Dan Lee
04-26-2008, 11:29 PM
Tìm Kẻ Trừ Tà (tiếp)
tiếp...
Quỷ Nhập Và Quỷ Ám.
Đứng bên bờ giếng, tôi hỏi cả hai người, chị Kim Chi và cô Hồng:
- Đây là cái giếng, khi quỷ nhập cô thường nhảy xuống phải không?
- Thưa cha đúng vậy.
Giếng đầy nước, bờ giếng xây cao đến đầu gối. Chung quanh giếng có vài cây xoài, mấy gốc chuối rậm um tùm. Tôi tìm cách chống chế, trả lời cô Kim Chi:
- Nhảy xuống nước mà không chìm cũng không phải là khác thường, vì người biết bơi đâu có chìm?
- Thưa cha, nhưng đằng này khác, cô ta không bơi. Không phải ở giếng mà thôi, cả ngoài sông, ngoài đìa nữa. Cô ta xuống đìa nằm hằng giờ mà cứ nổi bềnh bềnh à, không chìm. Cô ta phá quá, cả công an xã chịu không nổi, họ muốn thảy xuống sông cho chết mà cô ta cứ nổi hàng giờ.
Tôi nhìn chị Hồng đứng cạnh bờ giếng, bóng tầu lá chuối lúc lắc, để rớt một khoảng nắng loang lổ xuống mặt. Mặt trời xế trưa. Năm nay chị 47 tuổi. Ngày đó là cô gái 22. Một thiếu nữ đang tuổi xuân thì. Suốt ngày thơ thẩn bên nghĩa trang, nằm đường ngủ bụi, tru tréo la hét, trôi trên sông. Con người bây giờ đang đứng trước mặt tôi. Tôi hỏi chị Hồng:
- Khi xảy ra như thế chị có biết gì không?
- Thưa cha không.
Trưa nay tôi quay phim hình cánh tay chị ta. Chính cô Kim Chi kể:
- Thưa cha, đây là vết tích hãy còn. Con lấy lửa đốt cánh tay chị. Nếu là người thì phải biết đau chứ? Con đốt cháy như thế này mà nó cười khà khà.
Một khúc dài độ nửa tấc trên tay cô Hồng còn mang sẹo. Một vết sẹo do bị cháy rất nặng vẫn còn. Nhân chứng về vết sẹo này, một cán bộ nhà nước nghe thấy quỷ nói:
- Không ai làm gì được ta. Ta chỉ khóa giải một cái sẽ không có sẹo, nhưng ta để lại cho có vết tích mà thôi.
Lời này do chị Hồng kể. Trong khi bị đốt chị không biết gì. Quỷ nói câu trên và cán bộ kia nghe được, sau này ông ta kể lại cho cô Hồng lúc cô đã tỉnh.
Mẹ chị Hồng vì tuổi cao, tự nhiên thì không nhớ nhiều, nhưng khi nhắc tới thì nhớ. Cô Hồng làm cho gia đình những điều kinh hãi. Lối xóm đàm tiếu nhà đó có quỷ nhập nên ông bà khổ sở. Một tay công an lực lưỡng dí điện xem cái gì xảy ra. Thay vì cô Hồng bị giật thì chính tay công an bị điện giật té ngửa. Cô ngồi cười khà khà. Ai cũng sợ hãi thất kinh. Nếu là ma quỷ thì không ai giết được nó. Họ nghĩ vậy. Ban đêm, công an khênh cô ta để ngoài đường cho xe cán xem sao. Tôi nghe kể, mấy chiếc xe vận tải chạy qua mà cô ta không chết.
Cô Hồng kể lại, cửa sông lớn như thế, làm sao một cô gái bơi qua sông với một bao gạo? Qua sông mà gạo không ướt. Nhưng chuyện sau đây thật không hiểu nổi. Dĩ nhiên khi xảy ra thì chính cô Hồng không biết gì. Một thế lực huyền bí nào đó hoạt động trong cô mà thôi. Một hôm có người ra sông mở đáy lấy cá. Đáy là một cái bẫy đan tre dưới nước, vây lại cho cá sông vào. Khi người ta mở đáy thì thấy cô Hồng ngồi trong đó. Không biết cô đã ngồi trong bẫy, ngâm dưới nước từ bao giờ. Người cứng lạnh, xám xanh thế mà không chết.
Theo bà cụ kể thì từ khoảng mười tuổi cô Hồng phát chứng những hiện tượng lạ. Những chuyện phi thường tăng dần cho đến ngày được trừ tà. Thời điểm này mới sau biến cố 30.4.75, nói chuyện ma quỷ, thần thánh là vấn đề rất tế nhị đối với quan nịêm xã hội chủ nghĩa. Có thể bị kết tội mê tín dị đoan dễ dàng. Ai cũng muốn tránh né vấn đề. Chị Kim Chi đem cô Hồng về nhà thờ, đó là chuyện chẳng đặng đừng đối với cha quản nhiệm. Lúc nói chuyện cha già tâm sự với tôi:
- Khó xử quá về vụ này. Tôi cũng chỉ cho là bệnh tâm lý. Nhưng dần dần tôi thấy ghê quá. Ngay nhà nước xã hội chủ nghĩa đâu có tin chuyện ma quỷ mà cũng không cắt nghĩa được những hiện tượng quái gở của cô ta. Tôi nghĩ Chúa để xảy ra cho người ta biết có tôn giáo, thần thánh, có ma quỷ, có đời sống tâm linh.
Cô Kim Chi thì cho rằng hiện tượng này xảy ra để chúng ta biết vinh quang của Chúa. Ngay quỷ có nhập vào người ta cũng là làm cho Chúa được vinh quang mà thôi. Nó chẳng có quyền phép gì.
Trong căn nhà ngày xưa “nhốt” cô Hồng, hôm nay các sơ đang ở. Có lớp giáo lý cho các em. Giữa căn nhà, ngay lối cửa chính bước vào, còn bàn thờ có tượng trái tim Chúa Giêsu.
Cứ đêm bỏ nhà đi, cô Hồng ra nghĩa trang nằm ngủ với mồ mả. Nên lúc phỏng vấn, tôi hỏi cô Kim Chi:
- Ra nghĩa trang một mình tìm người quỷ nhập như thế cô có sợ không? Nhất à nghĩa trang heo hút vào ban đêm.
Cô Kim Chi trả lời tôi bằng một câu không ngờ:
- Thưa cha nó là quỷ thì làm gì mà phải sợ.
Có lẽ thấy tôi ngạc nhiên với câu trả lời ấy. Cô nói tiếp:
- Nếu là trộm cướp thì sợ vì nó có thể giết mình, chứ là quỷ nó làm gì được mình mà sợ, mình có Chúa mà.
Trong giây phút mà tôi gọi là câu trả lời làm cho thời gian ấy đọng lại thành linh thiêng. Tôi xác tín điều đó quá đúng. Người ta thường lấy ma quỷ để dọa nạt. Có người tối đến không dám ở nhà một mình. Họ sợ bóng sợ vía. Nói đến người chết là nói đến ma. Họ sợ nghĩa địa. Khi gia đình có người qua đời, tôi thấy chúng ta thường nói là nhà có “đám ma”. Tại sao tự động gán hình ảnh người chết là “ma”. Tôi thấy lối nói này phải được thay đổi. Và tôi đề nghị, người Kitô hữu hãy thay đổi kiểu nói này. Ta nên nói là nhà có tang lễ thay vì nhà có “đám ma”. Tôi đang nghĩ về câu trả lời của người giảng viên giáo lý đã thực sự sống giáo lý này, thì cô ta nói tiếp:
- Quỷ nhập thì không sợ. Quỷ ám mới sợ cha à.
Tôi không hiểu rõ chị muốn nói gì. Thấy tôi nhíu mày im lặng, chị nói:
- Quỷ nhập, mình biết ngay là nó. Quỷ nhập chỉ làm những điều kinh thiên động địa, nhưng đâu làm gì được ta. Biết nó nhập, ta có thể trừ được. Còn người quỷ ám là lòng họ gian ác, ngoại tình, thù oán, gian dối lường gạt. Họ vẫn đi nhà thờ, rước lễ mà tâm hồn không có bình an. Quỷ ám mới đáng sợ. Ai sống trong tội là sống trong tình trạng quỷ ám. Họ không làm những chuyện kinh thiên động địa, không ai biết, nhiều khi họ cũng không biết chính mình. Quỷ ám mới đáng sợ.
Tôi không ngờ một người giáo dân bình thường, một người giảng viên giáo lý có cái nhìn chính xác về thần học như thế. Nhất là cô đã sống đời giảng viên giáo lý với ý nghĩa đẹp trọn vẹn của danh từ giảng viên giáo lý. Gặp người giảng viên giáo lý này cũng là một chuyến phỏng vấn có ý nghĩa đối với tôi. Ý nghĩa trong tài liệu tôi đang thu thập, và ý nghĩa nhất cho cuộc sống của chính mình.
Sức Mạnh Của Bí Tích
Đã hai mươi lăm năm, thế mà lúc cha già kể lại giây phút rửa tội, ngài như đang sống chính giây phút ấy. Mặt ngài trầm ngâm, nhăn lại:
- Tôi thú thật với cha, chưa bao giờ trong đời tôi sợ như lúc đó. Tôi toát mồ hôi. Giây phút vô cùng quan trọng, quyết định số phận của tôi và danh tiếng Giáo Hội. Sau năm tháng, tôi quyết định rửa tội cho nó. Cha thử nghĩ coi, nếu rửa tội xong mà quỷ không ra thì tính sao? Lúc ấy nhà nước đang để ý tôi. Họ đâu có tin chuyện tôn giáo, đâu tin thần thánh gì. Còn tôi thì lo mất mặt. Nếu là quỷ nhập thì phải trừ được. Nếu không trừ được thì còn đâu là Chúa, Mẹ nữa. Tôi lo chứ.
Tôi hỏi các nhân chứng về ngày rửa tội ai cũng nói thế. Họ bảo chưa bao giờ thấy cha xứ toát mồ hôi như vậy:
- Thưa cha, cả chúng con nữa. Nhà thờ đầy người, ai cũng sợ. Chúng con chỉ sợ rửa tội không xong. Trước giây phút rửa tội, cả nhà thờ phải đọc kinh xám hối, chúng con quỳ hôn đất xin Chúa thương. Chúng con lúc đó mới mười mấy, hai mươi tuổi, còn trong ca đoàn mà. Chúng con đứng đằng sau nó. Lúc cha sắp làm phép rửa tội, nó lùi lại phía sau, muốn chạy. Chúng con giữ lại, đẩy nó lên phía trước.
Trong giây phút rửa tội, chị Kim Chi quả quyết nghe thấy, vì khi cô Hồng quỳ xuống, mọi người đứng, thì chị Chi quỳ ngay bên cạnh sát cô Hồng. Lúc ấy có giọng nói từ phía cô Hồng:
- Ta trả lại thân xác mày. Ta đi đây.
Trong buổi phỏng vấn, khuôn mặt cha già lúc nào cũng trầm ngâm. Ngài nói với tôi:
- Cha biết gì xảy ra không? Sau lễ rửa tội đó nó khỏi hẳn cho đến bây giờ, đã hơn hai mươi năm. Nếu là bệnh thần kinh thì tại sao sau rửa tội lại hết? Cha thấy ghê không.
Tôi im lặng, cha già cũng thế. Hai chúng tôi hình cố dung một sự kiện không giải thích được. Tôi quan sát chung quanh tường nhà xứ. Lúc này tôi không phỏng vấn cha trong nhà thờ nữa, đang trong phòng khách nhà xứ rồi. Căn nhà xây dở dang vì chiến cuộc. Góc tường, cha treo một tấm bản đồ rất lạ. Đó là bản đồ giáo dân trong họ đạo. Ban đồ vẽ từng nhà, mỗi nhà là một khuông nhỏ với tên gia trưởng, nhà nào nằm góc đường nào, rõ chi tiết. Tôi hỏi ngài:
- Tại sao trước đó cha nhân danh Chúa trừ nó nhiều lần. Nó ra rồi lại nhập vào. Tại sao sau khi rửa tội xong nó không nhập vào nữa?
Vẫn dáng điệu trầm ngâm, bên tách trà, ngài nói nhỏ:
- Tôi nghĩ như thế này, lúc trước tôi truyền cho nó ra. Nó ra nhưng rồi lại nhập vì lúc ấy chưa có Chúa nơi cô ta. Rửa tội là đóng ấn tích thì khác chứ. Sau khi rửa tội xong, nó là con Chúa rồi. Có Chúa trong linh hồn cô ta rồi. Khác chứ. Làm sao nó dám nhập vào nữa.
Lời giải thích của cha già như ánh sáng lóe lên trong tâm trí tôi. Phải đúng như thế. Đấy là mầu nhiệm của các bí tích.
Phải chăng Chúa cho tôi nghe lời giải thích này để xác tín quyền năng các bí tích Chúa thiết lập. Những bí tích vô cùng cao quý mang ơn cứu rỗi linh hồn. Phải chăng đây là một ơn cho tôi. Vì là linh mục, tôi cử hành các bí tích quá thường. Nếu linh mục không còn tinh thần khi cử hành bí tích, dâng lễ chóng qua, giải tội chóng qua, không chuẩn bị cử hành các bí tích thì đời sống linh mục quá buồn. Tất cả cuộc sống thành cử hành những nghi thức vô vị, thì cuộc đời cũng vô vị. Lời cha già giải thích đơn sơ nhưng tôi thích lối giải thích ấy. Sau lời giải thích đơn sơ ấy, tôi thấy mình quý các bí tích hơn. Tôi sẽ trân trọng hết tâm hồn khi cử hành các bí tích Chúa ban.
Nắng chiều đang xuống. Tôi sắp ra về. Tôi không biết có ngày nào trở lại nơi này nữa hay đây là lần cuối. Cuộc đời rất nhiều khi là vĩnh biệt. Tôi chụp chung thấm hình với cha. Không ngờ nơi đây hơn hai mươi năm trước đã xôn xao một thời quỷ dữ về nhà thờ. Không ngờ hai mươi năm sau tôi đến đây nhìn lại dấu chứng. Cuộc sống thật đẹp vì luôn luôn có những bất ngờ. Nhìn tuổi tác cha, tôi lại nghĩ, cuộc đời đẹp nhưng quá ngắn.
Tuổi già rồi từ giã cuộc đời. Ai cũng thế. Nghĩ tới đó, hình ảnh nấm mộ ngoài nghĩa trang lại hiện về. Mộ hoang nghĩa địa và chỗ quỷ hay lui tới. Mồ mả tô vôi đẹp bên ngoài và xương người chết bên trong. Những hình ảnh ấy hiện lên như một phản xạ tự nhiên. Tôi thấy bâng khuâng một thoáng buồn. Tôi cũng nghĩ ngay đến các bí tích. Bí tích ban cho người sống, bí tích ban cho người chết.
Lạy Chúa, con cần những bí tích này cho cuộc sống của con trên đường về với Chúa. Và như một linh mục, xin cho con cử hành các bí tích với hết cả tâm hồn.
Mẹ Maria
Trên trán cha quản nhiệm lấm tấm một chút mồ hôi. Trưa bắt đầu tỏa nóng. Trong nhà thờ vẫn rộng mênh mông, yên tĩnh, chỉ có hai người. Ngài nói với tôi:
- Có điều này rất lạ. Một hôm con nhân danh Chúa trừ nó.
Cha già nói tới đó, tôi ngắt lời cha:
- Thưa cha, mấy tháng trời từ lúc cô Kim Chi đem cô Hồng về nhà thờ, cha trừ nó nhiều lần hay sao?
- Nhiều chứ, nó cứ ra được vài ba bữa rồi lại nhập vào. Như con đã nói với cha, ban đầu nó còn sợ nước phép, sợ thánh giá, sợ giây Stola. Sau cùng nó không sợ gì cả. Con rất lo. Rồi một hôm con trừ nó........
Có tiếng kẽo kẹt mở cửa phía cuối nhà thờ. Có lẽ mấy bà tốt lành đi đọc kinh trưa. Tôi nhìn cha già trong chiếc áo dòng mầu đen. Nét mặt cha như đang sống lại câu chuyện của hai mươi lăm năm về trước. Cha nói tiếp câu chuyện dở dang:
- Một hôm con nhân danh Chúa trừ nó, nó không ra. Con lại nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi truyền cho nó ra, nó cũng không ra. Lúc ấy không biết làm thế nào. Con nhân danh Đức Mẹ truyền thì nó ra.
Nói tới đó cha già nhìn tôi, trên vầng trán nhăn lại đăm chiêu. Tôi hỏi ngài:
- Thưa cha, cha còn nhớ hôm ấy cha nói như thế nào?
- Con nói: Nhân danh Đức Mẹ là Đấng vô nhiễm nguyên tội là Mẹ Thiên Chúa ta truyền cho mày phải ra. Nói thế xong nó quật cô ta xuống rồi ra khỏi cha ạ.
Nhà thờ hun hút sâu xuống phía cuối. Chỗ chúng tôi đang đứng là bậc thềm ngày bàn thờ Đức Mẹ. Cha già chỉ cho tôi rồi nói:
- Đó, ngay chỗ đó, hôm ấy xảy ra ngay chổ này.
Tôi hỏi cha:
- Thưa cha, ngày xưa cha là giáo sư chủng viện. Xét về thần học thì không có lý nào nhân danh Chúa mà không truyền nó ra được, mà nhân danh Đức Mẹ lại được. Về tín lý thần học thì Mẹ Maria không quyền năng hơn Chúa. Vậy cha nghĩ sao?
- Thú thật với cha, con cũng không biết cắt nghĩa làm sao. Nhưng đó là sự thật. xảy ra ở ngay chỗ này.
Nghe cha già nói xong, tôi nhớ đến câu chuyện một thanh niên ở trại tỵ nạn ngày xưa xin vào đạo vì nhìn thấy con rắn bên hang đá Đức Mẹ (Chuyện này tôi sẽ kể vào dịp khác). Tôi liên tưởng đến hình ảnh đức Mẹ đạp đầu con rắn và câu kinh Thánh trong sách Sáng Thế Ký nói về mối thù giữa miêu duệ người nữ và Satan. Tôi nói với cha già:
- Thưa cha, có thể Thiên Chúa để xảy ra như thế cho ta lòng sùng kính Đức Mẹ. Vì cha nói nhân danh Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, là Mẹ Thiên Chúa mà truyền cho nó phải ra. Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ đạp đầu nó. Nó không có quyền năng gì trên Mẹ. Nó thấy tủi nhục. Mẹ chiến thắng nó ngay từ khi Mẹ thụ thai. Cha nghĩ sao?
- Rất có thể như thế cha ạ. Chứ con không còn biết cắt nghĩa ra sao. Rõ ràng khi nhân danh Đức Mẹ con truyền thì nó ra ngay.
Câu chuyện trên cha già nói với tôi ban sáng, đến chiều tôi phỏng vấn chị Hồng. Trong lúc kể lại những gì chị nhớ. Chị nói:
- Đêm hôm trước con thấy một người đàn bà bảo con là ngày mai có người dẫn con đến nhà thờ. Đúng hôm sau thì chị Kim Chi gặp con rồi dẫn con về nhà thờ. Con nghĩ rằng đấy là Đức Mẹ báo cho con biết.
Trong cuộc phỏng vấn, tôi không nói gì đến Đức Mẹ. Bỗng dưng cô ta đề cập đến câu chuyện hai mươi lăm năm về trước. Tôi tìm hỏi chị Kim Chi xem ngày chị dẫn cô Hồng về nhà thờ là hôm nào. Chị Chi cho biết đó là ngày 13 tháng 10. Tôi giật mình, vì 13 tháng 10 là ngày Đức Mẹ hiện ra ở Fatima........
Trở lại phần 1 (http://www.vietnhim.com/dongnhim/showthread.php?t=22325) (Mồ Mả: Một Người Chết Hay Tâm Hồn Người Sống?)
Lm Nguyễn Tầm Thường, S.J.
tiếp...
Quỷ Nhập Và Quỷ Ám.
Đứng bên bờ giếng, tôi hỏi cả hai người, chị Kim Chi và cô Hồng:
- Đây là cái giếng, khi quỷ nhập cô thường nhảy xuống phải không?
- Thưa cha đúng vậy.
Giếng đầy nước, bờ giếng xây cao đến đầu gối. Chung quanh giếng có vài cây xoài, mấy gốc chuối rậm um tùm. Tôi tìm cách chống chế, trả lời cô Kim Chi:
- Nhảy xuống nước mà không chìm cũng không phải là khác thường, vì người biết bơi đâu có chìm?
- Thưa cha, nhưng đằng này khác, cô ta không bơi. Không phải ở giếng mà thôi, cả ngoài sông, ngoài đìa nữa. Cô ta xuống đìa nằm hằng giờ mà cứ nổi bềnh bềnh à, không chìm. Cô ta phá quá, cả công an xã chịu không nổi, họ muốn thảy xuống sông cho chết mà cô ta cứ nổi hàng giờ.
Tôi nhìn chị Hồng đứng cạnh bờ giếng, bóng tầu lá chuối lúc lắc, để rớt một khoảng nắng loang lổ xuống mặt. Mặt trời xế trưa. Năm nay chị 47 tuổi. Ngày đó là cô gái 22. Một thiếu nữ đang tuổi xuân thì. Suốt ngày thơ thẩn bên nghĩa trang, nằm đường ngủ bụi, tru tréo la hét, trôi trên sông. Con người bây giờ đang đứng trước mặt tôi. Tôi hỏi chị Hồng:
- Khi xảy ra như thế chị có biết gì không?
- Thưa cha không.
Trưa nay tôi quay phim hình cánh tay chị ta. Chính cô Kim Chi kể:
- Thưa cha, đây là vết tích hãy còn. Con lấy lửa đốt cánh tay chị. Nếu là người thì phải biết đau chứ? Con đốt cháy như thế này mà nó cười khà khà.
Một khúc dài độ nửa tấc trên tay cô Hồng còn mang sẹo. Một vết sẹo do bị cháy rất nặng vẫn còn. Nhân chứng về vết sẹo này, một cán bộ nhà nước nghe thấy quỷ nói:
- Không ai làm gì được ta. Ta chỉ khóa giải một cái sẽ không có sẹo, nhưng ta để lại cho có vết tích mà thôi.
Lời này do chị Hồng kể. Trong khi bị đốt chị không biết gì. Quỷ nói câu trên và cán bộ kia nghe được, sau này ông ta kể lại cho cô Hồng lúc cô đã tỉnh.
Mẹ chị Hồng vì tuổi cao, tự nhiên thì không nhớ nhiều, nhưng khi nhắc tới thì nhớ. Cô Hồng làm cho gia đình những điều kinh hãi. Lối xóm đàm tiếu nhà đó có quỷ nhập nên ông bà khổ sở. Một tay công an lực lưỡng dí điện xem cái gì xảy ra. Thay vì cô Hồng bị giật thì chính tay công an bị điện giật té ngửa. Cô ngồi cười khà khà. Ai cũng sợ hãi thất kinh. Nếu là ma quỷ thì không ai giết được nó. Họ nghĩ vậy. Ban đêm, công an khênh cô ta để ngoài đường cho xe cán xem sao. Tôi nghe kể, mấy chiếc xe vận tải chạy qua mà cô ta không chết.
Cô Hồng kể lại, cửa sông lớn như thế, làm sao một cô gái bơi qua sông với một bao gạo? Qua sông mà gạo không ướt. Nhưng chuyện sau đây thật không hiểu nổi. Dĩ nhiên khi xảy ra thì chính cô Hồng không biết gì. Một thế lực huyền bí nào đó hoạt động trong cô mà thôi. Một hôm có người ra sông mở đáy lấy cá. Đáy là một cái bẫy đan tre dưới nước, vây lại cho cá sông vào. Khi người ta mở đáy thì thấy cô Hồng ngồi trong đó. Không biết cô đã ngồi trong bẫy, ngâm dưới nước từ bao giờ. Người cứng lạnh, xám xanh thế mà không chết.
Theo bà cụ kể thì từ khoảng mười tuổi cô Hồng phát chứng những hiện tượng lạ. Những chuyện phi thường tăng dần cho đến ngày được trừ tà. Thời điểm này mới sau biến cố 30.4.75, nói chuyện ma quỷ, thần thánh là vấn đề rất tế nhị đối với quan nịêm xã hội chủ nghĩa. Có thể bị kết tội mê tín dị đoan dễ dàng. Ai cũng muốn tránh né vấn đề. Chị Kim Chi đem cô Hồng về nhà thờ, đó là chuyện chẳng đặng đừng đối với cha quản nhiệm. Lúc nói chuyện cha già tâm sự với tôi:
- Khó xử quá về vụ này. Tôi cũng chỉ cho là bệnh tâm lý. Nhưng dần dần tôi thấy ghê quá. Ngay nhà nước xã hội chủ nghĩa đâu có tin chuyện ma quỷ mà cũng không cắt nghĩa được những hiện tượng quái gở của cô ta. Tôi nghĩ Chúa để xảy ra cho người ta biết có tôn giáo, thần thánh, có ma quỷ, có đời sống tâm linh.
Cô Kim Chi thì cho rằng hiện tượng này xảy ra để chúng ta biết vinh quang của Chúa. Ngay quỷ có nhập vào người ta cũng là làm cho Chúa được vinh quang mà thôi. Nó chẳng có quyền phép gì.
Trong căn nhà ngày xưa “nhốt” cô Hồng, hôm nay các sơ đang ở. Có lớp giáo lý cho các em. Giữa căn nhà, ngay lối cửa chính bước vào, còn bàn thờ có tượng trái tim Chúa Giêsu.
Cứ đêm bỏ nhà đi, cô Hồng ra nghĩa trang nằm ngủ với mồ mả. Nên lúc phỏng vấn, tôi hỏi cô Kim Chi:
- Ra nghĩa trang một mình tìm người quỷ nhập như thế cô có sợ không? Nhất à nghĩa trang heo hút vào ban đêm.
Cô Kim Chi trả lời tôi bằng một câu không ngờ:
- Thưa cha nó là quỷ thì làm gì mà phải sợ.
Có lẽ thấy tôi ngạc nhiên với câu trả lời ấy. Cô nói tiếp:
- Nếu là trộm cướp thì sợ vì nó có thể giết mình, chứ là quỷ nó làm gì được mình mà sợ, mình có Chúa mà.
Trong giây phút mà tôi gọi là câu trả lời làm cho thời gian ấy đọng lại thành linh thiêng. Tôi xác tín điều đó quá đúng. Người ta thường lấy ma quỷ để dọa nạt. Có người tối đến không dám ở nhà một mình. Họ sợ bóng sợ vía. Nói đến người chết là nói đến ma. Họ sợ nghĩa địa. Khi gia đình có người qua đời, tôi thấy chúng ta thường nói là nhà có “đám ma”. Tại sao tự động gán hình ảnh người chết là “ma”. Tôi thấy lối nói này phải được thay đổi. Và tôi đề nghị, người Kitô hữu hãy thay đổi kiểu nói này. Ta nên nói là nhà có tang lễ thay vì nhà có “đám ma”. Tôi đang nghĩ về câu trả lời của người giảng viên giáo lý đã thực sự sống giáo lý này, thì cô ta nói tiếp:
- Quỷ nhập thì không sợ. Quỷ ám mới sợ cha à.
Tôi không hiểu rõ chị muốn nói gì. Thấy tôi nhíu mày im lặng, chị nói:
- Quỷ nhập, mình biết ngay là nó. Quỷ nhập chỉ làm những điều kinh thiên động địa, nhưng đâu làm gì được ta. Biết nó nhập, ta có thể trừ được. Còn người quỷ ám là lòng họ gian ác, ngoại tình, thù oán, gian dối lường gạt. Họ vẫn đi nhà thờ, rước lễ mà tâm hồn không có bình an. Quỷ ám mới đáng sợ. Ai sống trong tội là sống trong tình trạng quỷ ám. Họ không làm những chuyện kinh thiên động địa, không ai biết, nhiều khi họ cũng không biết chính mình. Quỷ ám mới đáng sợ.
Tôi không ngờ một người giáo dân bình thường, một người giảng viên giáo lý có cái nhìn chính xác về thần học như thế. Nhất là cô đã sống đời giảng viên giáo lý với ý nghĩa đẹp trọn vẹn của danh từ giảng viên giáo lý. Gặp người giảng viên giáo lý này cũng là một chuyến phỏng vấn có ý nghĩa đối với tôi. Ý nghĩa trong tài liệu tôi đang thu thập, và ý nghĩa nhất cho cuộc sống của chính mình.
Sức Mạnh Của Bí Tích
Đã hai mươi lăm năm, thế mà lúc cha già kể lại giây phút rửa tội, ngài như đang sống chính giây phút ấy. Mặt ngài trầm ngâm, nhăn lại:
- Tôi thú thật với cha, chưa bao giờ trong đời tôi sợ như lúc đó. Tôi toát mồ hôi. Giây phút vô cùng quan trọng, quyết định số phận của tôi và danh tiếng Giáo Hội. Sau năm tháng, tôi quyết định rửa tội cho nó. Cha thử nghĩ coi, nếu rửa tội xong mà quỷ không ra thì tính sao? Lúc ấy nhà nước đang để ý tôi. Họ đâu có tin chuyện tôn giáo, đâu tin thần thánh gì. Còn tôi thì lo mất mặt. Nếu là quỷ nhập thì phải trừ được. Nếu không trừ được thì còn đâu là Chúa, Mẹ nữa. Tôi lo chứ.
Tôi hỏi các nhân chứng về ngày rửa tội ai cũng nói thế. Họ bảo chưa bao giờ thấy cha xứ toát mồ hôi như vậy:
- Thưa cha, cả chúng con nữa. Nhà thờ đầy người, ai cũng sợ. Chúng con chỉ sợ rửa tội không xong. Trước giây phút rửa tội, cả nhà thờ phải đọc kinh xám hối, chúng con quỳ hôn đất xin Chúa thương. Chúng con lúc đó mới mười mấy, hai mươi tuổi, còn trong ca đoàn mà. Chúng con đứng đằng sau nó. Lúc cha sắp làm phép rửa tội, nó lùi lại phía sau, muốn chạy. Chúng con giữ lại, đẩy nó lên phía trước.
Trong giây phút rửa tội, chị Kim Chi quả quyết nghe thấy, vì khi cô Hồng quỳ xuống, mọi người đứng, thì chị Chi quỳ ngay bên cạnh sát cô Hồng. Lúc ấy có giọng nói từ phía cô Hồng:
- Ta trả lại thân xác mày. Ta đi đây.
Trong buổi phỏng vấn, khuôn mặt cha già lúc nào cũng trầm ngâm. Ngài nói với tôi:
- Cha biết gì xảy ra không? Sau lễ rửa tội đó nó khỏi hẳn cho đến bây giờ, đã hơn hai mươi năm. Nếu là bệnh thần kinh thì tại sao sau rửa tội lại hết? Cha thấy ghê không.
Tôi im lặng, cha già cũng thế. Hai chúng tôi hình cố dung một sự kiện không giải thích được. Tôi quan sát chung quanh tường nhà xứ. Lúc này tôi không phỏng vấn cha trong nhà thờ nữa, đang trong phòng khách nhà xứ rồi. Căn nhà xây dở dang vì chiến cuộc. Góc tường, cha treo một tấm bản đồ rất lạ. Đó là bản đồ giáo dân trong họ đạo. Ban đồ vẽ từng nhà, mỗi nhà là một khuông nhỏ với tên gia trưởng, nhà nào nằm góc đường nào, rõ chi tiết. Tôi hỏi ngài:
- Tại sao trước đó cha nhân danh Chúa trừ nó nhiều lần. Nó ra rồi lại nhập vào. Tại sao sau khi rửa tội xong nó không nhập vào nữa?
Vẫn dáng điệu trầm ngâm, bên tách trà, ngài nói nhỏ:
- Tôi nghĩ như thế này, lúc trước tôi truyền cho nó ra. Nó ra nhưng rồi lại nhập vì lúc ấy chưa có Chúa nơi cô ta. Rửa tội là đóng ấn tích thì khác chứ. Sau khi rửa tội xong, nó là con Chúa rồi. Có Chúa trong linh hồn cô ta rồi. Khác chứ. Làm sao nó dám nhập vào nữa.
Lời giải thích của cha già như ánh sáng lóe lên trong tâm trí tôi. Phải đúng như thế. Đấy là mầu nhiệm của các bí tích.
Phải chăng Chúa cho tôi nghe lời giải thích này để xác tín quyền năng các bí tích Chúa thiết lập. Những bí tích vô cùng cao quý mang ơn cứu rỗi linh hồn. Phải chăng đây là một ơn cho tôi. Vì là linh mục, tôi cử hành các bí tích quá thường. Nếu linh mục không còn tinh thần khi cử hành bí tích, dâng lễ chóng qua, giải tội chóng qua, không chuẩn bị cử hành các bí tích thì đời sống linh mục quá buồn. Tất cả cuộc sống thành cử hành những nghi thức vô vị, thì cuộc đời cũng vô vị. Lời cha già giải thích đơn sơ nhưng tôi thích lối giải thích ấy. Sau lời giải thích đơn sơ ấy, tôi thấy mình quý các bí tích hơn. Tôi sẽ trân trọng hết tâm hồn khi cử hành các bí tích Chúa ban.
Nắng chiều đang xuống. Tôi sắp ra về. Tôi không biết có ngày nào trở lại nơi này nữa hay đây là lần cuối. Cuộc đời rất nhiều khi là vĩnh biệt. Tôi chụp chung thấm hình với cha. Không ngờ nơi đây hơn hai mươi năm trước đã xôn xao một thời quỷ dữ về nhà thờ. Không ngờ hai mươi năm sau tôi đến đây nhìn lại dấu chứng. Cuộc sống thật đẹp vì luôn luôn có những bất ngờ. Nhìn tuổi tác cha, tôi lại nghĩ, cuộc đời đẹp nhưng quá ngắn.
Tuổi già rồi từ giã cuộc đời. Ai cũng thế. Nghĩ tới đó, hình ảnh nấm mộ ngoài nghĩa trang lại hiện về. Mộ hoang nghĩa địa và chỗ quỷ hay lui tới. Mồ mả tô vôi đẹp bên ngoài và xương người chết bên trong. Những hình ảnh ấy hiện lên như một phản xạ tự nhiên. Tôi thấy bâng khuâng một thoáng buồn. Tôi cũng nghĩ ngay đến các bí tích. Bí tích ban cho người sống, bí tích ban cho người chết.
Lạy Chúa, con cần những bí tích này cho cuộc sống của con trên đường về với Chúa. Và như một linh mục, xin cho con cử hành các bí tích với hết cả tâm hồn.
Mẹ Maria
Trên trán cha quản nhiệm lấm tấm một chút mồ hôi. Trưa bắt đầu tỏa nóng. Trong nhà thờ vẫn rộng mênh mông, yên tĩnh, chỉ có hai người. Ngài nói với tôi:
- Có điều này rất lạ. Một hôm con nhân danh Chúa trừ nó.
Cha già nói tới đó, tôi ngắt lời cha:
- Thưa cha, mấy tháng trời từ lúc cô Kim Chi đem cô Hồng về nhà thờ, cha trừ nó nhiều lần hay sao?
- Nhiều chứ, nó cứ ra được vài ba bữa rồi lại nhập vào. Như con đã nói với cha, ban đầu nó còn sợ nước phép, sợ thánh giá, sợ giây Stola. Sau cùng nó không sợ gì cả. Con rất lo. Rồi một hôm con trừ nó........
Có tiếng kẽo kẹt mở cửa phía cuối nhà thờ. Có lẽ mấy bà tốt lành đi đọc kinh trưa. Tôi nhìn cha già trong chiếc áo dòng mầu đen. Nét mặt cha như đang sống lại câu chuyện của hai mươi lăm năm về trước. Cha nói tiếp câu chuyện dở dang:
- Một hôm con nhân danh Chúa trừ nó, nó không ra. Con lại nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi truyền cho nó ra, nó cũng không ra. Lúc ấy không biết làm thế nào. Con nhân danh Đức Mẹ truyền thì nó ra.
Nói tới đó cha già nhìn tôi, trên vầng trán nhăn lại đăm chiêu. Tôi hỏi ngài:
- Thưa cha, cha còn nhớ hôm ấy cha nói như thế nào?
- Con nói: Nhân danh Đức Mẹ là Đấng vô nhiễm nguyên tội là Mẹ Thiên Chúa ta truyền cho mày phải ra. Nói thế xong nó quật cô ta xuống rồi ra khỏi cha ạ.
Nhà thờ hun hút sâu xuống phía cuối. Chỗ chúng tôi đang đứng là bậc thềm ngày bàn thờ Đức Mẹ. Cha già chỉ cho tôi rồi nói:
- Đó, ngay chỗ đó, hôm ấy xảy ra ngay chổ này.
Tôi hỏi cha:
- Thưa cha, ngày xưa cha là giáo sư chủng viện. Xét về thần học thì không có lý nào nhân danh Chúa mà không truyền nó ra được, mà nhân danh Đức Mẹ lại được. Về tín lý thần học thì Mẹ Maria không quyền năng hơn Chúa. Vậy cha nghĩ sao?
- Thú thật với cha, con cũng không biết cắt nghĩa làm sao. Nhưng đó là sự thật. xảy ra ở ngay chỗ này.
Nghe cha già nói xong, tôi nhớ đến câu chuyện một thanh niên ở trại tỵ nạn ngày xưa xin vào đạo vì nhìn thấy con rắn bên hang đá Đức Mẹ (Chuyện này tôi sẽ kể vào dịp khác). Tôi liên tưởng đến hình ảnh đức Mẹ đạp đầu con rắn và câu kinh Thánh trong sách Sáng Thế Ký nói về mối thù giữa miêu duệ người nữ và Satan. Tôi nói với cha già:
- Thưa cha, có thể Thiên Chúa để xảy ra như thế cho ta lòng sùng kính Đức Mẹ. Vì cha nói nhân danh Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, là Mẹ Thiên Chúa mà truyền cho nó phải ra. Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ đạp đầu nó. Nó không có quyền năng gì trên Mẹ. Nó thấy tủi nhục. Mẹ chiến thắng nó ngay từ khi Mẹ thụ thai. Cha nghĩ sao?
- Rất có thể như thế cha ạ. Chứ con không còn biết cắt nghĩa ra sao. Rõ ràng khi nhân danh Đức Mẹ con truyền thì nó ra ngay.
Câu chuyện trên cha già nói với tôi ban sáng, đến chiều tôi phỏng vấn chị Hồng. Trong lúc kể lại những gì chị nhớ. Chị nói:
- Đêm hôm trước con thấy một người đàn bà bảo con là ngày mai có người dẫn con đến nhà thờ. Đúng hôm sau thì chị Kim Chi gặp con rồi dẫn con về nhà thờ. Con nghĩ rằng đấy là Đức Mẹ báo cho con biết.
Trong cuộc phỏng vấn, tôi không nói gì đến Đức Mẹ. Bỗng dưng cô ta đề cập đến câu chuyện hai mươi lăm năm về trước. Tôi tìm hỏi chị Kim Chi xem ngày chị dẫn cô Hồng về nhà thờ là hôm nào. Chị Chi cho biết đó là ngày 13 tháng 10. Tôi giật mình, vì 13 tháng 10 là ngày Đức Mẹ hiện ra ở Fatima........
Trở lại phần 1 (http://www.vietnhim.com/dongnhim/showthread.php?t=22325) (Mồ Mả: Một Người Chết Hay Tâm Hồn Người Sống?)
Lm Nguyễn Tầm Thường, S.J.