Dan Lee
04-05-2008, 02:05 PM
Tâm Thức Tôn Giáo của Người Nhật
Cha Mario Bianchin thuộc Hội Giáo Hoàng Thừa Sai Hải Ngoại PIME. Cha truyền giáo tại Nhật từ hơn 35 năm nay. Nhân chuyến về thăm quê nhà ở Treviso (Bắc Ý) Cha bày tỏ cảm tưởng của một thừa sai lâu năm tại Nhật như sau.
Nhật Bản tiến thật xa trên đường kinh tế và kỹ thuật, nhưng lại nghèo nàn về phương diện thiêng liêng. Có thể nói, Nhật Bản không dành chỗ đứng cho Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đấng Cứu Độ duy nhất của con người và toàn thế giới.
Khi có dịp nói chuyện với tầng lớp bình dân tại Nhật và tại Ý, người ta nhận ra ngay tức khắc sự khác biệt thật lớn. Ý là quốc gia ghi đậm nền văn hóa và tâm thức Kitô Giáo. Nhật cũng có nền văn hóa cao sang và một tôn giáo vĩ đại là Thần đạo. Thế nhưng, ý niệm tôn giáo của người Nhật khác xa với ý niệm tôn giáo của người Ý. Nhật Bản chưa nhận ra Mặc Khải của THIÊN CHÚA. Dân tộc Nhật cần cù, trật tự, thông minh, tôn trọng luật pháp. Nhưng hố sâu ngăn cách giữa ngôn-ngữ văn-hóa và tôn-giáo của Nhật với Ý thì thật là mênh mông, không thể nào tưởng tượng được! Đây là một nhận xét rất quan trọng, giải thích lý do tại sao các thừa sai Công Giáo phải vất vả trăm bề khi rao giảng Tin Mừng của Đức Chúa GIÊSU KITÔ cho dân tộc Nhật!
Não trạng người Nhật không chấp nhận Tha-Thứ, Tha-Thứ cách nhưng không! Người Nhật không Tha-Thứ cách nhưng không! Nhật ngữ có từ tương đương với Tha-Thứ, nhưng thật ra là Trả-Giá. Trả-Giá có nghĩa là: nếu bạn Lầm-Lẫn thì bạn phải Trả-Giá cái Lầm-Lẫn của bạn! Bạn phải đền bù, chứ không có chuyện được tha thứ! Để giải thích giáo huấn của Đức Chúa GIÊSU KITÔ dạy rằng: Hãy tha thứ thì các con sẽ được thứ tha thì cần phải nói gần như ngược lại hoặc trình bày cách khác!
Người Nhật cũng không có ý niệm và ngôn từ về ngôi-vị (persona) mà chỉ có cá-thể (individuo). Họ nói đến 50, 100 cá-thể chứ không bao giờ nói đến 50, 100 ngôi-vị, nghĩa là mỗi người có nhân cách riêng, khác biệt người này với người kia, và tất cả đều có quyền lợi và bổn phận như nhau. Trong khi cá-thể chỉ là con số của một nhóm. Chính vì thế mà người Nhật không thể nào hiểu lời giải thích về giá trị tuyệt đối của mỗi ngôi vị - nam cũng như nữ - người lành mạnh cũng như kẻ tàn tật, người giàu sang cũng như kẻ nghèo hèn, hạng trí thức cũng như người vô học v,v.
Nhật Bản thiếu khái niệm về THIÊN CHÚA. THIÊN CHÚA như là Ngôi-Vị, là Đấng dựng nên trời đất và con người, Đấng đã nhập thể làm người để cứu rỗi loài người bằng cái chết trên Thánh Giá. THIÊN CHÚA là Đấng Nhân Hậu và Từ Bi chỉ mong muốn điều thiện hảo cho mỗi một người, hơn cả chính con người mong muốn điều tốt lành cho mình, bởi vì chúng ta là con cái THIÊN CHÚA.
Người Nhật tin nơi THIÊN CHÚA Tạo Thành nhưng với một dung mạo huyền-bí, mù-mờ, không thể nào nhận biết được! Nghĩa là, không thể biết THIÊN CHÚA nghĩ gì và muốn gì. Do đó, không thể nói và giải thích cho người Nhật hiểu về sự Quan Phòng của THIÊN CHÚA. Người Nhật chỉ nghĩ về vận-mệnh, may-mắn, rủi-ro, về các thần lành hoặc thần dữ. Không có quan niệm đích thật về ”tôn giáo” mà chỉ có quan niệm về ”văn hóa quốc gia” bao gồm tất cả: ngôn ngữ, lịch sử, truyền thống, gia đình, y phục, cách thức thân thưa với các thần, với ”kami - thần đạo”. Nếu người Nhật đốt hương thắp nến hoặc bái lạy trong các đền chùa thì chỉ với mục đích duy nhất là giữ cho các vị thần và tổ tiên luôn làm điều lành, chứ không làm điều dữ cho họ. Người Nhật hoàn toàn không hiểu gì về CẦU NGUYỆN của Kitô Giáo. Một lần kia tôi giải thích với một nhóm tân tòng là chúng ta phải cầu nguyện với THIÊN CHÚA rằng: ”Lạy Chúa, xin cho thánh ý Chúa được thể hiện”, tức khắc họ phản công ngay:
http://memaria.org/images1/Martyrs_Japan.jpg
Tử đạo Nhật Bản
- Ồ, không được! Không thể cầu nguyện như vậy! THIÊN CHÚA phải thực hiện ý muốn của con! Nếu không, làm sao có thể nói được THIÊN CHÚA là Cha và Ngài yêu thương con hết lòng?
Khi nói rằng chúng ta phải yêu mến THIÊN CHÚA thì người Nhật không hiểu chúng ta muốn nói gì. Họ không có ý niệm về Tình Yêu nhưng không, siêu nhiên. Khi nói tình yêu, người Nhật nghĩ ngay đến tình yêu phái tính hoặc chỉ yêu thương con cái và họ hàng.
Sở dĩ chúng ta đi đến với dân ngoại, với người không phải Kitô hữu, là vì chúng ta xác tín rằng, hết mọi dân tộc và hết mọi nền văn hóa đều cần đến Đấng Cứu Độ Duy Nhất là Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Các ”dân ngoại” - kể cả tín đồ hồi giáo và các người vô thần, các kẻ tục hóa của nước Ý này - không cần đến một tinh thần tôn giáo cho bằng cần đến Đấng Cứu Độ duy nhất là Đức Chúa GIÊSU KITÔ!
... Bấy giờ, ông Phêrô được đầy Thánh Thần, liền nói: ”Thưa quý vị thủ lãnh trong dân và quý vị kỳ mục, hôm nay chúng tôi bị thẩm vấn về việc lành chúng tôi đã làm cho một người tàn tật, về cách thức người ấy đã được cứu chữa. Vậy xin tất cả quý vị và toàn dân Israel biết cho rằng: nhân danh chính Đức GIÊSU KITÔ, người Nadarét, Đấng mà quý vị đã đóng đanh vào thập giá, và THIÊN CHÚA đã làm cho Người sống lại từ cõi chết, chính nhờ Đấng ấy mà người này được lành mạnh ra đứng trước mặt quý vị. Đấng ấy là tảng đá mà quý vị là thợ xây loại bỏ, chính tảng đá ấy lại trở nên đá tảng góc tường. Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ” (Sách Công Vụ Tông Đồ 4,8-12).
(”Mondo e Missione”, Missionari del PIME, Febbraio 2008, trang 81)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Cha Mario Bianchin thuộc Hội Giáo Hoàng Thừa Sai Hải Ngoại PIME. Cha truyền giáo tại Nhật từ hơn 35 năm nay. Nhân chuyến về thăm quê nhà ở Treviso (Bắc Ý) Cha bày tỏ cảm tưởng của một thừa sai lâu năm tại Nhật như sau.
Nhật Bản tiến thật xa trên đường kinh tế và kỹ thuật, nhưng lại nghèo nàn về phương diện thiêng liêng. Có thể nói, Nhật Bản không dành chỗ đứng cho Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đấng Cứu Độ duy nhất của con người và toàn thế giới.
Khi có dịp nói chuyện với tầng lớp bình dân tại Nhật và tại Ý, người ta nhận ra ngay tức khắc sự khác biệt thật lớn. Ý là quốc gia ghi đậm nền văn hóa và tâm thức Kitô Giáo. Nhật cũng có nền văn hóa cao sang và một tôn giáo vĩ đại là Thần đạo. Thế nhưng, ý niệm tôn giáo của người Nhật khác xa với ý niệm tôn giáo của người Ý. Nhật Bản chưa nhận ra Mặc Khải của THIÊN CHÚA. Dân tộc Nhật cần cù, trật tự, thông minh, tôn trọng luật pháp. Nhưng hố sâu ngăn cách giữa ngôn-ngữ văn-hóa và tôn-giáo của Nhật với Ý thì thật là mênh mông, không thể nào tưởng tượng được! Đây là một nhận xét rất quan trọng, giải thích lý do tại sao các thừa sai Công Giáo phải vất vả trăm bề khi rao giảng Tin Mừng của Đức Chúa GIÊSU KITÔ cho dân tộc Nhật!
Não trạng người Nhật không chấp nhận Tha-Thứ, Tha-Thứ cách nhưng không! Người Nhật không Tha-Thứ cách nhưng không! Nhật ngữ có từ tương đương với Tha-Thứ, nhưng thật ra là Trả-Giá. Trả-Giá có nghĩa là: nếu bạn Lầm-Lẫn thì bạn phải Trả-Giá cái Lầm-Lẫn của bạn! Bạn phải đền bù, chứ không có chuyện được tha thứ! Để giải thích giáo huấn của Đức Chúa GIÊSU KITÔ dạy rằng: Hãy tha thứ thì các con sẽ được thứ tha thì cần phải nói gần như ngược lại hoặc trình bày cách khác!
Người Nhật cũng không có ý niệm và ngôn từ về ngôi-vị (persona) mà chỉ có cá-thể (individuo). Họ nói đến 50, 100 cá-thể chứ không bao giờ nói đến 50, 100 ngôi-vị, nghĩa là mỗi người có nhân cách riêng, khác biệt người này với người kia, và tất cả đều có quyền lợi và bổn phận như nhau. Trong khi cá-thể chỉ là con số của một nhóm. Chính vì thế mà người Nhật không thể nào hiểu lời giải thích về giá trị tuyệt đối của mỗi ngôi vị - nam cũng như nữ - người lành mạnh cũng như kẻ tàn tật, người giàu sang cũng như kẻ nghèo hèn, hạng trí thức cũng như người vô học v,v.
Nhật Bản thiếu khái niệm về THIÊN CHÚA. THIÊN CHÚA như là Ngôi-Vị, là Đấng dựng nên trời đất và con người, Đấng đã nhập thể làm người để cứu rỗi loài người bằng cái chết trên Thánh Giá. THIÊN CHÚA là Đấng Nhân Hậu và Từ Bi chỉ mong muốn điều thiện hảo cho mỗi một người, hơn cả chính con người mong muốn điều tốt lành cho mình, bởi vì chúng ta là con cái THIÊN CHÚA.
Người Nhật tin nơi THIÊN CHÚA Tạo Thành nhưng với một dung mạo huyền-bí, mù-mờ, không thể nào nhận biết được! Nghĩa là, không thể biết THIÊN CHÚA nghĩ gì và muốn gì. Do đó, không thể nói và giải thích cho người Nhật hiểu về sự Quan Phòng của THIÊN CHÚA. Người Nhật chỉ nghĩ về vận-mệnh, may-mắn, rủi-ro, về các thần lành hoặc thần dữ. Không có quan niệm đích thật về ”tôn giáo” mà chỉ có quan niệm về ”văn hóa quốc gia” bao gồm tất cả: ngôn ngữ, lịch sử, truyền thống, gia đình, y phục, cách thức thân thưa với các thần, với ”kami - thần đạo”. Nếu người Nhật đốt hương thắp nến hoặc bái lạy trong các đền chùa thì chỉ với mục đích duy nhất là giữ cho các vị thần và tổ tiên luôn làm điều lành, chứ không làm điều dữ cho họ. Người Nhật hoàn toàn không hiểu gì về CẦU NGUYỆN của Kitô Giáo. Một lần kia tôi giải thích với một nhóm tân tòng là chúng ta phải cầu nguyện với THIÊN CHÚA rằng: ”Lạy Chúa, xin cho thánh ý Chúa được thể hiện”, tức khắc họ phản công ngay:
http://memaria.org/images1/Martyrs_Japan.jpg
Tử đạo Nhật Bản
- Ồ, không được! Không thể cầu nguyện như vậy! THIÊN CHÚA phải thực hiện ý muốn của con! Nếu không, làm sao có thể nói được THIÊN CHÚA là Cha và Ngài yêu thương con hết lòng?
Khi nói rằng chúng ta phải yêu mến THIÊN CHÚA thì người Nhật không hiểu chúng ta muốn nói gì. Họ không có ý niệm về Tình Yêu nhưng không, siêu nhiên. Khi nói tình yêu, người Nhật nghĩ ngay đến tình yêu phái tính hoặc chỉ yêu thương con cái và họ hàng.
Sở dĩ chúng ta đi đến với dân ngoại, với người không phải Kitô hữu, là vì chúng ta xác tín rằng, hết mọi dân tộc và hết mọi nền văn hóa đều cần đến Đấng Cứu Độ Duy Nhất là Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Các ”dân ngoại” - kể cả tín đồ hồi giáo và các người vô thần, các kẻ tục hóa của nước Ý này - không cần đến một tinh thần tôn giáo cho bằng cần đến Đấng Cứu Độ duy nhất là Đức Chúa GIÊSU KITÔ!
... Bấy giờ, ông Phêrô được đầy Thánh Thần, liền nói: ”Thưa quý vị thủ lãnh trong dân và quý vị kỳ mục, hôm nay chúng tôi bị thẩm vấn về việc lành chúng tôi đã làm cho một người tàn tật, về cách thức người ấy đã được cứu chữa. Vậy xin tất cả quý vị và toàn dân Israel biết cho rằng: nhân danh chính Đức GIÊSU KITÔ, người Nadarét, Đấng mà quý vị đã đóng đanh vào thập giá, và THIÊN CHÚA đã làm cho Người sống lại từ cõi chết, chính nhờ Đấng ấy mà người này được lành mạnh ra đứng trước mặt quý vị. Đấng ấy là tảng đá mà quý vị là thợ xây loại bỏ, chính tảng đá ấy lại trở nên đá tảng góc tường. Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ” (Sách Công Vụ Tông Đồ 4,8-12).
(”Mondo e Missione”, Missionari del PIME, Febbraio 2008, trang 81)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt