Dan Lee
05-02-2008, 05:17 PM
CON KIẾN BÁO ƠN
http://www.vietcatholic.net/pics/Dog-04.gif
Một ngày giữa mùa hè, khí trời oi bức, một con kiến đi ra tìm kiếm thức ăn, nhưng trời quá nóng nên nó cảm thấy miệng khô lưỡi rát, cho nên muốn tìm nước uống trước, thế là nó đi đến bên hồ nước.
Con kiến cẩn thận từng li từng tí đứng bên bờ hồ, nhưng mới vừa đem thân đi qua thăm dò thử, cúi đầu xuống trong nước thì bị nước cuốn trôi rất xa. Làm sao đây, nó lớn tiếng kêu: “Cứu tôi với, cứu tôi với !” nhưng âm thanh của nó rất nhỏ khó mà nghe được.
Lúc ấy, một con chim cu đậu trên cành cây rậm rạp núp nắng, đột nhiên nhìn thấy con kiến trong nước, bèn vội vàng hái một ngọn lá quăng xuống trong nước cho nó. Con kiến phấn đấu dùng sức bơi, cuối cùng cũng thuận thế chạm phải ngọn lá, bình an trôi theo dọc bờ hồ.
- “Cám ơn chim cu đã cứu mạng”, con kiến suốt đời ghi nhớ công ơn cứu mạng của chim cu, nên luôn tìm cách để báo ân chim cu, nhưng sức lực của nó rất nhỏ, có thể giúp được gì cho chim cu chứ ?
Một hôm, trong rừng sâu có một thợ bắt chim đến, thợ bắt chim giương cung lẫy nỏ muốn bắn chim cu. Con kiến vừa nhìn thấy thì biết ngay ý đồ của ông thợ bắt chim, nó vội vàng triệu tập tất cả các anh em nhà kiến lại, cùng nhau bò lên chân của người bắt chim, dùng hết sức lực cắn chân của ông ta. Ông thợ bẫy chim vừa ngứa vừa đau nên la lên “ái dà, ái dà”, và không thể không ngừng lại để xoa chỗ ngứa, thế là chim cu nhân cơ hội ấy bay đi.
Người bẫy chim đi rồi, chim cu bay lại bày tỏ sự cám ơn đối với con kiến, con kiến nói rất thành thật: “Cám ơn bạn đã cứu mạng sống tôi, bây giờ tôi có cơ hội giúp bạn thoát cảnh hiểm nghèo thì cảm thấy rất vui vẻ trong lòng.”
(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)
Gợi ý:
Các em thân mến,
Vui vẻ giúp đỡ người khác và biết đền đáp ơn người là một đức hạnh rất đẹp, chân thành và lương thiện, vì người khác mà giải quyết công việc sẽ làm cho chúng ta thu những lợi ích không ít.
Giúp đỡ người khác là giúp đỡ Thiên Chúa.
Giúp đỡ người khác là thước đo lòng bác ái.
Giúp đỡ người khác là thực hành Lời Chúa dạy.
Giúp đỡ người khác là bổn phận vinh quang của người Ki-tô hữu.
Nhưng, có một điều cũng quan trọng như giúp đỡ người khác, đó chính là phải có tấm lòng biết ơn và trả ơn khi người khác giúp đỡ mình:
- Biết ơn cha mẹ đã nuôi dạy mình nên người, và trả ơn các ngài là khi mình còn nhỏ phải biết vâng lời cha mẹ, và khi lớn lên thành người phải chăm sóc cha mẹ.
- Biết ơn thầy cô giáo đã trao kiến thức cho mình, và trả ơn các thầy cô là chăm chỉ học hành, và khi thành tài biết dùng cái học của mình để giúp ích cho xã hội và Giáo Hội.
Không có gì tồi tệ cho bằng làm người dửng dưng trước nỗi bất hạnh của người khác, và càng tồi tệ khi trở thành người vô ơn trước những việc mà người khác đã giúp đỡ cho mình.
Các em nhớ lấy điều ấy nhé !
Các em thực hành:
- Luôn biết nói cám ơn khi người khác giúp mình.
- Để ý và tìm cách này hay cách khác để trả ơn cho người đã giúp đỡ mình.
- Vâng lời cha mẹ để làm đứa con ngoan, siêng năng chăm chú nghe lời thầy cô giảng bài, là một trong nhiều cách trả ơn cho cha mẹ và thầy cô đó.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
http://www.vietcatholic.net/pics/Dog-04.gif
Một ngày giữa mùa hè, khí trời oi bức, một con kiến đi ra tìm kiếm thức ăn, nhưng trời quá nóng nên nó cảm thấy miệng khô lưỡi rát, cho nên muốn tìm nước uống trước, thế là nó đi đến bên hồ nước.
Con kiến cẩn thận từng li từng tí đứng bên bờ hồ, nhưng mới vừa đem thân đi qua thăm dò thử, cúi đầu xuống trong nước thì bị nước cuốn trôi rất xa. Làm sao đây, nó lớn tiếng kêu: “Cứu tôi với, cứu tôi với !” nhưng âm thanh của nó rất nhỏ khó mà nghe được.
Lúc ấy, một con chim cu đậu trên cành cây rậm rạp núp nắng, đột nhiên nhìn thấy con kiến trong nước, bèn vội vàng hái một ngọn lá quăng xuống trong nước cho nó. Con kiến phấn đấu dùng sức bơi, cuối cùng cũng thuận thế chạm phải ngọn lá, bình an trôi theo dọc bờ hồ.
- “Cám ơn chim cu đã cứu mạng”, con kiến suốt đời ghi nhớ công ơn cứu mạng của chim cu, nên luôn tìm cách để báo ân chim cu, nhưng sức lực của nó rất nhỏ, có thể giúp được gì cho chim cu chứ ?
Một hôm, trong rừng sâu có một thợ bắt chim đến, thợ bắt chim giương cung lẫy nỏ muốn bắn chim cu. Con kiến vừa nhìn thấy thì biết ngay ý đồ của ông thợ bắt chim, nó vội vàng triệu tập tất cả các anh em nhà kiến lại, cùng nhau bò lên chân của người bắt chim, dùng hết sức lực cắn chân của ông ta. Ông thợ bẫy chim vừa ngứa vừa đau nên la lên “ái dà, ái dà”, và không thể không ngừng lại để xoa chỗ ngứa, thế là chim cu nhân cơ hội ấy bay đi.
Người bẫy chim đi rồi, chim cu bay lại bày tỏ sự cám ơn đối với con kiến, con kiến nói rất thành thật: “Cám ơn bạn đã cứu mạng sống tôi, bây giờ tôi có cơ hội giúp bạn thoát cảnh hiểm nghèo thì cảm thấy rất vui vẻ trong lòng.”
(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)
Gợi ý:
Các em thân mến,
Vui vẻ giúp đỡ người khác và biết đền đáp ơn người là một đức hạnh rất đẹp, chân thành và lương thiện, vì người khác mà giải quyết công việc sẽ làm cho chúng ta thu những lợi ích không ít.
Giúp đỡ người khác là giúp đỡ Thiên Chúa.
Giúp đỡ người khác là thước đo lòng bác ái.
Giúp đỡ người khác là thực hành Lời Chúa dạy.
Giúp đỡ người khác là bổn phận vinh quang của người Ki-tô hữu.
Nhưng, có một điều cũng quan trọng như giúp đỡ người khác, đó chính là phải có tấm lòng biết ơn và trả ơn khi người khác giúp đỡ mình:
- Biết ơn cha mẹ đã nuôi dạy mình nên người, và trả ơn các ngài là khi mình còn nhỏ phải biết vâng lời cha mẹ, và khi lớn lên thành người phải chăm sóc cha mẹ.
- Biết ơn thầy cô giáo đã trao kiến thức cho mình, và trả ơn các thầy cô là chăm chỉ học hành, và khi thành tài biết dùng cái học của mình để giúp ích cho xã hội và Giáo Hội.
Không có gì tồi tệ cho bằng làm người dửng dưng trước nỗi bất hạnh của người khác, và càng tồi tệ khi trở thành người vô ơn trước những việc mà người khác đã giúp đỡ cho mình.
Các em nhớ lấy điều ấy nhé !
Các em thực hành:
- Luôn biết nói cám ơn khi người khác giúp mình.
- Để ý và tìm cách này hay cách khác để trả ơn cho người đã giúp đỡ mình.
- Vâng lời cha mẹ để làm đứa con ngoan, siêng năng chăm chú nghe lời thầy cô giảng bài, là một trong nhiều cách trả ơn cho cha mẹ và thầy cô đó.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.