Dan Lee
04-02-2008, 10:33 PM
Giai đoạn mười hai
Quyết định chấm dứt hoặc đổi mới quan hệ
Những tình bạn được nối lại đòi hỏi nhiều chăm sóc hơn là những tình bạn không bao giờ bị đổ vở.
La Rochefoucauld
Hoan hô ! Chúc mừng ! Bạn đã tới giai đoạn cuối cùng của tiến trình tha thứ lâu dài của bạn. Bây giờ bạn đã tha thứ cho kẻ xúc phạm bạn, việc còn lại là bạn quyết định sẽ làm gì với mối liên hệ còn nối kết bạn với y. Bạn muốn đeo đuổi mối liện hệ nầy nhằm đào sâu nó, hoặc bạn nghĩ rằng tốt hơn nên chấm dứt ?
1. Không lẫn lộn tha thứ với hòa giải :
Trong một số sách, tha thứ thường đồng nghĩa với hòa giải. Chính vì thế, nhiều người sợ tha thứ cho kẻ xúc phạm đến họ, vì do đó, họ phải hòa giải với nó và lại phải đưa thân ra hứng chịu cùng những quấy nhiễu đó từ phía nó. Đó là trường hợp một đồng nghiệp chuyên gia tâm lý của tôi khi cô bạn thân phản bội những bí mật của bà. Bà từ chối tha thứ cho cô ta, bởi vì bà nghĩ là bà sẽ phải tâm sự trở lại với cô ta và sẽ còn phải bị tổn thương vì sự không kín đáo của cô ta. Mới đây tôi cũng đã nhận thấy cùng một nỗi sợ hải đó nơi một người. Người nầy cũng lẫn lộn hành động tha thứ với hành động hòa giải.
Đây là điều đã xảy ra : một nữ tín đồ Tin Lành say mê vị mục sư của mình bằng một tình yêu rất mạnh. Vị mục sư cũng say đắm nàng và đã đáp trả những cử chỉ cầu thân của nàng mà không sợ làm lu mờ thanh danh của mình, vì ông đã kết hôn và là người cha gia đình. Chắc chắn về tình yêu của người đàn ông nầy, nàng rời bỏ tổ ấm gia đình để thuê một căn hộ sống một mình. Nàng đã nêu lý do cho chồng nàng rằng nàng muốn tìm lại chính mình và suy tư về định hướng cho cuộc đời nàng. Lý do thật là để có thể sống thân mật hơn với người yêu đã dự tính bỏ vợ ngõ hầu đi đến với nàng. Nhưng vợ của mục sư đã nghe phong phanh sự việc nên đã thúc đẩy chồng đi gặp một vị cố vấn hôn nhân gia đình. Cuối cùng, bà đã thành công trong việc can ngăn vị mục sư đi sống với tình nhân.
Nữ nhân vật trong câu chuyện của chúng ta sống cô đơn một mình trong căn hộ nhỏ, và sau khi suy nghĩ, nàng đã quay trở về tổ ấm gia đình. Còn bị va chạm vì đã bị bỏ rơi, chồng nàng đòi hỏi nàng phải chính thức thề hứa trung thành. Ông coi đó là điều kiện tất yếu cho sự tha thứ của ông và sự trở về tổ ấm gia đình có thể xảy ra của vợ ông. Vợ ông phản đối điều đó. Họ đang trong tình trạng ấy khi đến gặp tôi. Sau vài lần gặp gỡ, tôi đã thành công làm cho người chồng hiểu rằng ông không thể đặt điều kiện cho sự tha thứ của ông : sự tha thứ phải là trọn vẹn và vô điều kiện. Tuy nhiên, một khi ông đã tha thứ, ông có thể thương thảo các điều kiện cho cuộc trở về của vợ ông ở trong gia đình. Ông cũng đã lẫn lộn tha thứ với hòa giải.
Sự lẫn lộn nầy được tìm thấy không những nơi những con người bình thường, mà ngay cả nơi các chuyên gia về tha thứ. Một số thầy dạy tu đức và thần học gia đã làm những khẳng định như thế nầy : "Mục đích tối hậu của tha thứ, chính là sự hòa giải ; tha thứ và hòa giải là hai thực tại không thể tách rời nhau ; tha thứ sẽ không đầy đủ nếu không có hòa giải". Có thể nói rằng đối với nhiều người trong họ, tha thứ tương đương với việc quên đi tất cả, với việc làm như chẳng có gì xảy ra cả và quan hệ lại như trước khi xúc phạm. Cách nhìn nầy coi trọng tư tưởng ma thuật hơn là khoa tâm lý lành mạnh của con người. Nếu hòa giải phải là qui phạm cho tính đích thực của sự tha thứ thì chúng ta hiểu tại sao biết bao nhiêu người từ chối tha thứ. Họ có cảm tưởng như cứ giả vờ tha thứ, và cuối cùng, tự phản bội chính mình.
Rõ ràng phần tiếp theo thông thường và đáng ao ước của tha thứ là hòa giải. Sự hòa giải đó tốt hơn nữa đối với những người liên kết với nhau bằng những liên hệ rất chặt chẻ. Đó là trường hợp của các đôi vợ chồng, cha mẹ, con cái, bạn thân, người láng giềng và đồng nghiệp. Nhưng, cả khi sự hòa giải có thể có được thì cũng không được tưởng tượng rằng nó bao hàm việc tìm gặp lại mình như trước khi chưa có lỗi lầm. Sau một sự xúc phạm nặng nề, chúng ta không thể lấy lại quan hệ đã qua được nữa, vì lý do đơn giản rằng nó không còn nữa và cũng không thể tồn tại nữa. Hơn nữa, chúng ta có thể nghĩ tới hoặc đào sâu quan hệ đó, hoặc cho nó một hình thức khác.
2. Tha thứ và chấm dứt một quan hệ :
Còn có một hoàn cảnh mà sự hòa giải với kẻ xúc phạm tỏ ra không thể có được. Chúng ta lấy chẳng hạn trường hợp có vấn đề với một người xúc phạm vô danh, đã chết hay không tìm thấy ; hoặc với một kẻ xúc phạm không chịu hối cải hoặc một người có lỗi đã thành cố tật và vô trách nhiệm. Có phải vì vậy mà kết luận rằng sự tha thứ là không thể được không ? Chẳng hề như thế. Sự tha thứ trước hết là một trạng thái của con tim. Do đó, không những nó có thể được trao ban, mà còn nhất thiết phải tha thứ để lấy lại sự bình an và tự do nội tâm, dù kẻ xúc phạm có sẵn sàng hay không, tới gần được hay không.
Trong những hoàn cảnh mà người tha thứ không thể bộc lộ trực tiếp sự tha thứ của mình, thì y vẫn luôn luôn còn có khả năng làm việc đó bằng một cử chỉ biểu tượng như viết một lá thư mà sẽ không gởi đi, tập hợp quanh mình một vật tượng trưng cho sự tha thứ của mình, hoặc đặt một cử chỉ hòa giải vào chỗ của một người hay của một nhóm người đóng vai kẻ xúc phạm. Đó là cái đã xảy ra trong một giáo xứ mà người chăn chiên đã phạm những hành vi lạm dụng tình dục. Bản quyền sở tại đã cử một vị giảng thuyết đến giúp cộng đoàn tự chữa lành. Trong một cuộc cử hành sám hối, vị nầy xin các giáo dân nhìn thấy nơi ngài vị mục tử lầm lỗi của họ và đến bắt tay ngài tỏ dấu sự tha thứ mà họ trao ban cho vị mục tử cũ của họ. Tiến trình nầy tự nó rất thích hợp cho mọi hoàn cảnh. Rủi thay, đó là một cử chỉ non yểu, vì vị giảng thuyết đã không để đủ thời gian cho các giáo dân trong giáo xứ bắt đầu việc chữa lành vết thương của họ trước đã, rồi từ đó làm cho họ tiến bước trên con đường tha thứ.
Cũng có những hoàn cảnh mà các nổ lực hòa giải, dù đại độ đến đâu, sẽ tỏ ra bất cẩn và ngay cả nguy hiểm nữa. Hãy nghĩ đến trường hợp có vấn đề với những người bạo lực, với những người mắc bệnh tâm thần kinh niên hoặc với những kẻ gian lận chẳng chút ngại ngùng. Tôi không tin rằng, nhân danh một sự tha thứ toàn bộ bao gồm cả hòa giải, chúng ta phải thúc đẩy tính anh hùng đi đến chỗ sẵn sàng nhận chịu thêm nữa những hành động tàn bạo sao ? Sự tha thứ hiểu đúng không đòi hỏi đến thế đâu. Trong những hoàn cảnh nầy, các người nầy có thể vì cẩn trọng mà rút lui, sau khi tha thứ tất cả cho kẻ xúc phạm mình.
Dù cả khi sự tha thứ không luôn đạt tới hòa giải thì cũng không kém lợi ích cho người tha thứ và việc đó được biểu lộ bằng nhiều cách. Người bị xúc phạm trước hết hòa giải với chính mình ; tiếp đến không còn cảm thấy bị sự oán giận và tinh thần trả thù chế ngự mình nữa ; sẽ thành công trong việc không còn xét đoán, nhưng hiểu cho kẻ xúc phạm mình ; có thể tự trong thâm tâm, cầu mong cho nó được hạnh phúc lớn nhất có thể được ; sẽ khám phá ra được khía cạnh tích cực của hoàn cảnh khó khăn ; dĩ nhiên có thể hy vọng sự ân cần đối với kẻ xúc phạm sẽ làm biến đổi được tâm hồn y.
Đó không phải là tất cả, vì một xúc phạm đến từ một người rất thân yêu thường cung cấp cơ hội để tự mở mắt ra trước sự lệ thuộc bệnh hoạn mà chúng ta có thể duy trì đối với y. Sự rạn nứt trong mối quan hệ, dù có nặng nề mấy, cống hiến cho người bị xúc phạm cơ hội xem xét lại tình trạng lệ thuộc và trở nên độc lập hơn. Sự tha thứ cung cấp một cơ hội lý tưởng để làm lại di sản của mình theo sau sự mất mát người thân. Việc làm lại di sản hệ tại việc phục hồi tất cả những sự lý tưởng hóa đã được phóng chiếu lên người được yêu mến. Nói cách khác, nó giúp lấy lại tất cả tình yêu, nghị lực, lý tưởng... nói tắt là tất cả sự đầu tư tâm lý và thiêng liêng mà chúng ta đã đặt để nơi người được yêu mến.
3. Sự tăng trưởng của kẻ xúc phạm trong hòa giải :
Bây giờ chúng ta hãy khảo sát những thay đổi được thực hiện trong tương quan kẻ xúc phạm - người bị xúc phạm. Trước hết, chúng ta hãy ghi nhận rằng trách nhiệm về những thay đổi không chỉ do kẻ xúc phạm như một số tác giả muốn (Smedes), nhưng cũng do người bị xúc phạm nữa, vì người bị xúc phạm phải tập không còn đặt mình vào hoàn cảnh có thể lại trở thành nạn nhân nữa. Để xây dựng mối quan hệ mới, cả kẻ xúc phạm lẫn người bị xúc phạm đều phải cảm nhận có liên quan.
Trước hết kẻ xúc phạm phải nhận ra phần trách nhiệm của mình trong lỗi lầm ấy ; phải tỏ ra sẵn sàng lắng nghe người bị xúc phạm cho đến cùng và phải đặt mình trong da thịt của người bị xúc phạm hầu đo lường được hơn trương độ và cường độ vết thương của y. Ngay cả khi không thể loại bỏ được đau khổ cho người bị xúc phạm, ít ra kẻ xúc phạm cũng hiểu thấu được nó. Còn về những thiệt hại và bất công mình đã phạm đụng tới các của cải vật chất, những vết nhơ cho thanh danh, những sự thiếu ngay thẳng hoặc tất cả những lãnh vực khác, kẻ xúc phạm phải sửa chữa lại theo đức công bằng, trong mức độ có thể được.
Kẻ xúc phạm cống hiến bảo đảm ngay thẳng nào trong tương lai ? Sự hối hận, lời dóc lòng, những lời hứa hẹn có đủ không ? Những ý hướng tốt không bao giờ thay thế được các hành động thay đổi cụ thể được. Vậy kẻ xúc phạm tự hỏi xem mình đã học được gì từ các việc đó về chính mình và về cách thức nối kết các mối liên hệ thân thiết với người khác. Đó là những thay đổi thực sự được nhận thấy trong cách ứng xử của kẻ xúc phạm tạo nên những bảo đảm tốt hơn cho hòa giải thành công. Y cũng phải tự đặt ra cho mình những vấn nạn sau đây: "Tôi đã đi đến chỗ phạm phải một xúc phạm như thế cách nào ? Đâu là động lực sâu xa của tôi ? Đâu là những tiền sự có tính cách gia đình hoặc văn hóa đã thúc đẩy tôi có một hành động gây xúc phạm như thế ? Những ứng xử nào tôi phải học để thay đổi trong tương lai ? Sự giúp đỡ nào tôi phải cho mình để đạt được mục đích nầy ?"
Trường hợp sau đây của một người chồng bất trung minh họa rõ ràng cái mà tôi cho là những dấu hiệu tăng trưởng của một kẻ xúc phạm hối cải. Một hôm, người chồng báo cho vợ mình hay ông đã có một nhân tình trẻ. Để giảm nhẹ cú sốc do cái tin ấy, ông vội vàng bảo đảm rằng ông không muốn thay đổi gì cuộc sống hôn nhân đã hai mươi lăm năm qua và ông hứa với bà là bà vẫn luôn là mối tình ưu tiên của ông. Vợ ông bộc lộ cho ông nỗi đau và sự thất vọng sâu xa của bà, rồi bà báo cho ông là không có vấn đề ông sống ở gia đình trong thời gian cuộc "sống độc thân" mới của ông.
Ít tháng chung sống với người tình đủ thuyết phục người đàn ông rằng ông không thể thích hợp với tính tình của người bạn đời trẻ của ông. Nhớ lại tất cả những lợi ích mà cuộc sống gia đình trước đây đã mang lại cho ông, ông muốn quay trở về. Nhưng vợ ông không chấp thuận như thế. Bà từ chối sống chung lại với ông, bao lâu ông không thực hiện trên ông một công trình tâm lý. Bà mong muốn cách đặc biệt rằng ông ý thức được cái gì đã tác động sự ra đi của ông. Đó là điều ông đã làm với sự giúp đỡ của một nhà trị liệu tài giỏi. Ông nhận thấy rằng trong những năm dài sống đời hôn nhân, ông đã chồng chất mất mát trên mất mát và đã dồn nén nhiều tức giận đối với vợ ông. Rõ ràng là ông đã sử dụng sự điên rồ tình yêu để trừng phạt bà. Đẩy xa hơn suy nghĩ của mình, ông khám phá được rằng ông muốn cặp kè với một người đàn bà trẻ, chính là để quên đi nỗi sợ già và sợ chết. Theo sau những sự ý thức như vậy, ông quyết định thay đổi thái độ cần phải có. Chỉ chính lúc đó ông bắt đầu cảm thấy sẵn sàng lấy lại cuộc chung sống với vợ mình.
4. Sự tăng trưởng của người bị xúc phạm trong hòa giải :
Một người bị xúc phạm thường than : "Tại sao tôi lại bị đặt vào một tình cảm rắc rối như thế nầy ? Vấn nạn hoàn toàn thích đáng. Nó có lý nhắc lại rằng người có lỗi không một mình chịu trách nhiệm về biến cố đau khổ đó. Người bị xúc phạm cũng phải tìm làm rõ sự thật về mình và phải lợi dụng cái kinh nghiệm không may của mình hầu xem xét lại một số thái độ và cách thức đi vào các tương quan thân mật của mình.
Ở giai đoạn tám, tôi đã mời đọc giả rút tỉa những bài học hữu ích từ cuộc phiêu lưu khó nhọc của mình. Không bao giờ được quên đi rằng vết thương bị xúc phạm - đã làm xáo trộn các thói quen và làm lung lay các sự an ổn chắc chắn của mình - là lúc rất thuận lợi cho những đổi thay.
Bây giờ tôi đề nghị bạn trả lời một loạt câu hỏi để làm rõ những gì bạn đã thủ đắc được và để kiểm kê những gì còn lại bạn phải học trong lãnh vực các quan hệ nhân bản :
Tôi đã học được gì về chính tôi ?
Tôi có trở nên người bạn tốt hơn của tôi không ?
Tôi có học được nói năng dịu dàng không ?
Tôi có thay thế những cái "cần phải", "tôi phải"... bằng những cái "tôi chọn"... không ?
Tôi có khả năng từ chối đáp ứng yêu cầu của người khác, nhất là những ai tôi yêu quí, cách nào mà vẫn tôn trọng những giới hạn cá nhân của tôi không ?
Tôi có học được diễn tả cách tự phát hơn những gì tôi thấy không ?
Khi muốn can thiệp với một người để chỉ cho y biết cái gì trong ứng xử của y làm tôi phẩn nộ hoặc làm tổn thương tôi, hỏi tôi có khả năng cởi mở với y về cái tôi đã cảm nhận với những câu bắt đầu bằng "tôi" (chẳng hạn "tôi cảm thấy bực tức khi anh đến trễ"), thay vì cáo buộc y với một sứ điệp bắt đầu bằng "anh" (chẳng hạn "anh chẳng coi tôi ra gì khi đến trễ như thế").
Tôi làm gì để chống lại những lôi cuốn của tôi đối với những người có vấn đề trong các ứng xử (chẳng hạn những người say rượu, những người hay nói, những phụ nữ phụ thuộc, v.v....) ?
Tôi có khả năng nhận thấy những chờ đợi và yêu cầu không thiết thực đối với những người khác không ?
Trong tiến trình tha thứ của tôi, tôi đã thành công tới đâu để gia tăng sự quí trọng chính mình ?
Trong khi thay đổi hình ảnh vị thiên chúa công chính của mình, tôi đã tiến lại gần Thiên Chúa / Bạn tri âm đến mức độ nào ?
Chắc chắn đó là một chương trình yêu sách. Bạn không phải thực hiện nó ngay một lúc. Khi thành công trong việc chế ngự được một hay hai ứng xử mới nầy, bạn có lý để hãnh diện về bạn, bởi vì một thay đổi nhỏ trong lãnh vực các mối quan hệ nhân bản sẽ kéo theo nơi bạn những thay đổi ý nghĩa khác.
5. Thay đổi quan hệ theo sau một cuộc chia ly :
Có những hoàn cảnh không thể bỏ rơi mối quan hệ, cũng chẳng thể đào sâu được. Lúc ấy phải nghĩ đến việc tái lập những liên hệ mới. Tôi có trong đầu hai trường hợp đặc biệt. Trường hợp của những người chia ly, vì lợi ích cho con cái, vẫn duy trì những quan hệ cha mẹ và trường hợp các cha mẹ tự hỏi những ứng xử mới nào họ phải có đối với những đứa con lớn của họ đã lìa tổ ấm gia đình. Họ ý thức về thách đố phải giữ những khoảng cách, tuy nhiên không bẻ gãy các liên hệ thân mật của mình.
Trước hết, chúng ta hãy khảo sát trường hợp các vợ chồng ly thân hoặc ly dị. Thật khó mà phân chia với nhau những tập quán cũ của đời sống vợ chồng và biến đổi các mối liên hệ đôi - vợ chồng thành đôi - cha mẹ. Jeanne thú nhận với tôi sự khó khăn lớn lao nàng cảm nhận về đề tài nầy. Nàng cảm thấy bị lôi kéo giằng co bởi cả một lô tình cảm mâu thuẫn nhau đối với người chồng cũ : oán giận và có lỗi vì đã ra đi, ghen tuông đối với người bạn đời mới của chàng, nhu cầu rất mạnh muốn bảo vệ chàng và chăm chút chàng nữa. Giữa những tình cảm hổn độn đó, nàng cũng phải duy trì với chàng một quan hệ của cha mẹ chăm lo cho cuộc sống của con cái. Bấy giớ nàng phải an táng cái lý tưởng của nàng về lứa đôi để duy trì với người chồng cũ phận vụ là cha mẹ. Nàng nhận thấy rằng nàng sẽ không bao giờ thành công trong kỳ công nầy, nếu trước đó nàng không thành công trong việc tha thứ cho chàng.
Thứ hai, các cha mẹ cảm thấy cô đơn theo sau sự ra đi của những đứa con lớn cũng phải đương đầu với cùng một thách đố tương tự, dù có khác. Họ đã trải qua sự ra đi nầy cách khó nhọc và nơi cái "tổ trống" nầy họ phải làm lại đời sống làm đôi sau nhiều năm dài "làm cha mẹ". Hai vợ chồng quyết định bảo vệ bằng mọi giá sự thân mật mới mẻ của họ chống lại sự xâm lăng định kỳ của con cái họ. Các con lại không tự hạn chế cùng bạn bè chạy đến nhà cha mẹ mọi lúc, vơ vét hết tủ lạnh, chiếm cứ TV hoặc bể tắm. Trước một sự xâm lược như thế, các cha mẹ xét là cần thiết phải xác định biên giới của họ. Họ cũng nhắc nhở cho các con họ rằng chúng đã hoàn toàn muốn rời bỏ nhà nên từ nay phải xử sự như những người được mời. Chúng ta đoán được sự can đảm của những cha mẹ nầy phải cắt dây rốn một lần nữa để thiết lập một kiểu quan hệ mới với các con trưởng thành của mình.
Để kết luận, tôi xin phép nhấn mạnh cái mà chúng ta đã lo âu là liệu sự tha thứ có tự mình thanh toán những khó khăn trong quan hệ không, bởi vì nó không có được cái hậu quả ảo thuật mà người ta thường gán cho nó. Hơn nữa, ngay cả khi đã được trao ban, sự tha thứ không bảo đảm được là kẻ xúc phạm không tái phạm nữa. Dù thế nào đi nữa, vấn nạn quan trọng phải được đặt ra là như sau : "Sự tha thứ có sản sinh ra hết mọi hiệu quả tốt lành của nó trong tôi không ?" Nói cách khác : "Tôi có được biến đổi bởi kinh nghiệm của xúc phạm và tha thứ không ?" Một vấn nạn khác không kém phần quan trọng : "Kẻ xúc phạm đến tôi đã học được gì trong cái việc bất hạnh nầy ?" Nếu bạn muốn trả lời khẳng định cho hai vấn nạn nầy thì bạn có thể vui mừng về lối ra hạnh phúc cho cuộc phiêu lưu tha thứ của bạn.
6. Nghi thức chuyển thừa kế :
Nghi thức chuyển thừa kế là một phương thế tuyệt hảo để lớn lên theo sau một cuộc chia ly. Nó hữu hiệu nhất trong trường hợp bạn đã lý tưởng hóa con người bạn yêu thương bằng một tình yêu say đắm. Chính là bạn đã phóng chiếu thành tích cực nơi người đó tất cả những gì còn ở năng thể và vô thức nơi bạn. Đó là một trong những hậu quả của tình yêu đam mê. Nó làm cho bạn ra khỏi mình bạn để sống trong người kia. Sau khi bạn tha thứ, nếu bạn xét là cần thiết phải chấm dứt quan hệ thì mọi sự sẽ không mất đi. Bạn còn có khả thể đòi lại đồ vật của những sự lý tưởng hóa của bạn và bạn sử dụng chúng để tiến bộ. Như vậy, bạn chấm dứt quan hệ mà không cảm thấy mình bị nghèo đi hoặc bị lừa gạt. Đó là mục đích nhắm tới của nghi thức chuyển thừa kế mà tôi sẽ mô tả cho bạn diễn tiến.
Cũng như mọi nghi thức, nghi thức chuyển thừa kế sẽ hiệu quả hơn khi có sự hiện diện của một người hướng dẫn, một người chủ sự và những nhân chứng thiện cảm sẵn sàng nâng đỡ bạn trong tiến trình của bạn.
Ít nhất hai tuần trước nghi lễ, người hướng dẫn giúp bạn nhớ lại những đức tính nơi người bạn yêu thương đã lôi cuốn bạn. Khoảng chừng bốn đến sáu đức tính là đủ rồi. Rồi bạn tìm các đồ vật có thể tượng trưng cho chính các đức tính ấy.
Quan trọng là chính cuộc lễ được diễn ra trong một bài trí khêu gợi được mọi giác quan : hương, đèn, hoa, thảm màu trải bàn, v.v...
Chính ngày lễ, người chủ sự và người thừa kế ngồi trước cái bàn đặt các đồ vật tượng trưng cho các đức tính. Các nhân chứng ngồi vòng cung trước bàn.
Sau khi giải thích ý nghĩa của buổi lễ, người chủ sự mời người thừa kế giới thiệu người được yêu mến nhờ các đồ vật biểu tượng đại diện cho các đức tính của người đó. Sau khi chấm dứt việc giới thiệu, người thừa kế đến ngồi cạnh chủ sự. Mọi người tham dự thinh lặng suy niệm trong chốc lát.
Bấy giờ người hướng dẫn mời người thừa kế đi tìm đồ vật biểu tượng cho đức tính đầu tiên. Người hướng dẫn cho người thừa kế lặp lại công thức đòi lại của mình sau đây : "... (tên người được yêu mến), vì bây giờ chúng ta đã chia tay, tôi lấy lại ... (đức tính vừa chọn, chẳng hạn tính hài hước) mà tôi đã cho bạn mượn cách đây ... (thời gian quan hệ) năm và bạn đã làm phong phú cho ... (đức tính vừa chọn, chẳng hạn tính hài hước) của bạn".
Người thừa kế trở về chỗ của mình, giữ đồ vật biểu tượng trên ngực. Người chủ sự giúp người thừa kế tháp nhập đức tính mới vào con người mình bằng cách nói với y : "Bạn hãy cảm nhận trong mình sự có mặt của đức tính mới nầy, bạn lắng nghe nói nói trong mình, bạn nhìn thấy nó ở bên trong bạn".
Người hướng dẫn tiếp tục khích lệ người thừa kế lấy làm của mình cái đức tính mà y đã dự phóng trên người được yêu mến. Để công việc tháp nhập được hoàn tất trong vài phút, rồi người hướng dẫn lại mời người thừa kế đi tìm đồ vật tiếp theo tượng trưng cho một đức tính khác, và hoàn thành một tiến trình y hệt như trên. Cứ làm tiếp theo như thế với mỗi một đức tính khác.
Cuối cùng, người thừa kế đứng ở giữa mọi người, chung quanh là các vật biểu tượng. Người chủ sự nghi thức tuyên bố việc an táng đã chấm dứt, các tham dự viên chúc mừng người thừa kế và kết thức cuộc cử hành bằng một cuộc lễ thân hữu.
Đó là sơ đồ nghi thức chuyển thừa kế. Không có chi ngăn cản bạn thêm vào những yếu tố khác có thể tăng thêm cường độ và vẻ đẹp của nghi thức.
Cử hành sự tha thứ
Cái gì không được cử hành có khuynh hướng bị giảm sút và tàn lụn mà không để lại dấu vết gì.
Vô danh
Như người leo núi lên tới đỉnh núi lấy lại hơi thở và ngắm nhìn đoạn đường đã trèo lên, bạn cũng được mời gọi dừng lại ở chóp thang của bạn và phóng mắt nhìn lại con đường đã đi qua.
Ngay từ lúc khởi hành, bạn đã muốn tránh con đường không lối thoát của nỗi oán giận và lòng muốn trả thù. Mặt khác, bạn không muốn để kẻ xúc phạm quấy rầy bạn hơn nữa, bạn đã làm tất cả những gì bạn có thể để nó thôi đi mọi bất công hoặc hành vi gây xúc phạm đối với bạn.
Bạn không sợ dấn sâu vào chính bạn và đụng chạm ở đó sự xấu hổ sâu xa mà các thương tổn của thời thơ ấu và của tuổi trưởng thành gợi lên. Đó là cái cho phép bạn khơi mào việc chữa lành của bạn.
Bạn đã giữ mình khỏi đóng kín trong một sự cô độc vô ích. Bạn đã chia sẻ gánh nặng đau khổ của bạn với một người biết mở rộng tai lắng nghe bạn. Bạn cũng đã thấy rõ hơn nội tâm của bạn.
Bạn đã thành công trong việc hạn chế phạm vi sự mất mát của bạn đến độ bạn có thể gọi tên và an táng nó.
Bạn đã đón gặp nỗi tức giận và lòng muốn báo thù của bạn để tiếp nhận chúng. Bạn đã nhận thấy trong chúng những sức mạnh tích cực sẵn sàng cứu vãn sự toàn vẹn cá nhân bạn đang bị đe dọa.
Bạn đã dần dần tập phát triển lòng tôn trọng bạn để bạn sẵn sàng tha thứ cho chính mình.
Bạn đã tìm để hiểu kẻ xúc phạm bạn. Bạn đã thôi không thấy nó với cái nhìn xấu, để nhìn nó với đôi mắt mới mẻ.
Bạn đã tự hỏi về ý nghĩa tích cực mà bạn sẽ trao ban cho vết thương của sự xúc phạm.
Bạn đã để con tim bạn mềm lòng bởi tình yêu mà người khác biểu lộ bằng những sự tha thứ của họ, và bạn đã để mình được nuôi dưỡng bởi tình cảm duy nhất và không so sánh được nầy là bạn cảm thấy bạn xứng đáng được tha thứ và bạn đã được đặc xá.
Bạn đã học giải thoát bạn khỏi ngay cả hành động tha thứ của bạn. Bạn đã chối bỏ ước muốn tin rằng bạn là người duy nhất có trách nhiệm trong sự tha thứ, và như vậy bạn đã tránh được việc tìm ở đó sự vinh danh cho bạn.
Bạn đã đặt lại vấn đề về hình ảnh của một vị thiên chúa công chính để bạn trở lại với Thiên Chúa dịu dàng và thương xót, suối nguồn linh hứng và sức mạnh cần thiết để tha thứ khi đến lượt bạn.
Cuối cùng, bạn đã quyết định xem xét các tương quan tương lai của bạn với kẻ xúc phạm. Hoặc bạn đã dự tính để cho nó ra đi và cầu chúc cho nó được hạnh phúc lớn nhất có thể có được, hoặc bạn đã ký kết một giao ước mới với nó.
Sau khi đã duyệt xét lại cuộc du lịch tha thứ của bạn như thế, bạn có lý do để bạn rất hảnh diện về bạn.
Bạn có thể chúc tụng bạn !
Bạn có thể mừng lễ bạn !
Bạn sẽ lớn lên trong tình người và trong sự thánh thiện !
Giaiđoạn 1 - Hai - Ba - Bốn - Năm - Sáu - Bảy - Tám - Chín - Mười - MườiMột - MườiHai
Hết
Quyết định chấm dứt hoặc đổi mới quan hệ
Những tình bạn được nối lại đòi hỏi nhiều chăm sóc hơn là những tình bạn không bao giờ bị đổ vở.
La Rochefoucauld
Hoan hô ! Chúc mừng ! Bạn đã tới giai đoạn cuối cùng của tiến trình tha thứ lâu dài của bạn. Bây giờ bạn đã tha thứ cho kẻ xúc phạm bạn, việc còn lại là bạn quyết định sẽ làm gì với mối liên hệ còn nối kết bạn với y. Bạn muốn đeo đuổi mối liện hệ nầy nhằm đào sâu nó, hoặc bạn nghĩ rằng tốt hơn nên chấm dứt ?
1. Không lẫn lộn tha thứ với hòa giải :
Trong một số sách, tha thứ thường đồng nghĩa với hòa giải. Chính vì thế, nhiều người sợ tha thứ cho kẻ xúc phạm đến họ, vì do đó, họ phải hòa giải với nó và lại phải đưa thân ra hứng chịu cùng những quấy nhiễu đó từ phía nó. Đó là trường hợp một đồng nghiệp chuyên gia tâm lý của tôi khi cô bạn thân phản bội những bí mật của bà. Bà từ chối tha thứ cho cô ta, bởi vì bà nghĩ là bà sẽ phải tâm sự trở lại với cô ta và sẽ còn phải bị tổn thương vì sự không kín đáo của cô ta. Mới đây tôi cũng đã nhận thấy cùng một nỗi sợ hải đó nơi một người. Người nầy cũng lẫn lộn hành động tha thứ với hành động hòa giải.
Đây là điều đã xảy ra : một nữ tín đồ Tin Lành say mê vị mục sư của mình bằng một tình yêu rất mạnh. Vị mục sư cũng say đắm nàng và đã đáp trả những cử chỉ cầu thân của nàng mà không sợ làm lu mờ thanh danh của mình, vì ông đã kết hôn và là người cha gia đình. Chắc chắn về tình yêu của người đàn ông nầy, nàng rời bỏ tổ ấm gia đình để thuê một căn hộ sống một mình. Nàng đã nêu lý do cho chồng nàng rằng nàng muốn tìm lại chính mình và suy tư về định hướng cho cuộc đời nàng. Lý do thật là để có thể sống thân mật hơn với người yêu đã dự tính bỏ vợ ngõ hầu đi đến với nàng. Nhưng vợ của mục sư đã nghe phong phanh sự việc nên đã thúc đẩy chồng đi gặp một vị cố vấn hôn nhân gia đình. Cuối cùng, bà đã thành công trong việc can ngăn vị mục sư đi sống với tình nhân.
Nữ nhân vật trong câu chuyện của chúng ta sống cô đơn một mình trong căn hộ nhỏ, và sau khi suy nghĩ, nàng đã quay trở về tổ ấm gia đình. Còn bị va chạm vì đã bị bỏ rơi, chồng nàng đòi hỏi nàng phải chính thức thề hứa trung thành. Ông coi đó là điều kiện tất yếu cho sự tha thứ của ông và sự trở về tổ ấm gia đình có thể xảy ra của vợ ông. Vợ ông phản đối điều đó. Họ đang trong tình trạng ấy khi đến gặp tôi. Sau vài lần gặp gỡ, tôi đã thành công làm cho người chồng hiểu rằng ông không thể đặt điều kiện cho sự tha thứ của ông : sự tha thứ phải là trọn vẹn và vô điều kiện. Tuy nhiên, một khi ông đã tha thứ, ông có thể thương thảo các điều kiện cho cuộc trở về của vợ ông ở trong gia đình. Ông cũng đã lẫn lộn tha thứ với hòa giải.
Sự lẫn lộn nầy được tìm thấy không những nơi những con người bình thường, mà ngay cả nơi các chuyên gia về tha thứ. Một số thầy dạy tu đức và thần học gia đã làm những khẳng định như thế nầy : "Mục đích tối hậu của tha thứ, chính là sự hòa giải ; tha thứ và hòa giải là hai thực tại không thể tách rời nhau ; tha thứ sẽ không đầy đủ nếu không có hòa giải". Có thể nói rằng đối với nhiều người trong họ, tha thứ tương đương với việc quên đi tất cả, với việc làm như chẳng có gì xảy ra cả và quan hệ lại như trước khi xúc phạm. Cách nhìn nầy coi trọng tư tưởng ma thuật hơn là khoa tâm lý lành mạnh của con người. Nếu hòa giải phải là qui phạm cho tính đích thực của sự tha thứ thì chúng ta hiểu tại sao biết bao nhiêu người từ chối tha thứ. Họ có cảm tưởng như cứ giả vờ tha thứ, và cuối cùng, tự phản bội chính mình.
Rõ ràng phần tiếp theo thông thường và đáng ao ước của tha thứ là hòa giải. Sự hòa giải đó tốt hơn nữa đối với những người liên kết với nhau bằng những liên hệ rất chặt chẻ. Đó là trường hợp của các đôi vợ chồng, cha mẹ, con cái, bạn thân, người láng giềng và đồng nghiệp. Nhưng, cả khi sự hòa giải có thể có được thì cũng không được tưởng tượng rằng nó bao hàm việc tìm gặp lại mình như trước khi chưa có lỗi lầm. Sau một sự xúc phạm nặng nề, chúng ta không thể lấy lại quan hệ đã qua được nữa, vì lý do đơn giản rằng nó không còn nữa và cũng không thể tồn tại nữa. Hơn nữa, chúng ta có thể nghĩ tới hoặc đào sâu quan hệ đó, hoặc cho nó một hình thức khác.
2. Tha thứ và chấm dứt một quan hệ :
Còn có một hoàn cảnh mà sự hòa giải với kẻ xúc phạm tỏ ra không thể có được. Chúng ta lấy chẳng hạn trường hợp có vấn đề với một người xúc phạm vô danh, đã chết hay không tìm thấy ; hoặc với một kẻ xúc phạm không chịu hối cải hoặc một người có lỗi đã thành cố tật và vô trách nhiệm. Có phải vì vậy mà kết luận rằng sự tha thứ là không thể được không ? Chẳng hề như thế. Sự tha thứ trước hết là một trạng thái của con tim. Do đó, không những nó có thể được trao ban, mà còn nhất thiết phải tha thứ để lấy lại sự bình an và tự do nội tâm, dù kẻ xúc phạm có sẵn sàng hay không, tới gần được hay không.
Trong những hoàn cảnh mà người tha thứ không thể bộc lộ trực tiếp sự tha thứ của mình, thì y vẫn luôn luôn còn có khả năng làm việc đó bằng một cử chỉ biểu tượng như viết một lá thư mà sẽ không gởi đi, tập hợp quanh mình một vật tượng trưng cho sự tha thứ của mình, hoặc đặt một cử chỉ hòa giải vào chỗ của một người hay của một nhóm người đóng vai kẻ xúc phạm. Đó là cái đã xảy ra trong một giáo xứ mà người chăn chiên đã phạm những hành vi lạm dụng tình dục. Bản quyền sở tại đã cử một vị giảng thuyết đến giúp cộng đoàn tự chữa lành. Trong một cuộc cử hành sám hối, vị nầy xin các giáo dân nhìn thấy nơi ngài vị mục tử lầm lỗi của họ và đến bắt tay ngài tỏ dấu sự tha thứ mà họ trao ban cho vị mục tử cũ của họ. Tiến trình nầy tự nó rất thích hợp cho mọi hoàn cảnh. Rủi thay, đó là một cử chỉ non yểu, vì vị giảng thuyết đã không để đủ thời gian cho các giáo dân trong giáo xứ bắt đầu việc chữa lành vết thương của họ trước đã, rồi từ đó làm cho họ tiến bước trên con đường tha thứ.
Cũng có những hoàn cảnh mà các nổ lực hòa giải, dù đại độ đến đâu, sẽ tỏ ra bất cẩn và ngay cả nguy hiểm nữa. Hãy nghĩ đến trường hợp có vấn đề với những người bạo lực, với những người mắc bệnh tâm thần kinh niên hoặc với những kẻ gian lận chẳng chút ngại ngùng. Tôi không tin rằng, nhân danh một sự tha thứ toàn bộ bao gồm cả hòa giải, chúng ta phải thúc đẩy tính anh hùng đi đến chỗ sẵn sàng nhận chịu thêm nữa những hành động tàn bạo sao ? Sự tha thứ hiểu đúng không đòi hỏi đến thế đâu. Trong những hoàn cảnh nầy, các người nầy có thể vì cẩn trọng mà rút lui, sau khi tha thứ tất cả cho kẻ xúc phạm mình.
Dù cả khi sự tha thứ không luôn đạt tới hòa giải thì cũng không kém lợi ích cho người tha thứ và việc đó được biểu lộ bằng nhiều cách. Người bị xúc phạm trước hết hòa giải với chính mình ; tiếp đến không còn cảm thấy bị sự oán giận và tinh thần trả thù chế ngự mình nữa ; sẽ thành công trong việc không còn xét đoán, nhưng hiểu cho kẻ xúc phạm mình ; có thể tự trong thâm tâm, cầu mong cho nó được hạnh phúc lớn nhất có thể được ; sẽ khám phá ra được khía cạnh tích cực của hoàn cảnh khó khăn ; dĩ nhiên có thể hy vọng sự ân cần đối với kẻ xúc phạm sẽ làm biến đổi được tâm hồn y.
Đó không phải là tất cả, vì một xúc phạm đến từ một người rất thân yêu thường cung cấp cơ hội để tự mở mắt ra trước sự lệ thuộc bệnh hoạn mà chúng ta có thể duy trì đối với y. Sự rạn nứt trong mối quan hệ, dù có nặng nề mấy, cống hiến cho người bị xúc phạm cơ hội xem xét lại tình trạng lệ thuộc và trở nên độc lập hơn. Sự tha thứ cung cấp một cơ hội lý tưởng để làm lại di sản của mình theo sau sự mất mát người thân. Việc làm lại di sản hệ tại việc phục hồi tất cả những sự lý tưởng hóa đã được phóng chiếu lên người được yêu mến. Nói cách khác, nó giúp lấy lại tất cả tình yêu, nghị lực, lý tưởng... nói tắt là tất cả sự đầu tư tâm lý và thiêng liêng mà chúng ta đã đặt để nơi người được yêu mến.
3. Sự tăng trưởng của kẻ xúc phạm trong hòa giải :
Bây giờ chúng ta hãy khảo sát những thay đổi được thực hiện trong tương quan kẻ xúc phạm - người bị xúc phạm. Trước hết, chúng ta hãy ghi nhận rằng trách nhiệm về những thay đổi không chỉ do kẻ xúc phạm như một số tác giả muốn (Smedes), nhưng cũng do người bị xúc phạm nữa, vì người bị xúc phạm phải tập không còn đặt mình vào hoàn cảnh có thể lại trở thành nạn nhân nữa. Để xây dựng mối quan hệ mới, cả kẻ xúc phạm lẫn người bị xúc phạm đều phải cảm nhận có liên quan.
Trước hết kẻ xúc phạm phải nhận ra phần trách nhiệm của mình trong lỗi lầm ấy ; phải tỏ ra sẵn sàng lắng nghe người bị xúc phạm cho đến cùng và phải đặt mình trong da thịt của người bị xúc phạm hầu đo lường được hơn trương độ và cường độ vết thương của y. Ngay cả khi không thể loại bỏ được đau khổ cho người bị xúc phạm, ít ra kẻ xúc phạm cũng hiểu thấu được nó. Còn về những thiệt hại và bất công mình đã phạm đụng tới các của cải vật chất, những vết nhơ cho thanh danh, những sự thiếu ngay thẳng hoặc tất cả những lãnh vực khác, kẻ xúc phạm phải sửa chữa lại theo đức công bằng, trong mức độ có thể được.
Kẻ xúc phạm cống hiến bảo đảm ngay thẳng nào trong tương lai ? Sự hối hận, lời dóc lòng, những lời hứa hẹn có đủ không ? Những ý hướng tốt không bao giờ thay thế được các hành động thay đổi cụ thể được. Vậy kẻ xúc phạm tự hỏi xem mình đã học được gì từ các việc đó về chính mình và về cách thức nối kết các mối liên hệ thân thiết với người khác. Đó là những thay đổi thực sự được nhận thấy trong cách ứng xử của kẻ xúc phạm tạo nên những bảo đảm tốt hơn cho hòa giải thành công. Y cũng phải tự đặt ra cho mình những vấn nạn sau đây: "Tôi đã đi đến chỗ phạm phải một xúc phạm như thế cách nào ? Đâu là động lực sâu xa của tôi ? Đâu là những tiền sự có tính cách gia đình hoặc văn hóa đã thúc đẩy tôi có một hành động gây xúc phạm như thế ? Những ứng xử nào tôi phải học để thay đổi trong tương lai ? Sự giúp đỡ nào tôi phải cho mình để đạt được mục đích nầy ?"
Trường hợp sau đây của một người chồng bất trung minh họa rõ ràng cái mà tôi cho là những dấu hiệu tăng trưởng của một kẻ xúc phạm hối cải. Một hôm, người chồng báo cho vợ mình hay ông đã có một nhân tình trẻ. Để giảm nhẹ cú sốc do cái tin ấy, ông vội vàng bảo đảm rằng ông không muốn thay đổi gì cuộc sống hôn nhân đã hai mươi lăm năm qua và ông hứa với bà là bà vẫn luôn là mối tình ưu tiên của ông. Vợ ông bộc lộ cho ông nỗi đau và sự thất vọng sâu xa của bà, rồi bà báo cho ông là không có vấn đề ông sống ở gia đình trong thời gian cuộc "sống độc thân" mới của ông.
Ít tháng chung sống với người tình đủ thuyết phục người đàn ông rằng ông không thể thích hợp với tính tình của người bạn đời trẻ của ông. Nhớ lại tất cả những lợi ích mà cuộc sống gia đình trước đây đã mang lại cho ông, ông muốn quay trở về. Nhưng vợ ông không chấp thuận như thế. Bà từ chối sống chung lại với ông, bao lâu ông không thực hiện trên ông một công trình tâm lý. Bà mong muốn cách đặc biệt rằng ông ý thức được cái gì đã tác động sự ra đi của ông. Đó là điều ông đã làm với sự giúp đỡ của một nhà trị liệu tài giỏi. Ông nhận thấy rằng trong những năm dài sống đời hôn nhân, ông đã chồng chất mất mát trên mất mát và đã dồn nén nhiều tức giận đối với vợ ông. Rõ ràng là ông đã sử dụng sự điên rồ tình yêu để trừng phạt bà. Đẩy xa hơn suy nghĩ của mình, ông khám phá được rằng ông muốn cặp kè với một người đàn bà trẻ, chính là để quên đi nỗi sợ già và sợ chết. Theo sau những sự ý thức như vậy, ông quyết định thay đổi thái độ cần phải có. Chỉ chính lúc đó ông bắt đầu cảm thấy sẵn sàng lấy lại cuộc chung sống với vợ mình.
4. Sự tăng trưởng của người bị xúc phạm trong hòa giải :
Một người bị xúc phạm thường than : "Tại sao tôi lại bị đặt vào một tình cảm rắc rối như thế nầy ? Vấn nạn hoàn toàn thích đáng. Nó có lý nhắc lại rằng người có lỗi không một mình chịu trách nhiệm về biến cố đau khổ đó. Người bị xúc phạm cũng phải tìm làm rõ sự thật về mình và phải lợi dụng cái kinh nghiệm không may của mình hầu xem xét lại một số thái độ và cách thức đi vào các tương quan thân mật của mình.
Ở giai đoạn tám, tôi đã mời đọc giả rút tỉa những bài học hữu ích từ cuộc phiêu lưu khó nhọc của mình. Không bao giờ được quên đi rằng vết thương bị xúc phạm - đã làm xáo trộn các thói quen và làm lung lay các sự an ổn chắc chắn của mình - là lúc rất thuận lợi cho những đổi thay.
Bây giờ tôi đề nghị bạn trả lời một loạt câu hỏi để làm rõ những gì bạn đã thủ đắc được và để kiểm kê những gì còn lại bạn phải học trong lãnh vực các quan hệ nhân bản :
Tôi đã học được gì về chính tôi ?
Tôi có trở nên người bạn tốt hơn của tôi không ?
Tôi có học được nói năng dịu dàng không ?
Tôi có thay thế những cái "cần phải", "tôi phải"... bằng những cái "tôi chọn"... không ?
Tôi có khả năng từ chối đáp ứng yêu cầu của người khác, nhất là những ai tôi yêu quí, cách nào mà vẫn tôn trọng những giới hạn cá nhân của tôi không ?
Tôi có học được diễn tả cách tự phát hơn những gì tôi thấy không ?
Khi muốn can thiệp với một người để chỉ cho y biết cái gì trong ứng xử của y làm tôi phẩn nộ hoặc làm tổn thương tôi, hỏi tôi có khả năng cởi mở với y về cái tôi đã cảm nhận với những câu bắt đầu bằng "tôi" (chẳng hạn "tôi cảm thấy bực tức khi anh đến trễ"), thay vì cáo buộc y với một sứ điệp bắt đầu bằng "anh" (chẳng hạn "anh chẳng coi tôi ra gì khi đến trễ như thế").
Tôi làm gì để chống lại những lôi cuốn của tôi đối với những người có vấn đề trong các ứng xử (chẳng hạn những người say rượu, những người hay nói, những phụ nữ phụ thuộc, v.v....) ?
Tôi có khả năng nhận thấy những chờ đợi và yêu cầu không thiết thực đối với những người khác không ?
Trong tiến trình tha thứ của tôi, tôi đã thành công tới đâu để gia tăng sự quí trọng chính mình ?
Trong khi thay đổi hình ảnh vị thiên chúa công chính của mình, tôi đã tiến lại gần Thiên Chúa / Bạn tri âm đến mức độ nào ?
Chắc chắn đó là một chương trình yêu sách. Bạn không phải thực hiện nó ngay một lúc. Khi thành công trong việc chế ngự được một hay hai ứng xử mới nầy, bạn có lý để hãnh diện về bạn, bởi vì một thay đổi nhỏ trong lãnh vực các mối quan hệ nhân bản sẽ kéo theo nơi bạn những thay đổi ý nghĩa khác.
5. Thay đổi quan hệ theo sau một cuộc chia ly :
Có những hoàn cảnh không thể bỏ rơi mối quan hệ, cũng chẳng thể đào sâu được. Lúc ấy phải nghĩ đến việc tái lập những liên hệ mới. Tôi có trong đầu hai trường hợp đặc biệt. Trường hợp của những người chia ly, vì lợi ích cho con cái, vẫn duy trì những quan hệ cha mẹ và trường hợp các cha mẹ tự hỏi những ứng xử mới nào họ phải có đối với những đứa con lớn của họ đã lìa tổ ấm gia đình. Họ ý thức về thách đố phải giữ những khoảng cách, tuy nhiên không bẻ gãy các liên hệ thân mật của mình.
Trước hết, chúng ta hãy khảo sát trường hợp các vợ chồng ly thân hoặc ly dị. Thật khó mà phân chia với nhau những tập quán cũ của đời sống vợ chồng và biến đổi các mối liên hệ đôi - vợ chồng thành đôi - cha mẹ. Jeanne thú nhận với tôi sự khó khăn lớn lao nàng cảm nhận về đề tài nầy. Nàng cảm thấy bị lôi kéo giằng co bởi cả một lô tình cảm mâu thuẫn nhau đối với người chồng cũ : oán giận và có lỗi vì đã ra đi, ghen tuông đối với người bạn đời mới của chàng, nhu cầu rất mạnh muốn bảo vệ chàng và chăm chút chàng nữa. Giữa những tình cảm hổn độn đó, nàng cũng phải duy trì với chàng một quan hệ của cha mẹ chăm lo cho cuộc sống của con cái. Bấy giớ nàng phải an táng cái lý tưởng của nàng về lứa đôi để duy trì với người chồng cũ phận vụ là cha mẹ. Nàng nhận thấy rằng nàng sẽ không bao giờ thành công trong kỳ công nầy, nếu trước đó nàng không thành công trong việc tha thứ cho chàng.
Thứ hai, các cha mẹ cảm thấy cô đơn theo sau sự ra đi của những đứa con lớn cũng phải đương đầu với cùng một thách đố tương tự, dù có khác. Họ đã trải qua sự ra đi nầy cách khó nhọc và nơi cái "tổ trống" nầy họ phải làm lại đời sống làm đôi sau nhiều năm dài "làm cha mẹ". Hai vợ chồng quyết định bảo vệ bằng mọi giá sự thân mật mới mẻ của họ chống lại sự xâm lăng định kỳ của con cái họ. Các con lại không tự hạn chế cùng bạn bè chạy đến nhà cha mẹ mọi lúc, vơ vét hết tủ lạnh, chiếm cứ TV hoặc bể tắm. Trước một sự xâm lược như thế, các cha mẹ xét là cần thiết phải xác định biên giới của họ. Họ cũng nhắc nhở cho các con họ rằng chúng đã hoàn toàn muốn rời bỏ nhà nên từ nay phải xử sự như những người được mời. Chúng ta đoán được sự can đảm của những cha mẹ nầy phải cắt dây rốn một lần nữa để thiết lập một kiểu quan hệ mới với các con trưởng thành của mình.
Để kết luận, tôi xin phép nhấn mạnh cái mà chúng ta đã lo âu là liệu sự tha thứ có tự mình thanh toán những khó khăn trong quan hệ không, bởi vì nó không có được cái hậu quả ảo thuật mà người ta thường gán cho nó. Hơn nữa, ngay cả khi đã được trao ban, sự tha thứ không bảo đảm được là kẻ xúc phạm không tái phạm nữa. Dù thế nào đi nữa, vấn nạn quan trọng phải được đặt ra là như sau : "Sự tha thứ có sản sinh ra hết mọi hiệu quả tốt lành của nó trong tôi không ?" Nói cách khác : "Tôi có được biến đổi bởi kinh nghiệm của xúc phạm và tha thứ không ?" Một vấn nạn khác không kém phần quan trọng : "Kẻ xúc phạm đến tôi đã học được gì trong cái việc bất hạnh nầy ?" Nếu bạn muốn trả lời khẳng định cho hai vấn nạn nầy thì bạn có thể vui mừng về lối ra hạnh phúc cho cuộc phiêu lưu tha thứ của bạn.
6. Nghi thức chuyển thừa kế :
Nghi thức chuyển thừa kế là một phương thế tuyệt hảo để lớn lên theo sau một cuộc chia ly. Nó hữu hiệu nhất trong trường hợp bạn đã lý tưởng hóa con người bạn yêu thương bằng một tình yêu say đắm. Chính là bạn đã phóng chiếu thành tích cực nơi người đó tất cả những gì còn ở năng thể và vô thức nơi bạn. Đó là một trong những hậu quả của tình yêu đam mê. Nó làm cho bạn ra khỏi mình bạn để sống trong người kia. Sau khi bạn tha thứ, nếu bạn xét là cần thiết phải chấm dứt quan hệ thì mọi sự sẽ không mất đi. Bạn còn có khả thể đòi lại đồ vật của những sự lý tưởng hóa của bạn và bạn sử dụng chúng để tiến bộ. Như vậy, bạn chấm dứt quan hệ mà không cảm thấy mình bị nghèo đi hoặc bị lừa gạt. Đó là mục đích nhắm tới của nghi thức chuyển thừa kế mà tôi sẽ mô tả cho bạn diễn tiến.
Cũng như mọi nghi thức, nghi thức chuyển thừa kế sẽ hiệu quả hơn khi có sự hiện diện của một người hướng dẫn, một người chủ sự và những nhân chứng thiện cảm sẵn sàng nâng đỡ bạn trong tiến trình của bạn.
Ít nhất hai tuần trước nghi lễ, người hướng dẫn giúp bạn nhớ lại những đức tính nơi người bạn yêu thương đã lôi cuốn bạn. Khoảng chừng bốn đến sáu đức tính là đủ rồi. Rồi bạn tìm các đồ vật có thể tượng trưng cho chính các đức tính ấy.
Quan trọng là chính cuộc lễ được diễn ra trong một bài trí khêu gợi được mọi giác quan : hương, đèn, hoa, thảm màu trải bàn, v.v...
Chính ngày lễ, người chủ sự và người thừa kế ngồi trước cái bàn đặt các đồ vật tượng trưng cho các đức tính. Các nhân chứng ngồi vòng cung trước bàn.
Sau khi giải thích ý nghĩa của buổi lễ, người chủ sự mời người thừa kế giới thiệu người được yêu mến nhờ các đồ vật biểu tượng đại diện cho các đức tính của người đó. Sau khi chấm dứt việc giới thiệu, người thừa kế đến ngồi cạnh chủ sự. Mọi người tham dự thinh lặng suy niệm trong chốc lát.
Bấy giờ người hướng dẫn mời người thừa kế đi tìm đồ vật biểu tượng cho đức tính đầu tiên. Người hướng dẫn cho người thừa kế lặp lại công thức đòi lại của mình sau đây : "... (tên người được yêu mến), vì bây giờ chúng ta đã chia tay, tôi lấy lại ... (đức tính vừa chọn, chẳng hạn tính hài hước) mà tôi đã cho bạn mượn cách đây ... (thời gian quan hệ) năm và bạn đã làm phong phú cho ... (đức tính vừa chọn, chẳng hạn tính hài hước) của bạn".
Người thừa kế trở về chỗ của mình, giữ đồ vật biểu tượng trên ngực. Người chủ sự giúp người thừa kế tháp nhập đức tính mới vào con người mình bằng cách nói với y : "Bạn hãy cảm nhận trong mình sự có mặt của đức tính mới nầy, bạn lắng nghe nói nói trong mình, bạn nhìn thấy nó ở bên trong bạn".
Người hướng dẫn tiếp tục khích lệ người thừa kế lấy làm của mình cái đức tính mà y đã dự phóng trên người được yêu mến. Để công việc tháp nhập được hoàn tất trong vài phút, rồi người hướng dẫn lại mời người thừa kế đi tìm đồ vật tiếp theo tượng trưng cho một đức tính khác, và hoàn thành một tiến trình y hệt như trên. Cứ làm tiếp theo như thế với mỗi một đức tính khác.
Cuối cùng, người thừa kế đứng ở giữa mọi người, chung quanh là các vật biểu tượng. Người chủ sự nghi thức tuyên bố việc an táng đã chấm dứt, các tham dự viên chúc mừng người thừa kế và kết thức cuộc cử hành bằng một cuộc lễ thân hữu.
Đó là sơ đồ nghi thức chuyển thừa kế. Không có chi ngăn cản bạn thêm vào những yếu tố khác có thể tăng thêm cường độ và vẻ đẹp của nghi thức.
Cử hành sự tha thứ
Cái gì không được cử hành có khuynh hướng bị giảm sút và tàn lụn mà không để lại dấu vết gì.
Vô danh
Như người leo núi lên tới đỉnh núi lấy lại hơi thở và ngắm nhìn đoạn đường đã trèo lên, bạn cũng được mời gọi dừng lại ở chóp thang của bạn và phóng mắt nhìn lại con đường đã đi qua.
Ngay từ lúc khởi hành, bạn đã muốn tránh con đường không lối thoát của nỗi oán giận và lòng muốn trả thù. Mặt khác, bạn không muốn để kẻ xúc phạm quấy rầy bạn hơn nữa, bạn đã làm tất cả những gì bạn có thể để nó thôi đi mọi bất công hoặc hành vi gây xúc phạm đối với bạn.
Bạn không sợ dấn sâu vào chính bạn và đụng chạm ở đó sự xấu hổ sâu xa mà các thương tổn của thời thơ ấu và của tuổi trưởng thành gợi lên. Đó là cái cho phép bạn khơi mào việc chữa lành của bạn.
Bạn đã giữ mình khỏi đóng kín trong một sự cô độc vô ích. Bạn đã chia sẻ gánh nặng đau khổ của bạn với một người biết mở rộng tai lắng nghe bạn. Bạn cũng đã thấy rõ hơn nội tâm của bạn.
Bạn đã thành công trong việc hạn chế phạm vi sự mất mát của bạn đến độ bạn có thể gọi tên và an táng nó.
Bạn đã đón gặp nỗi tức giận và lòng muốn báo thù của bạn để tiếp nhận chúng. Bạn đã nhận thấy trong chúng những sức mạnh tích cực sẵn sàng cứu vãn sự toàn vẹn cá nhân bạn đang bị đe dọa.
Bạn đã dần dần tập phát triển lòng tôn trọng bạn để bạn sẵn sàng tha thứ cho chính mình.
Bạn đã tìm để hiểu kẻ xúc phạm bạn. Bạn đã thôi không thấy nó với cái nhìn xấu, để nhìn nó với đôi mắt mới mẻ.
Bạn đã tự hỏi về ý nghĩa tích cực mà bạn sẽ trao ban cho vết thương của sự xúc phạm.
Bạn đã để con tim bạn mềm lòng bởi tình yêu mà người khác biểu lộ bằng những sự tha thứ của họ, và bạn đã để mình được nuôi dưỡng bởi tình cảm duy nhất và không so sánh được nầy là bạn cảm thấy bạn xứng đáng được tha thứ và bạn đã được đặc xá.
Bạn đã học giải thoát bạn khỏi ngay cả hành động tha thứ của bạn. Bạn đã chối bỏ ước muốn tin rằng bạn là người duy nhất có trách nhiệm trong sự tha thứ, và như vậy bạn đã tránh được việc tìm ở đó sự vinh danh cho bạn.
Bạn đã đặt lại vấn đề về hình ảnh của một vị thiên chúa công chính để bạn trở lại với Thiên Chúa dịu dàng và thương xót, suối nguồn linh hứng và sức mạnh cần thiết để tha thứ khi đến lượt bạn.
Cuối cùng, bạn đã quyết định xem xét các tương quan tương lai của bạn với kẻ xúc phạm. Hoặc bạn đã dự tính để cho nó ra đi và cầu chúc cho nó được hạnh phúc lớn nhất có thể có được, hoặc bạn đã ký kết một giao ước mới với nó.
Sau khi đã duyệt xét lại cuộc du lịch tha thứ của bạn như thế, bạn có lý do để bạn rất hảnh diện về bạn.
Bạn có thể chúc tụng bạn !
Bạn có thể mừng lễ bạn !
Bạn sẽ lớn lên trong tình người và trong sự thánh thiện !
Giaiđoạn 1 - Hai - Ba - Bốn - Năm - Sáu - Bảy - Tám - Chín - Mười - MườiMột - MườiHai
Hết