Dan Lee
04-06-2008, 07:54 PM
GIÁO LÝ PHÚC ÂM CHÚA NHẬT 6.4.2008:
CHÚA NHẬT III PHỤC SINH NĂM A
Đấng Kitô phải đau khổ, chết và sống lại vinh quang
(Công Vụ Tông Đồ 2:14, 22-28; Thư I của Thánh Phêrô 1:17-21 và P. Luca 24:13-35)
Sứ Điệp Phúc Âm:
Đấng Kitô phải đau khổ, chết và sống lại vinh quang đúng như Kinh Thánh Cựu Ước đã mô tả.
Câu hỏi giáo lý
1. Kitô nghĩa là gì?
Tiếng Anh: Christ; Tiếng Pháp: Christ; Tiếng La-tinh: Christus. Tất cả được dịch từ tiếng Hy Lạp: Christos. Christos dịch từ tiếng Do Thái Mashiah, có nghĩa “Đấng được xức dầu” Trong Kinh Thánh Cựu Ước “Đấng được xức dầu” dùng để chỉ các vua, các tư tế, các tổ phụ. Đặc biệt để tiên báo về một Vị Cứu Tinh đến từ dòng dõi David. Mashiah là hy vọng và sự đợi trông của Dân Do Thái (Sách Samuel quyển II 7:5-16; Sách Niên Sử 17:4-14; Thánh Vịnh 89:20-38).
2. Sách Công Vụ Tông Đồ là gì?
Công vụ Tông Đồ (Acts of the Apostles): công việc truyền đạo của các Tông Đồ. Trong tiếng La-tinh Công Vụ gọi là Acta, có nghĩa công việc đang tiến hành hay một ghi nhận những biến cố đang xảy ra (proceedings or record of happenings)
Công Vụ Tông Đồ là quyển sách ghi lại công việc truyền đạo của các Tông Đồ sau khi Chúa lên trời, khởi đầu từ Giêrusalem. Đây cũng là quyển sách mô tả đời sống Giáo Hội sơ khai: bị bách hại, nhưng người tin Chúa mỗi ngày thêm đông. Truyền thống cho rằng Luca, môn đệ của Thánh Phaolô là tác giả của Sách Công Vụ Tông Đồ được viết khảng năm 63 khi Thánh Phaolô bị cầm tù ở Rôma.
3. Tại sao hai môn đệ nhận ra Chúa chỉ khi “Chúa đồng bàn và bẻ bánh trao cho họ?’
Hai môn đệ về làng Ê-mau không là tông đồ, không ở trong nhóm mười hai tham dự Bữa Tiệc Ly
và đã nhìn thấy Chúa bẻ bánh. Nhưng họ lại “nhận ra Chúa khi bẻ bánh!” Họ nhận ra Chúa, vì Chúa cho học nhận ra Ngài lúc đó, hay nói theo từ ngữ Phúc Âm là “mắt họ liển mở ra”. Cũng giống như Bà Maria Mađalêna, khi thấy Chúa sống lại mà cứ ngỡ là người làm vườn, cho đến khi Chúa gọi “Maria” thì Bà mới nhận ra Chúa và gọi “Ráp-bu-ni” nghĩa là ‘lạy Thầy!’ (Gioan 20:15-16).
Áp Dụng:
1. Bà Trần thị Kim Vân năm nay đã 72 tuổi. Lễ Phục Sinh năm nay, lần đầu tiên bà quay lại nhà thờ sau gần 40 năm “thề không tin Chúa và theo đạo!”. Bà nguyên là một nữ sinh có tài, có sắc và lớn lên trong một gia đình Phật giáo nề nếp. Bà đã theo đạo để lấy người chồng Công Giáo mà bà rất mực yêu thương. Bà bất chấp khó khăn và cả cả sự ruồng bỏ của gia đình để sống chung thủy với chồng..
Nhưng không ai ngờ, chính người chồng Công Giáo nầy đã bỏ rơi bà với 4 đứa con thơ để đeo đuổi và chung sống với một người đàn bà khác. Cái lạ ngoài sức tưởng tượng của bà là bên nhà chồng bà, gia đình Công Giáo gốc lại tán đồng và bênh vực chuyện chồng bà bỏ bà. Bà căm thù và thề không tin Chúa và không theo đạo.
Qua hai lần tiếp xúc với một linh mục bà nhận ra: Người theo đạo Công Giáo không luôn là người theo Chúa. Bà được linh mục hướng dẫn đọc Phúc Âm về Chúa Phục Sinh. Chúa sống lại mang sự sống mới. Sự sống không có hận thù, chết chóc và đau khổ. Bà chôn mọi thứ vào mồ quá khứ và đi dự lễ Mừng Chúa Phục Sinh thật sốt sắng. Bà sống lại với sự sống mới! Alleluia
2. Ngày lãnh nhận bí tích rửa tội, chúng ta được gọi là Kitô hữu, người được xức dầu, người mang danh Chúa Kitô, người biến mình thành một Kitô khác. Có khi nào chúng ta đã là một Kitô hữu mà lại làm cho người ta bỏ đạo, thề không tin Chúa và không theo đạo hay không? Nhiều khi Kitô hữu mà lại làm người khác ghét Chúa Kitô?
LM. Phêrô Trần Thế Tuyên
CHÚA NHẬT III PHỤC SINH NĂM A
Đấng Kitô phải đau khổ, chết và sống lại vinh quang
(Công Vụ Tông Đồ 2:14, 22-28; Thư I của Thánh Phêrô 1:17-21 và P. Luca 24:13-35)
Sứ Điệp Phúc Âm:
Đấng Kitô phải đau khổ, chết và sống lại vinh quang đúng như Kinh Thánh Cựu Ước đã mô tả.
Câu hỏi giáo lý
1. Kitô nghĩa là gì?
Tiếng Anh: Christ; Tiếng Pháp: Christ; Tiếng La-tinh: Christus. Tất cả được dịch từ tiếng Hy Lạp: Christos. Christos dịch từ tiếng Do Thái Mashiah, có nghĩa “Đấng được xức dầu” Trong Kinh Thánh Cựu Ước “Đấng được xức dầu” dùng để chỉ các vua, các tư tế, các tổ phụ. Đặc biệt để tiên báo về một Vị Cứu Tinh đến từ dòng dõi David. Mashiah là hy vọng và sự đợi trông của Dân Do Thái (Sách Samuel quyển II 7:5-16; Sách Niên Sử 17:4-14; Thánh Vịnh 89:20-38).
2. Sách Công Vụ Tông Đồ là gì?
Công vụ Tông Đồ (Acts of the Apostles): công việc truyền đạo của các Tông Đồ. Trong tiếng La-tinh Công Vụ gọi là Acta, có nghĩa công việc đang tiến hành hay một ghi nhận những biến cố đang xảy ra (proceedings or record of happenings)
Công Vụ Tông Đồ là quyển sách ghi lại công việc truyền đạo của các Tông Đồ sau khi Chúa lên trời, khởi đầu từ Giêrusalem. Đây cũng là quyển sách mô tả đời sống Giáo Hội sơ khai: bị bách hại, nhưng người tin Chúa mỗi ngày thêm đông. Truyền thống cho rằng Luca, môn đệ của Thánh Phaolô là tác giả của Sách Công Vụ Tông Đồ được viết khảng năm 63 khi Thánh Phaolô bị cầm tù ở Rôma.
3. Tại sao hai môn đệ nhận ra Chúa chỉ khi “Chúa đồng bàn và bẻ bánh trao cho họ?’
Hai môn đệ về làng Ê-mau không là tông đồ, không ở trong nhóm mười hai tham dự Bữa Tiệc Ly
và đã nhìn thấy Chúa bẻ bánh. Nhưng họ lại “nhận ra Chúa khi bẻ bánh!” Họ nhận ra Chúa, vì Chúa cho học nhận ra Ngài lúc đó, hay nói theo từ ngữ Phúc Âm là “mắt họ liển mở ra”. Cũng giống như Bà Maria Mađalêna, khi thấy Chúa sống lại mà cứ ngỡ là người làm vườn, cho đến khi Chúa gọi “Maria” thì Bà mới nhận ra Chúa và gọi “Ráp-bu-ni” nghĩa là ‘lạy Thầy!’ (Gioan 20:15-16).
Áp Dụng:
1. Bà Trần thị Kim Vân năm nay đã 72 tuổi. Lễ Phục Sinh năm nay, lần đầu tiên bà quay lại nhà thờ sau gần 40 năm “thề không tin Chúa và theo đạo!”. Bà nguyên là một nữ sinh có tài, có sắc và lớn lên trong một gia đình Phật giáo nề nếp. Bà đã theo đạo để lấy người chồng Công Giáo mà bà rất mực yêu thương. Bà bất chấp khó khăn và cả cả sự ruồng bỏ của gia đình để sống chung thủy với chồng..
Nhưng không ai ngờ, chính người chồng Công Giáo nầy đã bỏ rơi bà với 4 đứa con thơ để đeo đuổi và chung sống với một người đàn bà khác. Cái lạ ngoài sức tưởng tượng của bà là bên nhà chồng bà, gia đình Công Giáo gốc lại tán đồng và bênh vực chuyện chồng bà bỏ bà. Bà căm thù và thề không tin Chúa và không theo đạo.
Qua hai lần tiếp xúc với một linh mục bà nhận ra: Người theo đạo Công Giáo không luôn là người theo Chúa. Bà được linh mục hướng dẫn đọc Phúc Âm về Chúa Phục Sinh. Chúa sống lại mang sự sống mới. Sự sống không có hận thù, chết chóc và đau khổ. Bà chôn mọi thứ vào mồ quá khứ và đi dự lễ Mừng Chúa Phục Sinh thật sốt sắng. Bà sống lại với sự sống mới! Alleluia
2. Ngày lãnh nhận bí tích rửa tội, chúng ta được gọi là Kitô hữu, người được xức dầu, người mang danh Chúa Kitô, người biến mình thành một Kitô khác. Có khi nào chúng ta đã là một Kitô hữu mà lại làm cho người ta bỏ đạo, thề không tin Chúa và không theo đạo hay không? Nhiều khi Kitô hữu mà lại làm người khác ghét Chúa Kitô?
LM. Phêrô Trần Thế Tuyên