
Mặt khác, nếu xảy ra là một số người làm điều sai với những ý hướng tốt, thì cũng có những người khác làm điều đó mà không muốn. Chúng ta hãy nghĩ đến những người lái xe ẩu say rượu hay ghiền ma túy đã giết chết hoặc gây thương tích cho người nào đó trong các tai nạn ; những điều dưỡng viên, vì cớ một chẫn đoán sai hoặc vì lối điều trị lầm lẫn, đã hủy hoại sức khoẻ của các bệnh nhân ; một trụ cột của gia đình, vì đã thỏa hiệp trong những cuộc làm ăn phiêu lưu, đe dọa cuộc sống sung túc thoải mái của vợ con… Trong những trường hợp nầy, các nạn nhân phải chịu những thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên, việc biết rằng những người chịu trách nhiệm về các thiệt hại đó đã không cố tình gây nên chắc chắn không thể loại trừ các đau khổ phải chịu, nhưng ít ra cũng có thể giảm nhẹ sự chán ghét tha thứ đi.
4. Hiểu kẻ xúc phạm chính là khám phá được giá trị và phẩm giá của y :
Người ta có khuynh hướng giảm trừ kẻ gây nên xúc phạm với cử chỉ ác tâm của y và từ đó hoàn toàn coi thường y. Dầu vậy, một ứng xử lầm lỗi của kẻ xúc phạm không bao giờ là lời nói cuối cùng về y. Vì, bất chấp các lầm lỗi của y, y vẫn còn có khả năng thay đổi và trở nên tốt. Nỗi thất vọng càng sâu xa thì nó càng làm cho người ta chỉ nhìn thấy lỗi lầm của kẻ xúc phạm và muốn dìm nó xuống. Mối nguy hiểm còn lớn hơn nữa khi đó là một người gần gủi và được yêu mến.
Về vấn đề nầy, tôi nhớ là mình đã được xây dựng bởi thái độ tích cực của một người đàn bà mà cuộc sống cá nhân và gia đình bị một người chồng rượu chè say sưa làm hỏng. Bà nói với tôi rằng ngay cả khi bà đã quyết định lìa bỏ ông, bà không ngừng yêu ông bất chấp tất cả và không ngừng ngưỡng mộ sự dịu dàng, lòng can đảm, óc hài hước và niềm tin tôn giáo sâu xa của ông. Bà nói tiếp : "Không ai có thể lấy đi của tôi tình yêu và niềm vui đã sống với người đàn ông nầy cả". Hết sức ngạc nhiên, tôi nhìn bà thoát ra khỏi cuộc phiêu lưu vợ chồng với phẩm cách và trong một sự kính trọng lớn lao đối với người phối ngẩu cũ của mình. Tôi không còn nhìn thấy nơi bà một nạn nhân còn ở dưới ách một người chồng nghiện ngập nữa, mà là một người vợ tự do.
5. Hiểu, chính là chấp nhận không hiểu hết mọi sự :
Ngay cả khi người ta muốn biết mọi sự về kẻ xúc phạm mình, thì người ta cũng không bao giờ chọc thủng được hoàn toàn cái bí mật của con người y, cũng chẳng thể khám phá được mọi động lực cử chỉ của y, những động lực mà thường y cũng không biết. Người ta lại thấy mình đang đứng trước huyền nhiệm của một nhân vị sống động, đến đổi hiểu kẻ xúc phạm chính là chấp nhận không hiểu hết mọi sự. Đó là điều mà một người thợ nọ, sau một buổi thuyết trình về tha thứ, đã đến thăm tôi để tâm sự với tôi cái triết lý sống của ông : "Nếu người nào gây nên cho con một điều thiệt hại, con thưa với Chúa : con không hiểu tại sao y làm cho con như vậy, nhưng con tin rằng Chúa biết tại sao. Và suy tư nầy đủ làm cho con giữ được sự bình an nội tâm của mình". Những lời nầy làm dội lại tư tưởng của bác sĩ Philippe Madre : "Chung cuộc, tha thứ không phải là một cử chỉ xóa sạch (trong thực tế không thể được vì điều dữ tôi tha thứ vẫn mãi mãi làm thành phần của lịch sử đời tôi), nhưng là một cử chỉ tin tưởng ở tha nhân, lòng tin tưởng xuyên qua một nỗi khổ đau nào đó, chỉ có thể có được nhờ sự giúp đỡ của Chúa".
6. Để hiểu kẻ xúc phạm mình :
Có cần thiết để nhắc lại rằng những luyện tập mà tôi đề nghị thực hiện được diễn ra theo một sự tiến triển nào đó không ? Nếu xảy ra là bạn cảm thấy khó chịu và không thoải mái trong một tập luyện thì không nên cứ khư khư theo đuổi nó làm gì. Vẫn cứ liên lạc với sự khó chịu hoặc phản kháng nội tâm của mình, người ta sẽ khám phá được mình đang ở đâu trong tiến trình tha thứ của mình. Sự ý thức nầy sẽ giúp bạn định vị và đánh giá tốt hơn cái buớc kế tiếp phải thực hiện trong chiều hướng tốt.
1) Bạn đi vào trong chính mình. Bạn để thời giờ nhìn thấy với đôi mắt tưởng tượng kẻ đã làm thiệt hại bạn. Bạn lược lại trong mình những gì bạn biết được về lịch sử cá nhân của y. Nếu đủ can đảm, bạn tự đặt mình vào địa vị của y và tự hỏi xem cái gì xảy đến cho bạn nếu bạn đã phải sống trong cùng những biến cố như y…
2) Sau tập luyện vừa rồi, tôi mời bạn phát hiện ra ý hướng tích cực đã tác động kẻ xúc phạm bạn trong các hành động đáng chê trách của y : ước muốn bảo vệ chính mình, ham quyền lực, cách bảo vệ phẩm giá của mình,v.v… Chúng ta ghi nhận rằng nhận biết ý hướng tích cực không có nghĩa là bạn tán thành các phương tiện kẻ xúc phạm bạn sử dụng.
3) Bạn liệt kê các khuyết điểm mà bạn nhận thấy nơi kẻ xúc phạm bạn, nhất là những khuyết điểm làm bạn khó chịu nhất, rồi bạn áp dụng cho mình từng khuyết điểm đó. Chẳng hạn sau khi đã tuyên bố tôi ghét sự bạo lực của nó, bạn tự nhủ chính tôi cũng bạo lực. Có lẽ bạn sẽ khám phá ra một phần đáng ghét của bạn bên dưới cái khuyết điểm mà bạn quở trách nơi y. Nếu trường hợp đó xảy ra, trước hết bạn nghĩ tới việc đón tiếp cái phần ấy để sáp nhập nó vào toàn thể nhân cách của bạn. Chẳng hạn tôi cần điều hòa sự dịu dàng thái quá của tôi với một sự khẳng định chính mình cách bạo lực hơn.
Giaiđoạn 1 - Hai - Ba - Bốn - Năm - Sáu - Bảy - Tám - Chín - Mười - MườiMột - MườiHai
Hiểu kẻ xúc phạm đến mình
Sự tha thứ dẫn tới việc ngưng lại mọi xét đoán về kẻ gây nên xúc phạm và khám phá cái Mình đích thực của y…
Joan Borysenko
rong một buổi thuyết trình về các giai đoạn tha thứ, một bà bự lắng nghe tôi. Khi tôi đề cập đến giai đoạn hệ tại việc hiểu kẻ gây nên xúc phạm, bà lập tức ngắt ngang tôi : "Tôi nghe cha mãi cho đến lúc nầy, nhưng như thế là quá lắm rồi, tôi không muốn cố gắng hiểu người phối ngẩu cũ của tôi nữa, tôi đã mất quá nhiều thời gian vào cái trò đó". Tôi trả lời bà bốp chát : "Bà không thể nuốt hết tất cả các giai đoạn của tha thứ trong một mạch và trong cùng một buổi tối được. Có lẽ lợi hơn cho bà là trở lại giai đoạn chấp nhận cơn giận của bà". Cũng như nữ thính giả của tôi, nếu bạn cảm thấy bị ách tắc ở một giai đoạn, thì thật là hữu ích khi tự hỏi xem bạn có đốt một giai đoạn nào trước đó không? Do đó điều quan trọng là bạn tôn trọng nhịp điệu tiến triển cá nhân trong tiến trình tha thứ của bạn.
Vậy, nếu vết thương của bạn hãy còn quá mới và được chữa trị không đúng, thì bạn dấn thân vào giai đoạn nầy là vô ích. Giai đoạn nầy giả thiết rằng bạn đã thôi không quá bận tâm đến vết thương của bạn nữa. Bạn đã cảm thấy sẵn sàng ra khỏi bạn để thay đổi quan niệm của bạn về người đã làm thiệt hại cho bạn chưa ?
Có cần thiết phải nhắc lại cho bạn, trước khi đi xa hơn, rằng hiểu kẻ gây nên xúc phạm không có nghĩa là thứ lỗi cho y và càng không phải là thân oan cho y ? Hiểu kẻ gây nên xúc phạm, chính là mang một cái nhìn trong sáng hơn trên y, để nắm bắt mọi kích thước về con người của y và các lý do của lỗi lầm của y.
Điều hiển nhiên là bạn không thành công để hiểu hết mọi sự về y và về lối xử sự của y. Nhưng mớ hiểu biết ít ỏi về y mà bạn sẽ đắc thủ được sẽ làm cho sự tha thứ trở nên dễ dàng hơn đối với bạn. Sự tha thứ không còn xuất hiện ra cho bạn như một cử chỉ thiếu suy nghĩ hoặc mù quáng nữa, bởi vì bạn đã tìm được những cái "tại sao" cho lối ứng xử gây xúc phạm của y. Hơn nữa, bạn sẽ sẵn sàng hơn để thay đổi cái hình ảnh mà bạn đã có về y và nổ lực tha thứ nhờ đó càng được nâng đỡ. Đối nghịch lại những người khuyên bạn cứ nhắm mắt tha thứ, tôi xin mời bạn tha thứ với đôi mắt rộng mở, để thấy rõ và để khám phá nơi kẻ xúc phạm bạn những khía cạnh mà cho tới lúc đó vẫn còn chưa biết đối với bạn.
1. Hiểu kẻ xúc phạm bao hàm việc thôi chê trách nó:
Sự sĩ nhục và đau khổ gây nên do sự xúc phạm ảnh hưởng đến quan niệm ta có về kẻ gây nên xúc phạm và có thể làm sai lạc quan niệm đó. Lúc ấy, người ta đã thấy nơi kẻ gây nên xúc phạm một con người tồi tệ, lừa phỉnh, bạo lực, bất trung, nguy hiểm, đe dọa, thù hận, vô trách nhiệm, v.v… Kỷ niệm ám ảnh của cử chỉ xúc phạm ảnh hưởng đến cái nhìn của người bị xúc phạm đến độ kẻ gây nên xúc phạm thôi không còn là một con người có khả năng tiến hóa, bởi vì y đã bị đánh dấu mãi mãi vì tội phạm của y rồi. Y thường trở thành sự ác tâm và độc dữ đã được nhân cách hóa.
Do đó mà có khuynh hướng để bị cơn phẩn nộ kéo đi và quên những lời Phúc âm : "Con đừng tự đặt mình làm thẩm phán để khỏi bị xét đoán" (Mt.7,1). Trước hết chúng ta ghi nhận thành ngữ "đừng xét đoán" không có nghĩa là "không sử dụng sự phê phán của mình", nhưng đúng hơn là không sử dụng sự phê phán của mình để "kết án" kẻ khác. Tiếp đến, mệnh lệnh Phúc âm nầy không do một bó buộc khô khan và thuần túy luân lý, nhưng nhằm theo đuổi trước hết thiện ích của chính mình. Bởi vì nếu tôi không tránh kết án kẻ khác, thì tôi cũng sẽ không tránh khi đến phiên tôi bị kết án.
Việc đó sẽ xảy ra thế nào ? Trước hết trong khi kết án kẻ khác, tôi gặp nguy cơ xao lãng chính mình trong mức độ mà tôi tập trung quá đáng trên các khuyết điểm của tha nhân. Tiếp đến sự mù quáng về con người tôi sẽ dẫn tôi dự phóng trên kẻ khác chính những lỗi lầm và yếu đuối của tôi. Vả lại, nếu tôi giữ mình không kết án kẻ khác, tôi sẽ có nhiều cơ may hơn để có một cái nhìn khách quan hơn về chính mình, và do đó, có một cái nhìn khách quan hơn về kẻ xúc phạm đến tôi. Phải chăng đó là sứ điệp Chúa Giêsu đã nói dưới một hình thức gợi hình: "Sao con nhìn cái rác trong mắt anh em con, mà cái xà trong mắt con, con lại không lưu ý ?" (Mt.7,3).
Việc kết án kẻ xúc phạm tôi một cách nào đó trở lại kết án chính tôi. Một phần lớn của cái mà tôi bài xích nơi người khác thường là một phần của chính tôi mà tôi từ chối nhận biết nơi mình. Lúc ấy kẻ xúc phạm tôi trở thành cái màn hình trên đó tôi phóng chiếu những khía cạnh của chính tôi mà tôi rất lấy làm nặng nề khi nhìn thấy. Con người bị kết án phản ánh cho tôi những phương diện khó thương của tôi. Xét về mặt nầy, thật ích lợi khi tôi qui cho mình những khuyết điểm và sai quấy mà tôi chồng chất lên kẻ xúc phạm. Đón nhận như thế cái làm cho tôi sợ nơi tôi là thiết yếu cho sự trưởng thành của tôi. Khi lấy lại những khía cạnh của mình mà tôi cho là yếu đuối và thiếu sót, tôi trở nên đầy đủ hơn và như vậy trở nên chính tôi hơn. Vậy tôi sẽ không hiểu được kẻ xúc phạm tôi, nếu trước đó tôi đã không làm cho thích hợp với mình những yếu đuối và khuyết điểm mà tôi đã mặc cho y.
Suy nghĩ kỷ thì qui tắc không kết án kẻ xúc phạm mình lẫn lộn với qui tắc "yêu thương kẻ thù của mình". Ở đây nữa, lời dạy nầy không được khắc ghi trong một luân lý bổn phận, nhưng trong một ước muốn tăng trưởng nhân vị. Bởi vì trong bối cảnh của tha thứ, kẻ thù hoặc kẻ xúc phạm gởi trả lại cho tôi những phần khó thương tạo nên "cái bóng" của tôi. Vậy, "yêu thương kẻ thủ" trở về đón tiếp trong mình "cái bóng" của mình, nghĩa là cái làm cho sợ hoặc cái gây nên xấu hổ trong tôi. Vậy, tôi thực hành không kết án kẻ thù và yêu thương kẻ thù, chính là không kết án cái bóng của tôi và bắt đầu thuần hóa nó, yêu thương nó. Trong hành động tha thứ, một cách nào đó, sự không xét đoán dẫn đến một sự hòa giải với kẻ xúc phạm, nhưng nhất là, đến một sự hòa giải với khía cạnh bóng tối của chính mình được xác nhận là một nguồn suối nhân vị lớn lao.
2. Hiểu, chính là biết rõ những tiền sự của người khác :
Một câu ngạn ngữ xưa nói rằng : "Thiên Chúa tha thứ tất cả, vì Ngài hiểu rõ mọi sự". Chân lý sâu xa thật quan trọng phải ghi nhớ để đi qua giai đoạn hiện tại. Rõ ràng là một sự hiểu biết tốt các tiền sự về gia đình, xã hội và văn hóa của một con người sẽ giúp ta tha thứ cho con người đó. Ngay cả khi những điều kiện chung quanh đó không biện minh cho lối xử sự không tốt của người đó, thì ít ra chúng cũng giải thích được một phần.
Đó là cái tôi khám phá được trong khi cố hiểu những cơn lo âu và nổi giận của cha tôi mà tôi cho là không thể dung thứ được. Sau một cuộc chuyện vãn với cô tôi về thời thơ ấu của cha tôi, tôi đã thay đổi triệt để thái độ bất bao dung của mình. Là anh cả của gia đình, cha tôi đã làm việc cần cù, ngay từ lúc nhỏ, cha tôi đã phải gánh vác trách nhiệm quá nặng của "người đàn ông trong nhà" suốt những thời gian vắng mặt rất dài của ông nội tôi. Do đó mà sinh ra những nỗi sợ và lo âu thường xuyên của người.
Một khi biết được sự kế thừa và lịch sử của một con người, ta dễ đặt mình vào hoàn cảnh của người đó và hiểu được những sự sai lệch trong tính tình của y. Như thế, sự kiện biết được rằng một người lạm dụng tình dục đã là nạn nhân của sự lạm dụng không giảm thiểu tính nghiệm trọng tội ác của y, nhưng làm cho người ta độ lượng hơn đối với y.
3. Hiểu, chính là tìm ý hướng tích cực của kẻ xúc phạm :
Virginia Satir, thầy thuốc điều trị tại gia trong suốt hơn bốn mươi năm, biểu lộ một sự tín nhiệm lớn lao nơi những người mà bà luôn tìm khám phá ý hướng tích cực của các hành động, dù họ là những khách hàng rượu chè trụy lạc nhất. Theo ý bà, nơi mỗi con người đều có một ý chí tăng trưởng không thể trừ khử, ngay cả trong những cử chỉ độc ác nhất. Đối với bà, ý hướng tích cực là một nguồn mạch nội tâm phong phú cho phép bà tiếp cận khách hàng và cùng y khởi đầu một sự thay đổi ứng xử. Một khi ý hướng tích cực đã được khám phá, bà giúp khách hàng ý thức và nhận thấy tất cả vẻ đẹp của nó. Rồi bà gợi ý cho khách hàng những phương thế xây dựng để thực hiện cái ý hướng tăng trưởng đó. Chẳng hạn bà hiểu rằng ý hướng tích cực của một người tự tử là nhằm chấm dứt đau khổ ; ý hướng tích cực của một người cha bạo lực là có được sự chế ngự trên đứa con ; ý hướng tích cực của tên trộm trẻ ở quầy hàng là để chứng tỏ giá trị của nó với bạn bè ; ý hướng tích cực của cậu bé nổi loạn là để chứng minh khả năng của nó với các nhà đào tạo.
Chính với cùng ý hướng tích cực đó mà một số người nghĩ là phải làm tổn thương một người khác để thúc đẩy y tự sửa chữa và tiến bộ. Một số nhà giáo dục bắt phải chịu bao sĩ nhục với một ý muốn tuyệt vời của thế gian ? Tôi nhớ rõ ngày mà thầy coi nhà nguyện, sau một giờ tập hát, đã trịnh trọng rút ra khỏi túi một mãnh giấy, rồi trước sự hiện diện của cả ca đoàn ba mươi người, lớn tiếng đọc : "Các em André, Claude và Jean phải ra khỏi ca đoàn ngay lập tức và vĩnh viển". Lòng đầy bực tức, tôi bái gối Mình Thánh Chúa rồi lập tức rời nhà nguyện. Ngày nay tôi vẫn còn tự hỏi tại sao ông thầy nầy đã không thông báo việc đuổi chúng tôi trước giờ tập hát. Dĩ nhiên, ông đã thành công trong việc hạ nhục tôi, nhưng ông đã lầm, nếu ông muốn qua đó để dạy tôi thực hành đức khiêm nhường.
Tôi cũng thấy ông thầy Anh văn ở cấp hai khủng bố tất cả lớp với lối châm chọc cay độc của ông bằng cách đọc lớn tiếng những bài thi kém nhất. Người ta không thể nhắm mắt trước những sự vụng về như thế và những hậu quả mà chúng kéo lê trong cuộc đời của các nạn nhân. Tuy nhiên, dù các phương pháp nầy thật đáng trách, có lẽ người ta chẳng nghi ngờ gì những ý hướng tốt của các nhà giáo dục đó.
Mặt khác, nếu xảy ra là một số người làm điều sai với những ý hướng tốt, thì cũng có những người khác làm điều đó mà không muốn. Chúng ta hãy nghĩ đến những người lái xe ẩu say rượu hay ghiền ma túy đã giết chết hoặc gây thương tích cho người nào đó trong các tai nạn ; những điều dưỡng viên, vì cớ một chẫn đoán sai hoặc vì lối điều trị lầm lẫn, đã hủy hoại sức khoẻ của các bệnh nhân ; một trụ cột của gia đình, vì đã thỏa hiệp trong những cuộc làm ăn phiêu lưu, đe dọa cuộc sống sung túc thoải mái của vợ con… Trong những trường hợp nầy, các nạn nhân phải chịu những thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên, việc biết rằng những người chịu trách nhiệm về các thiệt hại đó đã không cố tình gây nên chắc chắn không thể loại trừ các đau khổ phải chịu, nhưng ít ra cũng có thể giảm nhẹ sự chán ghét tha thứ đi.
4. Hiểu kẻ xúc phạm chính là khám phá được giá trị và phẩm giá của y :
Người ta có khuynh hướng giảm trừ kẻ gây nên xúc phạm với cử chỉ ác tâm của y và từ đó hoàn toàn coi thường y. Dầu vậy, một ứng xử lầm lỗi của kẻ xúc phạm không bao giờ là lời nói cuối cùng về y. Vì, bất chấp các lầm lỗi của y, y vẫn còn có khả năng thay đổi và trở nên tốt. Nỗi thất vọng càng sâu xa thì nó càng làm cho người ta chỉ nhìn thấy lỗi lầm của kẻ xúc phạm và muốn dìm nó xuống. Mối nguy hiểm còn lớn hơn nữa khi đó là một người gần gủi và được yêu mến.
Về vấn đề nầy, tôi nhớ là mình đã được xây dựng bởi thái độ tích cực của một người đàn bà mà cuộc sống cá nhân và gia đình bị một người chồng rượu chè say sưa làm hỏng. Bà nói với tôi rằng ngay cả khi bà đã quyết định lìa bỏ ông, bà không ngừng yêu ông bất chấp tất cả và không ngừng ngưỡng mộ sự dịu dàng, lòng can đảm, óc hài hước và niềm tin tôn giáo sâu xa của ông. Bà nói tiếp : "Không ai có thể lấy đi của tôi tình yêu và niềm vui đã sống với người đàn ông nầy cả". Hết sức ngạc nhiên, tôi nhìn bà thoát ra khỏi cuộc phiêu lưu vợ chồng với phẩm cách và trong một sự kính trọng lớn lao đối với người phối ngẩu cũ của mình. Tôi không còn nhìn thấy nơi bà một nạn nhân còn ở dưới ách một người chồng nghiện ngập nữa, mà là một người vợ tự do.
5. Hiểu, chính là chấp nhận không hiểu hết mọi sự :
Ngay cả khi người ta muốn biết mọi sự về kẻ xúc phạm mình, thì người ta cũng không bao giờ chọc thủng được hoàn toàn cái bí mật của con người y, cũng chẳng thể khám phá được mọi động lực cử chỉ của y, những động lực mà thường y cũng không biết. Người ta lại thấy mình đang đứng trước huyền nhiệm của một nhân vị sống động, đến đổi hiểu kẻ xúc phạm chính là chấp nhận không hiểu hết mọi sự. Đó là điều mà một người thợ nọ, sau một buổi thuyết trình về tha thứ, đã đến thăm tôi để tâm sự với tôi cái triết lý sống của ông : "Nếu người nào gây nên cho con một điều thiệt hại, con thưa với Chúa : con không hiểu tại sao y làm cho con như vậy, nhưng con tin rằng Chúa biết tại sao. Và suy tư nầy đủ làm cho con giữ được sự bình an nội tâm của mình". Những lời nầy làm dội lại tư tưởng của bác sĩ Philippe Madre : "Chung cuộc, tha thứ không phải là một cử chỉ xóa sạch (trong thực tế không thể được vì điều dữ tôi tha thứ vẫn mãi mãi làm thành phần của lịch sử đời tôi), nhưng là một cử chỉ tin tưởng ở tha nhân, lòng tin tưởng xuyên qua một nỗi khổ đau nào đó, chỉ có thể có được nhờ sự giúp đỡ của Chúa".
6. Để hiểu kẻ xúc phạm mình :
Có cần thiết để nhắc lại rằng những luyện tập mà tôi đề nghị thực hiện được diễn ra theo một sự tiến triển nào đó không ? Nếu xảy ra là bạn cảm thấy khó chịu và không thoải mái trong một tập luyện thì không nên cứ khư khư theo đuổi nó làm gì. Vẫn cứ liên lạc với sự khó chịu hoặc phản kháng nội tâm của mình, người ta sẽ khám phá được mình đang ở đâu trong tiến trình tha thứ của mình. Sự ý thức nầy sẽ giúp bạn định vị và đánh giá tốt hơn cái buớc kế tiếp phải thực hiện trong chiều hướng tốt.
1) Bạn đi vào trong chính mình. Bạn để thời giờ nhìn thấy với đôi mắt tưởng tượng kẻ đã làm thiệt hại bạn. Bạn lược lại trong mình những gì bạn biết được về lịch sử cá nhân của y. Nếu đủ can đảm, bạn tự đặt mình vào địa vị của y và tự hỏi xem cái gì xảy đến cho bạn nếu bạn đã phải sống trong cùng những biến cố như y…
2) Sau tập luyện vừa rồi, tôi mời bạn phát hiện ra ý hướng tích cực đã tác động kẻ xúc phạm bạn trong các hành động đáng chê trách của y : ước muốn bảo vệ chính mình, ham quyền lực, cách bảo vệ phẩm giá của mình,v.v… Chúng ta ghi nhận rằng nhận biết ý hướng tích cực không có nghĩa là bạn tán thành các phương tiện kẻ xúc phạm bạn sử dụng.
3) Bạn liệt kê các khuyết điểm mà bạn nhận thấy nơi kẻ xúc phạm bạn, nhất là những khuyết điểm làm bạn khó chịu nhất, rồi bạn áp dụng cho mình từng khuyết điểm đó. Chẳng hạn sau khi đã tuyên bố tôi ghét sự bạo lực của nó, bạn tự nhủ chính tôi cũng bạo lực. Có lẽ bạn sẽ khám phá ra một phần đáng ghét của bạn bên dưới cái khuyết điểm mà bạn quở trách nơi y. Nếu trường hợp đó xảy ra, trước hết bạn nghĩ tới việc đón tiếp cái phần ấy để sáp nhập nó vào toàn thể nhân cách của bạn. Chẳng hạn tôi cần điều hòa sự dịu dàng thái quá của tôi với một sự khẳng định chính mình cách bạo lực hơn.
Giaiđoạn 1 - Hai - Ba - Bốn - Năm - Sáu - Bảy - Tám - Chín - Mười - MườiMột - MườiHai