Dan Lee
05-20-2008, 04:48 PM
Đềm Tìm Dầu
Những đêm chôn dầu vượt biên đã chấm dứt.
Hôm nay nhà nước Việt Nam không gọi những người vượt biên năm xưa phải chạy khốn khổ là phản động nữa, mà là “cánh tay nối dài của quê hương.”
Cuộc đời cứ như chong chóng.
Dừng lại cơn gió lốc. Tôi muốn hỏi lòng mình, quê hương nào? Nối cánh tay về đâu?
Tôi viết những dòng này sáng ngày 30 tháng Tư năm 2005. Ngày 30 tháng Tư năm nay khác hơn mọi năm vì đánh dấu 30 năm vượt biên tìm quê hương.
Tìm dầu. Chôn dầu. Giấu dầu. Tỵ nạn. Vượt biên. Tự do. Ngục tù. Sống và chết. Ra đi, quay về. Quê hương. Giữa những danh từ này. Đâu là chân lý. Chân lý là sự thật tiêu chuẩn cho cuộc đời, nó phải vĩnh cửu, không thể quay theo gió được. Có nhiều thứ quê hương. Quê hương lưu đầy. Quê hương sinh ra và lớn lên. Quê hương chạy chốn. Quê hương vĩnh cửu.
Chân lý là câu chuyện kể thế này:
Có năm người khờ dại, đem đèn mà không đem theo chai dầu.
Khi chàng rể đến. Năm cô khôn ngoan, đem đèn, đem theo cả dầu, ra đón chàng rể.
Năm cô đem đèn mà không có dầu, vay mượn, nhưng người ta không cho.
Khi những người kia đi mua dầu thì chàng rể vào tiệc cưới. Cửa đóng lại.
Thánh sử Matthêu kết thúc bằng hàng chữ sau: “Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào.” (Mt. 25: 1-13).
Kinh Thánh gọi câu chuyện thiếu dầu, tìm dầu, không có dầu trên đây là quê hương Nước Trời.
Kinh Thánh không nói với những người có dầu hãy chia bớt cho người kia. Kinh Thánh không khuyên người ta làm việc bác ái. Nhưng bảo: “Hãy canh thức, vì không biết ngày giờ nào.”
Tại sao không chia sớt cho nhau?
Cuộc đời có những suy tư, đứng trên bờ giếng ta thấy khác, xuống lòng giếng sâu ta thấy khác. Chẵng hạn người ta cứ than phiền người Việt Nam không đúng giờ. Đi lễ trễ.
Tháng 10 năm 2004 tôi giúp tĩnh tâm cộng đoàn Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, ở vùng Dallas, Texas. Trong thánh lễ Chúa Nhật hôm đó, tôi tâm sự với cộng đoàn:
- Kính thưa anh chị em,
Sáng nay thánh lễ Chúa Nhật, tôi đứng trên đây mới thấy rõ. Nhiều anh chị em đi lễ trễ quá. Tôi thấy nhiều anh chị em đi rất lững thững. Đã qua phần công bố Lời Chúa rồi.
Tôi chỉ là cha khách thôi, cứ thường, theo sự khôn ngoan ngoài đời, tôi chẳng nên nói. Đến cộng đoàn nào cũng cứ khen cha xứ tài khéo. Khen ban mục vụ hăng say. Khen tinh thần cộng đoàn sốt sáng. Như thế cha quản nhiệm cũng thích mình. Mình ra đi ai cũng thích. Tôi chỉ là cha khách. Kệ giáo xứ người ta.
Nhưng sáng nay, tôi xin tâm sự với anh chị em đôi điều. Nhiều anh chị em đi lễ sáng nay quá trễ.
Tôi thấy cộng đoàn ngồi im. Dường như họ đang chờ đợi một cái gì khó nói sắp xảy ra. Tôi cũng không biết cha xứ chủ tế ngồi đó nghĩ gì, thấy vui vì tôi nhắc điều chính cha cũng đã nhắc, hay là thấy đau vì cha khách chê giáo dân của mình. Tôi nói với họ:
- Nếu tôi không nói những điều khó nói, nhưng cần nói, tôi chỉ là người làm thuê. Tôi không thương Giáo Hội, tôi không kính trọng anh chị em. Tôi không xây dựng. Những gì tôi nói đến từ tấm lòng. Chúng ta cần những gợi ý giúp chúng ta suy tư. Vì thế tôi xin nói. Chúng ta nghe quá thường là người Việt Nam không đúng giờ. Nói đến người Việt Nam, chúng ta bảo là giờ giây thung, giờ cao su. Đối với tôi, tôi thấy người Việt Nam rất đúng giờ. Tôi thấy những biến cố lịch sử đã chứng minh rõ lắm. Tôi xin hỏi anh chị em:
- Có ai trễ giờ ngày họ vượt biên không?
Cả nhà thờ ngồi im. Hằng trăm ngàn người vượt biên, không ai trễ giờ. Lịch sử minh chứng điều đó. Như vậy tại sao có thể nói trễ giờ là đặc tính của người Việt Nam? Lạ thật, hàng trăm ngàn người mà không ai trễ giờ. Họ đến trước giờ vượt biên. Họ nằm chờ, có khi cả mấy ngày trước chuyến ghe khởi hành.
Anh chị em không trễ giờ ngày vượt biên, tại sao anh chị em đi lễ trễ? Anh chị em không trễ giờ ngày vượt biên tại sao anh chị em đi dự tiệc cưới trễ?
Cả nhà thờ ngồi im. Tôi không trách họ. Tôi không “chưởi xéo” họ. Tôi chỉ gợi ý cho họ suy tư thôi. Tôi muốn họ không đứng trên bờ giếng tìm nguyên nhân, hãy xuống sâu dưới lòng giếng. Hãy trở về thâm sâu trong trái tim mình để tìm nguyên cớ. Tôi chỉ muốn nói với họ, đi trễ không phải là đặc tính của người Việt Nam. Người Việt Nam chỉ đi trễ tùy cái họ muốn trễ. Tôi nói thêm với họ một câu, như để trả lời thay cho sự cắt nghĩa. Người Việt Nam có câu: “Cha chung không ai khóc.” Phải chăng xuống giếng sâu trong tâm hồn ta bắp gặp những suy tư rất khác?
Anh chị em không trễ giờ trong ngày vượt biên, vì nó có nguyên nhân của nó. Anh chị em đi lễ trễ, nó cũng có nguyên nhân của nó. Lý do đơn giản và tôi thấy rõ là vì anh chị em thiếu lòng tha thiết. Nhưng tại sao anh chị em không tha thiết với thánh lễ thì tôi không trả lời được. Câu trả lời nó nằm sâu trong trái tim mỗi người.
* * *
Câu chuyện 10 cô trinh nữ cầm đèn đi đón chàng rể cũng lạ thật. Phúc Âm gọi đó là câu chuyện về quê hương Nước Trời. Năm cô mang đèn mà không mang theo dầu. Họ không dám bỏ đèn. Ra đi cũng có đèn. Nhiều người không dám bỏ nhà thờ. Nhiều người không dám bỏ đạo, họ xách theo cái đèn. Ai cũng thấy họ có đèn. Họ không có dầu.
Trước ngày vượt biên, họ tìm dầu, chôn dầu, giấu dầu. Cuộc hành trình rất cam go.
Trước ngưỡng cửa sự chết. Không ai vay mượn công đức của người khác được. Dầu tôi có nhiều hay ít, tôi vào sự chết với số dầu đó. Ánh sáng trong đường hầm sau cái chết tùy ngọn đèn của tôi. Không ai thắp đèn thay tôi. Không ai xách dầu dùm tôi được.
Tại sao không chia sớt dầu cho nhau?
Bây giờ tôi hiểu. Phúc Âm gọi đó là câu chuyện Nước Trời. Không phải bác ái là lên trời dùm người khác hay thuê người khác xuống ngục tối thay cho mình. Nhân đức là bình dầu không vay mượn được. Vì thế Kinh Thánh không thể chỉ cho ta cách vay mượn mà chỉ có thể dạy ta “hãy tỉnh thức”.
Đó là câu chuyện đường tôi phải đi một mình.
Lạy Chúa,
Ba mươi năm vượt biên là con số rất lớn cho một đời người.
Trước ngày vượt biên, con tìm dầu, chôn dầu, giấu dầu. Cuộc hành trình rất cam go. Cánh tay nối dài mãi chưa tới quê hương. Ba mươi năm nhìn lại. Bến bờ còn lại của những ngày tháng ngắn ngủi trong đời. Con sẽ vượt biên nữa. Chuyến vượt biên này là chuyến định mệnh đời con. Vượt qua cuộc sống, vào cái chết.
Vào cái chết rồi, có người có đèn mà không có dầu.
Lm Nguyễn Tầm Thường, S.J.
Những đêm chôn dầu vượt biên đã chấm dứt.
Hôm nay nhà nước Việt Nam không gọi những người vượt biên năm xưa phải chạy khốn khổ là phản động nữa, mà là “cánh tay nối dài của quê hương.”
Cuộc đời cứ như chong chóng.
Dừng lại cơn gió lốc. Tôi muốn hỏi lòng mình, quê hương nào? Nối cánh tay về đâu?
Tôi viết những dòng này sáng ngày 30 tháng Tư năm 2005. Ngày 30 tháng Tư năm nay khác hơn mọi năm vì đánh dấu 30 năm vượt biên tìm quê hương.
Tìm dầu. Chôn dầu. Giấu dầu. Tỵ nạn. Vượt biên. Tự do. Ngục tù. Sống và chết. Ra đi, quay về. Quê hương. Giữa những danh từ này. Đâu là chân lý. Chân lý là sự thật tiêu chuẩn cho cuộc đời, nó phải vĩnh cửu, không thể quay theo gió được. Có nhiều thứ quê hương. Quê hương lưu đầy. Quê hương sinh ra và lớn lên. Quê hương chạy chốn. Quê hương vĩnh cửu.
Chân lý là câu chuyện kể thế này:
Có năm người khờ dại, đem đèn mà không đem theo chai dầu.
Khi chàng rể đến. Năm cô khôn ngoan, đem đèn, đem theo cả dầu, ra đón chàng rể.
Năm cô đem đèn mà không có dầu, vay mượn, nhưng người ta không cho.
Khi những người kia đi mua dầu thì chàng rể vào tiệc cưới. Cửa đóng lại.
Thánh sử Matthêu kết thúc bằng hàng chữ sau: “Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào.” (Mt. 25: 1-13).
Kinh Thánh gọi câu chuyện thiếu dầu, tìm dầu, không có dầu trên đây là quê hương Nước Trời.
Kinh Thánh không nói với những người có dầu hãy chia bớt cho người kia. Kinh Thánh không khuyên người ta làm việc bác ái. Nhưng bảo: “Hãy canh thức, vì không biết ngày giờ nào.”
Tại sao không chia sớt cho nhau?
Cuộc đời có những suy tư, đứng trên bờ giếng ta thấy khác, xuống lòng giếng sâu ta thấy khác. Chẵng hạn người ta cứ than phiền người Việt Nam không đúng giờ. Đi lễ trễ.
Tháng 10 năm 2004 tôi giúp tĩnh tâm cộng đoàn Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, ở vùng Dallas, Texas. Trong thánh lễ Chúa Nhật hôm đó, tôi tâm sự với cộng đoàn:
- Kính thưa anh chị em,
Sáng nay thánh lễ Chúa Nhật, tôi đứng trên đây mới thấy rõ. Nhiều anh chị em đi lễ trễ quá. Tôi thấy nhiều anh chị em đi rất lững thững. Đã qua phần công bố Lời Chúa rồi.
Tôi chỉ là cha khách thôi, cứ thường, theo sự khôn ngoan ngoài đời, tôi chẳng nên nói. Đến cộng đoàn nào cũng cứ khen cha xứ tài khéo. Khen ban mục vụ hăng say. Khen tinh thần cộng đoàn sốt sáng. Như thế cha quản nhiệm cũng thích mình. Mình ra đi ai cũng thích. Tôi chỉ là cha khách. Kệ giáo xứ người ta.
Nhưng sáng nay, tôi xin tâm sự với anh chị em đôi điều. Nhiều anh chị em đi lễ sáng nay quá trễ.
Tôi thấy cộng đoàn ngồi im. Dường như họ đang chờ đợi một cái gì khó nói sắp xảy ra. Tôi cũng không biết cha xứ chủ tế ngồi đó nghĩ gì, thấy vui vì tôi nhắc điều chính cha cũng đã nhắc, hay là thấy đau vì cha khách chê giáo dân của mình. Tôi nói với họ:
- Nếu tôi không nói những điều khó nói, nhưng cần nói, tôi chỉ là người làm thuê. Tôi không thương Giáo Hội, tôi không kính trọng anh chị em. Tôi không xây dựng. Những gì tôi nói đến từ tấm lòng. Chúng ta cần những gợi ý giúp chúng ta suy tư. Vì thế tôi xin nói. Chúng ta nghe quá thường là người Việt Nam không đúng giờ. Nói đến người Việt Nam, chúng ta bảo là giờ giây thung, giờ cao su. Đối với tôi, tôi thấy người Việt Nam rất đúng giờ. Tôi thấy những biến cố lịch sử đã chứng minh rõ lắm. Tôi xin hỏi anh chị em:
- Có ai trễ giờ ngày họ vượt biên không?
Cả nhà thờ ngồi im. Hằng trăm ngàn người vượt biên, không ai trễ giờ. Lịch sử minh chứng điều đó. Như vậy tại sao có thể nói trễ giờ là đặc tính của người Việt Nam? Lạ thật, hàng trăm ngàn người mà không ai trễ giờ. Họ đến trước giờ vượt biên. Họ nằm chờ, có khi cả mấy ngày trước chuyến ghe khởi hành.
Anh chị em không trễ giờ ngày vượt biên, tại sao anh chị em đi lễ trễ? Anh chị em không trễ giờ ngày vượt biên tại sao anh chị em đi dự tiệc cưới trễ?
Cả nhà thờ ngồi im. Tôi không trách họ. Tôi không “chưởi xéo” họ. Tôi chỉ gợi ý cho họ suy tư thôi. Tôi muốn họ không đứng trên bờ giếng tìm nguyên nhân, hãy xuống sâu dưới lòng giếng. Hãy trở về thâm sâu trong trái tim mình để tìm nguyên cớ. Tôi chỉ muốn nói với họ, đi trễ không phải là đặc tính của người Việt Nam. Người Việt Nam chỉ đi trễ tùy cái họ muốn trễ. Tôi nói thêm với họ một câu, như để trả lời thay cho sự cắt nghĩa. Người Việt Nam có câu: “Cha chung không ai khóc.” Phải chăng xuống giếng sâu trong tâm hồn ta bắp gặp những suy tư rất khác?
Anh chị em không trễ giờ trong ngày vượt biên, vì nó có nguyên nhân của nó. Anh chị em đi lễ trễ, nó cũng có nguyên nhân của nó. Lý do đơn giản và tôi thấy rõ là vì anh chị em thiếu lòng tha thiết. Nhưng tại sao anh chị em không tha thiết với thánh lễ thì tôi không trả lời được. Câu trả lời nó nằm sâu trong trái tim mỗi người.
* * *
Câu chuyện 10 cô trinh nữ cầm đèn đi đón chàng rể cũng lạ thật. Phúc Âm gọi đó là câu chuyện về quê hương Nước Trời. Năm cô mang đèn mà không mang theo dầu. Họ không dám bỏ đèn. Ra đi cũng có đèn. Nhiều người không dám bỏ nhà thờ. Nhiều người không dám bỏ đạo, họ xách theo cái đèn. Ai cũng thấy họ có đèn. Họ không có dầu.
Trước ngày vượt biên, họ tìm dầu, chôn dầu, giấu dầu. Cuộc hành trình rất cam go.
Trước ngưỡng cửa sự chết. Không ai vay mượn công đức của người khác được. Dầu tôi có nhiều hay ít, tôi vào sự chết với số dầu đó. Ánh sáng trong đường hầm sau cái chết tùy ngọn đèn của tôi. Không ai thắp đèn thay tôi. Không ai xách dầu dùm tôi được.
Tại sao không chia sớt dầu cho nhau?
Bây giờ tôi hiểu. Phúc Âm gọi đó là câu chuyện Nước Trời. Không phải bác ái là lên trời dùm người khác hay thuê người khác xuống ngục tối thay cho mình. Nhân đức là bình dầu không vay mượn được. Vì thế Kinh Thánh không thể chỉ cho ta cách vay mượn mà chỉ có thể dạy ta “hãy tỉnh thức”.
Đó là câu chuyện đường tôi phải đi một mình.
Lạy Chúa,
Ba mươi năm vượt biên là con số rất lớn cho một đời người.
Trước ngày vượt biên, con tìm dầu, chôn dầu, giấu dầu. Cuộc hành trình rất cam go. Cánh tay nối dài mãi chưa tới quê hương. Ba mươi năm nhìn lại. Bến bờ còn lại của những ngày tháng ngắn ngủi trong đời. Con sẽ vượt biên nữa. Chuyến vượt biên này là chuyến định mệnh đời con. Vượt qua cuộc sống, vào cái chết.
Vào cái chết rồi, có người có đèn mà không có dầu.
Lm Nguyễn Tầm Thường, S.J.