Dan Lee
05-30-2008, 09:42 PM
Nguồn ơn cứu chuộc
Trong đời sống đức tin đạo Công giáo có ba lễ chính mừng kính mầu nhiệm ơn cứu chuộc của Chúa: lễ Chúa Giêsu Giáng sinh làm người, lễ Chúa Giêsu Sống lại và lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống.
Ba ngày lễ trọng này là trung tâm của mầu nhiệm đức tin, mà từ hơn hai nghìn năm nay Giáo Hội Công giáo luôn mừng kính, để nhắc người tín hữu nhớ đến nguồn đức tin chân thật, cùng làm nền tảng cho những lễ mừng kính khác trong năm phụng vụ của Giáo Hội.
Ngoài ba lễ chính mừng kính trọng thể mầu nhiệm ơn cứu chuộc của Chúa, còn có những ngày lễ trọng khác mừng kính diễn tả sức sinh động của mầu nhiệm ơn cứu chuộc nữa. Đó là các ngày lễ kính Mình Máu Thánh Chúa Giêsu, lễ Chúa Kytô là vua vũ trụ, lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Lễ mừng Thánh tâm Chúa Giêsu
Ngày lễ kính Thánh tâm Chúa Giêsu được thiết lập trong lịch phụng vụ của Giáo Hội dưới thời đức Giáo hoàng Piô IX.năm 1856.
Lễ kính Thánh tâm Chúa Giêsu có nền tảng nguồn gốc từ con đường linh đạo lòng sùng kính Thánh tâm Chúa Giêsu thời Trung Cổ của các Thánh như Gioan Eudes, Heinrich Seuse, nhất là của Thánh nữ Magaretta Maria Alacoque bên Pháp (1689).
Những vị Thánh này đã suy ngắm, cảm nhận ra bằng con mắt đức tin hình ảnh trái tim Chúa Giêsu bị đâm xuyên qua cạnh sườn lúc Ngài bị treo trên Thánh giá, là dấu chỉ sự hy sinh dấn thân của Chúa Giêsu cho ơn cứu chuộc con người.
Lễ mừng kính này được Giáo Hội ấn định vào ngày thứ sáu thứ ba sau lễ mừng kính Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống, hay một tuần sau lễ kính Mình Máu Thánh Chúa Giêsu. Năm nay, lễ mừng vào ngày thứ sáu 30.05.2008.
Ý nghĩa đạo đức thần học
Theo tục lệ người Do Thái, được ghi chép trong sách Đệ Nhị Luật (21,22 …): người bị kết án tử hình không được treo xác qua đêm trên mặt đất, nhưng phải chôn xác họ ngay trong ngày hôm đó.
Ngày Chúa Giêsu Kitô bị kết án đóng đinh trên thập gía là ngày thứ sáu, chiều áp lễ ngày Sabát, một ngày lễ trọng của người Do Thái. Căn cứ theo luật lệ trong xã hội và đạo giáo thời đó, họ đến xem Chúa Giêsu đã chết chưa để còn cho hạ xác xuống. Dù thấy Chúa Giêsu đã chết, nhưng để kiểm soát cho chắc chắc, một anh lính lấy đòng giáo đâm vào cạnh sườn bên trái của Chúa Giêsu. Từ vết thương mở ra đó nước và máu trong trái tim chảy tuôn xuống, một dấu hiệu chắc chắn Chúa Giêsu đã qua đời rồi.
Dòng nước và máu chảy đổ xuống tuôn ra từ trái tim Chúa xưa nay đã là nguồn cảm nhận cho những suy niệm đạo đức. Ngày từ thời Giáo Hội sơ khai lúc ban đầu, người ta đã tin tưởng nhận ra trong những dấu chỉ này hình ảnh của Bí tích Rửa tội và Mình Máu Thánh Chúa, có nguồn gốc từ sự chết của Chúa Giêsu.
Thánh Gioan Tông đồ của Chúa, người đã cùng với Đức Mẹ Maria đứng dưới chân Thánh gía Chúa lúc Chúa bị đóng đinh và tắt thở, cùng hạ xác Chúa xuống, và sau này cũng là người viết Phúc âm thuật lại cảnh tượng này, đã không chỉ thuật lại sự việc nhìn xem tận mắt như nhân chứng, nhưng Ông còn muốn dẫn người đọc tìm lần đến đức tin vào Chúa: Nước và máu từ trái tim Chúa Giêsu hy sinh chịu chết diễn tả hình ảnh dấu chỉ về ơn cứu chuộc.
Nước là hình ảnh dấu chỉ của Bí tích Rửa tội. Thánh Phaolô đã viết về điều này: „Anh em không biết rằng: khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Ki-tô Giê-su, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao? Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới.“ ( Roma 6,3-4)
Trong bữa tiệc ly Chúa Giêsu đã làm phép biến Tấm Bánh và chén rượu thành Mình và Máu Người làm lương thực cho đức tin người tín hữu Chúa: Người hiến mạng sống thân xác mình, cùng đổ máu ra cho con người.
Từ nơi trái tim dòng máu được gạn lọc bơm chuyền đi khắp cùng thân thể mang sức sống cho mọi cơ quan bắp thịt trong con người. Máu Chúa Giêsu tuôn chảy từ trái tim nói lên đầy đủ ý nghĩa Bí tích Thánh Thể là dòng sức sống cho đức tin tâm hồn con người.
*******************
Trên Thánh gía trước khi tắt thở, Chúa Giêsu đã kêu lớn tiếng: Mọi sự đã hoàn tất ( Ga 19,42).
Mọi sự đã hoàn tất trong Bí tích tình thương yêu. Từ trái tim Chúa Giêsu tuôn chảy dòng nước và máu nguồn sự sống ơn cứu chuộc tình yêu thương cho linh hồn con người.
LM. Nguyễn Ngọc Long
Trong đời sống đức tin đạo Công giáo có ba lễ chính mừng kính mầu nhiệm ơn cứu chuộc của Chúa: lễ Chúa Giêsu Giáng sinh làm người, lễ Chúa Giêsu Sống lại và lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống.
Ba ngày lễ trọng này là trung tâm của mầu nhiệm đức tin, mà từ hơn hai nghìn năm nay Giáo Hội Công giáo luôn mừng kính, để nhắc người tín hữu nhớ đến nguồn đức tin chân thật, cùng làm nền tảng cho những lễ mừng kính khác trong năm phụng vụ của Giáo Hội.
Ngoài ba lễ chính mừng kính trọng thể mầu nhiệm ơn cứu chuộc của Chúa, còn có những ngày lễ trọng khác mừng kính diễn tả sức sinh động của mầu nhiệm ơn cứu chuộc nữa. Đó là các ngày lễ kính Mình Máu Thánh Chúa Giêsu, lễ Chúa Kytô là vua vũ trụ, lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Lễ mừng Thánh tâm Chúa Giêsu
Ngày lễ kính Thánh tâm Chúa Giêsu được thiết lập trong lịch phụng vụ của Giáo Hội dưới thời đức Giáo hoàng Piô IX.năm 1856.
Lễ kính Thánh tâm Chúa Giêsu có nền tảng nguồn gốc từ con đường linh đạo lòng sùng kính Thánh tâm Chúa Giêsu thời Trung Cổ của các Thánh như Gioan Eudes, Heinrich Seuse, nhất là của Thánh nữ Magaretta Maria Alacoque bên Pháp (1689).
Những vị Thánh này đã suy ngắm, cảm nhận ra bằng con mắt đức tin hình ảnh trái tim Chúa Giêsu bị đâm xuyên qua cạnh sườn lúc Ngài bị treo trên Thánh giá, là dấu chỉ sự hy sinh dấn thân của Chúa Giêsu cho ơn cứu chuộc con người.
Lễ mừng kính này được Giáo Hội ấn định vào ngày thứ sáu thứ ba sau lễ mừng kính Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống, hay một tuần sau lễ kính Mình Máu Thánh Chúa Giêsu. Năm nay, lễ mừng vào ngày thứ sáu 30.05.2008.
Ý nghĩa đạo đức thần học
Theo tục lệ người Do Thái, được ghi chép trong sách Đệ Nhị Luật (21,22 …): người bị kết án tử hình không được treo xác qua đêm trên mặt đất, nhưng phải chôn xác họ ngay trong ngày hôm đó.
Ngày Chúa Giêsu Kitô bị kết án đóng đinh trên thập gía là ngày thứ sáu, chiều áp lễ ngày Sabát, một ngày lễ trọng của người Do Thái. Căn cứ theo luật lệ trong xã hội và đạo giáo thời đó, họ đến xem Chúa Giêsu đã chết chưa để còn cho hạ xác xuống. Dù thấy Chúa Giêsu đã chết, nhưng để kiểm soát cho chắc chắc, một anh lính lấy đòng giáo đâm vào cạnh sườn bên trái của Chúa Giêsu. Từ vết thương mở ra đó nước và máu trong trái tim chảy tuôn xuống, một dấu hiệu chắc chắn Chúa Giêsu đã qua đời rồi.
Dòng nước và máu chảy đổ xuống tuôn ra từ trái tim Chúa xưa nay đã là nguồn cảm nhận cho những suy niệm đạo đức. Ngày từ thời Giáo Hội sơ khai lúc ban đầu, người ta đã tin tưởng nhận ra trong những dấu chỉ này hình ảnh của Bí tích Rửa tội và Mình Máu Thánh Chúa, có nguồn gốc từ sự chết của Chúa Giêsu.
Thánh Gioan Tông đồ của Chúa, người đã cùng với Đức Mẹ Maria đứng dưới chân Thánh gía Chúa lúc Chúa bị đóng đinh và tắt thở, cùng hạ xác Chúa xuống, và sau này cũng là người viết Phúc âm thuật lại cảnh tượng này, đã không chỉ thuật lại sự việc nhìn xem tận mắt như nhân chứng, nhưng Ông còn muốn dẫn người đọc tìm lần đến đức tin vào Chúa: Nước và máu từ trái tim Chúa Giêsu hy sinh chịu chết diễn tả hình ảnh dấu chỉ về ơn cứu chuộc.
Nước là hình ảnh dấu chỉ của Bí tích Rửa tội. Thánh Phaolô đã viết về điều này: „Anh em không biết rằng: khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Ki-tô Giê-su, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao? Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới.“ ( Roma 6,3-4)
Trong bữa tiệc ly Chúa Giêsu đã làm phép biến Tấm Bánh và chén rượu thành Mình và Máu Người làm lương thực cho đức tin người tín hữu Chúa: Người hiến mạng sống thân xác mình, cùng đổ máu ra cho con người.
Từ nơi trái tim dòng máu được gạn lọc bơm chuyền đi khắp cùng thân thể mang sức sống cho mọi cơ quan bắp thịt trong con người. Máu Chúa Giêsu tuôn chảy từ trái tim nói lên đầy đủ ý nghĩa Bí tích Thánh Thể là dòng sức sống cho đức tin tâm hồn con người.
*******************
Trên Thánh gía trước khi tắt thở, Chúa Giêsu đã kêu lớn tiếng: Mọi sự đã hoàn tất ( Ga 19,42).
Mọi sự đã hoàn tất trong Bí tích tình thương yêu. Từ trái tim Chúa Giêsu tuôn chảy dòng nước và máu nguồn sự sống ơn cứu chuộc tình yêu thương cho linh hồn con người.
LM. Nguyễn Ngọc Long