Dan Lee
05-21-2008, 10:15 PM
TIN TƯỞNG NƠI THIÊN CHÚA QUAN PHÒNG
Chị Margherita thuộc Phong Trào Chiêm Niệm Truyền Giáo sống theo tinh thần Linh Mục Chân Phúc Charles de Foucauld (1858-1916), Tiểu Đệ Đức Chúa GIÊSU.
Phong trào thành hình ngày 7-10-1951 tại Cuneo ở miền Piemonte (Tây Bắc Ý). Phong trào do Cha Andrea Gasparino - người Ý - đề xướng có mục đích chăm sóc các trẻ em nghèo, mồ côi, bụi đời quy tụ trong các làng thiếu niên. Theo tên gọi, phong trào đặt nền tảng trên sự cầu nguyện và dấn thân phục vụ giới trẻ. Phong trào đã thành lập nhiều huynh đoàn rải rác trên lục địa Phi châu và một số nước ở Á châu.
Sau đây là chứng từ về lòng tin tưởng nơi THIÊN CHÚA Quan Phòng, qua sự trợ giúp của Đức Trinh Nữ Rất Thánh MARIA. Chứng từ do Chị Margherita kể lại. Chị làm việc truyền giáo tại lục địa Phi Châu.
Từ ít lâu nay, lòng tôi chĩu nặng mối cảm thương. Ngày ngày tôi chứng kiến cảnh một gia đình gồm chồng mù, vợ tê bại, sống vất-vơ vất-vưởng không cửa không nhà. Tôi đau đớn lắm, nhưng không biết làm thế nào để giúp đỡ họ. Đào đâu cho ra tiền để xây cho họ một nơi trú ngụ, dù chỉ gồm bốn bức tường và một mái nhà??? Bỗng một ngày, tôi nảy ra ý định làm cuộc giao kèo với Đức Mẹ MARIA. Tôi thưa với Đức Mẹ:
- Lạy Mẹ yêu dấu của con, nếu nội trong 8 ngày, con nhận được món quà tặng, con sẽ lập tức xây một mái nhà cho gia đình khốn khổ này!
Một buổi chiều, tôi chuẩn bị đưa một thiếu nữ trong làng đến nhà thương. Vào chính lúc ấy, một Linh Mục dòng Tên đến thăm cứ điểm truyền giáo của chúng tôi. Ngài ân cần thăm hỏi về công việc tông đồ. Sau một hồi lắng nghe tôi kể chuyện, ngài rút ra một phong bì đưa tôi và nói:
- Một tập sinh dòng Tên người Hòa Lan gởi cho tôi số tiền này để giúp người nghèo. Tôi nghĩ rằng, những người nghèo hiện đang có mặt tại đây. Chị hãy cầm lấy và phân chia cho người nghèo tùy ý Chị!
Giơ hai tay cầm lấy phong bì, lòng tôi dâng lên niềm cảm tạ tha thiết. Trăm ngàn ý tưởng diễn ra trong đầu. Tuy nhiên, tôi không vội vàng mở ra ngay. Tôi đem phong bì đặt dưới bức tượng Đức Mẹ và tự hứa sẽ chỉ mở ra sau khi ở nhà thương về.
Suốt ngày hôm đó, tôi miên man với ý nghĩ:
- Đức Mẹ đã nhận ký giao kèo với mình rồi! Vậy bây giờ, mình phải làm gì? Phải làm gì đây?
Giữ lời hứa, tối hôm ấy, tôi cẩn thận mở phong bì ra xem. Trong phong bì, có đủ số tiền để xây một căn nhà nho nhỏ bằng gạch.
Tôi huy động ngay một số thanh niên thiếu nữ trong làng. Chúng tôi bắt tay vào công cuộc xây cất. Chúng tôi chọn một mảnh đất bỏ hoang và khởi công liền. Cùng hợp tác với chúng tôi có một tín hữu tin lành. Bác làm việc cho chúng tôi với một đồng lương tượng trưng.
Vài ngày sau, trong lúc tôi nói chuyện với một phụ nữ trong làng về những người sống lang thang không nhà không cửa, có một người đàn ông đứng cạnh đó theo dõi câu chuyện của chúng tôi. Khi hiểu rõ vấn đề, ông đề nghị dâng cúng ngay cho chúng tôi một xe cam-nhông gạch. Tôi vừa vui mừng vừa lúng túng, bởi lẽ, tôi không hề có dự án xây cất nhà cửa cho người nghèo! Nhưng, Chúa Quan Phòng đã giục lòng người giàu hảo tâm giúp đỡ, chúng tôi phải tiếp nhận tất cả của dâng cúng để mưu ích cho nhiều người.
Chúng tôi đo lại đất đai, tính toán tiền bạc, mướn thợ xây cất. Sau cùng, không phải một căn nhà mà là 5 căn nhà được thành hình cho người nghèo có chỗ trú ngụ.
Năm sau đó, 5 căn nhà trở thành 12 căn nhà. Cặp vợ chồng nghèo đầu tiên giờ trở thành khoảng 40 người nghèo gồm: các bà độc thân, các cụ già, các bà góa với con thơ, người phong cùi và người tàn tật. Đó là ngôi làng Bác Ái đầu tiên xuất hiện bên cạnh huynh đoàn của chúng tôi. Ngôi làng sinh sống hoàn toàn nhờ sự trợ giúp của những tấm lòng vàng và nhất là, nhờ sự yêu thương của THIÊN CHÚA Quan Phòng, qua lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Rất Thánh MARIA.
Nơi cứ điểm truyền giáo có một phụ nữ Công Giáo đạo đức thường mang đến cho chúng tôi kẹo bánh để phân phát cho các trẻ em nghèo. Từ đó chúng tôi âu yếm tặng bà biệt hiệu ”Bà Bánh Kẹo”.
Mỗi lần đến huynh đoàn, bà chứng kiến cảnh trẻ em và người già, ngồi bệt dưới đất, dọc theo con đường dẫn đến huynh đoàn. Một hôm bà hỏi chúng tôi:
- Những người này họ ngồi đợi gì thế?
Chúng tôi trả lời:
- Đợi chúng tôi phân phát thực phẩm!
Và sự thật là như thế. Từ hai năm trước đó, chúng tôi thường xuyên nhận ”viện trợ Hoa Kỳ”. Viện trợ này giúp chúng tôi nuôi sống trẻ em, người già và những người nghèo khổ nhất. Bỗng một hôm, người phụ trách việc phân phát đồ cứu trợ báo tin cho biết là tổ chức ”Cứu trợ Hoa Kỳ” quyết định không gởi thực phẩm cho chúng tôi nữa.
Tin này đến với chúng tôi như ”cú sét”! Tìm đâu ra tiền để nuôi sống bao nhiêu mạng người? Viễn tượng đen tối này xé nát ruột gan chúng tôi. Nơi kho thực phẩm, chúng tôi chỉ còn vỏn vẹn hai bao thực phẩm. Trong những ngày tới đây, chúng tôi bị bó buộc phải đóng cửa, không tiếp nhận ai đến xin thức ăn nơi cứ điểm truyền giáo nữa! Những ngày đó, khi quì trong nhà thờ cầu nguyện hoặc viếng Mình Thánh Chúa, tâm trí tôi cứ bị chi phối bởi cảnh tượng đói khổ của người nghèo.
Chính trong thời gian ấy, người phụ nữ đạo đức ”Bà Bánh Kẹo” bất ngờ đến thăm cứ điểm truyền giáo. Bà cũng chứng kiến cảnh tượng quen thuộc: những đứa trẻ ốm o và những người già cả gầy còm ngồi bệt dưới đất và. . chờ đợi! Nhưng lần này, các khuôn mặt chờ đợi lộ vẽ buồn bã và âu lo hơn. Bà thắc mắc hỏi cho biết lý do. Chúng tôi trình bày thảm cảnh thiếu lương thực. Nghe xong, bà động lòng trắc ẩn và hứa sẽ vận động sự cứu trợ nơi các đồng nghiệp của bà.
Một thời gian ngắn sau đó, đồ cứu trợ đến thường xuyên với chúng tôi, như một phép lạ hóa bánh ra nhiều, khiến mỗi ngày chúng tôi có thể nuôi sống 250 người nghèo gồm trẻ em và người già cả.
... Đức Chúa GIÊSU cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên Trời, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra, trao cho môn đệ. Và môn đệ trao cho dân chúng. Ai nấy đều ăn và được no nê. Những mẩu bánh còn thừa, người ta thu lại được mười hai giỏ đầy. Số người ăn có tới năm ngàn đàn ông, không kể đàn bà và trẻ con (Matthêu 14,19-21).
(”L'impossibile è possibile”, Edizione ”Città dei Ragazzi”, 1990, trang 165-166)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Chị Margherita thuộc Phong Trào Chiêm Niệm Truyền Giáo sống theo tinh thần Linh Mục Chân Phúc Charles de Foucauld (1858-1916), Tiểu Đệ Đức Chúa GIÊSU.
Phong trào thành hình ngày 7-10-1951 tại Cuneo ở miền Piemonte (Tây Bắc Ý). Phong trào do Cha Andrea Gasparino - người Ý - đề xướng có mục đích chăm sóc các trẻ em nghèo, mồ côi, bụi đời quy tụ trong các làng thiếu niên. Theo tên gọi, phong trào đặt nền tảng trên sự cầu nguyện và dấn thân phục vụ giới trẻ. Phong trào đã thành lập nhiều huynh đoàn rải rác trên lục địa Phi châu và một số nước ở Á châu.
Sau đây là chứng từ về lòng tin tưởng nơi THIÊN CHÚA Quan Phòng, qua sự trợ giúp của Đức Trinh Nữ Rất Thánh MARIA. Chứng từ do Chị Margherita kể lại. Chị làm việc truyền giáo tại lục địa Phi Châu.
Từ ít lâu nay, lòng tôi chĩu nặng mối cảm thương. Ngày ngày tôi chứng kiến cảnh một gia đình gồm chồng mù, vợ tê bại, sống vất-vơ vất-vưởng không cửa không nhà. Tôi đau đớn lắm, nhưng không biết làm thế nào để giúp đỡ họ. Đào đâu cho ra tiền để xây cho họ một nơi trú ngụ, dù chỉ gồm bốn bức tường và một mái nhà??? Bỗng một ngày, tôi nảy ra ý định làm cuộc giao kèo với Đức Mẹ MARIA. Tôi thưa với Đức Mẹ:
- Lạy Mẹ yêu dấu của con, nếu nội trong 8 ngày, con nhận được món quà tặng, con sẽ lập tức xây một mái nhà cho gia đình khốn khổ này!
Một buổi chiều, tôi chuẩn bị đưa một thiếu nữ trong làng đến nhà thương. Vào chính lúc ấy, một Linh Mục dòng Tên đến thăm cứ điểm truyền giáo của chúng tôi. Ngài ân cần thăm hỏi về công việc tông đồ. Sau một hồi lắng nghe tôi kể chuyện, ngài rút ra một phong bì đưa tôi và nói:
- Một tập sinh dòng Tên người Hòa Lan gởi cho tôi số tiền này để giúp người nghèo. Tôi nghĩ rằng, những người nghèo hiện đang có mặt tại đây. Chị hãy cầm lấy và phân chia cho người nghèo tùy ý Chị!
Giơ hai tay cầm lấy phong bì, lòng tôi dâng lên niềm cảm tạ tha thiết. Trăm ngàn ý tưởng diễn ra trong đầu. Tuy nhiên, tôi không vội vàng mở ra ngay. Tôi đem phong bì đặt dưới bức tượng Đức Mẹ và tự hứa sẽ chỉ mở ra sau khi ở nhà thương về.
Suốt ngày hôm đó, tôi miên man với ý nghĩ:
- Đức Mẹ đã nhận ký giao kèo với mình rồi! Vậy bây giờ, mình phải làm gì? Phải làm gì đây?
Giữ lời hứa, tối hôm ấy, tôi cẩn thận mở phong bì ra xem. Trong phong bì, có đủ số tiền để xây một căn nhà nho nhỏ bằng gạch.
Tôi huy động ngay một số thanh niên thiếu nữ trong làng. Chúng tôi bắt tay vào công cuộc xây cất. Chúng tôi chọn một mảnh đất bỏ hoang và khởi công liền. Cùng hợp tác với chúng tôi có một tín hữu tin lành. Bác làm việc cho chúng tôi với một đồng lương tượng trưng.
Vài ngày sau, trong lúc tôi nói chuyện với một phụ nữ trong làng về những người sống lang thang không nhà không cửa, có một người đàn ông đứng cạnh đó theo dõi câu chuyện của chúng tôi. Khi hiểu rõ vấn đề, ông đề nghị dâng cúng ngay cho chúng tôi một xe cam-nhông gạch. Tôi vừa vui mừng vừa lúng túng, bởi lẽ, tôi không hề có dự án xây cất nhà cửa cho người nghèo! Nhưng, Chúa Quan Phòng đã giục lòng người giàu hảo tâm giúp đỡ, chúng tôi phải tiếp nhận tất cả của dâng cúng để mưu ích cho nhiều người.
Chúng tôi đo lại đất đai, tính toán tiền bạc, mướn thợ xây cất. Sau cùng, không phải một căn nhà mà là 5 căn nhà được thành hình cho người nghèo có chỗ trú ngụ.
Năm sau đó, 5 căn nhà trở thành 12 căn nhà. Cặp vợ chồng nghèo đầu tiên giờ trở thành khoảng 40 người nghèo gồm: các bà độc thân, các cụ già, các bà góa với con thơ, người phong cùi và người tàn tật. Đó là ngôi làng Bác Ái đầu tiên xuất hiện bên cạnh huynh đoàn của chúng tôi. Ngôi làng sinh sống hoàn toàn nhờ sự trợ giúp của những tấm lòng vàng và nhất là, nhờ sự yêu thương của THIÊN CHÚA Quan Phòng, qua lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Rất Thánh MARIA.
Nơi cứ điểm truyền giáo có một phụ nữ Công Giáo đạo đức thường mang đến cho chúng tôi kẹo bánh để phân phát cho các trẻ em nghèo. Từ đó chúng tôi âu yếm tặng bà biệt hiệu ”Bà Bánh Kẹo”.
Mỗi lần đến huynh đoàn, bà chứng kiến cảnh trẻ em và người già, ngồi bệt dưới đất, dọc theo con đường dẫn đến huynh đoàn. Một hôm bà hỏi chúng tôi:
- Những người này họ ngồi đợi gì thế?
Chúng tôi trả lời:
- Đợi chúng tôi phân phát thực phẩm!
Và sự thật là như thế. Từ hai năm trước đó, chúng tôi thường xuyên nhận ”viện trợ Hoa Kỳ”. Viện trợ này giúp chúng tôi nuôi sống trẻ em, người già và những người nghèo khổ nhất. Bỗng một hôm, người phụ trách việc phân phát đồ cứu trợ báo tin cho biết là tổ chức ”Cứu trợ Hoa Kỳ” quyết định không gởi thực phẩm cho chúng tôi nữa.
Tin này đến với chúng tôi như ”cú sét”! Tìm đâu ra tiền để nuôi sống bao nhiêu mạng người? Viễn tượng đen tối này xé nát ruột gan chúng tôi. Nơi kho thực phẩm, chúng tôi chỉ còn vỏn vẹn hai bao thực phẩm. Trong những ngày tới đây, chúng tôi bị bó buộc phải đóng cửa, không tiếp nhận ai đến xin thức ăn nơi cứ điểm truyền giáo nữa! Những ngày đó, khi quì trong nhà thờ cầu nguyện hoặc viếng Mình Thánh Chúa, tâm trí tôi cứ bị chi phối bởi cảnh tượng đói khổ của người nghèo.
Chính trong thời gian ấy, người phụ nữ đạo đức ”Bà Bánh Kẹo” bất ngờ đến thăm cứ điểm truyền giáo. Bà cũng chứng kiến cảnh tượng quen thuộc: những đứa trẻ ốm o và những người già cả gầy còm ngồi bệt dưới đất và. . chờ đợi! Nhưng lần này, các khuôn mặt chờ đợi lộ vẽ buồn bã và âu lo hơn. Bà thắc mắc hỏi cho biết lý do. Chúng tôi trình bày thảm cảnh thiếu lương thực. Nghe xong, bà động lòng trắc ẩn và hứa sẽ vận động sự cứu trợ nơi các đồng nghiệp của bà.
Một thời gian ngắn sau đó, đồ cứu trợ đến thường xuyên với chúng tôi, như một phép lạ hóa bánh ra nhiều, khiến mỗi ngày chúng tôi có thể nuôi sống 250 người nghèo gồm trẻ em và người già cả.
... Đức Chúa GIÊSU cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên Trời, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra, trao cho môn đệ. Và môn đệ trao cho dân chúng. Ai nấy đều ăn và được no nê. Những mẩu bánh còn thừa, người ta thu lại được mười hai giỏ đầy. Số người ăn có tới năm ngàn đàn ông, không kể đàn bà và trẻ con (Matthêu 14,19-21).
(”L'impossibile è possibile”, Edizione ”Città dei Ragazzi”, 1990, trang 165-166)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt