Dan Lee
04-06-2008, 06:49 PM
Chữ Hiếu
Từ thuở lọt lòng mẹ, ai ai cũng được cha mẹ dạy rằng :
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Vâng ! Đã là con người, ai ai cũng cố gắng làm sao để sống cho tròn cái chữ hiếu mà mình được cha mẹ, thầy cô dạy từ nhỏ như thế. Cái chữ hiếu đấy nó làm sao đấy, nó trừu tượng quá thì phải, và nó cũng khó diễn tả được bằng cái ngôn ngữ của con người.
Ngày còn bé, tôi cứ tưởng nghĩ rằng là con cái, lớn lên làm sao lo cho cha mẹ có cái ăn cái mặc, lo cho cha mẹ đủ ấm, lo cho cha mẹ thuốc men hằng ngày là đủ rồi. Khi nhìn vào thực tế của cuộc sống, cha mẹ cũng cần lắm những thứ mà người ta thường gọi là lo cho cái thân xác nặng nề của con người. Thế nhưng, dần già tôi mới nghiệm ra rằng cha mẹ cần lắm những thứ ấy nhưng trên những thứ ấy chính là cái sự lo lắng về tinh thần của con cái dành cho cha mẹ nó mới chính là chữ hiếu thật sự mà con cái dành cho cha mẹ mình.
Mới đây thôi, khi nghe chuyện một gia đình nọ, tôi cảm thấy mình mang phần nào nỗi đau của cha mẹ già trong gia đình ấy.
Người chị hai trong gia đình đã yêu một người làm trong ngành công an. Gia đình theo Cách Mạng thì làm sao mà anh ta có thể theo đạo vợ được ? Nếu như anh làm đám cưới với chị này thì coi như anh ra khỏi ngành. Tình yêu đã vượt qua cái rào cản của truyền thống gia đình cách mạng và Công Giáo, anh chị đã ở với nhau mà chẳng có phép tắc gì cả. Và lần lượt những đứa bé cất tiếng khóc chào đời trong nỗi buồn tủi của ông bà ngoại chúng.
Người con út thì bỗng dưng không biết sao đến dịp Tết Nguyên Đán vừa rồi có một cô bé bồng con đến và “bắt thường” ông bà vì đứa bé là con của “cậu ấm”. Cô gái đấy cũng chẳng có đạo và cũng chẳng có phép tắc gì cả.
Đứng trước nỗi đau đấy ông bà vừa làm nội, vừa làm ngoại chỉ biết ngậm ngùi lo chăm sóc cho các cháu của mình thôi. Thử hỏi điều mà ông bà cần nơi các con của mình nhất đó là gì ? Phải chăng là nhà lầu xe hơi ? Phải chăng là một cuộc sống phủ phê vật chất ?
Không ! Tôi tin chắc là ông bà cần nơi con cái mình một cuộc sống đúng với luân thường đạo lý của con người.
Rõ ràng là gia đình này không nghèo, cha mẹ không cần lắm sự chăm sóc về vật chất cho mìn Họ chỉ mong sao được an nhàn thư thái khi tuổi đã xế chiều nhưng chẳng được.
Hóa ra là cái chữ hiếu mà các người con của ông bà đấy học từ ngày còn bé lớn lên đã quên. Giữa cái xã hội quá phát triển về kinh tế thì người ta lại quên đi cái bài học làm người, cái bài học chữ hiếu. Tưởng chừng như vật chất quyết định hạnh phúc của con người đấy nhưng thực ra vật chất nó chỉ là hàng thứ yếu sau cái tinh thần thoải mái thảnh thơi thôi.
Ước gì xã hội dám nhìn thẳng vào chính cái thực tế đau đớn khi chạy theo kinh tế, chạy theo đồng tiền để biết cân chỉnh lại cuộc đời. Chữ hiếu mà con người phải có không chỉ là lo cho cha mẹ có ăn, có mặc nhưng là lo cho cha mẹ có một tinh thần bình an và thư thái khi tuổi đà xế bóng.
Anmai, DCCT
Từ thuở lọt lòng mẹ, ai ai cũng được cha mẹ dạy rằng :
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Vâng ! Đã là con người, ai ai cũng cố gắng làm sao để sống cho tròn cái chữ hiếu mà mình được cha mẹ, thầy cô dạy từ nhỏ như thế. Cái chữ hiếu đấy nó làm sao đấy, nó trừu tượng quá thì phải, và nó cũng khó diễn tả được bằng cái ngôn ngữ của con người.
Ngày còn bé, tôi cứ tưởng nghĩ rằng là con cái, lớn lên làm sao lo cho cha mẹ có cái ăn cái mặc, lo cho cha mẹ đủ ấm, lo cho cha mẹ thuốc men hằng ngày là đủ rồi. Khi nhìn vào thực tế của cuộc sống, cha mẹ cũng cần lắm những thứ mà người ta thường gọi là lo cho cái thân xác nặng nề của con người. Thế nhưng, dần già tôi mới nghiệm ra rằng cha mẹ cần lắm những thứ ấy nhưng trên những thứ ấy chính là cái sự lo lắng về tinh thần của con cái dành cho cha mẹ nó mới chính là chữ hiếu thật sự mà con cái dành cho cha mẹ mình.
Mới đây thôi, khi nghe chuyện một gia đình nọ, tôi cảm thấy mình mang phần nào nỗi đau của cha mẹ già trong gia đình ấy.
Người chị hai trong gia đình đã yêu một người làm trong ngành công an. Gia đình theo Cách Mạng thì làm sao mà anh ta có thể theo đạo vợ được ? Nếu như anh làm đám cưới với chị này thì coi như anh ra khỏi ngành. Tình yêu đã vượt qua cái rào cản của truyền thống gia đình cách mạng và Công Giáo, anh chị đã ở với nhau mà chẳng có phép tắc gì cả. Và lần lượt những đứa bé cất tiếng khóc chào đời trong nỗi buồn tủi của ông bà ngoại chúng.
Người con út thì bỗng dưng không biết sao đến dịp Tết Nguyên Đán vừa rồi có một cô bé bồng con đến và “bắt thường” ông bà vì đứa bé là con của “cậu ấm”. Cô gái đấy cũng chẳng có đạo và cũng chẳng có phép tắc gì cả.
Đứng trước nỗi đau đấy ông bà vừa làm nội, vừa làm ngoại chỉ biết ngậm ngùi lo chăm sóc cho các cháu của mình thôi. Thử hỏi điều mà ông bà cần nơi các con của mình nhất đó là gì ? Phải chăng là nhà lầu xe hơi ? Phải chăng là một cuộc sống phủ phê vật chất ?
Không ! Tôi tin chắc là ông bà cần nơi con cái mình một cuộc sống đúng với luân thường đạo lý của con người.
Rõ ràng là gia đình này không nghèo, cha mẹ không cần lắm sự chăm sóc về vật chất cho mìn Họ chỉ mong sao được an nhàn thư thái khi tuổi đã xế chiều nhưng chẳng được.
Hóa ra là cái chữ hiếu mà các người con của ông bà đấy học từ ngày còn bé lớn lên đã quên. Giữa cái xã hội quá phát triển về kinh tế thì người ta lại quên đi cái bài học làm người, cái bài học chữ hiếu. Tưởng chừng như vật chất quyết định hạnh phúc của con người đấy nhưng thực ra vật chất nó chỉ là hàng thứ yếu sau cái tinh thần thoải mái thảnh thơi thôi.
Ước gì xã hội dám nhìn thẳng vào chính cái thực tế đau đớn khi chạy theo kinh tế, chạy theo đồng tiền để biết cân chỉnh lại cuộc đời. Chữ hiếu mà con người phải có không chỉ là lo cho cha mẹ có ăn, có mặc nhưng là lo cho cha mẹ có một tinh thần bình an và thư thái khi tuổi đà xế bóng.
Anmai, DCCT