Dan Lee
04-05-2008, 11:33 AM
CNIII - PHỤC SINH - NĂM A
NHẬN BIẾT CHÚA TRONG CUỘC ÐỜI
Cách đây 3 năm, ngày 02/4/2005, cả Thế Giới đau buồn khi nghe tin Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II qua đời. Giáo Hội toàn cầu vừa mất đi một vị chủ chiên nhân hiền, khả ái. Cả nhân loại thiếu hẳn một người nhiệt tâm xây dựng hoà bình, dân chủ. Ðặc biệt, dân tộc Ba Lan tiếc nuối một người con ưu tú của quê hương đã thực sự từ giã cõi trần.
Những tâm trạng ưu buồn, thương nhớ ấy chẳng khác nào tâm trạng u sầu hoang mang mà hai môn đệ đi làng Emmaus hôm nay, đang đồng cảm đối diện. Họ tưởng chừng thất vọng khi chứng kiến Thầy Chí Thánh đã chết, họ băn khoăn về tin tức loan truyền Ngài đã sống lại, buồn vui lẫn lộn đè nặng suốt hành trình trở lại quê cũ lúc này.
Bất chợt, người khách lạ xuất hiện bên đường. Vị lữ khách gợi ý làm quen, hòa mình vào câu chuyện họ đang đàm đạo, đồng hành với họ suốt quãng đường dài đến quán trọ. Ngồi ăn uống thân mật trong bữa tiệc, hai môn đệ đã nhận ra Thầy Chí Thánh khi Ngài cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, rồi bẻ ra phân phát cho các ông. Mắt các ông mở ra và nhận biết Ðức Giêsu Kitô đã sống lại thật rồi.
Nhận biết sự kiện qua những dấu hiệu, biểu tượng quen thuộc:
Hai môn đệ đi làng Emmaus đã nhận ra người khách lạ chính là Thầy Giêsu nhờ dấu hiệu quen thuộc qua cử chỉ bẻ bánh. Trong cuộc sống hôm nay, cũng không thiếu những biểu tượng quen thuộc, giúp ta nhận ra một người, một vật, một sự kiện, một vấn đề.
Ði ra phố, thấy xa xa trên cao có chữ M cong to màu vàng, ta biết có cửa hàng ăn Mc. Donald.
Vào Mall, cầm chiếc áo có thêu hình con ngựa trên túi áo, ta nhận ra nhãn hiệu thời trang Polo.
Cầm một nắp phéng hình chữ H màu xanh lá cây (green), ta nhớ ra nước giải khát Bia Heineken.
Giữa đường, gặp một người mặc áo đeo cổ trắng, ta biết ngay người đó là một giáo sĩ.
Gặp bảng hiệu con rắn bò quanh một bình ống nghiệm, ta biết đó là Nhà Thuốc Tây.
Gần trạm biến điện, có biểu tượng sọ người với 2 khúc xương, ta hiểu đó là nơi nguy hiểm.
Nhìn bích chương vẽ hình hai con cá và năm tấm bánh, ta biết đó là hình ảnh của Bí tích Thánh thể.
Ði đến nhà thờ, thấy trang trí Phụng Vụ màu tím u buồn, ta biết đó là mùa vọng, hoặc là mùa chay.
Nói chung, có nhiều biểu tượng, dấu hiệu cụ thể bên ngoài, khi nhìn vào, ta nhạy bén nhận ra ý nghĩa, sự kiện đích thực của nó.
Vậy, có kẻ hỏi rằng: làm thế nào để người khác nhìn vào biết ta là người Công Giáo? Dấu hiệu nào cho họ nhận ra ta là một Kitô hữu? Có người nói rằng đó là Thánh Giá. Người Kitô hữu là người biết làm dấu thánh giá, đeo tràng hạt có thánh giá trên người, đeo thánh giá trong xe. Có chắc vậy không? Thiếu gì tài tử, ca sĩ, các bạn trẻ... đeo thánh giá nơi cổ, trên rái tai, vẫn xâm hình thánh giá trên bả vai, trên ngực, mà nào họ có tin Chúa đâu!
Dấu hiệu đích thực, theo Chúa Giêsu, giúp người khác nhận ra chúng ta là người Công Giáo, là môn đệ đích thực của Thầy Chí Thánh, chính là hãy yêu thương nhau. Sống giới luật yêu thương là sống theo Chúa. Yêu như Chúa yêu, yêu người như yêu Chúa, vì Chúa là tình yêu.
Mẹ Têrêsa Calcutta đã hết lòng yêu thương, phục vụ người nghèo khổ. Mẹ nhận ra hình ảnh Chúa.
Giêsu bị bỏ rơi trong những kẻ khốn cùng. Thế giới đã ca tụng Mẹ là người kitô hữu gương mẫu.
Các tín hữu thời Giáo Hội sơ khai, luôn hiệp thông trong cầu nguyện và bẻ bánh, để mọi sự làm của chung, phân phát cho nhau tùy nhu cầu. Họ được toàn dân thương mến (Cv 2:47) và được Thiên Chúa chúc phúc.
Qua biến cố Phục Sinh, chính Ðức Giêsu Kitô, khi Ngài vừa từ cõi chết sống lại, đã xuất hiện với nhiều người thân quen. Và họ đã nhận ra Ngài qua những dấu chỉ quen thuộc.
Bà Maria Mác-đa-la đã nhận ra Chúa khi bà nghe giọng nói quen thuộc của Chúa khi Ngài gọi tên Bà là Maria.
Chúa phục sinh, đi xuyên qua cửa đóng kín đến với các Tông Ðồ. Ngài tỏ mình ra qua lời chúc bình an và ban Thần Khí cho các ông. Tôma đã nhận và tin vào Chúa thực sự sống lại, khi Ngài mời gọi Tôma hãy giơ tay ra thọc vào vết thương Ngài.
Chúa sống lại, như một người khách lạ đồng hành với hai môn đệ đi về làng Emmaus. Hai ông đã nhận ra Chúa khi nhìn cử chỉ Ngài Bẻ Bánh thân thương trước mặt các ông.
Chúa phục sinh, tỏ mình hiện diện với 7 tông đồ đi đánh cá ngoài biển. Gioan đã nhận ra Thầy khi nhìn vào dấu chỉ mẻ cá lạ thường với 153 con cá lớn đủ loại.
Theo dòng thời gian, Thiên Chúa còn tỏ mình ra qua những sự kiện, biến cố... khác nữa, để con người thức tỉnh, nhận biết thánh ý Chúa muốn trong cuộc đời họ.
Sống Ðạo hôm nay: Nhận biết Chúa trong đời mình
Chúa luôn hiện diện ở ngay bên cạnh mỗi người chúng ta. Làm thế nào để nhận biết Điều Ngài
Phải có Ðức Tin chân thành. Người có lòng tin thật sự, mới cảm nghiệm Chúa dễ dàng. Hai môn đệ đi về làng Em-mau luôn thao thức về hình ảnh thân thương của Thầy Giêsu , cho nên vừa nhận ra cử chỉ quen thuộc của người khách đồng bàn, họ nhớ lại quá khứ và nhạy cảm Lòng Tin nhận biết Ðức Kitô đã phục sinh.
Cần nuôi dưỡng Lòng Mến thiết tha. Không có tình yêu thương, sẽ dễ vô cảm trước mọi biến cố, sự kiện xảy ra quanh mình. Từ đó, ta khó nâng cao tầm nhìn để nhận thức được vấn đề.
Lạy Chúa! Con người chúng con khó nhận ra Chúa, vì những đam mê sắc dục, vật chất, tính tự kiêu, ngạo mạn...còn đè nặng bản thân con. Chỉ trong Lời Chúa, Giáo Lý, Ðức Tin sống đạo... mới thức tỉnh được tiếng lương tâm con. Ước gì mỗi ngày sống trong đời, con có thể nói được như Mẹ Têrêsa Calcutta: “Xin cho con nên giống Chúa, để qua con họ nhận ra Chúa,” Amen.
LM Dominic Trần Điều, SDD
NHẬN BIẾT CHÚA TRONG CUỘC ÐỜI
Cách đây 3 năm, ngày 02/4/2005, cả Thế Giới đau buồn khi nghe tin Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II qua đời. Giáo Hội toàn cầu vừa mất đi một vị chủ chiên nhân hiền, khả ái. Cả nhân loại thiếu hẳn một người nhiệt tâm xây dựng hoà bình, dân chủ. Ðặc biệt, dân tộc Ba Lan tiếc nuối một người con ưu tú của quê hương đã thực sự từ giã cõi trần.
Những tâm trạng ưu buồn, thương nhớ ấy chẳng khác nào tâm trạng u sầu hoang mang mà hai môn đệ đi làng Emmaus hôm nay, đang đồng cảm đối diện. Họ tưởng chừng thất vọng khi chứng kiến Thầy Chí Thánh đã chết, họ băn khoăn về tin tức loan truyền Ngài đã sống lại, buồn vui lẫn lộn đè nặng suốt hành trình trở lại quê cũ lúc này.
Bất chợt, người khách lạ xuất hiện bên đường. Vị lữ khách gợi ý làm quen, hòa mình vào câu chuyện họ đang đàm đạo, đồng hành với họ suốt quãng đường dài đến quán trọ. Ngồi ăn uống thân mật trong bữa tiệc, hai môn đệ đã nhận ra Thầy Chí Thánh khi Ngài cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, rồi bẻ ra phân phát cho các ông. Mắt các ông mở ra và nhận biết Ðức Giêsu Kitô đã sống lại thật rồi.
Nhận biết sự kiện qua những dấu hiệu, biểu tượng quen thuộc:
Hai môn đệ đi làng Emmaus đã nhận ra người khách lạ chính là Thầy Giêsu nhờ dấu hiệu quen thuộc qua cử chỉ bẻ bánh. Trong cuộc sống hôm nay, cũng không thiếu những biểu tượng quen thuộc, giúp ta nhận ra một người, một vật, một sự kiện, một vấn đề.
Ði ra phố, thấy xa xa trên cao có chữ M cong to màu vàng, ta biết có cửa hàng ăn Mc. Donald.
Vào Mall, cầm chiếc áo có thêu hình con ngựa trên túi áo, ta nhận ra nhãn hiệu thời trang Polo.
Cầm một nắp phéng hình chữ H màu xanh lá cây (green), ta nhớ ra nước giải khát Bia Heineken.
Giữa đường, gặp một người mặc áo đeo cổ trắng, ta biết ngay người đó là một giáo sĩ.
Gặp bảng hiệu con rắn bò quanh một bình ống nghiệm, ta biết đó là Nhà Thuốc Tây.
Gần trạm biến điện, có biểu tượng sọ người với 2 khúc xương, ta hiểu đó là nơi nguy hiểm.
Nhìn bích chương vẽ hình hai con cá và năm tấm bánh, ta biết đó là hình ảnh của Bí tích Thánh thể.
Ði đến nhà thờ, thấy trang trí Phụng Vụ màu tím u buồn, ta biết đó là mùa vọng, hoặc là mùa chay.
Nói chung, có nhiều biểu tượng, dấu hiệu cụ thể bên ngoài, khi nhìn vào, ta nhạy bén nhận ra ý nghĩa, sự kiện đích thực của nó.
Vậy, có kẻ hỏi rằng: làm thế nào để người khác nhìn vào biết ta là người Công Giáo? Dấu hiệu nào cho họ nhận ra ta là một Kitô hữu? Có người nói rằng đó là Thánh Giá. Người Kitô hữu là người biết làm dấu thánh giá, đeo tràng hạt có thánh giá trên người, đeo thánh giá trong xe. Có chắc vậy không? Thiếu gì tài tử, ca sĩ, các bạn trẻ... đeo thánh giá nơi cổ, trên rái tai, vẫn xâm hình thánh giá trên bả vai, trên ngực, mà nào họ có tin Chúa đâu!
Dấu hiệu đích thực, theo Chúa Giêsu, giúp người khác nhận ra chúng ta là người Công Giáo, là môn đệ đích thực của Thầy Chí Thánh, chính là hãy yêu thương nhau. Sống giới luật yêu thương là sống theo Chúa. Yêu như Chúa yêu, yêu người như yêu Chúa, vì Chúa là tình yêu.
Mẹ Têrêsa Calcutta đã hết lòng yêu thương, phục vụ người nghèo khổ. Mẹ nhận ra hình ảnh Chúa.
Giêsu bị bỏ rơi trong những kẻ khốn cùng. Thế giới đã ca tụng Mẹ là người kitô hữu gương mẫu.
Các tín hữu thời Giáo Hội sơ khai, luôn hiệp thông trong cầu nguyện và bẻ bánh, để mọi sự làm của chung, phân phát cho nhau tùy nhu cầu. Họ được toàn dân thương mến (Cv 2:47) và được Thiên Chúa chúc phúc.
Qua biến cố Phục Sinh, chính Ðức Giêsu Kitô, khi Ngài vừa từ cõi chết sống lại, đã xuất hiện với nhiều người thân quen. Và họ đã nhận ra Ngài qua những dấu chỉ quen thuộc.
Bà Maria Mác-đa-la đã nhận ra Chúa khi bà nghe giọng nói quen thuộc của Chúa khi Ngài gọi tên Bà là Maria.
Chúa phục sinh, đi xuyên qua cửa đóng kín đến với các Tông Ðồ. Ngài tỏ mình ra qua lời chúc bình an và ban Thần Khí cho các ông. Tôma đã nhận và tin vào Chúa thực sự sống lại, khi Ngài mời gọi Tôma hãy giơ tay ra thọc vào vết thương Ngài.
Chúa sống lại, như một người khách lạ đồng hành với hai môn đệ đi về làng Emmaus. Hai ông đã nhận ra Chúa khi nhìn cử chỉ Ngài Bẻ Bánh thân thương trước mặt các ông.
Chúa phục sinh, tỏ mình hiện diện với 7 tông đồ đi đánh cá ngoài biển. Gioan đã nhận ra Thầy khi nhìn vào dấu chỉ mẻ cá lạ thường với 153 con cá lớn đủ loại.
Theo dòng thời gian, Thiên Chúa còn tỏ mình ra qua những sự kiện, biến cố... khác nữa, để con người thức tỉnh, nhận biết thánh ý Chúa muốn trong cuộc đời họ.
Sống Ðạo hôm nay: Nhận biết Chúa trong đời mình
Chúa luôn hiện diện ở ngay bên cạnh mỗi người chúng ta. Làm thế nào để nhận biết Điều Ngài
Phải có Ðức Tin chân thành. Người có lòng tin thật sự, mới cảm nghiệm Chúa dễ dàng. Hai môn đệ đi về làng Em-mau luôn thao thức về hình ảnh thân thương của Thầy Giêsu , cho nên vừa nhận ra cử chỉ quen thuộc của người khách đồng bàn, họ nhớ lại quá khứ và nhạy cảm Lòng Tin nhận biết Ðức Kitô đã phục sinh.
Cần nuôi dưỡng Lòng Mến thiết tha. Không có tình yêu thương, sẽ dễ vô cảm trước mọi biến cố, sự kiện xảy ra quanh mình. Từ đó, ta khó nâng cao tầm nhìn để nhận thức được vấn đề.
Lạy Chúa! Con người chúng con khó nhận ra Chúa, vì những đam mê sắc dục, vật chất, tính tự kiêu, ngạo mạn...còn đè nặng bản thân con. Chỉ trong Lời Chúa, Giáo Lý, Ðức Tin sống đạo... mới thức tỉnh được tiếng lương tâm con. Ước gì mỗi ngày sống trong đời, con có thể nói được như Mẹ Têrêsa Calcutta: “Xin cho con nên giống Chúa, để qua con họ nhận ra Chúa,” Amen.
LM Dominic Trần Điều, SDD