Dan Lee
04-12-2008, 06:11 AM
ĐÁP CA CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH
T.v 22
“Chúa là Mục Tử chăn sóc tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi”.
Sự vui tươi hồn nhiên của con cừu trên đòng cỏ mượt mà, bên giòng nước trong lành là ước mơ tâm linh của người Do Thái từ bao đời. Nép mình bên Gia Vê, họ không tính toán, không lo sợ, và không quan tâm tới ngày mai. Qúa khứ là của Chúa, hiện tại xin phó thác từng giây; và việc tương lai xa vời xi Ngài dẫn đưa.
Hình như con người ngày nay đã đánh mất diệu cảm an toàn nầy rồi. Thay vào đó là những lo toan buồn bã, những dày vò thống khổ “Thân con tan rữa thành nước, xương cốt hết thảy rã rời. Lòng con như thể sáp nung, chảy tan ra giữa lục phủ ngũ tạng của con. Cổ thời khô ran như mảnh sành, lưỡi dính liền nơi cuống họng, người ta vất con với tro bụi tử thần” (T.v 22) Người đời giải quyết một cách tuyệt vọng về cuộc đời của mình: “Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy, cảnh phù du trông thất cũng nực cuời, tiêu khiển một vài chung (ly) lếu láo”. (Thơ văn Việt nam)
Giải pháp của Kitô hữu tích cực hơn: “Lạy Chúa là Thiên Chúa của con, Chúa là Đấng chăn dắt con, con sẽ không thiếu gì”. Vì biết chắc rằng: Mục tử đã biết tất cả, dự phòng tất cả, và điều đó là đủ cho con rồi. Thánh Phêrô nhắc nhở: “Qủa vậy, trước kia anh em chẳng khác nào như những con chiên lạc, nhưng nay đã quay về với Mục Tử, Đấng chăn sóc linh hồn anh em” (1 Pr 2, 20b).
Còn gì khích lệ bằng và lạc quan hơn: “Lòng nhân hậu và tình thương của Chúa ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời. Tôi được ở trong đền của Người những tháng ngày, những năm dài triền miên” (c. 6). Ngay cả khi mọi sự không như ý thì Thánh Phaolô vẫn nhắc nhở: “Mọi sự trở nên hữu ích cho những ai có lòng yêu mến”. “Thật ra, trong mọi đau khổ nhân sinh chúng ta được liên kết với Đấng chiụ đóng đinh và gánh lấy đau khổ đó nơi chúng tav và “Các thánh (tử đạo) đã trải qua một cuộc lữ hành trần thế cao đẹp trong cách thức mà Chúa Kitô đã thực thi trước các ngài” (Thông Điệp SPE SALVI ĐGH Benedicto XVI, 39).
LM Francisco Xavier Mậu Hồ, SDD
T.v 22
“Chúa là Mục Tử chăn sóc tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi”.
Sự vui tươi hồn nhiên của con cừu trên đòng cỏ mượt mà, bên giòng nước trong lành là ước mơ tâm linh của người Do Thái từ bao đời. Nép mình bên Gia Vê, họ không tính toán, không lo sợ, và không quan tâm tới ngày mai. Qúa khứ là của Chúa, hiện tại xin phó thác từng giây; và việc tương lai xa vời xi Ngài dẫn đưa.
Hình như con người ngày nay đã đánh mất diệu cảm an toàn nầy rồi. Thay vào đó là những lo toan buồn bã, những dày vò thống khổ “Thân con tan rữa thành nước, xương cốt hết thảy rã rời. Lòng con như thể sáp nung, chảy tan ra giữa lục phủ ngũ tạng của con. Cổ thời khô ran như mảnh sành, lưỡi dính liền nơi cuống họng, người ta vất con với tro bụi tử thần” (T.v 22) Người đời giải quyết một cách tuyệt vọng về cuộc đời của mình: “Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy, cảnh phù du trông thất cũng nực cuời, tiêu khiển một vài chung (ly) lếu láo”. (Thơ văn Việt nam)
Giải pháp của Kitô hữu tích cực hơn: “Lạy Chúa là Thiên Chúa của con, Chúa là Đấng chăn dắt con, con sẽ không thiếu gì”. Vì biết chắc rằng: Mục tử đã biết tất cả, dự phòng tất cả, và điều đó là đủ cho con rồi. Thánh Phêrô nhắc nhở: “Qủa vậy, trước kia anh em chẳng khác nào như những con chiên lạc, nhưng nay đã quay về với Mục Tử, Đấng chăn sóc linh hồn anh em” (1 Pr 2, 20b).
Còn gì khích lệ bằng và lạc quan hơn: “Lòng nhân hậu và tình thương của Chúa ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời. Tôi được ở trong đền của Người những tháng ngày, những năm dài triền miên” (c. 6). Ngay cả khi mọi sự không như ý thì Thánh Phaolô vẫn nhắc nhở: “Mọi sự trở nên hữu ích cho những ai có lòng yêu mến”. “Thật ra, trong mọi đau khổ nhân sinh chúng ta được liên kết với Đấng chiụ đóng đinh và gánh lấy đau khổ đó nơi chúng tav và “Các thánh (tử đạo) đã trải qua một cuộc lữ hành trần thế cao đẹp trong cách thức mà Chúa Kitô đã thực thi trước các ngài” (Thông Điệp SPE SALVI ĐGH Benedicto XVI, 39).
LM Francisco Xavier Mậu Hồ, SDD