Dan Lee
04-21-2008, 05:16 PM
Ông Ronald Reagan: Tín Hữu Kitô Chân Chính
Nhật báo Pháp ”Le Figaro - Người Thợ Cạo”, Thứ Ba 1-6-1993, đăng bài phỏng vấn ông Mikhail Gorbatchev, Cựu Tổng Thống Liên-Xô, về cuốn sách ”Avant-Mémoires / Tiền-Hồi Ký” của ông.
Bài phỏng vấn xoay quanh các biến cố chính trị xảy ra tại Cựu Liên-Xô, đặc biệt vụ đảo chánh hụt hồi tháng 8 năm 1991 và những biến chuyển sau đó khiến ông Mikhail Gorbatchev phải từ chức tổng thống Liên-Xô.
Nhắc lại những lý do đưa đến cuộc sụp đổ thảm hại của chủ nghĩa cộng sản vô thần, ông Gorbatchev khéo léo khẳng định rõ ràng vai trò của Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II (1978-2005):
- Đức Giáo Hoàng không phải là người ném quả bom đầu tiên chống lại chủ nghĩa cộng sản .. Ngài lưu ý đến vấn đề chính trị nhưng ngài không làm chính trị, bởi vì tôn giáo phải lưu tâm trước tiên đến các vấn đề thuộc phạm vi tôn giáo ..
Ông Gorbatchev xác quyết thêm:
- Những nứt rạn đầu tiên đưa đến cuộc sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản tại Liên-Xô, xuất phát từ chính bên trong Liên-Xô. Liên-Xô không còn năng lực xã hội nữa và vì thế, đất nước bị dậm chân tại chỗ.. Tiếp đến, phải thành thật công nhận vai trò tích cực của ông Ronald REAGAN, cựu Tổng Thống Hoa Kỳ. Sau hai cuộc gặp gỡ tại Genève (Thụy Sĩ) vào năm 1985 và tại Reykjavik (Island) vào năm 1986, ông REAGAN đã tìm cách canh cải đường lối quan hệ với giới lãnh đạo Liên-Xô bấy giờ.. Cần phải lên tiếng ca ngợi ông Ronald Wilson REAGAN (6-2-1911 / 5-6-2004) về điểm này ..
”Cần phải lên tiếng ca ngợi ông Ronald REAGAN”, đó là điều sư huynh Albert Pfleger - người Hungari tu sĩ Mariste - đã làm trong cuốn sách ”Fioretti de la Vierge Marie - Giai thoại về Đức Trinh Nữ MARIA”. Sư huynh giới thiệu Tổng Thống Hoa Kỳ dưới tựa đề: “Ronald REAGAN, Đức Giáo Hoàng và FATIMA”.
Ngày 9-5-1985, nhân chuyến viếng thăm Bồ-Đào-Nha, Tổng Thống Ronald REAGAN đọc diễn văn trước các dân biểu Quốc Hội. Bài diễn văn kết thúc bằng lời lẽ đáng nhớ, xứng hợp với vị Quốc Trưởng Hoa Kỳ theo Kitô Giáo:
Tại Hoa Kỳ cũng như tại Bồ-Đào-Nha, hoặc tại Âu Châu và trên toàn thế giới, chúng ta khám phá ra: Tự Do đáng quý chừng nào! Tự Do thật quan trọng cho việc xây dựng Hòa Bình và phục hồi nhân phẩm.
Niềm tin tưởng vào nhân phẩm xuất phát từ sự thật cuối cùng, làm căn bản cho nền dân chủ, đó là niềm tin tưởng rằng: con người không phải chỉ là phân tử của vũ trụ vật chất, cũng không phải chỉ là sự cấu thành của các nguyên tử. Trái lại, chúng ta tin vào một chiều kích khác, chiều kích thiêng liêng của con người. Chúng ta tìm thấy nơi đó suối nguồn siêu việt cho những yêu sách của tự do con người, để nhắc nhở chúng ta nhớ rằng, những quyền bất khả nhượng đến từ Đấng Thượng Đế cao trọng hơn chúng ta.
Không ai hoạt động nhiều để nhắc thế giới nhớ đến sự thật về nhân phẩm và một sự thật khác: hòa bình và công lý bắt đầu nơi mỗi người, không ai hoạt động nhiều cho bằng Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, Người đã đến Bồ-Đào-Nha cách đây mấy năm, sau cuộc ám sát suýt chết. Đức Giáo Hoàng đã đến FATIMA, nơi Đền Thánh quan trọng của quý vị, để bày tỏ lòng sùng kính đặc biệt của Ngài đối với Đức Mẹ MARIA, để khẩn cầu Trời Cao tuôn đổ ơn tha thứ và lòng thương xót trên mọi người, để cầu nguyện cho Hòa Bình và cho việc nhìn nhận nhân phẩm trên toàn thế giới.
Khi tôi gặp Đức Gioan Phaolo II tại Alaska cách đây một năm, tôi đã có dịp cám ơn ngài về cuộc sống và công việc tông đồ của ngài. Tôi còn dám thưa với ngài rằng, chính trong mẫu người như ngài và chính trong lời cầu của những người khiêm hạ trên thế giới, khiêm hạ như các trẻ chăn chiên Fatima mà mới có quyền hành, lớn hơn quyền hành của mọi quân lực hùng hậu và của mọi quốc trưởng trên thế giới.
Đây cũng là điều người Bồ-Đào-Nha có thể nói với thế giới, bởi vì nét cao cả của quốc gia quý vị nằm trong dân tộc của quý vị.
Người ta có thể nhận thấy điều này trong đời sống thường ngày của các cộng đoàn, các thành phố và đặc biệt trong các ngôi nhà thờ nhỏ, nằm rải rác nơi các làng mạc, thị trấn. Những nhà thờ này nói lên một niềm tin, giải thích cho mọi người hiểu: tại sao con người đòi hỏi phẩm giá và tự do của mình phải được tôn trọng.
Đối với tôi, đó mới là quyền hành thật, đó mới là sự hiểu biết thật về ý nghĩa cuộc đời và tính chất khách quan của lịch sử.
Xin chân thành cám ơn và xin THIÊN CHÚA chúc lành cho quý vị.
(Ông Ronald Wilson REAGAN - cựu Tổng Thống Hoa Kỳ - đã từ giã cõi đời, hưởng thọ 93 tuổi, ngày 5-6-2004).
... ”Người công chính, hãy reo hò mừng Chúa, kẻ ngay lành, nào cất tiếng ngợi khen .. THIÊN CHÚA đảo lộn chương trình muôn nước, Người phá tan ý định chư dân. Chương trình Chúa ngàn năm bền vững, ý định của lòng Người vạn kiếp trường tồn. Hạnh phúc thay quốc gia được CHÚA làm Chúa Tể, hạnh phúc thay dân nào Người chọn làm gia nghiệp. Từ Trời Cao nhìn xuống, Chúa thấy hết mọi người. Từ thiên cung Chúa ngự, Chúa dõi theo người thế. Lòng mỗi người, chính Chúa dựng nên, việc họ làm, Chúa thông suốt cả. Vua thắng trận đâu bởi hùng binh, tráng sĩ thoát nguy đâu nhờ dũng lực. Hão huyền thay, mong thắng nhờ chiến mã, nó mạnh đến đâu cũng không cứu nổi người. Chúa để mắt trông nom người kính sợ Chúa, kẻ trông cậy vào lòng Chúa yêu thương, hầu cứu họ khỏi tay thần chết và nuôi sống trong buổi cơ hàn” (Thánh Vịnh 33,1+10-19).
(Albert Pfleger, ”FIORETTI DE LA VIERGE MARIE”, Mambre Editeur-Diffuseur, 1992 + ”LE FIGARO” 1-6-1993)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt, 21/04/2008
Nhật báo Pháp ”Le Figaro - Người Thợ Cạo”, Thứ Ba 1-6-1993, đăng bài phỏng vấn ông Mikhail Gorbatchev, Cựu Tổng Thống Liên-Xô, về cuốn sách ”Avant-Mémoires / Tiền-Hồi Ký” của ông.
Bài phỏng vấn xoay quanh các biến cố chính trị xảy ra tại Cựu Liên-Xô, đặc biệt vụ đảo chánh hụt hồi tháng 8 năm 1991 và những biến chuyển sau đó khiến ông Mikhail Gorbatchev phải từ chức tổng thống Liên-Xô.
Nhắc lại những lý do đưa đến cuộc sụp đổ thảm hại của chủ nghĩa cộng sản vô thần, ông Gorbatchev khéo léo khẳng định rõ ràng vai trò của Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II (1978-2005):
- Đức Giáo Hoàng không phải là người ném quả bom đầu tiên chống lại chủ nghĩa cộng sản .. Ngài lưu ý đến vấn đề chính trị nhưng ngài không làm chính trị, bởi vì tôn giáo phải lưu tâm trước tiên đến các vấn đề thuộc phạm vi tôn giáo ..
Ông Gorbatchev xác quyết thêm:
- Những nứt rạn đầu tiên đưa đến cuộc sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản tại Liên-Xô, xuất phát từ chính bên trong Liên-Xô. Liên-Xô không còn năng lực xã hội nữa và vì thế, đất nước bị dậm chân tại chỗ.. Tiếp đến, phải thành thật công nhận vai trò tích cực của ông Ronald REAGAN, cựu Tổng Thống Hoa Kỳ. Sau hai cuộc gặp gỡ tại Genève (Thụy Sĩ) vào năm 1985 và tại Reykjavik (Island) vào năm 1986, ông REAGAN đã tìm cách canh cải đường lối quan hệ với giới lãnh đạo Liên-Xô bấy giờ.. Cần phải lên tiếng ca ngợi ông Ronald Wilson REAGAN (6-2-1911 / 5-6-2004) về điểm này ..
”Cần phải lên tiếng ca ngợi ông Ronald REAGAN”, đó là điều sư huynh Albert Pfleger - người Hungari tu sĩ Mariste - đã làm trong cuốn sách ”Fioretti de la Vierge Marie - Giai thoại về Đức Trinh Nữ MARIA”. Sư huynh giới thiệu Tổng Thống Hoa Kỳ dưới tựa đề: “Ronald REAGAN, Đức Giáo Hoàng và FATIMA”.
Ngày 9-5-1985, nhân chuyến viếng thăm Bồ-Đào-Nha, Tổng Thống Ronald REAGAN đọc diễn văn trước các dân biểu Quốc Hội. Bài diễn văn kết thúc bằng lời lẽ đáng nhớ, xứng hợp với vị Quốc Trưởng Hoa Kỳ theo Kitô Giáo:
Tại Hoa Kỳ cũng như tại Bồ-Đào-Nha, hoặc tại Âu Châu và trên toàn thế giới, chúng ta khám phá ra: Tự Do đáng quý chừng nào! Tự Do thật quan trọng cho việc xây dựng Hòa Bình và phục hồi nhân phẩm.
Niềm tin tưởng vào nhân phẩm xuất phát từ sự thật cuối cùng, làm căn bản cho nền dân chủ, đó là niềm tin tưởng rằng: con người không phải chỉ là phân tử của vũ trụ vật chất, cũng không phải chỉ là sự cấu thành của các nguyên tử. Trái lại, chúng ta tin vào một chiều kích khác, chiều kích thiêng liêng của con người. Chúng ta tìm thấy nơi đó suối nguồn siêu việt cho những yêu sách của tự do con người, để nhắc nhở chúng ta nhớ rằng, những quyền bất khả nhượng đến từ Đấng Thượng Đế cao trọng hơn chúng ta.
Không ai hoạt động nhiều để nhắc thế giới nhớ đến sự thật về nhân phẩm và một sự thật khác: hòa bình và công lý bắt đầu nơi mỗi người, không ai hoạt động nhiều cho bằng Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, Người đã đến Bồ-Đào-Nha cách đây mấy năm, sau cuộc ám sát suýt chết. Đức Giáo Hoàng đã đến FATIMA, nơi Đền Thánh quan trọng của quý vị, để bày tỏ lòng sùng kính đặc biệt của Ngài đối với Đức Mẹ MARIA, để khẩn cầu Trời Cao tuôn đổ ơn tha thứ và lòng thương xót trên mọi người, để cầu nguyện cho Hòa Bình và cho việc nhìn nhận nhân phẩm trên toàn thế giới.
Khi tôi gặp Đức Gioan Phaolo II tại Alaska cách đây một năm, tôi đã có dịp cám ơn ngài về cuộc sống và công việc tông đồ của ngài. Tôi còn dám thưa với ngài rằng, chính trong mẫu người như ngài và chính trong lời cầu của những người khiêm hạ trên thế giới, khiêm hạ như các trẻ chăn chiên Fatima mà mới có quyền hành, lớn hơn quyền hành của mọi quân lực hùng hậu và của mọi quốc trưởng trên thế giới.
Đây cũng là điều người Bồ-Đào-Nha có thể nói với thế giới, bởi vì nét cao cả của quốc gia quý vị nằm trong dân tộc của quý vị.
Người ta có thể nhận thấy điều này trong đời sống thường ngày của các cộng đoàn, các thành phố và đặc biệt trong các ngôi nhà thờ nhỏ, nằm rải rác nơi các làng mạc, thị trấn. Những nhà thờ này nói lên một niềm tin, giải thích cho mọi người hiểu: tại sao con người đòi hỏi phẩm giá và tự do của mình phải được tôn trọng.
Đối với tôi, đó mới là quyền hành thật, đó mới là sự hiểu biết thật về ý nghĩa cuộc đời và tính chất khách quan của lịch sử.
Xin chân thành cám ơn và xin THIÊN CHÚA chúc lành cho quý vị.
(Ông Ronald Wilson REAGAN - cựu Tổng Thống Hoa Kỳ - đã từ giã cõi đời, hưởng thọ 93 tuổi, ngày 5-6-2004).
... ”Người công chính, hãy reo hò mừng Chúa, kẻ ngay lành, nào cất tiếng ngợi khen .. THIÊN CHÚA đảo lộn chương trình muôn nước, Người phá tan ý định chư dân. Chương trình Chúa ngàn năm bền vững, ý định của lòng Người vạn kiếp trường tồn. Hạnh phúc thay quốc gia được CHÚA làm Chúa Tể, hạnh phúc thay dân nào Người chọn làm gia nghiệp. Từ Trời Cao nhìn xuống, Chúa thấy hết mọi người. Từ thiên cung Chúa ngự, Chúa dõi theo người thế. Lòng mỗi người, chính Chúa dựng nên, việc họ làm, Chúa thông suốt cả. Vua thắng trận đâu bởi hùng binh, tráng sĩ thoát nguy đâu nhờ dũng lực. Hão huyền thay, mong thắng nhờ chiến mã, nó mạnh đến đâu cũng không cứu nổi người. Chúa để mắt trông nom người kính sợ Chúa, kẻ trông cậy vào lòng Chúa yêu thương, hầu cứu họ khỏi tay thần chết và nuôi sống trong buổi cơ hàn” (Thánh Vịnh 33,1+10-19).
(Albert Pfleger, ”FIORETTI DE LA VIERGE MARIE”, Mambre Editeur-Diffuseur, 1992 + ”LE FIGARO” 1-6-1993)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt, 21/04/2008