Dan Lee
04-26-2008, 09:37 AM
Thánh lễ khai mạc Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập giáo xứ Trì Chính, Phát Diệm
PHÁT DIỆM 23/04/08 -- Hồi 15g chiều tại giáo xứ Trì Chính, giáo phận Phát Diệm, Đức Cha Giám quản Giuse Nguyễn Chí Linh cùng linh mục đoàn Phát Diệm, quý cha đến từ các giáo phận Hà Nội, Hải phòng, Thanh Hóa, Bùi Chu, Thái Bình, đã dâng Thánh lễ trọng thể khai mạc Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập giáo xứ Trì Chính (1908-2008).
http://memaria.org/Albums/80424TriChinh2/80423TriChinh02.jpg
Nhà thờ Giáo xứ Trì Chính
http://memaria.org/Albums/80424TriChinh2/80423TriChinh27.jpg
Hình ảnh Đại lễ Năm Thánh
Từ cổng vào nhà thờ Trì Chính, chúng tôi đọc được băng rôn "Hồng Ân Thiên Chúa bao la, muôn đời con sẽ ngợi ca ơn Người" và trên lễ đài là một câu trong Thánh vịnh 99 "Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương". Trong thánh lễ, cả hai bài đọc (Sir 50, 24-26; 1 Cor 1,3-9) và bài Tin Mừng (Lc 19,11-17) đều nói lên tâm tình tri ân Thiên Chúa. Năm Thánh là dịp để giáo xứ Trì Chính cảm tạ muôn vàn hồng ân Thiên Chúa đổ xuống trên giáo xứ, trên mỗi người và cũng là dịp để các thế hệ người Trì Chính tri ân tổ tiên, các Đấng các bậc đã hy sinh, nhiệt tình gieo và vun trồng đức tin cho họ trong suốt một trăm năm qua.
Nằm dọc theo bờ sông Vạc, cách Tòa Giám Mục Phát Diệm khoảng 1 km, giáo xứ Trì Chính là một giáo xứ chỉ có 1.300 nhân danh với 3 giáo họ: Trị Sở, Kiến Thái, Thủy Cơ. Trì Chính nhỏ bé, nhưng lại là một trong những giáo xứ kỳ cựu của giáo phận Phát Diệm. Họ Kiến Thái vinh dự là nơi sinh trưởng của Đức Cha Gioan B. Phan Đình Phùng, vị giám mục đầu tiên xuất thân từ quê hương Phát Diệm. Hơn nữa, đầu thế kỷ XX, Trì Chính là nơi tọa lạc những cơ sở tu trì, đào tạo, in ấn của giáo phận Phát Diệm: Dòng Kín Carmel (1939), Trường Thử, Nhà in Lê Bảo Tịnh, trụ sở Nguyệt san Đường Sống.
Một trăm năm đã đi qua, biết bao nhiêu sự kiện thăng trầm đã diễn ra, để lại bao nhiêu mất mát và thương tích trên mảnh đất của giáo xứ nhỏ bé và nghèo nàn này. Trong những năm 60 và 70 của thế kỷ trước, nhiều trận bom đạn dội xuống đây, phá hủy bình địa Dòng Kín, (sau này là nhà in Lê Bảo Tịnh), Cô nhi viện, trường học. Hiện nay Trường Thử (do Đức Cha Gioan B. Nguyễn Bá Tòng mua đất năm 1936 và Đức Cha Anselmo T. Lê Hữu Từ thực hiện từ năm 1946-1954) vẫn còn đó, nhưng Chính quyền đang mượn từ nhiều năm nay.
Trong biến cố 1954, đa số giáo dân Trì Chính đã đi di cư vào miền Nam, từ con số 2.100 nhân danh, sau 1954 chỉ còn lại 8.000 người, dưới sự coi sóc của Cha Giuse Trần Văn Lại. Trong những thập kỷ 60 và 70, Trì Chính xơ xác điêu tàn vì chiến tranh, vì những khó khăn mọi mặt của thời thế kéo theo thiếu thốn về nhân sự. Đã có lúc tưởng chừng cái tên giáo xứ Trì Chính bị xóa sổ. Quá khứ đau thương và đen tối như thế, nhưng hôm nay, nhìn vào một giáo xứ sầm uất với những sinh hoạt phong phú của nhiều hội đoàn, một cộng đoàn sống đạo sốt sắng.
http://memaria.org/Albums/80424TriChinh2/80423TriChinh37.jpg
Đức Cha Giám quản Giuse Nguyễn Chí Linh
Trong bài giảng, Đức Cha Giám quản Giuse Nguyễn Chí Linh đã nói đến cuộc đời thánh Phaolô Tông đồ, đến gương của thánh Alphongsô trạng sư, để làm nổi bật một chân lý: cho dù lịch sử có thế nào, Thiên Chúa vẫn yêu thương, quan phòng; Thiên Chúa có thể biến những sự dữ thành sự lành, và theo thánh Phaolô "mọi sự đều có ích lợi cho những ai có lòng yêu mến" (Rm 8,28). Như vậy, dưới con mắt đức tin, tất cả đều là hồng ân của Chúa. Cuối bài giảng, Đức Cha Giám quản lấy hình ảnh một em bé nép vào lòng mẹ vì em hoàn toàn tin tưởng vào mẹ mình để nói lên đời sống đức tin, tâm tình phó thác, tri ân như sức mạnh, như nền tảng để xây dựng một giáo xứ hiệp nhất và yêu thương.
Thánh lễ kết thúc khi chiều đã tắt nắng. Các xe ôtô biển số 29D, 16N, 36E vội vã lên đường. Trong dòng người từ thánh đường tỏa ra các lối, tôi như đọc được niềm vui, một niềm vui thiêng thánh, trên những khuôn mặt của giáo dân Trì Chính, nhất là của cha quản nhiệm Phêrô Nguyễn Hồng Phúc, người đã trực tiếp cùng giáo dân Trì Chính cả tháng trời miệt mài làm đường, trồng cây, sửa sang khuôn viên nhà thờ để đón chào sự kiện trọng đại này.
Tôi cũng thấy những nụ cười rạng rỡ của những người ngoài Công giáo, hàng xóm của nhà thờ, như ông Như, bà Lan và rất nhiều người khác nữa. Cả một tháng qua, họ đã xóa tan những mặc cảm, họ hiểu hơn vấn đề đất đai của giáo xứ, họ hòa mình cùng giáo dân Trì Chính xây dựng khuôn viên thánh đường cho khang tranh hơn, đẹp đẽ hơn. Cha Hồng Phúc nói với tôi: "Đó là dấu hiệu đầu tiên của ơn Chúa xuống cho giáo xứ Trì Chính đấy !".
Vũ Văn Được
PHÁT DIỆM 23/04/08 -- Hồi 15g chiều tại giáo xứ Trì Chính, giáo phận Phát Diệm, Đức Cha Giám quản Giuse Nguyễn Chí Linh cùng linh mục đoàn Phát Diệm, quý cha đến từ các giáo phận Hà Nội, Hải phòng, Thanh Hóa, Bùi Chu, Thái Bình, đã dâng Thánh lễ trọng thể khai mạc Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập giáo xứ Trì Chính (1908-2008).
http://memaria.org/Albums/80424TriChinh2/80423TriChinh02.jpg
Nhà thờ Giáo xứ Trì Chính
http://memaria.org/Albums/80424TriChinh2/80423TriChinh27.jpg
Hình ảnh Đại lễ Năm Thánh
Từ cổng vào nhà thờ Trì Chính, chúng tôi đọc được băng rôn "Hồng Ân Thiên Chúa bao la, muôn đời con sẽ ngợi ca ơn Người" và trên lễ đài là một câu trong Thánh vịnh 99 "Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương". Trong thánh lễ, cả hai bài đọc (Sir 50, 24-26; 1 Cor 1,3-9) và bài Tin Mừng (Lc 19,11-17) đều nói lên tâm tình tri ân Thiên Chúa. Năm Thánh là dịp để giáo xứ Trì Chính cảm tạ muôn vàn hồng ân Thiên Chúa đổ xuống trên giáo xứ, trên mỗi người và cũng là dịp để các thế hệ người Trì Chính tri ân tổ tiên, các Đấng các bậc đã hy sinh, nhiệt tình gieo và vun trồng đức tin cho họ trong suốt một trăm năm qua.
Nằm dọc theo bờ sông Vạc, cách Tòa Giám Mục Phát Diệm khoảng 1 km, giáo xứ Trì Chính là một giáo xứ chỉ có 1.300 nhân danh với 3 giáo họ: Trị Sở, Kiến Thái, Thủy Cơ. Trì Chính nhỏ bé, nhưng lại là một trong những giáo xứ kỳ cựu của giáo phận Phát Diệm. Họ Kiến Thái vinh dự là nơi sinh trưởng của Đức Cha Gioan B. Phan Đình Phùng, vị giám mục đầu tiên xuất thân từ quê hương Phát Diệm. Hơn nữa, đầu thế kỷ XX, Trì Chính là nơi tọa lạc những cơ sở tu trì, đào tạo, in ấn của giáo phận Phát Diệm: Dòng Kín Carmel (1939), Trường Thử, Nhà in Lê Bảo Tịnh, trụ sở Nguyệt san Đường Sống.
Một trăm năm đã đi qua, biết bao nhiêu sự kiện thăng trầm đã diễn ra, để lại bao nhiêu mất mát và thương tích trên mảnh đất của giáo xứ nhỏ bé và nghèo nàn này. Trong những năm 60 và 70 của thế kỷ trước, nhiều trận bom đạn dội xuống đây, phá hủy bình địa Dòng Kín, (sau này là nhà in Lê Bảo Tịnh), Cô nhi viện, trường học. Hiện nay Trường Thử (do Đức Cha Gioan B. Nguyễn Bá Tòng mua đất năm 1936 và Đức Cha Anselmo T. Lê Hữu Từ thực hiện từ năm 1946-1954) vẫn còn đó, nhưng Chính quyền đang mượn từ nhiều năm nay.
Trong biến cố 1954, đa số giáo dân Trì Chính đã đi di cư vào miền Nam, từ con số 2.100 nhân danh, sau 1954 chỉ còn lại 8.000 người, dưới sự coi sóc của Cha Giuse Trần Văn Lại. Trong những thập kỷ 60 và 70, Trì Chính xơ xác điêu tàn vì chiến tranh, vì những khó khăn mọi mặt của thời thế kéo theo thiếu thốn về nhân sự. Đã có lúc tưởng chừng cái tên giáo xứ Trì Chính bị xóa sổ. Quá khứ đau thương và đen tối như thế, nhưng hôm nay, nhìn vào một giáo xứ sầm uất với những sinh hoạt phong phú của nhiều hội đoàn, một cộng đoàn sống đạo sốt sắng.
http://memaria.org/Albums/80424TriChinh2/80423TriChinh37.jpg
Đức Cha Giám quản Giuse Nguyễn Chí Linh
Trong bài giảng, Đức Cha Giám quản Giuse Nguyễn Chí Linh đã nói đến cuộc đời thánh Phaolô Tông đồ, đến gương của thánh Alphongsô trạng sư, để làm nổi bật một chân lý: cho dù lịch sử có thế nào, Thiên Chúa vẫn yêu thương, quan phòng; Thiên Chúa có thể biến những sự dữ thành sự lành, và theo thánh Phaolô "mọi sự đều có ích lợi cho những ai có lòng yêu mến" (Rm 8,28). Như vậy, dưới con mắt đức tin, tất cả đều là hồng ân của Chúa. Cuối bài giảng, Đức Cha Giám quản lấy hình ảnh một em bé nép vào lòng mẹ vì em hoàn toàn tin tưởng vào mẹ mình để nói lên đời sống đức tin, tâm tình phó thác, tri ân như sức mạnh, như nền tảng để xây dựng một giáo xứ hiệp nhất và yêu thương.
Thánh lễ kết thúc khi chiều đã tắt nắng. Các xe ôtô biển số 29D, 16N, 36E vội vã lên đường. Trong dòng người từ thánh đường tỏa ra các lối, tôi như đọc được niềm vui, một niềm vui thiêng thánh, trên những khuôn mặt của giáo dân Trì Chính, nhất là của cha quản nhiệm Phêrô Nguyễn Hồng Phúc, người đã trực tiếp cùng giáo dân Trì Chính cả tháng trời miệt mài làm đường, trồng cây, sửa sang khuôn viên nhà thờ để đón chào sự kiện trọng đại này.
Tôi cũng thấy những nụ cười rạng rỡ của những người ngoài Công giáo, hàng xóm của nhà thờ, như ông Như, bà Lan và rất nhiều người khác nữa. Cả một tháng qua, họ đã xóa tan những mặc cảm, họ hiểu hơn vấn đề đất đai của giáo xứ, họ hòa mình cùng giáo dân Trì Chính xây dựng khuôn viên thánh đường cho khang tranh hơn, đẹp đẽ hơn. Cha Hồng Phúc nói với tôi: "Đó là dấu hiệu đầu tiên của ơn Chúa xuống cho giáo xứ Trì Chính đấy !".
Vũ Văn Được