Dan Lee
04-30-2008, 09:15 PM
Lễ Chúa Lên Trời/A
Lời trối thiêng liêng của Ðức Giêsu!
(Mt 28,16-20)
http://www.vietcatholic.net/pics/ChuaDaSongLai2008.jpg
Mùa Phục Sinh kéo dài năm mươi ngày. Nghĩa là chúng ta mừng lễ Phục Sinh của Ðức Giêsu suốt năm mươi ngày liền. Vâng, sự Phục Sinh của Chúa là một biến cố vô cùng trọng đại và mang đầy ý nghĩa đối với cuộc sống chúng ta, hay nói đúng hơn, đối với sự cứu rỗi và hạnh phúc viên mãn của chúng ta, đến nỗi chúng ta phải cần một thời gian lâu như thế để «ăn mừng». Và thời gian trọng đại đó đã được Kinh Thánh chia làm ba phần: Biến cố Sống Lại – Lên Trời – Chúa Thánh Thần Hiện Xuống!
Ðức Giêsu chịu đóng đinh đã thắng vượt sự đau khổ và sự chết. Thiên Chúa đã cho Người sống lại trong một cuộc sống mới, cuộc sống trường cửu và bất tử, một cuộc sống chỉ nơi Thiên Chúa mới có. Và từ nơi đó, Người đã gửi Chúa Thánh Thần xuống trên các môn đệ và trên toàn thể nhân loại.
Bài Tin Mừng hôm nay tường thuật cho chúng ta cuộc tạm biệt các môn đệ của Ðức Giêsu và đồng thời chuyển đạt cho chúng ta lời trối thiêng liêng của Người!
Trước hết, Người đã khẳng định: «Thầy đã được ban cho mọi quyền hành trên trời dưới đất!» Ðức Giêsu đã chứng thực vai trò quan trọng mà Chúa Cha đã trao phó cho Người. Ðức Giêsu không hành động theo ý riêng, nhưng theo trọng trách Chúa Cha đã giao cho. Vì thế, ngoài Người ra, không có bất cứ ai có được sự tương quan thân tình và chặt chẽ với Chúa Cha như Người với Chúa Cha. Qua Ðức Giêsu, Chúa Cha đã tác động một cách cụ thể trên toàn thể vũ trụ: trên trời cũng như dưới đất! Và qua Ðức Giêsu, chúng ta có thể nhìn thấy được những gì Chúa Cha muốn hiện thực ở trên trời cũng như ở dưới đất.
Tiếp đến, Ðức Giêsu đã truyền cho các môn đệ phải kêu gọi mọi người đến bước theo con đường của Người, rửa tội cho họ và dạy cho họ biết sống theo thánh ý Thiên Chúa. Công cuộc truyền giáo của Người, công cuộc dẫn đưa toàn thể nhân loại trở về cùng Chúa Cha của Người chưa hoàn tất. Còn nhiều người chưa tin nhận Thiên Chúa. Cánh đồng truyền giáo còn bao la bát ngát. Vì thế công cuộc truyền giáo của các môn đệ, của tất cả chúng ta mới được khởi sự. Ðức Giêsu đã để lại cho đoàn môn đệ nhỏ bé của Người một lời trối thiêng liêng, một sứ mệnh vô cùng cao quí, vô cùng to lớn và vô cùng nặng nề.
Ý muốn của Ðức Giêsu là mọi người biết tìm đến cùng Người, đến cùng Chúa Cha, và nhờ thế tìm gặp được sự cứu rỗi. Ðức Giêsu không muốn cho con người bị giam cầm trong sự bất toàn của họ. Người muốn dẫn đưa con người đến sự hoàn thiện, đến sự cứu rỗi, vì Người không thể dửng dưng trước số phận con người được. Người dấn thân cho hết mọi người. Người mong muốn cho họ điều thiện hảo nhất!
Cả chúng ta nữa, những người đã được lãnh nhận phép thánh tẩy, chúng ta cũng muốn cho tất cả mọi người tìm gặp được đức tin vào Thiên Chúa, tìm gặp được sự cứu rỗi. Cả chúng ta nữa, chúng ta cũng mong muốn cho tất cả mọi người biết sống theo giới răn của Ðức Giêsu, hầu cho sự công bằng được hiện thực trên thế giới và hầu cho tình bác ái không còn là một lời nói đẹp, trống rỗng, nhưng là một sức mạnh có thể biến đổi được cuộc sống chung của nhân loại.
Nhưng chúng ta cũng đã cảm nhận được khả năng nhân loại của chúng ta quá hạn hẹp biết chừng nào! Vâng, nhiều khi chúng ta tự cảm thấy một cách rõ ràng sự bất toàn của mình, khả năng quá yếu kém và quá giới hạn của mình, đến nỗi chúng ta đâm ra thối chí nản lòng và muốn nhắm mắt buông xuôi, để mặc cho mọi sự muốn ra sao tùy ý. Nhiều khi chúng ta tự chợt thấy mình đang trong cơn thử thách như thế. Nhưng trong những giờ phút yếu mềm như thế, tôi lại cảm thấy được an ủi là sứ mệnh trọng đại đó không phải là lời cuối cùng của Ðức Giêsu, nhưng là lời hứa chân thành của Người: «Và đây, Thầy ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế!» (Mt 28,20b).
Ðức Giêsu ở cùng chúng ta, ở cùng từng người trong chúng ta. Ðức Giêsu ở cùng tôi! Và Ðức Giêsu ở cùng Giáo Hội của Người, ở cùng cộng đoàn các tín hữu của Người: Trên khắp mọi nẻo đường họ đi, trong tất cả mọi thành công và thất bại của họ. Ðúng như lời Ðức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã nói trong bài giảng dịp đăng quang của ngài: «Ai tin vào Ðức Giêsu, sẽ không bao giờ cô đơn!».
Lm Nguyễn Hữu Thy
Lời trối thiêng liêng của Ðức Giêsu!
(Mt 28,16-20)
http://www.vietcatholic.net/pics/ChuaDaSongLai2008.jpg
Mùa Phục Sinh kéo dài năm mươi ngày. Nghĩa là chúng ta mừng lễ Phục Sinh của Ðức Giêsu suốt năm mươi ngày liền. Vâng, sự Phục Sinh của Chúa là một biến cố vô cùng trọng đại và mang đầy ý nghĩa đối với cuộc sống chúng ta, hay nói đúng hơn, đối với sự cứu rỗi và hạnh phúc viên mãn của chúng ta, đến nỗi chúng ta phải cần một thời gian lâu như thế để «ăn mừng». Và thời gian trọng đại đó đã được Kinh Thánh chia làm ba phần: Biến cố Sống Lại – Lên Trời – Chúa Thánh Thần Hiện Xuống!
Ðức Giêsu chịu đóng đinh đã thắng vượt sự đau khổ và sự chết. Thiên Chúa đã cho Người sống lại trong một cuộc sống mới, cuộc sống trường cửu và bất tử, một cuộc sống chỉ nơi Thiên Chúa mới có. Và từ nơi đó, Người đã gửi Chúa Thánh Thần xuống trên các môn đệ và trên toàn thể nhân loại.
Bài Tin Mừng hôm nay tường thuật cho chúng ta cuộc tạm biệt các môn đệ của Ðức Giêsu và đồng thời chuyển đạt cho chúng ta lời trối thiêng liêng của Người!
Trước hết, Người đã khẳng định: «Thầy đã được ban cho mọi quyền hành trên trời dưới đất!» Ðức Giêsu đã chứng thực vai trò quan trọng mà Chúa Cha đã trao phó cho Người. Ðức Giêsu không hành động theo ý riêng, nhưng theo trọng trách Chúa Cha đã giao cho. Vì thế, ngoài Người ra, không có bất cứ ai có được sự tương quan thân tình và chặt chẽ với Chúa Cha như Người với Chúa Cha. Qua Ðức Giêsu, Chúa Cha đã tác động một cách cụ thể trên toàn thể vũ trụ: trên trời cũng như dưới đất! Và qua Ðức Giêsu, chúng ta có thể nhìn thấy được những gì Chúa Cha muốn hiện thực ở trên trời cũng như ở dưới đất.
Tiếp đến, Ðức Giêsu đã truyền cho các môn đệ phải kêu gọi mọi người đến bước theo con đường của Người, rửa tội cho họ và dạy cho họ biết sống theo thánh ý Thiên Chúa. Công cuộc truyền giáo của Người, công cuộc dẫn đưa toàn thể nhân loại trở về cùng Chúa Cha của Người chưa hoàn tất. Còn nhiều người chưa tin nhận Thiên Chúa. Cánh đồng truyền giáo còn bao la bát ngát. Vì thế công cuộc truyền giáo của các môn đệ, của tất cả chúng ta mới được khởi sự. Ðức Giêsu đã để lại cho đoàn môn đệ nhỏ bé của Người một lời trối thiêng liêng, một sứ mệnh vô cùng cao quí, vô cùng to lớn và vô cùng nặng nề.
Ý muốn của Ðức Giêsu là mọi người biết tìm đến cùng Người, đến cùng Chúa Cha, và nhờ thế tìm gặp được sự cứu rỗi. Ðức Giêsu không muốn cho con người bị giam cầm trong sự bất toàn của họ. Người muốn dẫn đưa con người đến sự hoàn thiện, đến sự cứu rỗi, vì Người không thể dửng dưng trước số phận con người được. Người dấn thân cho hết mọi người. Người mong muốn cho họ điều thiện hảo nhất!
Cả chúng ta nữa, những người đã được lãnh nhận phép thánh tẩy, chúng ta cũng muốn cho tất cả mọi người tìm gặp được đức tin vào Thiên Chúa, tìm gặp được sự cứu rỗi. Cả chúng ta nữa, chúng ta cũng mong muốn cho tất cả mọi người biết sống theo giới răn của Ðức Giêsu, hầu cho sự công bằng được hiện thực trên thế giới và hầu cho tình bác ái không còn là một lời nói đẹp, trống rỗng, nhưng là một sức mạnh có thể biến đổi được cuộc sống chung của nhân loại.
Nhưng chúng ta cũng đã cảm nhận được khả năng nhân loại của chúng ta quá hạn hẹp biết chừng nào! Vâng, nhiều khi chúng ta tự cảm thấy một cách rõ ràng sự bất toàn của mình, khả năng quá yếu kém và quá giới hạn của mình, đến nỗi chúng ta đâm ra thối chí nản lòng và muốn nhắm mắt buông xuôi, để mặc cho mọi sự muốn ra sao tùy ý. Nhiều khi chúng ta tự chợt thấy mình đang trong cơn thử thách như thế. Nhưng trong những giờ phút yếu mềm như thế, tôi lại cảm thấy được an ủi là sứ mệnh trọng đại đó không phải là lời cuối cùng của Ðức Giêsu, nhưng là lời hứa chân thành của Người: «Và đây, Thầy ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế!» (Mt 28,20b).
Ðức Giêsu ở cùng chúng ta, ở cùng từng người trong chúng ta. Ðức Giêsu ở cùng tôi! Và Ðức Giêsu ở cùng Giáo Hội của Người, ở cùng cộng đoàn các tín hữu của Người: Trên khắp mọi nẻo đường họ đi, trong tất cả mọi thành công và thất bại của họ. Ðúng như lời Ðức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã nói trong bài giảng dịp đăng quang của ngài: «Ai tin vào Ðức Giêsu, sẽ không bao giờ cô đơn!».
Lm Nguyễn Hữu Thy