Dan Lee
05-21-2008, 08:19 PM
Đường tiến tới sáng kiến cảm thông
Ai có kinh nghiệm bị đau khổ khi không được thương yêu sẽ dễ thương người bị cô đơn hơn. Người mỉm cười hiền hoà là người có lúc đã nhăn mặt khó thương. Người sáng kiến hợp thời là người đã trải qua sai thời lỡ vận. Sáng kiến đến như một bất ngờ nhưng là một bất ngờ có chuẩn bị. Cần chuẩn bị lâu dài để sáng kiết bất ngờ loé rạng.
Chuyện sáng kiến là chuyện ly nước đầy. Ly rỗng trước khi ly đầy. Nước được đổ vào đáy ly, dần dần cao đến lưng ly, cao mấp mí miệng ly, rồi “bất ngờ” nước sóng sánh tràn ly. Nay anh Suy sống an vui bên chị Niệm-Anh, nhưng trước đây anh chị tràn đầy cay đắng. May anh không nản chí vì anh đọc đi đọc lại câu “càng khó càng hay” trong một bài viết về khoa học gia Newton (1642-1727).
Newton luôn suy nghĩ thắc mắc. Ông muốn hiểu tại sao một vật khi tung lên lại rơi xuống chứ không bay cao? Ông lật ngược lật xuôi, nhìn đá long lở, nhìn chim bay lưng trời, nhìn cành cây lay chuyển, thẫn thờ dưới chân cây táo. Táo chín rụng đầy gốc cây. Tại sao táo rụng xuống gốc cây? Tại sao, tại sao? Suốt năm này qua năm khác, Newton tiếp tục hỏi: Tại sao táo rụng xuống gốc cây? Người khác cho là Newton điên. Điên cũng được, nhưng “Tại sao, tại sao?”
Sau những tháng dài năm trường, bất ngờ Newton la lên, sung sướng như em bé được mẹ cho áo mới mừng xuân: Tại sức hút của trái đất! Phải rồi, táo rụng xuống đất chứ không bay lên trời vì sức hút của trái đất! Đất có hấp lực hút vạn vật vào trong lòng đất. Đất này là đất thương yêu sinh thành, đất của trời che đất chở! Những ấp ủ âm thầm dần dần đưa Newton đến những khám phá đổi mới cả nền khoa học nhân loại. Ngày nay hỏ tiễn, phi thuyền lên cung trăng, mọi khám phá khoa học đều bắt đầu từ “quả táo rơi” của Newton.
Nếu muốn con cái chăm học, muốn ly dị chồng, muốn thay đổi nhân viên, muốn chuyển bề dưới làm việc khác, muốn thưa cấp trên một điều, v.v., hãy bắt chước anh Suy và chị Niệm-Anh, để nhớ “quả táo rơi”, nhớ cuộc đời “càng khó càng hay” của Newton. Cuộc đời này chia làm hai phần. Trước tiên, thay vì chối bỏ phẫn uất, thì cần chấp nhận yếu kém của mình. Yếu kém về trí nhớ hay quên, về khả năng chưa thấu triệt thâm sâu, về đức tính thiếu kiên tâm nhẫn nhục nên còn nóng nảy tự ái, v.v. Khi khiêm nhường nhận mình yếu kém là lúc mình bắt đầu tự chủ vững mạnh. Phần thứ hai là tích cực với bốn giai đoạn. Đó là các giai đoạn: Ấp ủ, Nghiên cứu, Thực hành, và sau cùng là Kiểm thảo.
I. Tình Suy & Anh suy sụp vì anh hay đổ lỗi.
Không nên kết tội Suy & Niệm-Anh vì Suy mồ côi cha từ nhỏ. Để tranh sống cho khỏi đói, khỏi giá lạnh vì bị ăn hiếp, lúc nhỏ Suy chỉ còn cách “hiếp người trước để người khỏi hiếp mình”. Vừa tuổi thanh niên, Suy đã lang bạt, hết đi buôn lại đi lính. Một thiếu nữ hiền lành mang tên Niệm-Anh đã chân thật yêu thương Suy. Những năm đầu hôn nhân không hạnh phúc vì có yêu mà không có cảm thông. Không thông cảm vì quá khứ tạo cho Suy thói quen vô trách nhiệm. Bước đầu của đường sáng kiến cảm thông, là bước tránh né những tiêu cực, tức là tránh không đổ lỗi cho Niệm-Anh để chạy lỗi cho mình. Việc đổ lỗi và chạy lỗi này là một thói quen xấu, làm cho Suy mất ngay thẳng và khiêm nhường.
1. Chịu trách nhiệm là không đổ lỗi, chạy lỗi.
Anh ruột của Suy đi tu và phải xuất tu vì anh sai lỗi mà cứ đổ lỗi cho người khác. Khi mới cưới Niệm-Anh, Suy cư xử với vợ giống như vậy. Tình trạng này làm hai người thân xác gần nhau mà lòng xa nhau.
Cưới vợ nhưng Suy sống như ngày còn độc thân. Ban sáng Suy vốn ra tiệm uống cà phê với nhóm lính bạn hữu. Ban chiều đi thụt bida, hút thuốc liên hồi, thâm tím cả môi. Suy có vợ cũng như có thêm một món giải trí. Thích thì nói chuyện với vợ, không thích thì liệng vợ ở nhà như liệng chiếc xe đạp một góc vì hôm nay có xe díp đi chơi. Muốn đạp chiếc xe đạp được nhẹ nhàng, thì cũng cần chịu trách nhiệm giữ gìn, lau chùi dây xích sạch sẽ, thêm dầu nhớt vào ổ bi trơn tru. Nếu xe cọc cạch thì không thể kết án xe, mà kết án Suy lười biếng, muốn đạp xe mà không săn sóc xe. Đa số bạn của Suy là bạn nhận, bạn lái xe bạt tử trên đường. Nhưng cũng có ít người tuy khổ cực mà ngay thẳng, không được học lúc còn nhỏ mà nay ham đọc sách vở. Trong số mấy người hiếm hoi này có một người tên Thao. Anh Thao luôn thao thức tìm cách giúp Suy vì Thao nhận thấy Suy cởi mở, thông minh. Tâm tính hiện tại của Suy là do ảnh hưởng của mất cha từ nhỏ, thiếu người chỉ dẫn. Những cố gắng của anh Thao tuy có kết quả nhưng chậm chạp. Suy tiến triển từ chỗ lạnh lùng đổ lỗi đến chỗ nhận lỗi. Lý trí của Suy được soi sáng dần để Suy biết rằng mình cư xử hờ hững như vậy là sai lỗi.
Tuần qua Suy và Niệm-Anh xô xát chỉ vì bình sữa cho con. Chuyện thuộc lại “bé xé ra to”. To như chuyện thê thảm của cặp vợ chồng nọ, khi anh chị và ba con ra xe, anh đã rồ máy thì chị sực nhớ chưa mang sữa cho con. Anh mở cửa hé mà không đóng lại, rồi hấp tấp chạy vào nhà lấy sữa. Chị ôm con nhỏ 6 tháng, cạnh chị là con 2 tuổi, còn con lớn 4 tuổi ở băng trên, gần tay lái. Trong khi mẹ lúi húi sắp lại tã lót, thì con ở băng trên loáy hoáy đụng vào cần số. Xe vừa lùi thì con cũng vừa tụt xuống khỏi xe vì bố vốn mở cửa xe. Xe cán con làm đôi, chết liền mà xe vốn tiếp tục lùi ra ngoài đường. Nhờ xe đụng phải thân cây mãi phía bên kia đường nên khựng lại, nếu không xe sẽ lăn xuống hồ nước sâu!
Bình sữa cho con của Suy và Niệm-Anh may mắn đã không giết chết con mà còn thức tỉnh để hai người hết lãnh đạm với nhau, trong khi tình yêu tan rã không bắt đầu bằng đại hoạ mà bằng những hờ hững lạnh lùng. Ly dị nhau, “ly dị Chúa”, bỏ lễ, bỏ tu, hay bỏ hội đoàn không bắt đầu bằng đánh nhau, bằng viết thư sang Vatican kiến cáo, mà bắt đầu bằng lạnh nhạt nguyện ngắm, bằng đi làm về trễ, bằng nấu cơm khê, bằng nghe thấy gọi nhưng giả vờ như nghễnh ngãng.
Lạnh lùng và đổ lỗi là hai mặt khác nhau của cùng một bàn tay. Chúng đưa đến cùng một hậu quả là phá hủy cảm thông. Trước đây Suy cần lớn tiếng đổ lỗi để khỏi bị mất phần cơm ăn, để khỏi bị giam trong tù. Thời gian mới cưới, Suy chưa kịp sang số tâm tính, nên cư xử với Niệm-Anh cũng cùng một số đổ lỗi như xưa. Suy đổ lỗi liên miên. Cái gì cũng lỗi tại Niệm-Anh chứ Suy vô tội. Lửa cháy trong bếp là tại vì “em không vặn nút ga xuống”. Nhà trơn trượt là “tại vì em không chịu quét dọn”. Giọng điệu của Suy là hiện thân của giọng điệu anh ruột Suy khi anh còn tu. Anh lên nhà nguyện chậm, “tại vì thày coi giờ rung chuông bé quá làm tôi ngủ không nghe chuông kêu”. Anh biệt tài về đổ lỗi kêu ca. Cuối cùng anh ca bản “tình buồn xuất tu”.
Chuyện bình sữa nhỏ nhặt biến thành chuyện lớn, vì chuyện này như giọt nước chót tràn đầy ly. Ly đã tích tụ nhiều giọt nước bất đồng từ ngày cưới. Tối nọ, hai vợ chồng đang vui vẻ coi video thì con nhỏ khóc. Niệm-Anh tiếc rẻ đoạn phim gay cấn, uể oải đứng lên vào nhà trong bồng con. Chị vừa thay tã vừa nói vọng ra nhà ngoài bảo Suy đứng lên đi hâm sữa cho con bú. Suy cũng tiếc rẻ đoạn phim hay, nên hấp tấp cho sữa vào microwave, rồi bấm lộn nhiệt độ. Khi chị ẵm con ra nhà ngoài, anh ấn vội bình sữa vào miệng con. Con vừa hút thì khóc thét lên vì sữa nóng quá. Niệm-Anh vừa nhểu sữa ra tay để thử vừa hốt hoảng la Suy.
Uất ức vì bị cắt ngang đoạn phim gay cấn, Suy quay qua gay cấn với vợ: “Em chỉ phá đám. Mọi việc lôi thôi là do em. Tại sao em không làm lấy mà lại sai anh?” Bất ngờ bị tạt nước lạnh, Niệm-Anh gay cấn lại: “Anh là người bố vô trách nhiệm. Tại anh mà anh không chú ý để con bị phỏng miệng?” Trong khoảnh khắc nóng giận, Suy điên khùng như mất trí, liệng mạnh cần viễn chuyển “remote control”, bể mặt TV. Hình như miểng vụn văng trúng đầu con nhỏ vì con thình lình khóc như bị điện giật.
Suy đạp tung cửa, nhảy lên xe lái thục mạng trên xa lộ. Mấy phút sau, Suy lảo đảo lủi vào xe vận tải. Xe nát bấy. Suy bất tỉnh, máu me đầy người. Khi Suy mơ hồ mở mắt thì đã ba ngày trôi qua. Niệm-Anh hồi hộp bên chồng trong nhà thương. Nay Suy đã tỉnh trí, hết hôn mê nói sảng như hai ngày đầu. Hơn nữa, Suy tỉnh tâm thần, ân hận vì mình nóng nảy một chiều. Giọng run run, Suy nhỏ nhẹ nói thành lời: “Anh làm khổ em và con nhiều quá. Niệm-Anh tha lỗi cho anh”.
Từ lãnh đạm dửng dưng Suy tiến tới thao thức, tới nôn nao tỏ cử chỉ thương yêu, và tới diễn tả ra bên ngoài lòng biết ơn. Tương tự thánh I-Nhã tại Loyola, Suy ham đọc những sách báo do Thao, người bạn thân mang tới. Càng suy niệm về tình yêu chân thật, Suy càng muốn theo gương Thao, vì Thao ưa trầm ngâm. Thao hoạt động việc xã hội nhiều, nhưng Thao luôn dành ít thời giờ mỗi ngày để suy niệm.
Khi chưa xảy ra tai nạn thì Suy và Niệm-Anh bị tai nạn lớn về tình thương vì đôi bên làm thương tổn nhau chứ không thông cảm nhau. Trái lại, khi bị tai nạn, thân xác hôn mê thì đôi bên lại giải thoát được tai nạn yêu thương. Hết cộc cằn để lắng nghe. Hết đổ lỗi để nhận lỗi. Hết dửng dưng để săn sóc. Bầu khí gia đình tiến từ buồn nản sang đầm ấm vui vẻ. Trầm ngâm suy nghĩ, Suy và Niệm-Anh thấy trước đây thương thì có hiểu thì không, là vì nguyên nhân như sau:
2. Chịu trách nhiệm là không quanh co, hèn nhát.
Người quanh co thớ lợ là người có điều gì bất ổn. Người này làm trái với lương tâm mình, nên chẳng những sợ người khác thấy, mà nhất là sợ chính mình, lẩn trốn mình, không dám đối diện với mình, nên người này không thể trầm ngâm suy niệm. Họ sống mâu thuẫn vì một đàng muốn hơn người, muốn làm những việc chưa ai làm, muốn nổi danh tên tuổi; nhưng đàng khác, vì không trầm ngâm nên không có sáng kiến, việc làm nhàm chán, nói năng bồng bột, ý kiến trống rỗng vì chỉ lặp lại, ăn cắp tư tưởng và cách thức làm của người khác.
Người này dễ mất lòng, vì khi ăn cắp là đụng chạm đến tư hữu của người nên người lên tiếng đòi lại chủ quyền. Hậu quả là cãi vã giận dữ, có khi đưa đến ẩu đả, hay là thù hằn nhau. Nếu người kia không phản đối thì chính người này cũng bất bình, vì cho rằng người kia giẵm lên quyền lợi của mình. Mình quanh co ăn cắp của người rồi bạo miệng la lối là người ăn cắp của mình. Tình trạng hỗn loạn này xảy ra trong các hội đoàn, gia đình và cả trong nhà tu.
Anh Thao, Suy và Niệm-Anh tiến triển vì ba người khích lệ nhau mấy việc như:
1. Mỗi ngày chăm chú đọc ít sách báo hữu ích.
2. Sau đó trầm ngâm suy niệm về điều mình đọc, hay về những việc xảy ra quanh mình.
3. Thu xếp để ăn chung với nhau mỗi ngày, hay ít ra mỗi tuần mấy lần.
Trong vữa ăn, không lấy cớ xây dựng để chỉ trích, để đổ lỗi cho người này và chạy lỗi cho mình. Chuyện bàn ăn phải là chuyện vui, giúp cười thoải mái; nếu không làm như vậy, máu sẽ dồn lên óc, bao tử khó tiêu hoá, dễ tắc nghẽn, sình ợ. Bữa ăn cần bầu khí đầm ấm, một bầu khí cảm thông vô điều kiện. Nay nhìn lại, đời ba người thay đổi tốt đẹp, nhưng sự thay đổi này từ từ tiệm tiến.
Thay đổi lớn lao trong đời Suy là thay đổi từ quanh co đến thành thật: Nếu lương tâm vô trách nhiệm là lương tâm quanh co thì lương tâm trách nhiệm là lương tâm ngay thẳng. Suy mồ côi cha từ nhỏ. Có lúc Suy bị đói nên “đói ăn vụng túng làm càn”. Bầu khí giết chết một người thế nào, thì bầu khí cũng cần thiết để cứu một người như thế. Bầu khí thông cảm chính là nước để người bơi lội như cá cần nước để khỏi ngáp chết. Tuy người có thể đi ngược giòng để cưỡng lại bầu khí xấu xa, nhưng đó là thánh nhân, trong khi đa số nhân loại là phàm nhân, là đại chúng chứ không thuộc thiểu số xuất chúng, siêu phàm.
Trước khi thành siêu phàm, hãy nhận mình là loài phàm. Đã là loài phàm thì chưa hoàn hảo, chưa tuyệt đối ngay thẳng. Vì vậy cần suy niệm, cần xét mình hàng ngày để biết mình còn làm những điều phàm tục như thế nào. Người thương yêu người khác, người cảm thông để không kết án, chính là người cảm nghiệm thấy nơi mình có những điều phàm tục sai lỗi. Người sáng kiến cảm thông là người nhờ suy niệm mà nhận ra những điều mình chưa ngay thẳng. Không phải chỉ chưa ngay thẳng với người, mà nhất là nhận ra chưa ngay thẳng với mình.
Lúc mới nghe Thao nói tới “chưa ngay thẳng với mình”, Suy khinh khỉnh tặc lưỡi, cho là Thao triết lý suông. Nhưng nhờ suy niệm ngẫm nghĩ, dần dần Suy nhận ra câu đó có ý nghĩa. Suy sực nhớ một việc làm Suy hổ thẹn với mình. Suy vặn radio to để át tiếng lương tâm, nhưng như có một thúc đẩy mầu nhiệm, Suy lại tắt radio, ngồi yên lặng, để tâm tư quay lại cuốn phim của đoạn đời khi xưa:
Ngày Suy tuổi đôi mươi, tối hôm đó bốn cô hẹn Suy một lúc. Cô nào Suy cũng hứa là “chỉ yêu thương một mình em”. Cả bốn cô đều cắt tóc thề trao cho Suy. Chàng đút trong túi quần tóc của bốn người con gái một lượt! Tuy là lính “ba gai” nhưng gai của Suy còn thuộc loại gai nhà lành, nên đêm đó Suy trằn trọc khó ngủ, không phải vì nhớ cô nào, mà vì Suy nghe văng vẳng trong lòng: “Mình bậy quá! Hứa xạo như vậy rồi ngày mai cả bốn đứa đều tương tư, đều bỏ học, đều trốn cha mẹ đi tìm mình thì sao?” Sự trằn trọc này là trằn trọc của một lương tâm còn ngay thẳng. Nhưng để khoả lấp tiếng lương tâm, để “đã xấu thì cho xấu luôn”, Suy tung mền, dậy nốc gần hết chai rượu mạnh “Martin”. Rượu thúc đẩy tình dục thú dữ. Suy bứt rứt trong người, đẩy cửa đi tìm gái điếm. Vì say mèm, nên Suy không dìu gái mà gái dìu Suy vào vỉa hè. Suy mắc nợ người con gái sa đoạ này khi nàng làm ơn bằng cách đắp chiếc mền rách lên người để Suy khỏi trúng gió. Nhưng nàng cũng đòi nợ, bằng cách nẫng bóp, lột đồng hồ, lột luôn dây lưng và giầy, để lại đôi vớ vừa lủng vừa hôi.
Mắc cở về chuyện này, không dám thổ lộ với ai đã vậy, mà Suy còn thiếu ngay thẳng với chính mình. Mỗi lần chợt nhớ là Suy làm bất cứ cái gì để khoả lấp chạy trốn. Nhưng càng khoả lấp càng bị lương tâm hành hạ. Cũng như ung nhọt, không thể hết máu mủ nếu không nhểu máu mủ ra ngoài mà chỉ lấy băng keo che đậy lên trên. Che đậy để mặt đẹp đẽ tạm thời nhưng rồi hết thời vì mặt bị vi trùng tàn phá bên trong. Bên trong quan trọng hơn bên ngoài. Thà rằng xe hư nước sơn còn hơn hư đầu máy. Vỏ bên ngoài xấu xí mà đi an toàn còn hơn mã xe bóng loáng nhưng máy xe trục trặc, gây tai nạn chết giữa đường. Mỗi lần lương tâm mời gọi nhận lỗi ăn năn là mỗi lần Suy lẩn trốn bằng cách gắt gỏng vô cớ với Niệm-Anh. Lúc gắt người, không tha thứ cho người là lúc gắt mình vì mình không tha thứ cho mình. Chỉ có thể nói đến tha thứ sau khi nhận mình yếu đuối, sai lỗi. Vì thương chồng nên Niệm-Anh cắt nghĩa lành, bảo rằng “Suy nổi nóng vô cớ nhưng một tí là quên”. Nhưng việc Suy nổi nóng không vô cớ mà có cớ. Suy chạy trốn, không nhận cớ đó vì trước đây anh chưa ngay thẳng với mình.
Qua tai nạn suýt chết vì bình sữa nhỏ nhỏi, qua tình thương nhẫn nhục của Niệm-Anh, và qua tình bạn chân thật của Thao, nay Suy trở thành người mới với trái tim mới, tinh thần mới. Trời mới đất mới này bắt đầu từ những việc nhỏ bé như quả táo rơi của Newton. Nhưng táo này là táo của thời gian lâu dài suy niệm, là táo dẫn Armstrong lên mặt trăng, vui mừng cất tiếng: “Bước chân nhỏ bé của một người là bước tiến vĩ đại của cả nhân loại”.
Lúc tránh đổ lỗi, chạy lỗi, lúc tránh hèn nhát quanh co, đó là lúc Suy lấy ra khỏi người mình những chướng ngại vật ngăn cản sáng kiến cảm thông. Đó là lúc gạt bỏ tiêu cực để xây dựng những điều tích cực. Nói đến xây dựng là nói đến những giai đoạn khác nhau.
II. Những Chặng Đường Đưa Tới Sáng Kiến Cảm Thông.
Nhìn lại những năm vợ chồng thăng trầm, và đem đối chiếu với việc Newton khám phá ra sức hút của trái đất, Suy thấy những điều mình đọc không khó hiểu nhưng khó làm, và nếu đủ ý chí áp dụng thì sẽ đem lại cảm thông chân thật. Những điều này đã nêu lên từ đầu chương, đó là: Ấp ủ, Nghiên cứu, Thực hành, và Kiểm thảo.
1. Ấp ủ thương yêu tuy chưa biết yêu đi tới đâu.
Ấp ủ là âm ỉ hoài bão, là liên tục nuôi mộng thực hiện điều mình mơ ước. Newton không hiểu tại sao táo lìa khỏi cành, táo không bay bổng lên trời mà táo lại rơi xuống đất. Không hiểu, không cắt nghĩa được tại sao, nhưng Newton hy vọng với lý trí tìm tòi “càng khó càng hay” sẽ có ngày ông khám phá ra điều mình chưa biết, do đó sẽ điều khiển được những gì hiện nay dễ gây ra khó khăn cản trở. Ấp ủ này cũng là động lực giúp cho Suy và Niệm-Anh vượt qua mối tình... động đất của những ngày mới cưới. Nhờ dẫn giải và nhẫn nhục của Niệm-Anh, nhờ còn thích đọc sách báo và trầm ngâm suy niệm, dần dần Suy thấy có điều gì bứt rứt; thấy mình đổi giường từ ngủ một mình thành ngủ ba mình; đổi thức ăn từ sáng mì gói, tối... gói mì, thành sáng cà phê thơm ngon, trưa cơm cá nóng hổi, tối canh bầu phảng phất nắm tôm ngạt ngào. Bứt rứt vì Suy mới có tâm tình yêu thương mà chưa có đời sống yêu thương. Suy thay đổi nơi chốn, thay đổi thức ăn mà chưa thay đổi cách thức suy nghĩ, thay đổi nếp sống vì Suy còn đi một mình thụt bida, cư xử như ngày nào chưa có vợ con.
A. Dành Thời Gian Để Ấp Ủ.
Lý trí giúp Newton tìm ra hấp lực trong vũ trụ, thì cũng lý trí giúp Suy, giúp những người muốn sống thương yêu tìm ra hấp lực của sáng kiến cảm thông. Điều căn bản của khám phá khoa học cũng như của sáng kiến cảm thông là cần dành nhiều thời giờ ấp ủ, cần kiên tâm lâu dài.
Ấp ủ để phát sinh ra sáng kiến hay để phát sinh ra cảm thông, cũng cần thời gian và kiên tâm như ấp ủ để phát sinh ra con gà con, hay phát sinh ra em bé oa oa chào đời. Gà mẹ sẽ bất lực, không thể có đàn gà con nếu nó không liên lỉ nằm phục trên những quả trứng bất động. Gà mẹ từ bỏ tung tăng ngoài đồng nội, hết bới móc những con sâu vàng ngậy. Cũng không còn tiếng rù rì mỗi sáng mặt trời ló rạng. Gà mẹ truyền sức nóng từ xương thịt của nó để đem sức cử động vào những quả trứng bất động. Hiện tượng ấp trứng (incubation) được khoa học và tâm lý dùng để nói lên sự kiên tâm ấp ủ của những ai muốn phát minh, hay muốn sáng kiến ra một cách thức, hay có khi chỉ một cử chỉ, một câu nói để mang lại bình an cảm thông.
Người quan trọng cho gia đình, cho đất nước hay cho nhân loại, những người này càng cần thời gian âm thầm “ấp trứng”. Không ai có danh tiếng lẫy lừng mà không trải qua thời gian được ấp ủ chín tháng cưu mang, ba năm bú mớ, và 10 hay 15 năm trên ghế nhà trường. Sức mạnh của Phù Đổng Thiên Vương là sức mạnh của một nòi giống cần cù, sức mạnh của những cánh tay chuyền cho nhau bụi tre xanh từ thế hệ này qua thế hệ khác, để hàng hàng lớp lớp nâng đỡ nhau những lúc vui buồn. Sức mạnh này ảnh hưởng tới cả những người phiêu bạt như Suy, để chàng đọc Newton, nhưng chàng sống như tổ tiên đã sống một cuộc sống “càng khó càng hay”, khó khăn nhưng không thất vọng.
B. Thất vọng là hủy diệt sáng kiến cảm thông.
Thao và Trường đều là bạn của Suy, nhưng nếu Thao kiên tâm thao luyện bao nhiêu thì Trường trường kỳ lười biếng bấy nhiêu. Thao phấn khởi tập thể thao hàng ngày, có những sáng giá lạnh run rẩy, anh vốn tung cửa chạy bộ 45 phút, vì vậy Thao khoẻ mạnh, ít cảm cúm. Anh uổng phí thời giờ hàng ngày, để ít khi Thao phải bỏ học hay bỏ làm vì bị cảm cúm. Còn Trường uể oải mỗi sáng, “nằm nướng cho sướng”. Nhưng không thấy Trường sướng mà chỉ thấy Trường khổ. Khổ vì hắt hơi sổ mũi như cô gái mang bầu. Khổ vì thân xác nhức mỏi nên Trường không trường kỳ làm việc lâu dài. Tên là Trường, nhưng Trường làm việc rất ngắn. Trường sống không viễn tượng (vision), không nhìn tương lai sâu rộng. Thật ra, Trường có nhìn tương lai, nhưng là cái nhìn không chuẩn bị, không dựa trên thực tế. Vì thiếu thực tế nên Trường không kiên tâm bền chí; trái lại, dễ chán nản thất vọng. Người thất vọng là người tự hủy diệt nhưng lại đổ lỗi cho người khác hủy diệt mình.
Có hai nhóm người bị bệnh ung thư đến giai đoạn trầm trọng. Một nhóm gồm những người chán nản thất vọng và nhóm thứ hai gồm những người tươi vui hy vọng. Cách thức hai nhóm này cư xử rất khác nhau đối với gia đình, với y tá trong bệnh viện và trực tiếp ảnh hưởng tới thời gian sống dài ngắn của họ. Nhóm chán nản thất vọng dễ than trách gia đình là hững hờ không săn sóc, dễ lên án y tá và nhà thương là vô trách nhiệm, không đủ bổn phận với bệnh nhân. Họ cũng hay la lối vì đau đớn nhức mỏi. Kết quả là gia đình và bạn hữu ít thăm viếng họ. Họ chết mau hơn và chết trong buồn tủi. Có người chết mà không ai viếng xác, vì tuy họ chết nhưng cách thức họ cư xử ích kỷ, cũng như những lời họ chỉ trích còn trong trí nhớ của người sống.
Cảnh tượng bên nhóm bệnh nhân tươi vui khác hẳn. Họ biểu lộ niềm hy vọng bằng cách tự động giúp đỡ nhau. Khu vực bệnh viện họ sống biến thành khu vực phấn khởi, nhiều tiếng cười thanh thản, và nhiều câu kinh thanh thoát. Niềm tin hy vọng của họ thúc đẩy nhiều người đến chứng kiến để lên tinh thần. Thăm viếng họ không phải để an ủi họ mà để họ an ủi mình. Gia đình, bạn hữu cũng như nhân viên và bác sĩ thấy rằng khi ở gần họ, là ở gần niềm vui bất tận. “Phép lạ” của tình thương thông cảm toả ra từ những người chờ chết trong hy vọng. Họ sống lâu hơn, và sống vui, bình an, bác ái, và khi chết họ ít la lối, ít đau đớn hơn nhóm người thất vọng.
Con người không thể tự tử khi đang tràn đầy hy vọng, nên thất vọng là giết mình. Không giết ngay bằng súng, bằng thuốc chuột, thì cũng giết dần mòn bằng ủ rũ đau buồn. “Ông thánh buồn là ông thánh đáng buồn”. Không ai cứu được người bạn, người vợ, người chồng, người con, hay người nhà tu bi quan thất vọng.
C. Song phương sáng kiến, đôi bên cùng săn sóc nhau.
Cùng săn sóc nhau, đó là tình yêu lý tưởng. Vì là lý tưởng nên thực tế không có tình yêu hoàn toàn đồng đều. Mỗi ngày con người tiến tới bớt chênh lệch, trở nên gần nhau hơn, và thông cảm nhau hơn, chứ không có tuyệt đối thông cảm. Tuyệt đối không có ở đời này, vì đời này còn cần ăn, cần ngủ, nên còn bệnh, còn chết. Nghĩa là bao lâu còn sống là còn thiếu sót, nên thiếu sót c ả về thương yêu thông cảm. Kết luận thực tế thứ nhất là cần trau dồi để thông cảm, cần sáng kiến để thương yêu hơn. Ai không tìm hiểu trau dồi, không lắng nghe học hỏi, không cố gắng thăng tiến, thì lúc mình than van về người khác khuyết điểm khó sống, chính là lúc mình khó sống, khó thông cảm. Kết luận thứ hai là nếu có hai người, hay hai nhóm người, thì luôn có người dễ tính hơn và có người khó tính hơn. Người dễ thì cần nhẫn nhục chịu đựng để nâng đỡ người khó; và người khó cần khiêm nhượng để tu sửa. Dễ hay khó đều tương đối, vì không ai tuyệt đối tốt mà cũng không ai tuyệt đối xấu. Do đó, cần yêu thương lẫn nhau để tiến tới thông cảm lẫn nhau.
Chỉ thánh thần hay quỷ thần mới tuyệt đối. Thánh thì tuyệt đối tốt; quỷ thì tuyệt đối xấu. Tình trạng tương đối, tức là còn tiến triển là tình trạng của loài người. Người khiêm nhường, người ấp ủ trong lòng niềm hy vọng tu sửa, là người tiến dần về phía thánh, trở nên thánh thiện hơn. Người kiêu ngạo, người cho mình không còn gì cần tu sửa, là người lùi dần về phía quỷ, trở nên ma quỷ hơn. Hai hướng tốt xấu của đời người ở trên cùng một đường, nhưng ngược chiều, tương tự như một đường đi, nhưng một hướng lên bắc, còn một hướng xuống nam. Còn sống là còn ấp ủ để hy vọng chuyển hướng đổi chiều. Chết là chấm dứt, là đời đời tốt, hay đời đời xấu, vì vĩnh viễn hết chuyển hướng.
D. Người hững hờ và người quan tâm.
Suy và Niệm-Anh phảng phất hình ảnh của hai loại người này. Nói “phảng phất” vì khi cưới nhau, Suy không hững hờ mà Suy còn ham thụt bida. Suy chỉ có một phần khuyết điểm của người thất vọng, nhăn mặt chỉ trích, tức là một phần khuyết điểm của người tiêu cực chửi đổng và lên án người khác.
* Người hững hờ, nhất là người thất vọng là người “phá thai”, giống như con gà mái to họng cục tác nhưng không ấp trứng. Lòng người này trống rỗng, không lý tưởng phục vụ, không tình yêu chung thủy, và không cộng đoàn nhà tu để cùng nhau tu trì. Không ấp ủ nên không suy nghĩ điều gì xây dựng, không nhìn ra cái hay để khích lệ mà chỉ bới móc cái xấu để phá đổ. Người này có mặt ở đâu là đạp đổ ở đó. Không có mặt họ ở buổi họp thì họp kết quả, còn có mặt họ là họ chỉ trích, làm nản lòng những người thiện chí. Suy giống loại người này ở điểm đổ lỗi cho Niệm-Anh và ở chỗ ham chơi bida. Tuy nhiên, bida là giải trí hơn là mù quáng đam mê. Suy khác loại người này vì Suy chưa đến mức thật vọng để đánh lừa lương tâm bằng những chạy trốn nguy hiểm vào uống rượu say mèm, vào đánh bạc đến cầm bán nhà cửa, và Suy không nghĩ gì tới giết chết mình và vợ con bằng phản bội ngoại tình. Người đánh bạc là người ngụy biện thương yêu vợ con, đánh bạc để mang tiền về cho gia đình, nhưng gia đình không còn đồng tiền nào vì người đó lấy hết tiền để nướng vào sòng bài. Người hút, rượu, bài, và gái là người “phá thai”, người không ấp trứng nên không có gà con. Đúng ra, người này có ấp ủ nhưng ấp ủ của ma quỉ phá hoại chứ không khiêm nhường ấp ủ của Tình Thương Sáng Tạo và Cảm Thông.
* Người quan tâm là người chịu đựng đau khổ trong liên hệ cảm thông, vì người này càng săn sóc, càng ấp ủ sáng kiến để hàn gắn, thì càng bị người hững hờ lợi dụng, hất hủi, vô ơn. Ngày mới cưới nhau, Niệm-Anh ở trong hoàn cảnh khó khăn này. Để thoát khỏi địa ngục nổi nóng cãi nhau, để nhẫn nại quan tâm tới nhau, hai người đã suy niệm và nói với nhau để làm những việc cụ thể, chẳng hạn:
- Những việc thuộc trí khôn suy nghĩ.
a. Ngay giây phút hiện tại này, Suy và Niệm-Anh tập nhìn xem hay nghĩ tới điều hay, điều phấn khởi, thí dụ: Ngắm hoa nở thanh thoát, nhìn trăng sao mênh mông, hay là tưởng tượng cảnh biển rộng sóng giồn, v.v. Hai vợ chồng tránh những điều tiêu cực chỉ trích, thí dụ: “Nấu ăn dở ẹc”, hay là “Tiếng anh quát to như bò rống”. Khi chứa chất trong lòng điều uất ức, chẳng những hại cho hệ thống thần kinh mà còn hại cho cả hệ thống tránh nhiễm trùng. Y khoa ngày nay chứng minh rằng những cặp vợ chồng, hay những nhóm nhân viên hay cãi nhau, là những người dễ bị trúng độc, vì kháng tố của họ bị suy giảm.
b. Nhớ lại những việc tốt đẹp trong quá khứ. Đếm phúc chứ đừng đếm hoạ. Thí dụ: Trong buổi họp tuần trước, nhiều người thán phục Suy vì anh thật thà, hay giúp đỡ; nhưng có ít người chê Suy nói ấp úng, cà vạt không có màu chung với áo xơ mi, v.v. Tuy kiểm thảo là khẩn thiết, học hỏi qua kinh nghiệm là huyết mạch, nhưng có ít người muốn lợi dụng chiêu bài kiểm thảo này để phá hoại Suy. Họ làm như vậy vì tính tự ái, ích kỷ, và kiêu ngạo thúc đẩy.
c. Tránh sợ thất bại, bằng cách tưởng tượng những hậu quả tai hại nhất, rồi tự hỏi: “Rồi sao? Rồi sao nữa? Ba tháng, ba năm sau, hay sau khi chết, điều thất bại này còn ý nghĩa gì nữa không?” Nếu trong hiện tại sẵn sàng chấp nhận điều ghê gớm nhất có thể xảy ra trong tương lai, thì hoặc là điều ghê gớm ấy không xảy ra; hay nếu xảy ra thì không ghê gớm như mình nghĩ; hay nếu có ghê gớm, thì đủ can đảm để bình tĩnh chấp nhận. Khi Suy còn ham bida hơn ham ở nhà với con, Niệm-Anh không hốt hoảng vì nàng thương yêu Suy nhưng không lệ thuộc Suy. Nàng tự an ủi: “Rồi Suy sẽ hiểu. Nhưng nếu Suy không hiểu, thì mình vốn còn con, còn Chúa, còn rỗi linh hồn. Không dại gì mất ngủ để ngày mai không săn sóc được con. Không dại gì mất Suy lại kéo theo mất Chúa và mất linh hồn”.
- Những việc thuộc thái độ và cử chỉ.
d. Mỉm cười với mình. Hiền hoà bình tĩnh với mình. Vui tính, khôi hài với mình để mình làm cho mình hạ hoả, thần kinh bớt căng thẳng, tâm trí thoải mái. Người không biết mỉm cười, không biết khôi hài diễu cợt lành mạnh với mình và với người khác, là người trán mau nhăn nheo. Khuôn mặt người này khắc khổ không phải vì phạt xác hy sinh, mà vì không hài lòng với mình. Mình tự kền kện, ngột ngạt với mình. Mình cảm thấy mình kỳ cục mà không dám nói ra, hay không biết nói thế nào về mình. Người này hay gắt gỏng, hay nói những lời châm biếm mỉa mai.
Soi gương để mình mỉm cười với mình. Rồi mình nói thành tiếng để tai mình nghe rõ lời cảm tạ: Cảm tạ Chúa, cảm tạ người, và cảm tạ mình. Có lẽ tức cười khi đọc những hàng này. Nhưng nếu làm theo, thì đó là mình mang lại vui vẻ sáng kiến cho mình. Mình thông cảm với mình vì mình biết mình có nhu cầu giải toả. Trước khi giải toả với người thì tự tìm ra cách giải toả mà không làm phiền ai. Còn nếu không làm theo, lúc đó sẽ bực tức, sẽ không thể mỉm cười thông cảm. Lúc đó mới đúng là “tức cười”, vì tuy cười nhưng vốn tức, vốn ấm ức trong lòng.
e. Khoan thai chững chạc trong dáng bước đi, trong cách đứng lên ngồi xuống, trong quần áo mặc, trong cạo râu tóc, trong nước hoa trang điểm, trong cử chỉ lấy thức ăn, trong điệu bộ cầm ly chén, đũa bát. Người chững chạc là người tự chủ, người không màu mè kiểu cách, người có thái độ cử chỉ phát xuất từ trong lòng. Khoan thai là bình dị mà không lập dị. Nhưng bình dị không phải là mặc quần áo nhàu nát, là đi lệch vai. Thoáng nghe, tưởng những gợi ý này quá tỉ mỉ, nhưng sống tốt lành là có những thói quen tốt lành trong đời sống hàng ngày. Sáng kiến cảm thông là âm ỉ, là gà ấp trứng, là đàn bà suy niệm, là đàn ông “mang thai” những tâm tư cụ thể và thương yêu.
Người có thói quen hấp tấp là người khó bình tĩnh, khó tập trung tư tưởng, nên khó có viễn tượng để biết sáng kiến ra những cư xử hợp thời đúng lúc.
Dáng vẻ và cử chỉ bên ngoài rất quan trọng trong đời sống tâm lý, trong liên hệ cảm thông vợ chồng, cũng như trong công việc gặp gỡ. Ngày nay khoa học chứng minh rằng dáng vẻ và cử chỉ này trực tiếp ảnh hưởng đến ý nghĩ, đến hệ thống thần kinh, và đến khối lượng phân phối máu từ tim qua các phần cơ thể. Trong phòng thí nghiệm, người ta làm thí nghiệm căn bản sau đây: Để một nhóm người la hét, khoa chân múa tay, chạy ngược xuôi, chưa coi hết đoạn phim tình cảm đã nhảy sang đoạn phim du đãng đâm chém. Có những ảnh hưởng dễ thấy, đó là những người này thở hổn hển, nói đứt quãng. Liền sau đó họ không thể suy nghĩ chững chạc. Có những ảnh hưởng cần máy móc đo, chẳng hạn: Phân tích máu của họ trước và sau khi cử động, thấy số lượng hồng huyết cầu cần thiết cho hệ thống kháng độc (immune system) và số lượng bổ dưỡng (vitamins) cần thiết cho tủy xương sống, cho óc não bị giảm sút hẳn, trong khi con người có sáng kiến cảm thông là nhờ sự hoạt động của hệ thống thần kinh này.
Một nhóm nghiên cứu gia tại đại học Ohio State University đang tìm xem những cử chỉ và lời nói cộc cằn có ảnh hưởng tai hại như thế nào đối với sức khoẻ và sự sống lâu (longivity), nhất là của những cặp vợ chồng căng thẳng về tiền bạc, về sở thích, về con cái, và về bên chồng bên vợ (in-laws). Nói chung, những khám phá tại đại học tiểu bang Ohio xác nhận thí nghiệm trên đây là chính xác, vì khi sinh dưỡng trong máu huyết (blood samples) giảm, thì những người này dễ nhiễm trùng, cụ thể là hắt hơi, hỉ mũi, đắng miệng. Đó là hậu quả của cơ thể bị vi khuẩn “Epstein-Barr virus” hành hạ.
Người cãi nhau, người gắt gỏng gay cấn dĩ nhiên là người có thái độ và cử chỉ không chững chạc. Muốn có sáng kiến như Newton, muốn đàng hoàng như tổng thống, hồng y, thì hãy có thái độ, cử chỉ, và lời nói chững chạc như hồng y, bộ trưởng, hay như thống đốc. Điều mâu thuẫn là muốn có sáng kiến, muốn được người thông cảm, nhưng bản thân không cư xử chững chạc. Cử chỉ bên ngoài không chững chạc thì khó chững chạc tâm tư bên trong. Vì cũng là loài người, nên người không thấy được cái bên trong mà chỉ thấy điều biểu lộ ra bên ngoài.
f. Mình kính trọng mình khi mình không buột miệng nói những câu khiêm nhường giả tạo, thí dụ: “Tôi bất tài, làm không được đâu”. Tuy nói thế nhưng nếu người khác không trao việc cho mình làm, thì mình uất ức, lên án rằng người thiếu tế nhị, “Tôi nói thế vì lịch sự. Họ phải biết tôi chứ. Tại sao không tin tưởng tôi?” Nhưng để biết ông, thì cần chú ý nghe ông và tin rằng ông nói thật. Vậy sự thật là miệng ông nhận mình bất tài, ông không có khả năng làm việc đang bàn thảo. Khi ông lường gạt mình và lường gạt người khác là ông tự mâu thuẫn, là ông thiếu kính trọng bản thân mình.
Kính trọng mình là trọng điều mình nói. Nói chững chạc đàng hoàng. Nói ngay thẳng, “Có thời nói có, không thời nói không; thêm điều đặt truyện là bởi lòng tà mà ra” (Mt 5:37). Không cần nói tất cả sự thật một lúc, nhưng điều gì đã nói là đúng sự thật. Ngày mới cưới, Niệm-Anh không tin lời Suy vì có lúc Suy nói thật, có lúc Suy nói dối. Chàng tạo ra tai hại cho mình vì chàng làm Niệm-Anh hoang mang, không biết lúc nào chồng nói thật, lúc nào nói dối. Ai cũng ghét cảnh mình bị nghi ngờ, không được tin tưởng, nhưng mình lại nói năng, cư xử để người khác nghi ngờ, không tin tưởng mình. Nghi ngờ và thiếu tin tưởng là kẻ thù số một phá hoại yêu thương cảm thông.
- Những việc phối hợp.
g. So sánh mình với người, để thấy mình may mắn hơn người. Đó là cách thực tế để nuôi hy vọng trong lúc khó khăn, để tiếp tục tâm niệm “Càng khó càng hay”. Nếu Suy chán nản vì bị đau lưng ư? Hãy so sánh hiện tại đau lưng với thời gian Suy nằm liệt giường trong nhà thương vì lủi vào xe vận tải, hay so sánh với những người Suy trông thấy nằm trong bệnh viện đã 20 năm vì tê liệt! Nếu xuống tinh thần vì trí nhớ kém ư? Hãy nghĩ tới những người bị bệnh mất trí nhớ, vừa ăn no mà cứ kêu là con cháu bỏ đói. Khi thông cảm đau khổ của người khác sẽ thấy mình bớt khổ, sẽ cho mình cơ hội ấp ủ vươn lên.
h. Thời gian là yếu tố then chốt để ấp ủ viễn tượng, để nuôi dưỡng hoài bão. Xin viết tiếp về chữ “lì” theo thời gian: Tình yêu sét đánh là tình yêu mau tàn. Không có cảm thông trong bồng bột, chưa dứt lời đã bội hứa. Lì có phương pháp là gan gì. Gan lì chỉ khác với lì lợm ở chỗ lì lợm là lạm dụng người, còn gan lì là phấn chấn đến cùng để yêu thương người, để mang lại cảm thông cho người. Lì là làm đi làm lại một việc nhiều lần. Làm tới mức người khác nhàm chán mà mình vốn thích thú như làm lần đầu. Lì là càng gặp khó khăn càng thục mạng làm tiếp. Thục mạng nhưng không liều lĩnh vì làm trong suy niệm nguyện xin. Niệm-Anh càng bị Suy hững hờ, càng nấu cơm ngon cho chàng ăn. Cơm ngon một ngày, cơm ngon trọn tháng, cơm ngon mấy năm liền, cơm ngon cho đến ngày nằm lì trong nhà thương. Thân xác Suy càng bị thương, Niệm-Anh càng hết lòng thương. Nhờ Niệm-Anh biết lì, biết chịu nhục với thời gian mà thời gian trở thành liều thuốc chữa vết thương tâm lý hững hờ của Suy.
Tư tưởng “lì” đến trong ý nghĩ, việc làm, và trong thời gian chịu đựng hiểu lầm chỉ trích, là nhờ người viết thảo luận với ông N.V.N. Ông N. dáng vẻ chững chạc “tỉnh bơ”. Đa số gọi ông bà Nh. là “anh chị”, tuy “anh” từng là tổng thơ ký quốc hội, là thượng nghị sĩ. Nhưng anh không tự đắc nhắc tới quá khứ. Trái lại anh hiền hoà mà hăng say sống chết cho việc anh chị đang làm. Làm gì? Làm những việc âm thầm bé nhỏ, nhỏ đến nỗi anh chị vui mừng được gọi là “hồn nhỏ”. Làm nhỏ nhưng làm kiên tâm nhẫn nại. Làm trong thời gian lâu dài, từ năm này qua năm khác. Người viết hay nói chuyện với “anh chị Nh.” để thêm ý chí kiên tâm. Có lần anh tỏ lộ: “Khi xưa làm chính trị phải lì một, thì nay phải lì ba trong lúc làm việc tông đồ, trong lúc giúp người mà phải biết ơn như người giúp mình”. Lì đây chính là “trơ gan cùng tuế nguyệt” theo tâm trạng của vua Lê Thánh Tôn hay của cụ Nguyễn Công Trứ.
i. Niềm tin là máu huyết để nuôi hy vọng.
Niềm tin biến người dại khờ thành người vững chí khôn ngoan.
Niềm tin chuyển bại thành thắng.
Niềm tin mang lại nhẫn nhục can trường.
Niềm tin hàn gắn đổ vỡ đau thương.
Khó đi tới sáng kiến cảm thông nếu không có niềm tin sống động linh thiêng.
Niềm tin cho Niệm-Anh được thấy những giọt nước mắt ăn năn qua bao năm tháng nhọc nhằn nơi người chồng trìu mến.
Những lúc Suy vui chúng bạn bỏ nhà, những lúc con đau rã rời trên tay, những lúc choáng váng mặt mày, từng giây phút trong đời sống vui buồn,
Niệm-Anh vượt qua đau khổ lệ tuôn là nhờ vững niềm tin vào Tình Chúa Vô Biên, vào Lòng Mẹ Nhân Từ, vào Tổ Tiên Cầu Bầu.
Niềm tin hàn gắn căng thẳng bất đồng.
Niềm tin trả lại trìu mến cảm thông.
Niềm tin dẫn chiên lạc trở lại đàn.
Mất niềm tin là thất vọng một đời, thất vọng đời đời.
Còn niềm tin là còn sức sống, sống một đời, sống đời đời.
Có bốn giai đoạn trên đường sáng kiến cảm thông, nhưng giai đoạn ấp ủ (incubation) là quan trọng nhất. Không có viễn tượng lâu dài (vision), không kiên tâm bền chí (endurance), không nuôi hoài bão (cherishing dream) thì không có sáng kiến cảm thông (being creative).
2. Thao Thức Tìm Tòi.
Nghiên cứu là thao thức tìm tòi. Niệm-Anh bản tính hiền lành, ít chạy ngược xuôi. Nhưng “ở đâu có tình yêu, ở đó có đường đi”. Niệm-Anh trở thành nhạy cảm lanh trí, lật ngược lật xuôi không phải vì nghi ngờ ích kỷ, lồng lộn ghen tương, mà vì nàng thao thức thương chồng. Những đêm Suy bất thần lái xe rakhỏi nhà là những đêm Niệm-Anh trằn trọc không ngủ. Còn những đêm biết Suy ham chơi, thích thụt bida với bạn nhiều hơn thích ở nhà với vợ con, Niệm-Anh tuy không vui nhưng vốn bình tĩnh khoan thai, vốn ngon giấc đẫy đà. Ngon giấc để thêm sáng suốt, để vận dụng mọi khả năng hấp dẫn Suy trở về với tình thương làm chồng làm cha.
Thao thức là tai lắng nghe, mắt nhìn chú ý, tay lật ngược xuôi, toàn thân nhạy cảm quan sát, lý trí tổng hợp các việc xảy ra. Rồi tìm hiểu nguyên nhân sự kiện, đặt giả thiết, đưa sáng kiến giải quyết vấn đề. Thao thức là “thua keo này bày keo khác”. Thao thức là không bỏ cuộc, như Niệm-Anh không nghĩ tới ly dị, như bậc chân tu không nghĩ tới xuất tu.
Nhà buôn thất bại không nguyên vì tính toán sai lầm, mà còn vì khách hàng thấy tiệm không vững chắc, không thao thức tìm ra hàng tốt giá hạ, không nhẫn nhục chỉ dẫn để người bán hàng niềm nở ân cần. Nếu các người phục dịch trong tiệm lắng nghe chú ý tới khách, dần dần khách sẽ lắng nghe chú ý tới tiệm, loan truyền tiếng khen. Khi khách tín nhiệm, họ sẽ gây uy tín cho tiệm. Chủ tiệm vừa khôn vừa ngoan là chủ tiệm băn khoăn, tìm sáng kiến làm hài lòng khách. Khi thao thức, khi tìm tòi sáng kiến để làm hài lòng người, thì lòng mọi người an vui, vì đôi bên chú ý lắng nghe nhau. Người thành công không phải là người hay thay đổi, mà là người kiên tâm, người “càng khó càng hay”. Mẹ Têrêxa, thánh Gandi, vợ chồng Suy và Niệm-Anh, cũng như hàng triệu người đang hàn gắn hiểu lầm, đang xoa dịu đau đớn, những người này gầy dựng được chút gì an vui, tất cả đều nhờ kiên tâm, đều trải qua những khó khăn mà không thất vọng nản chí. Không có khó khăn thì không có thao thức. Không thao thức tìm tòi thì không có sáng kiến.
3. “Cứ làm!”
Niệm-Anh cứ vào thăm Suy mặc dầu lúc vừa bị thương Suy còn nhiều tự ái, vừa quanh co vừa ngại ngùng. Anh Thao cứ nói đi nói lại với Suy mặc dầu có lúc Suy uất ức chửi thề với Thao. Sau tai nạn đụng xe lớn lao mà nguyên do là bình sữa cỏn con, Suy chuyển từ trái tim chai đá thành trái tim mới, tinh thần mới là nhờ những việc làm cụ thể của vợ thủy chung và của bạn hiền.
Sau giai đoạn Ấp ủ và Thao thức Tìm tòi, thì giai đoạn thứ ba là bắt tay vào làm. Cần biết thận trọng, nhưng quá thận trọng là tai hại. Phải tránh “nhắm mắt làm liều” thế nào, thì cũng phải tránh quá thận trọng như thế. Cả hai đều là thái cực.
Chị Tuyển 46 tuổi, vừa lấy chồng được 9 tháng. Nhiều thanh niên theo đuổi chị từ khi lên 16. Trong 30 năm, chị đính hôn với 9 người, nhưng đều bỏ nhau hoặc vì người đó rút lui, hoặc chị chê người này thật thà nhưng nói năng ấp úng, người kia có việc làm tốt nhưng chân đi vòng kiềng, người khác “tạm được” nhưng quá đông em, v.v. Chị muốn chồng vẹn toàn chín nút nên chị rơi vào nút xui thứ mười. Đúng ra, chị tự làm cho mình xui xẻo khi chị quá kén chọn. Người chồng hiện tại là người thứ mười. Chưa đầy một năm sau ngày cưới, chị than thở với mẹ là “Con dại quá. Giá đừng lấy anh này thì hơn, vì anh ta không biết toan tính tương lai. Con bồng bột, nghĩ mình đã già nên tưởng miễn có chồng thì thôi, nhưng bây giờ mới rõ anh ta hỏng cả nết lẫn người”.
Thật ra chị Tuyển đã quen anh hơn 5 năm, đã thử thách anh bằng cách giả vờ đi lại với mấy người đàn ông khác xem anh còn theo đuổi mình hay không. Có lần chị hỏi khéo để anh phải đưa tất cả tiền bạc cho chị mặc dầu chưa cưới. Chị nói rằng chị thích có con, nhưng con nào chào đời cho người đàn bà 46 mới cưới, lại còn than rằng mình cưới vội vã?
Người muốn không còn một sai lỗi nào trong việc làm là người rơi vào điều sai lỗi tai hại nhất. Đó là sai lỗi vì mù loà không nhận mình là người, tức là không nhận mình có giới hạn, còn sai lỗi. Nếu không nhận lỗi mà thực tế còn lệch lạc, còn hư hỏng, thì kiêu ngạo tự ái sẽ thúc đẩy người đó chạy lỗi bằng cách đổ lỗi, lên án người khác.
Một người di cư từ 1975. Người đó nói rằng: “Tôi khinh những đứa nói tiếng Anh bập bẹ mà cũng xum xoe nói liên hồi. Tôi không làm như thế kẻo Mỹ họ chê mình quê mùa. Tôi sẽ học thật giỏi đê nói ra là lưu loát liền”. Người này ở Mỹ gần 20 năm mà đi bác sĩ vốn phải nhờ người đi kèm để thông dịch!
Muốn người mỉm cười thông cảm với mình, thì mình hãy mỉm cười thông cảm với người. Lúc này anh Suy tận tình săn sóc Niệm-Anh vì nàng săn sóc chồng mà không tính toán so đo.
- Mỗi lúc làm một việc hay một phần, sau khi đã chia công việc thành nhiều phần. Nếu cần thì cất hẳn những phần chưa làm qua một bên. Làm hết phần này rồi mới lấy phần khác ra. Có người bày hai, ba việc trước mặt, để nếu chán làm việc này thì làm việc kia. Cách này có thể tốt, nhưng thường nguy hiểm vì dễ buông xuôi, không việc nào hoàn tất.
- Làm phần khó trước, rồi sẽ làm những phần dễ hơn. Cách này giúp mình càng làm càng phấn khởi, vì thấy việc xong dần, và thấy càng làm càng thoải mái dễ dàng. Có người lý luận làm phần dễ trước để “lấy hứng”. Tuy đôi khi thêm hứng, nhưng thường dễ cụt hứng.
- Làm việc nhỏ trước, việc lớn sau. Chị Niệm-Anh nấu thử ít súp măng cua cho chồng ăn trước để lấy kinh nghiệm, rồi nấu nhiều cho cả gia tộc ăn sau. Làm si măng trên lối đi ngoài vườn trước, nhờ vậy láng nền si măng trong nhà đẹp hơn. Nhận làm thơ ký trước, rồi được bầu làm chủ tịch sau. Nói nhỏ nhẹ về tiền mua ghế trước, rồi nói tới mua thêm tủ chè sau. Mong bố chấp thuận cho con dẫn bạn về nhà trước, rồi sẽ che chở, để con được cưới xin sau, v.v. Biết học hỏi qua kinh nghiệm là biết chuẩn bị cho những sáng kiến tốt đẹp trong tương lai.
4. Kiểm Thảo.
Kiểm điểm là dành thời giờ ngồi xuống, trầm tĩnh nhìn lại việc gì xảy ra sáng nay? Lúc trước đây? Trong buổi họp, câu nói nào chín chắn? Tại sao người ngồi đối diện lại ngoảnh mặt đi? Mình làm điều gì đúng? Điều gì sai? Nếu ngày mai có dịp gặp mặt lại, sẽ nói vui vẻ, hay nên yên lặng để đôi bên khỏi ngượng?
Không kiểm điểm là không tiến triển. Hãng kỹ nghệ cần kiểm điểm bằng cách ban giám đốc họp thường xuyên. Nhà tu cần kiểm điểm qua xét mình hàng ngày. Kiểm điểm là bình tĩnh nhận ra điều đúng và điều sai, rút ưu khuyết điểm. Việc này nói dễ, làm khó, khó lắm, nhất là khi làm trong gia đình, trong hội đoàn.
Về phía người nhận phê bình, tuy miệng nói không cần khen, nhưng nếu bị chê, sẽ mất mặt, chạm tự ái; sẽ không ngủ chung giường với chồng; sẽ đi sòng bài chứ không đem tiền lương về cho vợ; sẽ lấy cớ từ chức để làm cho đoàn thể bị lúng túng.
Về phía người phê bình, tuy nói rằng xây dựng, nhưng khen ít chê nhiều. Tuy mình nói đúng nhưng tiêu cực, nên làm người khác đau đớn, chán nản. Phê bình mà không biết mục đích phê bình để đạt điều tốt đẹp nào: Phê bình để ích lợi cho người hay để dìm người xuống? Để thoả mãn tính khoe khoang, hay để trả thù? Xây dựng trá hình này tăng thêm uất ức, cắt đứt thương yêu cảm thông. Người bị chỉ trích sẽ bào chữa bằng cách bới móc lỡ lầm của người đang phê bình. Phê bình lại việc phê bình là căn nguyên hận thù trả đũa. Ngoài ra, tính ích kỷ có thể thúc đẩy mình nịnh hót, bưng bít để thủ lợi. Nếu không quen tự kiểm điểm, nếu ít ngồi trầm ngâm tự xét mình, thì đó là triệu chứng của người chỉ trích nhiều hơn xây dựng, chia rẽ nhiều hơn cảm thông, nịnh hót nhiều hơn ngay thẳng, và ích kỷ nhiều hơn bác ái.
Phải kiểm điểm. Biết kiểm điểm trong xây dựng thương yêu, đó là nhân đức!
Lm. Phêrô Chu Quang Minh
Ai có kinh nghiệm bị đau khổ khi không được thương yêu sẽ dễ thương người bị cô đơn hơn. Người mỉm cười hiền hoà là người có lúc đã nhăn mặt khó thương. Người sáng kiến hợp thời là người đã trải qua sai thời lỡ vận. Sáng kiến đến như một bất ngờ nhưng là một bất ngờ có chuẩn bị. Cần chuẩn bị lâu dài để sáng kiết bất ngờ loé rạng.
Chuyện sáng kiến là chuyện ly nước đầy. Ly rỗng trước khi ly đầy. Nước được đổ vào đáy ly, dần dần cao đến lưng ly, cao mấp mí miệng ly, rồi “bất ngờ” nước sóng sánh tràn ly. Nay anh Suy sống an vui bên chị Niệm-Anh, nhưng trước đây anh chị tràn đầy cay đắng. May anh không nản chí vì anh đọc đi đọc lại câu “càng khó càng hay” trong một bài viết về khoa học gia Newton (1642-1727).
Newton luôn suy nghĩ thắc mắc. Ông muốn hiểu tại sao một vật khi tung lên lại rơi xuống chứ không bay cao? Ông lật ngược lật xuôi, nhìn đá long lở, nhìn chim bay lưng trời, nhìn cành cây lay chuyển, thẫn thờ dưới chân cây táo. Táo chín rụng đầy gốc cây. Tại sao táo rụng xuống gốc cây? Tại sao, tại sao? Suốt năm này qua năm khác, Newton tiếp tục hỏi: Tại sao táo rụng xuống gốc cây? Người khác cho là Newton điên. Điên cũng được, nhưng “Tại sao, tại sao?”
Sau những tháng dài năm trường, bất ngờ Newton la lên, sung sướng như em bé được mẹ cho áo mới mừng xuân: Tại sức hút của trái đất! Phải rồi, táo rụng xuống đất chứ không bay lên trời vì sức hút của trái đất! Đất có hấp lực hút vạn vật vào trong lòng đất. Đất này là đất thương yêu sinh thành, đất của trời che đất chở! Những ấp ủ âm thầm dần dần đưa Newton đến những khám phá đổi mới cả nền khoa học nhân loại. Ngày nay hỏ tiễn, phi thuyền lên cung trăng, mọi khám phá khoa học đều bắt đầu từ “quả táo rơi” của Newton.
Nếu muốn con cái chăm học, muốn ly dị chồng, muốn thay đổi nhân viên, muốn chuyển bề dưới làm việc khác, muốn thưa cấp trên một điều, v.v., hãy bắt chước anh Suy và chị Niệm-Anh, để nhớ “quả táo rơi”, nhớ cuộc đời “càng khó càng hay” của Newton. Cuộc đời này chia làm hai phần. Trước tiên, thay vì chối bỏ phẫn uất, thì cần chấp nhận yếu kém của mình. Yếu kém về trí nhớ hay quên, về khả năng chưa thấu triệt thâm sâu, về đức tính thiếu kiên tâm nhẫn nhục nên còn nóng nảy tự ái, v.v. Khi khiêm nhường nhận mình yếu kém là lúc mình bắt đầu tự chủ vững mạnh. Phần thứ hai là tích cực với bốn giai đoạn. Đó là các giai đoạn: Ấp ủ, Nghiên cứu, Thực hành, và sau cùng là Kiểm thảo.
I. Tình Suy & Anh suy sụp vì anh hay đổ lỗi.
Không nên kết tội Suy & Niệm-Anh vì Suy mồ côi cha từ nhỏ. Để tranh sống cho khỏi đói, khỏi giá lạnh vì bị ăn hiếp, lúc nhỏ Suy chỉ còn cách “hiếp người trước để người khỏi hiếp mình”. Vừa tuổi thanh niên, Suy đã lang bạt, hết đi buôn lại đi lính. Một thiếu nữ hiền lành mang tên Niệm-Anh đã chân thật yêu thương Suy. Những năm đầu hôn nhân không hạnh phúc vì có yêu mà không có cảm thông. Không thông cảm vì quá khứ tạo cho Suy thói quen vô trách nhiệm. Bước đầu của đường sáng kiến cảm thông, là bước tránh né những tiêu cực, tức là tránh không đổ lỗi cho Niệm-Anh để chạy lỗi cho mình. Việc đổ lỗi và chạy lỗi này là một thói quen xấu, làm cho Suy mất ngay thẳng và khiêm nhường.
1. Chịu trách nhiệm là không đổ lỗi, chạy lỗi.
Anh ruột của Suy đi tu và phải xuất tu vì anh sai lỗi mà cứ đổ lỗi cho người khác. Khi mới cưới Niệm-Anh, Suy cư xử với vợ giống như vậy. Tình trạng này làm hai người thân xác gần nhau mà lòng xa nhau.
Cưới vợ nhưng Suy sống như ngày còn độc thân. Ban sáng Suy vốn ra tiệm uống cà phê với nhóm lính bạn hữu. Ban chiều đi thụt bida, hút thuốc liên hồi, thâm tím cả môi. Suy có vợ cũng như có thêm một món giải trí. Thích thì nói chuyện với vợ, không thích thì liệng vợ ở nhà như liệng chiếc xe đạp một góc vì hôm nay có xe díp đi chơi. Muốn đạp chiếc xe đạp được nhẹ nhàng, thì cũng cần chịu trách nhiệm giữ gìn, lau chùi dây xích sạch sẽ, thêm dầu nhớt vào ổ bi trơn tru. Nếu xe cọc cạch thì không thể kết án xe, mà kết án Suy lười biếng, muốn đạp xe mà không săn sóc xe. Đa số bạn của Suy là bạn nhận, bạn lái xe bạt tử trên đường. Nhưng cũng có ít người tuy khổ cực mà ngay thẳng, không được học lúc còn nhỏ mà nay ham đọc sách vở. Trong số mấy người hiếm hoi này có một người tên Thao. Anh Thao luôn thao thức tìm cách giúp Suy vì Thao nhận thấy Suy cởi mở, thông minh. Tâm tính hiện tại của Suy là do ảnh hưởng của mất cha từ nhỏ, thiếu người chỉ dẫn. Những cố gắng của anh Thao tuy có kết quả nhưng chậm chạp. Suy tiến triển từ chỗ lạnh lùng đổ lỗi đến chỗ nhận lỗi. Lý trí của Suy được soi sáng dần để Suy biết rằng mình cư xử hờ hững như vậy là sai lỗi.
Tuần qua Suy và Niệm-Anh xô xát chỉ vì bình sữa cho con. Chuyện thuộc lại “bé xé ra to”. To như chuyện thê thảm của cặp vợ chồng nọ, khi anh chị và ba con ra xe, anh đã rồ máy thì chị sực nhớ chưa mang sữa cho con. Anh mở cửa hé mà không đóng lại, rồi hấp tấp chạy vào nhà lấy sữa. Chị ôm con nhỏ 6 tháng, cạnh chị là con 2 tuổi, còn con lớn 4 tuổi ở băng trên, gần tay lái. Trong khi mẹ lúi húi sắp lại tã lót, thì con ở băng trên loáy hoáy đụng vào cần số. Xe vừa lùi thì con cũng vừa tụt xuống khỏi xe vì bố vốn mở cửa xe. Xe cán con làm đôi, chết liền mà xe vốn tiếp tục lùi ra ngoài đường. Nhờ xe đụng phải thân cây mãi phía bên kia đường nên khựng lại, nếu không xe sẽ lăn xuống hồ nước sâu!
Bình sữa cho con của Suy và Niệm-Anh may mắn đã không giết chết con mà còn thức tỉnh để hai người hết lãnh đạm với nhau, trong khi tình yêu tan rã không bắt đầu bằng đại hoạ mà bằng những hờ hững lạnh lùng. Ly dị nhau, “ly dị Chúa”, bỏ lễ, bỏ tu, hay bỏ hội đoàn không bắt đầu bằng đánh nhau, bằng viết thư sang Vatican kiến cáo, mà bắt đầu bằng lạnh nhạt nguyện ngắm, bằng đi làm về trễ, bằng nấu cơm khê, bằng nghe thấy gọi nhưng giả vờ như nghễnh ngãng.
Lạnh lùng và đổ lỗi là hai mặt khác nhau của cùng một bàn tay. Chúng đưa đến cùng một hậu quả là phá hủy cảm thông. Trước đây Suy cần lớn tiếng đổ lỗi để khỏi bị mất phần cơm ăn, để khỏi bị giam trong tù. Thời gian mới cưới, Suy chưa kịp sang số tâm tính, nên cư xử với Niệm-Anh cũng cùng một số đổ lỗi như xưa. Suy đổ lỗi liên miên. Cái gì cũng lỗi tại Niệm-Anh chứ Suy vô tội. Lửa cháy trong bếp là tại vì “em không vặn nút ga xuống”. Nhà trơn trượt là “tại vì em không chịu quét dọn”. Giọng điệu của Suy là hiện thân của giọng điệu anh ruột Suy khi anh còn tu. Anh lên nhà nguyện chậm, “tại vì thày coi giờ rung chuông bé quá làm tôi ngủ không nghe chuông kêu”. Anh biệt tài về đổ lỗi kêu ca. Cuối cùng anh ca bản “tình buồn xuất tu”.
Chuyện bình sữa nhỏ nhặt biến thành chuyện lớn, vì chuyện này như giọt nước chót tràn đầy ly. Ly đã tích tụ nhiều giọt nước bất đồng từ ngày cưới. Tối nọ, hai vợ chồng đang vui vẻ coi video thì con nhỏ khóc. Niệm-Anh tiếc rẻ đoạn phim gay cấn, uể oải đứng lên vào nhà trong bồng con. Chị vừa thay tã vừa nói vọng ra nhà ngoài bảo Suy đứng lên đi hâm sữa cho con bú. Suy cũng tiếc rẻ đoạn phim hay, nên hấp tấp cho sữa vào microwave, rồi bấm lộn nhiệt độ. Khi chị ẵm con ra nhà ngoài, anh ấn vội bình sữa vào miệng con. Con vừa hút thì khóc thét lên vì sữa nóng quá. Niệm-Anh vừa nhểu sữa ra tay để thử vừa hốt hoảng la Suy.
Uất ức vì bị cắt ngang đoạn phim gay cấn, Suy quay qua gay cấn với vợ: “Em chỉ phá đám. Mọi việc lôi thôi là do em. Tại sao em không làm lấy mà lại sai anh?” Bất ngờ bị tạt nước lạnh, Niệm-Anh gay cấn lại: “Anh là người bố vô trách nhiệm. Tại anh mà anh không chú ý để con bị phỏng miệng?” Trong khoảnh khắc nóng giận, Suy điên khùng như mất trí, liệng mạnh cần viễn chuyển “remote control”, bể mặt TV. Hình như miểng vụn văng trúng đầu con nhỏ vì con thình lình khóc như bị điện giật.
Suy đạp tung cửa, nhảy lên xe lái thục mạng trên xa lộ. Mấy phút sau, Suy lảo đảo lủi vào xe vận tải. Xe nát bấy. Suy bất tỉnh, máu me đầy người. Khi Suy mơ hồ mở mắt thì đã ba ngày trôi qua. Niệm-Anh hồi hộp bên chồng trong nhà thương. Nay Suy đã tỉnh trí, hết hôn mê nói sảng như hai ngày đầu. Hơn nữa, Suy tỉnh tâm thần, ân hận vì mình nóng nảy một chiều. Giọng run run, Suy nhỏ nhẹ nói thành lời: “Anh làm khổ em và con nhiều quá. Niệm-Anh tha lỗi cho anh”.
Từ lãnh đạm dửng dưng Suy tiến tới thao thức, tới nôn nao tỏ cử chỉ thương yêu, và tới diễn tả ra bên ngoài lòng biết ơn. Tương tự thánh I-Nhã tại Loyola, Suy ham đọc những sách báo do Thao, người bạn thân mang tới. Càng suy niệm về tình yêu chân thật, Suy càng muốn theo gương Thao, vì Thao ưa trầm ngâm. Thao hoạt động việc xã hội nhiều, nhưng Thao luôn dành ít thời giờ mỗi ngày để suy niệm.
Khi chưa xảy ra tai nạn thì Suy và Niệm-Anh bị tai nạn lớn về tình thương vì đôi bên làm thương tổn nhau chứ không thông cảm nhau. Trái lại, khi bị tai nạn, thân xác hôn mê thì đôi bên lại giải thoát được tai nạn yêu thương. Hết cộc cằn để lắng nghe. Hết đổ lỗi để nhận lỗi. Hết dửng dưng để săn sóc. Bầu khí gia đình tiến từ buồn nản sang đầm ấm vui vẻ. Trầm ngâm suy nghĩ, Suy và Niệm-Anh thấy trước đây thương thì có hiểu thì không, là vì nguyên nhân như sau:
2. Chịu trách nhiệm là không quanh co, hèn nhát.
Người quanh co thớ lợ là người có điều gì bất ổn. Người này làm trái với lương tâm mình, nên chẳng những sợ người khác thấy, mà nhất là sợ chính mình, lẩn trốn mình, không dám đối diện với mình, nên người này không thể trầm ngâm suy niệm. Họ sống mâu thuẫn vì một đàng muốn hơn người, muốn làm những việc chưa ai làm, muốn nổi danh tên tuổi; nhưng đàng khác, vì không trầm ngâm nên không có sáng kiến, việc làm nhàm chán, nói năng bồng bột, ý kiến trống rỗng vì chỉ lặp lại, ăn cắp tư tưởng và cách thức làm của người khác.
Người này dễ mất lòng, vì khi ăn cắp là đụng chạm đến tư hữu của người nên người lên tiếng đòi lại chủ quyền. Hậu quả là cãi vã giận dữ, có khi đưa đến ẩu đả, hay là thù hằn nhau. Nếu người kia không phản đối thì chính người này cũng bất bình, vì cho rằng người kia giẵm lên quyền lợi của mình. Mình quanh co ăn cắp của người rồi bạo miệng la lối là người ăn cắp của mình. Tình trạng hỗn loạn này xảy ra trong các hội đoàn, gia đình và cả trong nhà tu.
Anh Thao, Suy và Niệm-Anh tiến triển vì ba người khích lệ nhau mấy việc như:
1. Mỗi ngày chăm chú đọc ít sách báo hữu ích.
2. Sau đó trầm ngâm suy niệm về điều mình đọc, hay về những việc xảy ra quanh mình.
3. Thu xếp để ăn chung với nhau mỗi ngày, hay ít ra mỗi tuần mấy lần.
Trong vữa ăn, không lấy cớ xây dựng để chỉ trích, để đổ lỗi cho người này và chạy lỗi cho mình. Chuyện bàn ăn phải là chuyện vui, giúp cười thoải mái; nếu không làm như vậy, máu sẽ dồn lên óc, bao tử khó tiêu hoá, dễ tắc nghẽn, sình ợ. Bữa ăn cần bầu khí đầm ấm, một bầu khí cảm thông vô điều kiện. Nay nhìn lại, đời ba người thay đổi tốt đẹp, nhưng sự thay đổi này từ từ tiệm tiến.
Thay đổi lớn lao trong đời Suy là thay đổi từ quanh co đến thành thật: Nếu lương tâm vô trách nhiệm là lương tâm quanh co thì lương tâm trách nhiệm là lương tâm ngay thẳng. Suy mồ côi cha từ nhỏ. Có lúc Suy bị đói nên “đói ăn vụng túng làm càn”. Bầu khí giết chết một người thế nào, thì bầu khí cũng cần thiết để cứu một người như thế. Bầu khí thông cảm chính là nước để người bơi lội như cá cần nước để khỏi ngáp chết. Tuy người có thể đi ngược giòng để cưỡng lại bầu khí xấu xa, nhưng đó là thánh nhân, trong khi đa số nhân loại là phàm nhân, là đại chúng chứ không thuộc thiểu số xuất chúng, siêu phàm.
Trước khi thành siêu phàm, hãy nhận mình là loài phàm. Đã là loài phàm thì chưa hoàn hảo, chưa tuyệt đối ngay thẳng. Vì vậy cần suy niệm, cần xét mình hàng ngày để biết mình còn làm những điều phàm tục như thế nào. Người thương yêu người khác, người cảm thông để không kết án, chính là người cảm nghiệm thấy nơi mình có những điều phàm tục sai lỗi. Người sáng kiến cảm thông là người nhờ suy niệm mà nhận ra những điều mình chưa ngay thẳng. Không phải chỉ chưa ngay thẳng với người, mà nhất là nhận ra chưa ngay thẳng với mình.
Lúc mới nghe Thao nói tới “chưa ngay thẳng với mình”, Suy khinh khỉnh tặc lưỡi, cho là Thao triết lý suông. Nhưng nhờ suy niệm ngẫm nghĩ, dần dần Suy nhận ra câu đó có ý nghĩa. Suy sực nhớ một việc làm Suy hổ thẹn với mình. Suy vặn radio to để át tiếng lương tâm, nhưng như có một thúc đẩy mầu nhiệm, Suy lại tắt radio, ngồi yên lặng, để tâm tư quay lại cuốn phim của đoạn đời khi xưa:
Ngày Suy tuổi đôi mươi, tối hôm đó bốn cô hẹn Suy một lúc. Cô nào Suy cũng hứa là “chỉ yêu thương một mình em”. Cả bốn cô đều cắt tóc thề trao cho Suy. Chàng đút trong túi quần tóc của bốn người con gái một lượt! Tuy là lính “ba gai” nhưng gai của Suy còn thuộc loại gai nhà lành, nên đêm đó Suy trằn trọc khó ngủ, không phải vì nhớ cô nào, mà vì Suy nghe văng vẳng trong lòng: “Mình bậy quá! Hứa xạo như vậy rồi ngày mai cả bốn đứa đều tương tư, đều bỏ học, đều trốn cha mẹ đi tìm mình thì sao?” Sự trằn trọc này là trằn trọc của một lương tâm còn ngay thẳng. Nhưng để khoả lấp tiếng lương tâm, để “đã xấu thì cho xấu luôn”, Suy tung mền, dậy nốc gần hết chai rượu mạnh “Martin”. Rượu thúc đẩy tình dục thú dữ. Suy bứt rứt trong người, đẩy cửa đi tìm gái điếm. Vì say mèm, nên Suy không dìu gái mà gái dìu Suy vào vỉa hè. Suy mắc nợ người con gái sa đoạ này khi nàng làm ơn bằng cách đắp chiếc mền rách lên người để Suy khỏi trúng gió. Nhưng nàng cũng đòi nợ, bằng cách nẫng bóp, lột đồng hồ, lột luôn dây lưng và giầy, để lại đôi vớ vừa lủng vừa hôi.
Mắc cở về chuyện này, không dám thổ lộ với ai đã vậy, mà Suy còn thiếu ngay thẳng với chính mình. Mỗi lần chợt nhớ là Suy làm bất cứ cái gì để khoả lấp chạy trốn. Nhưng càng khoả lấp càng bị lương tâm hành hạ. Cũng như ung nhọt, không thể hết máu mủ nếu không nhểu máu mủ ra ngoài mà chỉ lấy băng keo che đậy lên trên. Che đậy để mặt đẹp đẽ tạm thời nhưng rồi hết thời vì mặt bị vi trùng tàn phá bên trong. Bên trong quan trọng hơn bên ngoài. Thà rằng xe hư nước sơn còn hơn hư đầu máy. Vỏ bên ngoài xấu xí mà đi an toàn còn hơn mã xe bóng loáng nhưng máy xe trục trặc, gây tai nạn chết giữa đường. Mỗi lần lương tâm mời gọi nhận lỗi ăn năn là mỗi lần Suy lẩn trốn bằng cách gắt gỏng vô cớ với Niệm-Anh. Lúc gắt người, không tha thứ cho người là lúc gắt mình vì mình không tha thứ cho mình. Chỉ có thể nói đến tha thứ sau khi nhận mình yếu đuối, sai lỗi. Vì thương chồng nên Niệm-Anh cắt nghĩa lành, bảo rằng “Suy nổi nóng vô cớ nhưng một tí là quên”. Nhưng việc Suy nổi nóng không vô cớ mà có cớ. Suy chạy trốn, không nhận cớ đó vì trước đây anh chưa ngay thẳng với mình.
Qua tai nạn suýt chết vì bình sữa nhỏ nhỏi, qua tình thương nhẫn nhục của Niệm-Anh, và qua tình bạn chân thật của Thao, nay Suy trở thành người mới với trái tim mới, tinh thần mới. Trời mới đất mới này bắt đầu từ những việc nhỏ bé như quả táo rơi của Newton. Nhưng táo này là táo của thời gian lâu dài suy niệm, là táo dẫn Armstrong lên mặt trăng, vui mừng cất tiếng: “Bước chân nhỏ bé của một người là bước tiến vĩ đại của cả nhân loại”.
Lúc tránh đổ lỗi, chạy lỗi, lúc tránh hèn nhát quanh co, đó là lúc Suy lấy ra khỏi người mình những chướng ngại vật ngăn cản sáng kiến cảm thông. Đó là lúc gạt bỏ tiêu cực để xây dựng những điều tích cực. Nói đến xây dựng là nói đến những giai đoạn khác nhau.
II. Những Chặng Đường Đưa Tới Sáng Kiến Cảm Thông.
Nhìn lại những năm vợ chồng thăng trầm, và đem đối chiếu với việc Newton khám phá ra sức hút của trái đất, Suy thấy những điều mình đọc không khó hiểu nhưng khó làm, và nếu đủ ý chí áp dụng thì sẽ đem lại cảm thông chân thật. Những điều này đã nêu lên từ đầu chương, đó là: Ấp ủ, Nghiên cứu, Thực hành, và Kiểm thảo.
1. Ấp ủ thương yêu tuy chưa biết yêu đi tới đâu.
Ấp ủ là âm ỉ hoài bão, là liên tục nuôi mộng thực hiện điều mình mơ ước. Newton không hiểu tại sao táo lìa khỏi cành, táo không bay bổng lên trời mà táo lại rơi xuống đất. Không hiểu, không cắt nghĩa được tại sao, nhưng Newton hy vọng với lý trí tìm tòi “càng khó càng hay” sẽ có ngày ông khám phá ra điều mình chưa biết, do đó sẽ điều khiển được những gì hiện nay dễ gây ra khó khăn cản trở. Ấp ủ này cũng là động lực giúp cho Suy và Niệm-Anh vượt qua mối tình... động đất của những ngày mới cưới. Nhờ dẫn giải và nhẫn nhục của Niệm-Anh, nhờ còn thích đọc sách báo và trầm ngâm suy niệm, dần dần Suy thấy có điều gì bứt rứt; thấy mình đổi giường từ ngủ một mình thành ngủ ba mình; đổi thức ăn từ sáng mì gói, tối... gói mì, thành sáng cà phê thơm ngon, trưa cơm cá nóng hổi, tối canh bầu phảng phất nắm tôm ngạt ngào. Bứt rứt vì Suy mới có tâm tình yêu thương mà chưa có đời sống yêu thương. Suy thay đổi nơi chốn, thay đổi thức ăn mà chưa thay đổi cách thức suy nghĩ, thay đổi nếp sống vì Suy còn đi một mình thụt bida, cư xử như ngày nào chưa có vợ con.
A. Dành Thời Gian Để Ấp Ủ.
Lý trí giúp Newton tìm ra hấp lực trong vũ trụ, thì cũng lý trí giúp Suy, giúp những người muốn sống thương yêu tìm ra hấp lực của sáng kiến cảm thông. Điều căn bản của khám phá khoa học cũng như của sáng kiến cảm thông là cần dành nhiều thời giờ ấp ủ, cần kiên tâm lâu dài.
Ấp ủ để phát sinh ra sáng kiến hay để phát sinh ra cảm thông, cũng cần thời gian và kiên tâm như ấp ủ để phát sinh ra con gà con, hay phát sinh ra em bé oa oa chào đời. Gà mẹ sẽ bất lực, không thể có đàn gà con nếu nó không liên lỉ nằm phục trên những quả trứng bất động. Gà mẹ từ bỏ tung tăng ngoài đồng nội, hết bới móc những con sâu vàng ngậy. Cũng không còn tiếng rù rì mỗi sáng mặt trời ló rạng. Gà mẹ truyền sức nóng từ xương thịt của nó để đem sức cử động vào những quả trứng bất động. Hiện tượng ấp trứng (incubation) được khoa học và tâm lý dùng để nói lên sự kiên tâm ấp ủ của những ai muốn phát minh, hay muốn sáng kiến ra một cách thức, hay có khi chỉ một cử chỉ, một câu nói để mang lại bình an cảm thông.
Người quan trọng cho gia đình, cho đất nước hay cho nhân loại, những người này càng cần thời gian âm thầm “ấp trứng”. Không ai có danh tiếng lẫy lừng mà không trải qua thời gian được ấp ủ chín tháng cưu mang, ba năm bú mớ, và 10 hay 15 năm trên ghế nhà trường. Sức mạnh của Phù Đổng Thiên Vương là sức mạnh của một nòi giống cần cù, sức mạnh của những cánh tay chuyền cho nhau bụi tre xanh từ thế hệ này qua thế hệ khác, để hàng hàng lớp lớp nâng đỡ nhau những lúc vui buồn. Sức mạnh này ảnh hưởng tới cả những người phiêu bạt như Suy, để chàng đọc Newton, nhưng chàng sống như tổ tiên đã sống một cuộc sống “càng khó càng hay”, khó khăn nhưng không thất vọng.
B. Thất vọng là hủy diệt sáng kiến cảm thông.
Thao và Trường đều là bạn của Suy, nhưng nếu Thao kiên tâm thao luyện bao nhiêu thì Trường trường kỳ lười biếng bấy nhiêu. Thao phấn khởi tập thể thao hàng ngày, có những sáng giá lạnh run rẩy, anh vốn tung cửa chạy bộ 45 phút, vì vậy Thao khoẻ mạnh, ít cảm cúm. Anh uổng phí thời giờ hàng ngày, để ít khi Thao phải bỏ học hay bỏ làm vì bị cảm cúm. Còn Trường uể oải mỗi sáng, “nằm nướng cho sướng”. Nhưng không thấy Trường sướng mà chỉ thấy Trường khổ. Khổ vì hắt hơi sổ mũi như cô gái mang bầu. Khổ vì thân xác nhức mỏi nên Trường không trường kỳ làm việc lâu dài. Tên là Trường, nhưng Trường làm việc rất ngắn. Trường sống không viễn tượng (vision), không nhìn tương lai sâu rộng. Thật ra, Trường có nhìn tương lai, nhưng là cái nhìn không chuẩn bị, không dựa trên thực tế. Vì thiếu thực tế nên Trường không kiên tâm bền chí; trái lại, dễ chán nản thất vọng. Người thất vọng là người tự hủy diệt nhưng lại đổ lỗi cho người khác hủy diệt mình.
Có hai nhóm người bị bệnh ung thư đến giai đoạn trầm trọng. Một nhóm gồm những người chán nản thất vọng và nhóm thứ hai gồm những người tươi vui hy vọng. Cách thức hai nhóm này cư xử rất khác nhau đối với gia đình, với y tá trong bệnh viện và trực tiếp ảnh hưởng tới thời gian sống dài ngắn của họ. Nhóm chán nản thất vọng dễ than trách gia đình là hững hờ không săn sóc, dễ lên án y tá và nhà thương là vô trách nhiệm, không đủ bổn phận với bệnh nhân. Họ cũng hay la lối vì đau đớn nhức mỏi. Kết quả là gia đình và bạn hữu ít thăm viếng họ. Họ chết mau hơn và chết trong buồn tủi. Có người chết mà không ai viếng xác, vì tuy họ chết nhưng cách thức họ cư xử ích kỷ, cũng như những lời họ chỉ trích còn trong trí nhớ của người sống.
Cảnh tượng bên nhóm bệnh nhân tươi vui khác hẳn. Họ biểu lộ niềm hy vọng bằng cách tự động giúp đỡ nhau. Khu vực bệnh viện họ sống biến thành khu vực phấn khởi, nhiều tiếng cười thanh thản, và nhiều câu kinh thanh thoát. Niềm tin hy vọng của họ thúc đẩy nhiều người đến chứng kiến để lên tinh thần. Thăm viếng họ không phải để an ủi họ mà để họ an ủi mình. Gia đình, bạn hữu cũng như nhân viên và bác sĩ thấy rằng khi ở gần họ, là ở gần niềm vui bất tận. “Phép lạ” của tình thương thông cảm toả ra từ những người chờ chết trong hy vọng. Họ sống lâu hơn, và sống vui, bình an, bác ái, và khi chết họ ít la lối, ít đau đớn hơn nhóm người thất vọng.
Con người không thể tự tử khi đang tràn đầy hy vọng, nên thất vọng là giết mình. Không giết ngay bằng súng, bằng thuốc chuột, thì cũng giết dần mòn bằng ủ rũ đau buồn. “Ông thánh buồn là ông thánh đáng buồn”. Không ai cứu được người bạn, người vợ, người chồng, người con, hay người nhà tu bi quan thất vọng.
C. Song phương sáng kiến, đôi bên cùng săn sóc nhau.
Cùng săn sóc nhau, đó là tình yêu lý tưởng. Vì là lý tưởng nên thực tế không có tình yêu hoàn toàn đồng đều. Mỗi ngày con người tiến tới bớt chênh lệch, trở nên gần nhau hơn, và thông cảm nhau hơn, chứ không có tuyệt đối thông cảm. Tuyệt đối không có ở đời này, vì đời này còn cần ăn, cần ngủ, nên còn bệnh, còn chết. Nghĩa là bao lâu còn sống là còn thiếu sót, nên thiếu sót c ả về thương yêu thông cảm. Kết luận thực tế thứ nhất là cần trau dồi để thông cảm, cần sáng kiến để thương yêu hơn. Ai không tìm hiểu trau dồi, không lắng nghe học hỏi, không cố gắng thăng tiến, thì lúc mình than van về người khác khuyết điểm khó sống, chính là lúc mình khó sống, khó thông cảm. Kết luận thứ hai là nếu có hai người, hay hai nhóm người, thì luôn có người dễ tính hơn và có người khó tính hơn. Người dễ thì cần nhẫn nhục chịu đựng để nâng đỡ người khó; và người khó cần khiêm nhượng để tu sửa. Dễ hay khó đều tương đối, vì không ai tuyệt đối tốt mà cũng không ai tuyệt đối xấu. Do đó, cần yêu thương lẫn nhau để tiến tới thông cảm lẫn nhau.
Chỉ thánh thần hay quỷ thần mới tuyệt đối. Thánh thì tuyệt đối tốt; quỷ thì tuyệt đối xấu. Tình trạng tương đối, tức là còn tiến triển là tình trạng của loài người. Người khiêm nhường, người ấp ủ trong lòng niềm hy vọng tu sửa, là người tiến dần về phía thánh, trở nên thánh thiện hơn. Người kiêu ngạo, người cho mình không còn gì cần tu sửa, là người lùi dần về phía quỷ, trở nên ma quỷ hơn. Hai hướng tốt xấu của đời người ở trên cùng một đường, nhưng ngược chiều, tương tự như một đường đi, nhưng một hướng lên bắc, còn một hướng xuống nam. Còn sống là còn ấp ủ để hy vọng chuyển hướng đổi chiều. Chết là chấm dứt, là đời đời tốt, hay đời đời xấu, vì vĩnh viễn hết chuyển hướng.
D. Người hững hờ và người quan tâm.
Suy và Niệm-Anh phảng phất hình ảnh của hai loại người này. Nói “phảng phất” vì khi cưới nhau, Suy không hững hờ mà Suy còn ham thụt bida. Suy chỉ có một phần khuyết điểm của người thất vọng, nhăn mặt chỉ trích, tức là một phần khuyết điểm của người tiêu cực chửi đổng và lên án người khác.
* Người hững hờ, nhất là người thất vọng là người “phá thai”, giống như con gà mái to họng cục tác nhưng không ấp trứng. Lòng người này trống rỗng, không lý tưởng phục vụ, không tình yêu chung thủy, và không cộng đoàn nhà tu để cùng nhau tu trì. Không ấp ủ nên không suy nghĩ điều gì xây dựng, không nhìn ra cái hay để khích lệ mà chỉ bới móc cái xấu để phá đổ. Người này có mặt ở đâu là đạp đổ ở đó. Không có mặt họ ở buổi họp thì họp kết quả, còn có mặt họ là họ chỉ trích, làm nản lòng những người thiện chí. Suy giống loại người này ở điểm đổ lỗi cho Niệm-Anh và ở chỗ ham chơi bida. Tuy nhiên, bida là giải trí hơn là mù quáng đam mê. Suy khác loại người này vì Suy chưa đến mức thật vọng để đánh lừa lương tâm bằng những chạy trốn nguy hiểm vào uống rượu say mèm, vào đánh bạc đến cầm bán nhà cửa, và Suy không nghĩ gì tới giết chết mình và vợ con bằng phản bội ngoại tình. Người đánh bạc là người ngụy biện thương yêu vợ con, đánh bạc để mang tiền về cho gia đình, nhưng gia đình không còn đồng tiền nào vì người đó lấy hết tiền để nướng vào sòng bài. Người hút, rượu, bài, và gái là người “phá thai”, người không ấp trứng nên không có gà con. Đúng ra, người này có ấp ủ nhưng ấp ủ của ma quỉ phá hoại chứ không khiêm nhường ấp ủ của Tình Thương Sáng Tạo và Cảm Thông.
* Người quan tâm là người chịu đựng đau khổ trong liên hệ cảm thông, vì người này càng săn sóc, càng ấp ủ sáng kiến để hàn gắn, thì càng bị người hững hờ lợi dụng, hất hủi, vô ơn. Ngày mới cưới nhau, Niệm-Anh ở trong hoàn cảnh khó khăn này. Để thoát khỏi địa ngục nổi nóng cãi nhau, để nhẫn nại quan tâm tới nhau, hai người đã suy niệm và nói với nhau để làm những việc cụ thể, chẳng hạn:
- Những việc thuộc trí khôn suy nghĩ.
a. Ngay giây phút hiện tại này, Suy và Niệm-Anh tập nhìn xem hay nghĩ tới điều hay, điều phấn khởi, thí dụ: Ngắm hoa nở thanh thoát, nhìn trăng sao mênh mông, hay là tưởng tượng cảnh biển rộng sóng giồn, v.v. Hai vợ chồng tránh những điều tiêu cực chỉ trích, thí dụ: “Nấu ăn dở ẹc”, hay là “Tiếng anh quát to như bò rống”. Khi chứa chất trong lòng điều uất ức, chẳng những hại cho hệ thống thần kinh mà còn hại cho cả hệ thống tránh nhiễm trùng. Y khoa ngày nay chứng minh rằng những cặp vợ chồng, hay những nhóm nhân viên hay cãi nhau, là những người dễ bị trúng độc, vì kháng tố của họ bị suy giảm.
b. Nhớ lại những việc tốt đẹp trong quá khứ. Đếm phúc chứ đừng đếm hoạ. Thí dụ: Trong buổi họp tuần trước, nhiều người thán phục Suy vì anh thật thà, hay giúp đỡ; nhưng có ít người chê Suy nói ấp úng, cà vạt không có màu chung với áo xơ mi, v.v. Tuy kiểm thảo là khẩn thiết, học hỏi qua kinh nghiệm là huyết mạch, nhưng có ít người muốn lợi dụng chiêu bài kiểm thảo này để phá hoại Suy. Họ làm như vậy vì tính tự ái, ích kỷ, và kiêu ngạo thúc đẩy.
c. Tránh sợ thất bại, bằng cách tưởng tượng những hậu quả tai hại nhất, rồi tự hỏi: “Rồi sao? Rồi sao nữa? Ba tháng, ba năm sau, hay sau khi chết, điều thất bại này còn ý nghĩa gì nữa không?” Nếu trong hiện tại sẵn sàng chấp nhận điều ghê gớm nhất có thể xảy ra trong tương lai, thì hoặc là điều ghê gớm ấy không xảy ra; hay nếu xảy ra thì không ghê gớm như mình nghĩ; hay nếu có ghê gớm, thì đủ can đảm để bình tĩnh chấp nhận. Khi Suy còn ham bida hơn ham ở nhà với con, Niệm-Anh không hốt hoảng vì nàng thương yêu Suy nhưng không lệ thuộc Suy. Nàng tự an ủi: “Rồi Suy sẽ hiểu. Nhưng nếu Suy không hiểu, thì mình vốn còn con, còn Chúa, còn rỗi linh hồn. Không dại gì mất ngủ để ngày mai không săn sóc được con. Không dại gì mất Suy lại kéo theo mất Chúa và mất linh hồn”.
- Những việc thuộc thái độ và cử chỉ.
d. Mỉm cười với mình. Hiền hoà bình tĩnh với mình. Vui tính, khôi hài với mình để mình làm cho mình hạ hoả, thần kinh bớt căng thẳng, tâm trí thoải mái. Người không biết mỉm cười, không biết khôi hài diễu cợt lành mạnh với mình và với người khác, là người trán mau nhăn nheo. Khuôn mặt người này khắc khổ không phải vì phạt xác hy sinh, mà vì không hài lòng với mình. Mình tự kền kện, ngột ngạt với mình. Mình cảm thấy mình kỳ cục mà không dám nói ra, hay không biết nói thế nào về mình. Người này hay gắt gỏng, hay nói những lời châm biếm mỉa mai.
Soi gương để mình mỉm cười với mình. Rồi mình nói thành tiếng để tai mình nghe rõ lời cảm tạ: Cảm tạ Chúa, cảm tạ người, và cảm tạ mình. Có lẽ tức cười khi đọc những hàng này. Nhưng nếu làm theo, thì đó là mình mang lại vui vẻ sáng kiến cho mình. Mình thông cảm với mình vì mình biết mình có nhu cầu giải toả. Trước khi giải toả với người thì tự tìm ra cách giải toả mà không làm phiền ai. Còn nếu không làm theo, lúc đó sẽ bực tức, sẽ không thể mỉm cười thông cảm. Lúc đó mới đúng là “tức cười”, vì tuy cười nhưng vốn tức, vốn ấm ức trong lòng.
e. Khoan thai chững chạc trong dáng bước đi, trong cách đứng lên ngồi xuống, trong quần áo mặc, trong cạo râu tóc, trong nước hoa trang điểm, trong cử chỉ lấy thức ăn, trong điệu bộ cầm ly chén, đũa bát. Người chững chạc là người tự chủ, người không màu mè kiểu cách, người có thái độ cử chỉ phát xuất từ trong lòng. Khoan thai là bình dị mà không lập dị. Nhưng bình dị không phải là mặc quần áo nhàu nát, là đi lệch vai. Thoáng nghe, tưởng những gợi ý này quá tỉ mỉ, nhưng sống tốt lành là có những thói quen tốt lành trong đời sống hàng ngày. Sáng kiến cảm thông là âm ỉ, là gà ấp trứng, là đàn bà suy niệm, là đàn ông “mang thai” những tâm tư cụ thể và thương yêu.
Người có thói quen hấp tấp là người khó bình tĩnh, khó tập trung tư tưởng, nên khó có viễn tượng để biết sáng kiến ra những cư xử hợp thời đúng lúc.
Dáng vẻ và cử chỉ bên ngoài rất quan trọng trong đời sống tâm lý, trong liên hệ cảm thông vợ chồng, cũng như trong công việc gặp gỡ. Ngày nay khoa học chứng minh rằng dáng vẻ và cử chỉ này trực tiếp ảnh hưởng đến ý nghĩ, đến hệ thống thần kinh, và đến khối lượng phân phối máu từ tim qua các phần cơ thể. Trong phòng thí nghiệm, người ta làm thí nghiệm căn bản sau đây: Để một nhóm người la hét, khoa chân múa tay, chạy ngược xuôi, chưa coi hết đoạn phim tình cảm đã nhảy sang đoạn phim du đãng đâm chém. Có những ảnh hưởng dễ thấy, đó là những người này thở hổn hển, nói đứt quãng. Liền sau đó họ không thể suy nghĩ chững chạc. Có những ảnh hưởng cần máy móc đo, chẳng hạn: Phân tích máu của họ trước và sau khi cử động, thấy số lượng hồng huyết cầu cần thiết cho hệ thống kháng độc (immune system) và số lượng bổ dưỡng (vitamins) cần thiết cho tủy xương sống, cho óc não bị giảm sút hẳn, trong khi con người có sáng kiến cảm thông là nhờ sự hoạt động của hệ thống thần kinh này.
Một nhóm nghiên cứu gia tại đại học Ohio State University đang tìm xem những cử chỉ và lời nói cộc cằn có ảnh hưởng tai hại như thế nào đối với sức khoẻ và sự sống lâu (longivity), nhất là của những cặp vợ chồng căng thẳng về tiền bạc, về sở thích, về con cái, và về bên chồng bên vợ (in-laws). Nói chung, những khám phá tại đại học tiểu bang Ohio xác nhận thí nghiệm trên đây là chính xác, vì khi sinh dưỡng trong máu huyết (blood samples) giảm, thì những người này dễ nhiễm trùng, cụ thể là hắt hơi, hỉ mũi, đắng miệng. Đó là hậu quả của cơ thể bị vi khuẩn “Epstein-Barr virus” hành hạ.
Người cãi nhau, người gắt gỏng gay cấn dĩ nhiên là người có thái độ và cử chỉ không chững chạc. Muốn có sáng kiến như Newton, muốn đàng hoàng như tổng thống, hồng y, thì hãy có thái độ, cử chỉ, và lời nói chững chạc như hồng y, bộ trưởng, hay như thống đốc. Điều mâu thuẫn là muốn có sáng kiến, muốn được người thông cảm, nhưng bản thân không cư xử chững chạc. Cử chỉ bên ngoài không chững chạc thì khó chững chạc tâm tư bên trong. Vì cũng là loài người, nên người không thấy được cái bên trong mà chỉ thấy điều biểu lộ ra bên ngoài.
f. Mình kính trọng mình khi mình không buột miệng nói những câu khiêm nhường giả tạo, thí dụ: “Tôi bất tài, làm không được đâu”. Tuy nói thế nhưng nếu người khác không trao việc cho mình làm, thì mình uất ức, lên án rằng người thiếu tế nhị, “Tôi nói thế vì lịch sự. Họ phải biết tôi chứ. Tại sao không tin tưởng tôi?” Nhưng để biết ông, thì cần chú ý nghe ông và tin rằng ông nói thật. Vậy sự thật là miệng ông nhận mình bất tài, ông không có khả năng làm việc đang bàn thảo. Khi ông lường gạt mình và lường gạt người khác là ông tự mâu thuẫn, là ông thiếu kính trọng bản thân mình.
Kính trọng mình là trọng điều mình nói. Nói chững chạc đàng hoàng. Nói ngay thẳng, “Có thời nói có, không thời nói không; thêm điều đặt truyện là bởi lòng tà mà ra” (Mt 5:37). Không cần nói tất cả sự thật một lúc, nhưng điều gì đã nói là đúng sự thật. Ngày mới cưới, Niệm-Anh không tin lời Suy vì có lúc Suy nói thật, có lúc Suy nói dối. Chàng tạo ra tai hại cho mình vì chàng làm Niệm-Anh hoang mang, không biết lúc nào chồng nói thật, lúc nào nói dối. Ai cũng ghét cảnh mình bị nghi ngờ, không được tin tưởng, nhưng mình lại nói năng, cư xử để người khác nghi ngờ, không tin tưởng mình. Nghi ngờ và thiếu tin tưởng là kẻ thù số một phá hoại yêu thương cảm thông.
- Những việc phối hợp.
g. So sánh mình với người, để thấy mình may mắn hơn người. Đó là cách thực tế để nuôi hy vọng trong lúc khó khăn, để tiếp tục tâm niệm “Càng khó càng hay”. Nếu Suy chán nản vì bị đau lưng ư? Hãy so sánh hiện tại đau lưng với thời gian Suy nằm liệt giường trong nhà thương vì lủi vào xe vận tải, hay so sánh với những người Suy trông thấy nằm trong bệnh viện đã 20 năm vì tê liệt! Nếu xuống tinh thần vì trí nhớ kém ư? Hãy nghĩ tới những người bị bệnh mất trí nhớ, vừa ăn no mà cứ kêu là con cháu bỏ đói. Khi thông cảm đau khổ của người khác sẽ thấy mình bớt khổ, sẽ cho mình cơ hội ấp ủ vươn lên.
h. Thời gian là yếu tố then chốt để ấp ủ viễn tượng, để nuôi dưỡng hoài bão. Xin viết tiếp về chữ “lì” theo thời gian: Tình yêu sét đánh là tình yêu mau tàn. Không có cảm thông trong bồng bột, chưa dứt lời đã bội hứa. Lì có phương pháp là gan gì. Gan lì chỉ khác với lì lợm ở chỗ lì lợm là lạm dụng người, còn gan lì là phấn chấn đến cùng để yêu thương người, để mang lại cảm thông cho người. Lì là làm đi làm lại một việc nhiều lần. Làm tới mức người khác nhàm chán mà mình vốn thích thú như làm lần đầu. Lì là càng gặp khó khăn càng thục mạng làm tiếp. Thục mạng nhưng không liều lĩnh vì làm trong suy niệm nguyện xin. Niệm-Anh càng bị Suy hững hờ, càng nấu cơm ngon cho chàng ăn. Cơm ngon một ngày, cơm ngon trọn tháng, cơm ngon mấy năm liền, cơm ngon cho đến ngày nằm lì trong nhà thương. Thân xác Suy càng bị thương, Niệm-Anh càng hết lòng thương. Nhờ Niệm-Anh biết lì, biết chịu nhục với thời gian mà thời gian trở thành liều thuốc chữa vết thương tâm lý hững hờ của Suy.
Tư tưởng “lì” đến trong ý nghĩ, việc làm, và trong thời gian chịu đựng hiểu lầm chỉ trích, là nhờ người viết thảo luận với ông N.V.N. Ông N. dáng vẻ chững chạc “tỉnh bơ”. Đa số gọi ông bà Nh. là “anh chị”, tuy “anh” từng là tổng thơ ký quốc hội, là thượng nghị sĩ. Nhưng anh không tự đắc nhắc tới quá khứ. Trái lại anh hiền hoà mà hăng say sống chết cho việc anh chị đang làm. Làm gì? Làm những việc âm thầm bé nhỏ, nhỏ đến nỗi anh chị vui mừng được gọi là “hồn nhỏ”. Làm nhỏ nhưng làm kiên tâm nhẫn nại. Làm trong thời gian lâu dài, từ năm này qua năm khác. Người viết hay nói chuyện với “anh chị Nh.” để thêm ý chí kiên tâm. Có lần anh tỏ lộ: “Khi xưa làm chính trị phải lì một, thì nay phải lì ba trong lúc làm việc tông đồ, trong lúc giúp người mà phải biết ơn như người giúp mình”. Lì đây chính là “trơ gan cùng tuế nguyệt” theo tâm trạng của vua Lê Thánh Tôn hay của cụ Nguyễn Công Trứ.
i. Niềm tin là máu huyết để nuôi hy vọng.
Niềm tin biến người dại khờ thành người vững chí khôn ngoan.
Niềm tin chuyển bại thành thắng.
Niềm tin mang lại nhẫn nhục can trường.
Niềm tin hàn gắn đổ vỡ đau thương.
Khó đi tới sáng kiến cảm thông nếu không có niềm tin sống động linh thiêng.
Niềm tin cho Niệm-Anh được thấy những giọt nước mắt ăn năn qua bao năm tháng nhọc nhằn nơi người chồng trìu mến.
Những lúc Suy vui chúng bạn bỏ nhà, những lúc con đau rã rời trên tay, những lúc choáng váng mặt mày, từng giây phút trong đời sống vui buồn,
Niệm-Anh vượt qua đau khổ lệ tuôn là nhờ vững niềm tin vào Tình Chúa Vô Biên, vào Lòng Mẹ Nhân Từ, vào Tổ Tiên Cầu Bầu.
Niềm tin hàn gắn căng thẳng bất đồng.
Niềm tin trả lại trìu mến cảm thông.
Niềm tin dẫn chiên lạc trở lại đàn.
Mất niềm tin là thất vọng một đời, thất vọng đời đời.
Còn niềm tin là còn sức sống, sống một đời, sống đời đời.
Có bốn giai đoạn trên đường sáng kiến cảm thông, nhưng giai đoạn ấp ủ (incubation) là quan trọng nhất. Không có viễn tượng lâu dài (vision), không kiên tâm bền chí (endurance), không nuôi hoài bão (cherishing dream) thì không có sáng kiến cảm thông (being creative).
2. Thao Thức Tìm Tòi.
Nghiên cứu là thao thức tìm tòi. Niệm-Anh bản tính hiền lành, ít chạy ngược xuôi. Nhưng “ở đâu có tình yêu, ở đó có đường đi”. Niệm-Anh trở thành nhạy cảm lanh trí, lật ngược lật xuôi không phải vì nghi ngờ ích kỷ, lồng lộn ghen tương, mà vì nàng thao thức thương chồng. Những đêm Suy bất thần lái xe rakhỏi nhà là những đêm Niệm-Anh trằn trọc không ngủ. Còn những đêm biết Suy ham chơi, thích thụt bida với bạn nhiều hơn thích ở nhà với vợ con, Niệm-Anh tuy không vui nhưng vốn bình tĩnh khoan thai, vốn ngon giấc đẫy đà. Ngon giấc để thêm sáng suốt, để vận dụng mọi khả năng hấp dẫn Suy trở về với tình thương làm chồng làm cha.
Thao thức là tai lắng nghe, mắt nhìn chú ý, tay lật ngược xuôi, toàn thân nhạy cảm quan sát, lý trí tổng hợp các việc xảy ra. Rồi tìm hiểu nguyên nhân sự kiện, đặt giả thiết, đưa sáng kiến giải quyết vấn đề. Thao thức là “thua keo này bày keo khác”. Thao thức là không bỏ cuộc, như Niệm-Anh không nghĩ tới ly dị, như bậc chân tu không nghĩ tới xuất tu.
Nhà buôn thất bại không nguyên vì tính toán sai lầm, mà còn vì khách hàng thấy tiệm không vững chắc, không thao thức tìm ra hàng tốt giá hạ, không nhẫn nhục chỉ dẫn để người bán hàng niềm nở ân cần. Nếu các người phục dịch trong tiệm lắng nghe chú ý tới khách, dần dần khách sẽ lắng nghe chú ý tới tiệm, loan truyền tiếng khen. Khi khách tín nhiệm, họ sẽ gây uy tín cho tiệm. Chủ tiệm vừa khôn vừa ngoan là chủ tiệm băn khoăn, tìm sáng kiến làm hài lòng khách. Khi thao thức, khi tìm tòi sáng kiến để làm hài lòng người, thì lòng mọi người an vui, vì đôi bên chú ý lắng nghe nhau. Người thành công không phải là người hay thay đổi, mà là người kiên tâm, người “càng khó càng hay”. Mẹ Têrêxa, thánh Gandi, vợ chồng Suy và Niệm-Anh, cũng như hàng triệu người đang hàn gắn hiểu lầm, đang xoa dịu đau đớn, những người này gầy dựng được chút gì an vui, tất cả đều nhờ kiên tâm, đều trải qua những khó khăn mà không thất vọng nản chí. Không có khó khăn thì không có thao thức. Không thao thức tìm tòi thì không có sáng kiến.
3. “Cứ làm!”
Niệm-Anh cứ vào thăm Suy mặc dầu lúc vừa bị thương Suy còn nhiều tự ái, vừa quanh co vừa ngại ngùng. Anh Thao cứ nói đi nói lại với Suy mặc dầu có lúc Suy uất ức chửi thề với Thao. Sau tai nạn đụng xe lớn lao mà nguyên do là bình sữa cỏn con, Suy chuyển từ trái tim chai đá thành trái tim mới, tinh thần mới là nhờ những việc làm cụ thể của vợ thủy chung và của bạn hiền.
Sau giai đoạn Ấp ủ và Thao thức Tìm tòi, thì giai đoạn thứ ba là bắt tay vào làm. Cần biết thận trọng, nhưng quá thận trọng là tai hại. Phải tránh “nhắm mắt làm liều” thế nào, thì cũng phải tránh quá thận trọng như thế. Cả hai đều là thái cực.
Chị Tuyển 46 tuổi, vừa lấy chồng được 9 tháng. Nhiều thanh niên theo đuổi chị từ khi lên 16. Trong 30 năm, chị đính hôn với 9 người, nhưng đều bỏ nhau hoặc vì người đó rút lui, hoặc chị chê người này thật thà nhưng nói năng ấp úng, người kia có việc làm tốt nhưng chân đi vòng kiềng, người khác “tạm được” nhưng quá đông em, v.v. Chị muốn chồng vẹn toàn chín nút nên chị rơi vào nút xui thứ mười. Đúng ra, chị tự làm cho mình xui xẻo khi chị quá kén chọn. Người chồng hiện tại là người thứ mười. Chưa đầy một năm sau ngày cưới, chị than thở với mẹ là “Con dại quá. Giá đừng lấy anh này thì hơn, vì anh ta không biết toan tính tương lai. Con bồng bột, nghĩ mình đã già nên tưởng miễn có chồng thì thôi, nhưng bây giờ mới rõ anh ta hỏng cả nết lẫn người”.
Thật ra chị Tuyển đã quen anh hơn 5 năm, đã thử thách anh bằng cách giả vờ đi lại với mấy người đàn ông khác xem anh còn theo đuổi mình hay không. Có lần chị hỏi khéo để anh phải đưa tất cả tiền bạc cho chị mặc dầu chưa cưới. Chị nói rằng chị thích có con, nhưng con nào chào đời cho người đàn bà 46 mới cưới, lại còn than rằng mình cưới vội vã?
Người muốn không còn một sai lỗi nào trong việc làm là người rơi vào điều sai lỗi tai hại nhất. Đó là sai lỗi vì mù loà không nhận mình là người, tức là không nhận mình có giới hạn, còn sai lỗi. Nếu không nhận lỗi mà thực tế còn lệch lạc, còn hư hỏng, thì kiêu ngạo tự ái sẽ thúc đẩy người đó chạy lỗi bằng cách đổ lỗi, lên án người khác.
Một người di cư từ 1975. Người đó nói rằng: “Tôi khinh những đứa nói tiếng Anh bập bẹ mà cũng xum xoe nói liên hồi. Tôi không làm như thế kẻo Mỹ họ chê mình quê mùa. Tôi sẽ học thật giỏi đê nói ra là lưu loát liền”. Người này ở Mỹ gần 20 năm mà đi bác sĩ vốn phải nhờ người đi kèm để thông dịch!
Muốn người mỉm cười thông cảm với mình, thì mình hãy mỉm cười thông cảm với người. Lúc này anh Suy tận tình săn sóc Niệm-Anh vì nàng săn sóc chồng mà không tính toán so đo.
- Mỗi lúc làm một việc hay một phần, sau khi đã chia công việc thành nhiều phần. Nếu cần thì cất hẳn những phần chưa làm qua một bên. Làm hết phần này rồi mới lấy phần khác ra. Có người bày hai, ba việc trước mặt, để nếu chán làm việc này thì làm việc kia. Cách này có thể tốt, nhưng thường nguy hiểm vì dễ buông xuôi, không việc nào hoàn tất.
- Làm phần khó trước, rồi sẽ làm những phần dễ hơn. Cách này giúp mình càng làm càng phấn khởi, vì thấy việc xong dần, và thấy càng làm càng thoải mái dễ dàng. Có người lý luận làm phần dễ trước để “lấy hứng”. Tuy đôi khi thêm hứng, nhưng thường dễ cụt hứng.
- Làm việc nhỏ trước, việc lớn sau. Chị Niệm-Anh nấu thử ít súp măng cua cho chồng ăn trước để lấy kinh nghiệm, rồi nấu nhiều cho cả gia tộc ăn sau. Làm si măng trên lối đi ngoài vườn trước, nhờ vậy láng nền si măng trong nhà đẹp hơn. Nhận làm thơ ký trước, rồi được bầu làm chủ tịch sau. Nói nhỏ nhẹ về tiền mua ghế trước, rồi nói tới mua thêm tủ chè sau. Mong bố chấp thuận cho con dẫn bạn về nhà trước, rồi sẽ che chở, để con được cưới xin sau, v.v. Biết học hỏi qua kinh nghiệm là biết chuẩn bị cho những sáng kiến tốt đẹp trong tương lai.
4. Kiểm Thảo.
Kiểm điểm là dành thời giờ ngồi xuống, trầm tĩnh nhìn lại việc gì xảy ra sáng nay? Lúc trước đây? Trong buổi họp, câu nói nào chín chắn? Tại sao người ngồi đối diện lại ngoảnh mặt đi? Mình làm điều gì đúng? Điều gì sai? Nếu ngày mai có dịp gặp mặt lại, sẽ nói vui vẻ, hay nên yên lặng để đôi bên khỏi ngượng?
Không kiểm điểm là không tiến triển. Hãng kỹ nghệ cần kiểm điểm bằng cách ban giám đốc họp thường xuyên. Nhà tu cần kiểm điểm qua xét mình hàng ngày. Kiểm điểm là bình tĩnh nhận ra điều đúng và điều sai, rút ưu khuyết điểm. Việc này nói dễ, làm khó, khó lắm, nhất là khi làm trong gia đình, trong hội đoàn.
Về phía người nhận phê bình, tuy miệng nói không cần khen, nhưng nếu bị chê, sẽ mất mặt, chạm tự ái; sẽ không ngủ chung giường với chồng; sẽ đi sòng bài chứ không đem tiền lương về cho vợ; sẽ lấy cớ từ chức để làm cho đoàn thể bị lúng túng.
Về phía người phê bình, tuy nói rằng xây dựng, nhưng khen ít chê nhiều. Tuy mình nói đúng nhưng tiêu cực, nên làm người khác đau đớn, chán nản. Phê bình mà không biết mục đích phê bình để đạt điều tốt đẹp nào: Phê bình để ích lợi cho người hay để dìm người xuống? Để thoả mãn tính khoe khoang, hay để trả thù? Xây dựng trá hình này tăng thêm uất ức, cắt đứt thương yêu cảm thông. Người bị chỉ trích sẽ bào chữa bằng cách bới móc lỡ lầm của người đang phê bình. Phê bình lại việc phê bình là căn nguyên hận thù trả đũa. Ngoài ra, tính ích kỷ có thể thúc đẩy mình nịnh hót, bưng bít để thủ lợi. Nếu không quen tự kiểm điểm, nếu ít ngồi trầm ngâm tự xét mình, thì đó là triệu chứng của người chỉ trích nhiều hơn xây dựng, chia rẽ nhiều hơn cảm thông, nịnh hót nhiều hơn ngay thẳng, và ích kỷ nhiều hơn bác ái.
Phải kiểm điểm. Biết kiểm điểm trong xây dựng thương yêu, đó là nhân đức!
Lm. Phêrô Chu Quang Minh