Dan Lee
05-09-2008, 05:55 PM
Câu truyện người thanh niên Saigòn đi bán thận bên Trung quốc
Những ngày qua, nhiều tờ báo ở Sài Gòn có đăng tải chuyện một người thanh niên bán thận. Có khá nhiều lời bàn tán về sự việc này, tôi cũng có những suy nghĩ riêng nhưng là những suy tư của riêng cá nhân tôi.
http://memaria.org/images1/80508BanThan2.jpg
Luân tại Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng
Đọc Hành trình bán thận qua lời kể người môi giới
Câu chuyện ngắn gọn thế này: Một đôi thanh niên nam nữ từ vùng quê lên Sài Gòn sống chung. Người thanh niên là một sinh viên, cuộc sống sinh hoạt khó khăn khiến anh thường đi bán máu và bị rủ rê đi bán thận. Sau khi sang Trung Quốc ghép thận cho người khác, cơ thể bị biến chứng, đang sống đời thực vật và được cha ruột mang về quê, đành chờ một sự kết thúc.
Khi sự việc được tường thuật công khai và chi tiết đã khiến không ít người bàng hoàng, khiếp sợ. Từ nhiều giới trong xã hội, những lời nhận định, phê phán, bình phẩm khác nhau: nặng nề, thương xót cũng có mà trách móc chê bai cũng nhiều.
Riêng tôi, cảm xúc buồn giận và thương cảm người thanh niên đó chen lẫn trong lòng, vì:
- Anh đã không có được một niềm tin tâm linh. Đó là một niềm tin và hy vọng rằng: ngoài tất cả khả năng và giới hạn của con người thì vẫn còn có một sức mạnh, một quyền năng, một sự nhiệm mầu có thể giúp con người bé nhỏ vượt qua những cam go thử thách, mà con người chòng chành trước sóng gió cuộc đời. Niềm tin này cần thiết cho bất cứ ai sống trong phận người. Không có được niềm tin đó, anh không đứng vững và có những quyết định sai lầm.
- Anh đã coi trọng tiền bạc hơn phần sự sống của mình. Thật ra, tất cả những thứ như của cải, danh vọng, sắc đẹp, quyền hành…chỉ là một dãy dài những con số không. Sự sống chính là con số một, nếu được đặt trước dãy số không đó thì những con số không vô duyên bỗng có giá trị.
Đối với người Kitô hữu, sự sống đó còn phải gắn liền với tình yêu Chúa Kitô thì giá trị cuộc đời mới là bất diệt. Vì sự sống con người cũng qua đi như bao động, thực vật khác mà thôi.
- Khi đang là một sinh viên, chắc chắn người thanh niên đó chưa có
nhiều điều kiện để cống hiến cho xã hội, thậm chí anh còn mắc nợ cha mẹ, thầy cô, bè bạn và tất cả những ai đã và đang nỗ lực chung tay xây dựng một xã hội tốt đẹp mà anh đang sống; một món nợ rất nhân bản mà ai cũng phải đáp đền, trong nhân cách làm người.
- Anh đã tự đứng lên trên quyền của tạo hóa khi bán nội tạng, một bộ phận để duy trì sự sống. Có những người đã hiến cả mạng sống mình cho người khác vì tình yêu; còn anh, mục tiêu của sự trao đổi là tiền. Và khi con người đứng trước giới hạn của y học thì anh nhận lấy hậu quả khi có quyết định liều lĩnh.
Người Kitô hữu đứng trước biến cố liên quan đến sự sống của thân xác thì có điểm tựa là phó thác vào Thiên Chúa, còn những người không có điểm tựa tâm linh thì nghĩ đến sự may rủi của chuyên môn y học, quả là một sự bất hạnh tinh thần khó diễn tả.
- Hiện nay, qua các thông tin, đang có nhiều người giúp đỡ gia đình anh bạn trẻ và người vợ sắp sinh con của anh (kẻ giúp tiền, người có ý định đưa anh sang Singapore chữa trị…), điều đó chứng tỏ có rất nhiều tấm lòng nhân ái quanh ta. Tại sao anh không gióng một tiếng kêu lớn về hoàn cảnh của mình? Sao không đi gõ cửa các nơi? Khi mọi cánh cửa đều khép lại, nếu anh có việc làm nông nổi thì lúc đó chính mọi người là nạn nhân chứ không phải là anh! Nạn nhân của sự vô tâm!
Đã mấy lần tôi đến chỗ người ta bán máu, nhiều người xanh lè xanh lét, gầy còm, trăm cảnh đời khác nhau: xe ôm cũng có, sinh viên cũng có, bán hàng rong cũng có; số tiền bán máu chẳng bao nhiêu thế mà có người lấn sang bán luôn cả tủy để có nhiều tiền hơn mà chẳng để ý đến những nguy cơ có thể xảy ra. Mà tiền bao nhiêu thì xứng đáng với sự sống?
Dẫu đi bán máu với nhiều mặc cảm, nhiều người cũng rất tự trọng, họ nhận quà với lời cám ơn và nụ cười chân thành. Thật đau lòng! Có phải vì xã hội còn thiếu những chương trình trợ cấp cần thiết, để bớt đi nỗi khó khăn đẩy người ta đến đường cùng cuộc sống.
Làm thế nào để trong đời thường, ai cũng chú ý đến một số những hoàn cảnh gia đình chung quanh thì xã hội thỉnh thoảng không bùng nổ ra những chuyện thương tâm mà nạn nhân là những kẻ khốn cùng, có thể vì tiền mà liều làm tất cả?
Tôi có cảm tưởng, người tín hữu Chúa Kitô còn phải đứng trên sự quan tâm đó một bậc, không những phải coi đó là bổn phận, trách nhiệm mà phải chung sức chung tay với mọi người một số vấn đề xã hội từ tận gốc, mới đúng!
Tôi yêu quí tất cả những gì hợp thành thân xác của tôi, nhưng chỉ sẵn sàng ban tặng cho ai đó quả tim để người khác biết yêu thương mà thôi!
Đọc bài:Hành trình bán thận qua lời kể người môi giới (http://www.vietnhim.com/dongnhim/showthread.php?t=22441)
Maria Vũ Loan
Những ngày qua, nhiều tờ báo ở Sài Gòn có đăng tải chuyện một người thanh niên bán thận. Có khá nhiều lời bàn tán về sự việc này, tôi cũng có những suy nghĩ riêng nhưng là những suy tư của riêng cá nhân tôi.
http://memaria.org/images1/80508BanThan2.jpg
Luân tại Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng
Đọc Hành trình bán thận qua lời kể người môi giới
Câu chuyện ngắn gọn thế này: Một đôi thanh niên nam nữ từ vùng quê lên Sài Gòn sống chung. Người thanh niên là một sinh viên, cuộc sống sinh hoạt khó khăn khiến anh thường đi bán máu và bị rủ rê đi bán thận. Sau khi sang Trung Quốc ghép thận cho người khác, cơ thể bị biến chứng, đang sống đời thực vật và được cha ruột mang về quê, đành chờ một sự kết thúc.
Khi sự việc được tường thuật công khai và chi tiết đã khiến không ít người bàng hoàng, khiếp sợ. Từ nhiều giới trong xã hội, những lời nhận định, phê phán, bình phẩm khác nhau: nặng nề, thương xót cũng có mà trách móc chê bai cũng nhiều.
Riêng tôi, cảm xúc buồn giận và thương cảm người thanh niên đó chen lẫn trong lòng, vì:
- Anh đã không có được một niềm tin tâm linh. Đó là một niềm tin và hy vọng rằng: ngoài tất cả khả năng và giới hạn của con người thì vẫn còn có một sức mạnh, một quyền năng, một sự nhiệm mầu có thể giúp con người bé nhỏ vượt qua những cam go thử thách, mà con người chòng chành trước sóng gió cuộc đời. Niềm tin này cần thiết cho bất cứ ai sống trong phận người. Không có được niềm tin đó, anh không đứng vững và có những quyết định sai lầm.
- Anh đã coi trọng tiền bạc hơn phần sự sống của mình. Thật ra, tất cả những thứ như của cải, danh vọng, sắc đẹp, quyền hành…chỉ là một dãy dài những con số không. Sự sống chính là con số một, nếu được đặt trước dãy số không đó thì những con số không vô duyên bỗng có giá trị.
Đối với người Kitô hữu, sự sống đó còn phải gắn liền với tình yêu Chúa Kitô thì giá trị cuộc đời mới là bất diệt. Vì sự sống con người cũng qua đi như bao động, thực vật khác mà thôi.
- Khi đang là một sinh viên, chắc chắn người thanh niên đó chưa có
nhiều điều kiện để cống hiến cho xã hội, thậm chí anh còn mắc nợ cha mẹ, thầy cô, bè bạn và tất cả những ai đã và đang nỗ lực chung tay xây dựng một xã hội tốt đẹp mà anh đang sống; một món nợ rất nhân bản mà ai cũng phải đáp đền, trong nhân cách làm người.
- Anh đã tự đứng lên trên quyền của tạo hóa khi bán nội tạng, một bộ phận để duy trì sự sống. Có những người đã hiến cả mạng sống mình cho người khác vì tình yêu; còn anh, mục tiêu của sự trao đổi là tiền. Và khi con người đứng trước giới hạn của y học thì anh nhận lấy hậu quả khi có quyết định liều lĩnh.
Người Kitô hữu đứng trước biến cố liên quan đến sự sống của thân xác thì có điểm tựa là phó thác vào Thiên Chúa, còn những người không có điểm tựa tâm linh thì nghĩ đến sự may rủi của chuyên môn y học, quả là một sự bất hạnh tinh thần khó diễn tả.
- Hiện nay, qua các thông tin, đang có nhiều người giúp đỡ gia đình anh bạn trẻ và người vợ sắp sinh con của anh (kẻ giúp tiền, người có ý định đưa anh sang Singapore chữa trị…), điều đó chứng tỏ có rất nhiều tấm lòng nhân ái quanh ta. Tại sao anh không gióng một tiếng kêu lớn về hoàn cảnh của mình? Sao không đi gõ cửa các nơi? Khi mọi cánh cửa đều khép lại, nếu anh có việc làm nông nổi thì lúc đó chính mọi người là nạn nhân chứ không phải là anh! Nạn nhân của sự vô tâm!
Đã mấy lần tôi đến chỗ người ta bán máu, nhiều người xanh lè xanh lét, gầy còm, trăm cảnh đời khác nhau: xe ôm cũng có, sinh viên cũng có, bán hàng rong cũng có; số tiền bán máu chẳng bao nhiêu thế mà có người lấn sang bán luôn cả tủy để có nhiều tiền hơn mà chẳng để ý đến những nguy cơ có thể xảy ra. Mà tiền bao nhiêu thì xứng đáng với sự sống?
Dẫu đi bán máu với nhiều mặc cảm, nhiều người cũng rất tự trọng, họ nhận quà với lời cám ơn và nụ cười chân thành. Thật đau lòng! Có phải vì xã hội còn thiếu những chương trình trợ cấp cần thiết, để bớt đi nỗi khó khăn đẩy người ta đến đường cùng cuộc sống.
Làm thế nào để trong đời thường, ai cũng chú ý đến một số những hoàn cảnh gia đình chung quanh thì xã hội thỉnh thoảng không bùng nổ ra những chuyện thương tâm mà nạn nhân là những kẻ khốn cùng, có thể vì tiền mà liều làm tất cả?
Tôi có cảm tưởng, người tín hữu Chúa Kitô còn phải đứng trên sự quan tâm đó một bậc, không những phải coi đó là bổn phận, trách nhiệm mà phải chung sức chung tay với mọi người một số vấn đề xã hội từ tận gốc, mới đúng!
Tôi yêu quí tất cả những gì hợp thành thân xác của tôi, nhưng chỉ sẵn sàng ban tặng cho ai đó quả tim để người khác biết yêu thương mà thôi!
Đọc bài:Hành trình bán thận qua lời kể người môi giới (http://www.vietnhim.com/dongnhim/showthread.php?t=22441)
Maria Vũ Loan