Dan Lee
05-02-2008, 06:25 PM
ONG MẬT VÀ CON RUỒI
http://www.vietcatholic.net/pics/Dog-05.gif
Mùa đông rất lạnh đã qua, nàng xuân nhẹ nhàng đến đem lại nụ cười. Hơi thở của cô ta chính là gió xuân nhè nhẹ, phủ nhẹ vào má của mỗi người, mát mẻ hợp với lòng người; cái quần của nó chính là thảm cỏ xanh trải ra trên địa cầu, màu xanh tươi tốt; hai tay của nó ôm những cánh hoa tươi, tùy ý vãi giữa mặt đất, tay đến nơi đâu thì ở đó trăm hoa đua nở, muôn hồng nghìn tía.
Các con ong mật bắt đầu bận túi bụi, trong vườn trăm hoa, mỗi đóa đều phủ qua, các hoa đều hướng về ong mật gật đầu gởi lời thăm hỏi, phảng phất như hỏi: “Hoan nghinh các bạn, ong mật nhỏ cần cù.”
Các ong mật nhỏ sung sướng gật đầu xướng ca, khắp nơi hái hoa hút mật.
Lúc bấy giờ, trong đám cỏ có một con ruồi đang phục trên ngọn cỏ non đánh đung đưa. Nó nhìn thấy ong mật bận túi bụi bay tới bay lui, nhịn không được nên cười ha ha nói: “Mệnh khổ à, các anh mỗi ngày từ sáng tới tối, từ khi sinh ra bận cho đến chết mà không cảm thấy phiền não, không cảm thấy mệt sao ?”
Ong mật bận làm việc nên không có thời gian đối đáp với con ruồi, con ruồi lại nói: “Các anh làm mấy việc khổ sai ấy thật khiến cho người khác chịu không nổi, nếu tôi giống các anh làm việc cả ngày như thế, thì nhất định sẽ bị bệnh thần kinh !” Ong mật nghe nhưng vẫn cứ như cũ không trả lời, bận bay khắp nơi hút mật hoa.
Con ruồi thấy ong mật không trả lời, bèn bắt đầu gàn bướng, nói: “Nhìn tớ đây nè, sống tự do tự tại, thần tiên cũng không vui vẻ bằng tớ. Mỗi ngày nếu tớ không đi ăn tiệc, thì cũng vào nghỉ ngơi trong cung điện, tự nhiên lại ở trong thiên nhiên này hưởng thụ ánh nắng và mưa rơi, đó mới gọi là ăn sung mặc sướng, ngay cả cuộc sống của những người quý tộc cũng không bằng tớ. Nói cho các anh biết, ngay cả trong hoàng cung tớ cũng đã ở qua rồi đó.”
Ong mật tìm đủ mật hoa rồi, từ trong nhụy hoa chui ra. Con ruồi vẫn không biết điều cứ nói khoác: “Bất cứ ở đâu có tiệc tùng, dù là đám cưới hay mừng sinh nhật, dù là vương công quý tộc hay là trên bàn của vương phi công chúa, thì tớ luôn là người thứ nhất nếm các thức ăn hảo hạng.”
Nó lên giọng tiếp tục nói: “Thế nào rồi tớ cũng đến bên trong cái lý uống một ngụm rượu ngọt khai vị, rồi bay vào trong mâm cơm ăn chút sơn hào hải vị, ăn xong rồi thì bay chuyền qua bánh ngọt có dầu thơm phức muốn ăn bao nhiêu thì ăn.“ Con ruồi chìm đắm trong sự tâng bốc đẹp đẽ, ngay cả âm điệu cũng biến đổi nữa: “Tớ còn có thể nghỉ ngơi trên khuôn mặt của người đẹp nữa đó.”
Ong mật chịu không nỗi, ngắt lời của con ruồi: “Tớ nghe nói mọi người ai ai cũng đều ghét bạn, dù cho bạn bay đến nơi đâu, thì người ta đều bặm môi trợn mắt đuổi bạn đi chỗ khác, cầm chổi đập ruồi để đuổi bạn.”
Mặc dù con ruồi bị nói đến chạm tự ái, nhưng nó vẫn dùng khẩu khí bất cần đời nói: “Vậy thì đã sao nào ! Không phải người ta cứ đuổi nhưng đuổi tớ không bay thì sao ? Đuổi tớ đi từ cửa chính thì tớ vẫn từ cửa sổ bay vào, dù da mặt tớ dày nhưng có thể ăn được thức ngon, bị xua đuổi thì có quan hệ gì chứ ?”
Lần này ong mật cũng không muốn nhìn con ruồi bằng nửa con mắt, chúng nó đập đập đôi cánh bay vào những cánh hoa trong rừng rậm.
(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)
Gợi ý:
Các em thân mến,
Cho đi tâm và lực thì mới có thể sáng tạo cuộc sống tốt đẹp của con người ở thế gian này. Người lao động là người vĩ đại, càng là người đáng được cho chúng ta tôn kính, bởi vì chúng ta ở đời đều mắc nợ nhau:
- Chúng ta nợ bác nông phu làm ra gạo để chúng ta ăn.
- Chúng ta nợ cô thợ may áo quần để chúng ta mặc.
- Chúng ta nợ thầy cô giáo đã truyền kiến thức cho chúng ta.
- Chúng ta hết nợ người này đến người khác vì những nghề nghiệp của họ đều làm cho cuộc sống của chúng ngày càng phong phú hơn...
Con ruồi chỉ biết đi ăn chực ăn ké của người khác mà thôi, vì nó không có lao động, không đổ mồ hôi để làm việc, cho nên nó không biết giá trị của lao động, chúng ta không nên bắt chước nó ăn không ngồi rồi đem chuyện người này người nọ nói ra...
Các em thực hành:
- Không coi thường bác quét rác làm vệ sinh trong trường, vì đó là một nghề chân chính.
- Mỗi ngày giúp mẹ rửa chén quét nhà, để tập lao động chân tay.
- Nhớ cầu nguyện cho nghề nghiệp của bố mẹ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
http://www.vietcatholic.net/pics/Dog-05.gif
Mùa đông rất lạnh đã qua, nàng xuân nhẹ nhàng đến đem lại nụ cười. Hơi thở của cô ta chính là gió xuân nhè nhẹ, phủ nhẹ vào má của mỗi người, mát mẻ hợp với lòng người; cái quần của nó chính là thảm cỏ xanh trải ra trên địa cầu, màu xanh tươi tốt; hai tay của nó ôm những cánh hoa tươi, tùy ý vãi giữa mặt đất, tay đến nơi đâu thì ở đó trăm hoa đua nở, muôn hồng nghìn tía.
Các con ong mật bắt đầu bận túi bụi, trong vườn trăm hoa, mỗi đóa đều phủ qua, các hoa đều hướng về ong mật gật đầu gởi lời thăm hỏi, phảng phất như hỏi: “Hoan nghinh các bạn, ong mật nhỏ cần cù.”
Các ong mật nhỏ sung sướng gật đầu xướng ca, khắp nơi hái hoa hút mật.
Lúc bấy giờ, trong đám cỏ có một con ruồi đang phục trên ngọn cỏ non đánh đung đưa. Nó nhìn thấy ong mật bận túi bụi bay tới bay lui, nhịn không được nên cười ha ha nói: “Mệnh khổ à, các anh mỗi ngày từ sáng tới tối, từ khi sinh ra bận cho đến chết mà không cảm thấy phiền não, không cảm thấy mệt sao ?”
Ong mật bận làm việc nên không có thời gian đối đáp với con ruồi, con ruồi lại nói: “Các anh làm mấy việc khổ sai ấy thật khiến cho người khác chịu không nổi, nếu tôi giống các anh làm việc cả ngày như thế, thì nhất định sẽ bị bệnh thần kinh !” Ong mật nghe nhưng vẫn cứ như cũ không trả lời, bận bay khắp nơi hút mật hoa.
Con ruồi thấy ong mật không trả lời, bèn bắt đầu gàn bướng, nói: “Nhìn tớ đây nè, sống tự do tự tại, thần tiên cũng không vui vẻ bằng tớ. Mỗi ngày nếu tớ không đi ăn tiệc, thì cũng vào nghỉ ngơi trong cung điện, tự nhiên lại ở trong thiên nhiên này hưởng thụ ánh nắng và mưa rơi, đó mới gọi là ăn sung mặc sướng, ngay cả cuộc sống của những người quý tộc cũng không bằng tớ. Nói cho các anh biết, ngay cả trong hoàng cung tớ cũng đã ở qua rồi đó.”
Ong mật tìm đủ mật hoa rồi, từ trong nhụy hoa chui ra. Con ruồi vẫn không biết điều cứ nói khoác: “Bất cứ ở đâu có tiệc tùng, dù là đám cưới hay mừng sinh nhật, dù là vương công quý tộc hay là trên bàn của vương phi công chúa, thì tớ luôn là người thứ nhất nếm các thức ăn hảo hạng.”
Nó lên giọng tiếp tục nói: “Thế nào rồi tớ cũng đến bên trong cái lý uống một ngụm rượu ngọt khai vị, rồi bay vào trong mâm cơm ăn chút sơn hào hải vị, ăn xong rồi thì bay chuyền qua bánh ngọt có dầu thơm phức muốn ăn bao nhiêu thì ăn.“ Con ruồi chìm đắm trong sự tâng bốc đẹp đẽ, ngay cả âm điệu cũng biến đổi nữa: “Tớ còn có thể nghỉ ngơi trên khuôn mặt của người đẹp nữa đó.”
Ong mật chịu không nỗi, ngắt lời của con ruồi: “Tớ nghe nói mọi người ai ai cũng đều ghét bạn, dù cho bạn bay đến nơi đâu, thì người ta đều bặm môi trợn mắt đuổi bạn đi chỗ khác, cầm chổi đập ruồi để đuổi bạn.”
Mặc dù con ruồi bị nói đến chạm tự ái, nhưng nó vẫn dùng khẩu khí bất cần đời nói: “Vậy thì đã sao nào ! Không phải người ta cứ đuổi nhưng đuổi tớ không bay thì sao ? Đuổi tớ đi từ cửa chính thì tớ vẫn từ cửa sổ bay vào, dù da mặt tớ dày nhưng có thể ăn được thức ngon, bị xua đuổi thì có quan hệ gì chứ ?”
Lần này ong mật cũng không muốn nhìn con ruồi bằng nửa con mắt, chúng nó đập đập đôi cánh bay vào những cánh hoa trong rừng rậm.
(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)
Gợi ý:
Các em thân mến,
Cho đi tâm và lực thì mới có thể sáng tạo cuộc sống tốt đẹp của con người ở thế gian này. Người lao động là người vĩ đại, càng là người đáng được cho chúng ta tôn kính, bởi vì chúng ta ở đời đều mắc nợ nhau:
- Chúng ta nợ bác nông phu làm ra gạo để chúng ta ăn.
- Chúng ta nợ cô thợ may áo quần để chúng ta mặc.
- Chúng ta nợ thầy cô giáo đã truyền kiến thức cho chúng ta.
- Chúng ta hết nợ người này đến người khác vì những nghề nghiệp của họ đều làm cho cuộc sống của chúng ngày càng phong phú hơn...
Con ruồi chỉ biết đi ăn chực ăn ké của người khác mà thôi, vì nó không có lao động, không đổ mồ hôi để làm việc, cho nên nó không biết giá trị của lao động, chúng ta không nên bắt chước nó ăn không ngồi rồi đem chuyện người này người nọ nói ra...
Các em thực hành:
- Không coi thường bác quét rác làm vệ sinh trong trường, vì đó là một nghề chân chính.
- Mỗi ngày giúp mẹ rửa chén quét nhà, để tập lao động chân tay.
- Nhớ cầu nguyện cho nghề nghiệp của bố mẹ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.