PDA

View Full Version : X - Xây nhà trên đá



Dan Lee
06-02-2008, 04:00 PM
XÂY NHÀ TRÊN ĐÁ

(Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật Thứ 9 Mùa Thường Niên – Năm A của Cha Raniero Cantalamessa, OFM Cap.)

Vào thời Chúa Giêsu ai cũng biết rằng thật là khờ dại khi xây nhà trên cát, dưới đáy thung lũng thay vì xây trên đá ở trên cao.

Sau mỗi trận mưa lớn một dòng nước lũ được tạo thành hầu như cuốn ngay đi tất cả những gì nằm trên đường nước chảy của nó. Chúa Giêsu dùng nhận xét này để đưa ra dụ ngôn hôm nay về hai ngôi nhà, như là một dụ ngôn, có hai mặt.

“Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì giống như người khôn ngoan đã xây nhà mình trên đá; mưa có đổ xuống, nước có tràn vào, gió bão có thổi đến và lùa vào nhà đó, nhà vẫn không sập, vì nhà ấy được xây trên nền đá” (Mat 7:24-25).

Bằng một sự cân đối hoàn toàn, chỉ thay đổi vài chữ, Chúa Giêsu trình bày cùng một cảnh trí ấy cách tiêu cực: “Và hễ ai nghe những lời Thầy nói đây mà không đem ra thực hành, thì giống như người ngu đần, xây nhà mình trên cát, khi mưa sa nước lũ, gió thổi và lùa vào nhà đó, nhà sẽ sập và sẽ trở nên đống hoang tàn” (Mt 7:26-27).

Xây nhà của bạn trên cát có nghĩa là đặt hy vọng và niềm xác tín của bạn vào những gì không chắc chắn và không lường trước được, là những điều không đứng vững trước những vùi dập và chê bỏ của thời gian, những lần đổi ngược thời vận. Tiền tài, danh vọng, sức khỏe là những điều ấy. Kinh nghiệm chứng tỏ cho chúng ta thấy điều ấy hằng ngày: Chỉ cần một xung đột, một động mạch nhỏ bị tắc nghẽn, là tất cả sẽ bị xụp đổ, như triết gia Blaise Pascal đã nói.

Ngược lạin xây nhà của bạn trên đá nghĩa là gắn liền đời sống và hy vọng của bạn vào điều mà “kẻ trộm không lấy được và rỉ xét không soi mòn được,” vào điều không thể qua đi được. Chúa Giêsu đã nói: “Trời và đất sẽ qua đi, nhưng lời Thầy sẽ chẳng qua đi.”

Vậy xây nhà trên đá đơn thuần là xây trên Thiên Chúa. Ngài là Đá Tảng. Đá Tảng là một trong những biểu tượng mà Thánh Kinh dùng để chỉ Thiên Chúa: “Thiên Chúa chúng ta là Đá Tảng vĩnh cửu” (Is 24:6); “Ngài là Đá Tảng, các công trình của Ngài đều hoàn hảo.” (ĐNL 32:4).

Ngôi nhà xây trên đá đã sẵn có; chúng ta chỉ cần bước vào trong đó! Ngôi nhà ấy chính là Hội Thánh. Đương nhiên đó không phải là ngôi nhà xây bằng gạch, vữa, nhưng bằng “những viên đá sống động,” là các tín hữu, được xây trên tảng đá góc tường, là Đức Chúa Giêus Kitô. Ngôi nhà được xây trên đá là ngôi nhà mà Chúa Giêsu đã ám chỉ khi Người nói với ông Simon: “Con là Đá và trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh Thầy” (Mt 16:18).

Như thế xây đời mình trên đá có nghĩa là sống trong Hội Thánh, chứ phải không sống ở ngoài để luôn luôn chỉ tay vào những mâu thuẫn và khuyết điểm của diện nhân loại của Hội Thánh. Chỉ có một ít linh hồn được cứu rỗi trong trận Đại Hồng Thủy, là những người lên tàu ông Noe; chỉ có những người vào Hội Thánh sẽ được cứu khỏi trận Đại Hồng Thủy của thời gian là trận lụt nuốt chửng mọi sự (x. Phr 3:20).

Điều này không có nghĩa là tất cả những người ở ngoài Hội Thánh sẽ không được cứu độ; Công Đồng Vatican II nói về những người không biết Đức Kitô, nhưng sống theo tiếng lương tâm rằng có cách khác để thuộc về Hội Thánh mà “chỉ một mình Thiên Chúa biết.”

Chủ đề của Lời Thiên Chúa, là trọng tâm của các bài đọc Chúa Nhật này, và là đề tài mà Thượng Hội Đồng Giám Mục sẽ bàn đến vào tháng Tám, đưa ra cho tôi một áp dụng thực tiễn. Thiên Chúa dùng Lời để truyền thông sự sống và mặc khải chân lý cho chúng ta. Còn chúng ta thường dùng lời để giết và che đậy chân lý!

Trong phần vào đề của tác phẩm nổi tiếng “Dizionario delle opere e dei personaggi,” Ông Valentino Bompiani kể lại tình tiết sau đây. Vào tháng Sáu năm 1939, có một hội nghị quốc tế của các chủ bút mà ông được tham dự. Chiến tranh đang xảy ra trên không trung và chính quyền Nazi chứng tỏ rằng họ là sư phụ về việc thao túng lời nói để tuyên truyền. Vào ngày thứ hai trước ngày cuối cùng của hội nghị, ông Goebbels, là tổng trưởng tuyên truyền của Đức Quốc Xã đã mời các tham dự viên đến đại sảnh quốc hội. Các đại diện của các quốc gia khác nhau được mời nói lên lời chào mừng.

Một chủ bút từ Thụy Điển đi lên bục khi đến phiên ông, và đã nói những lời này với một giọng trịnh trọng: “Lạy Chúa là Thiên Chúa, con phải thuyết trình bằng tiếng Đức. Con không có đủ ngữ vựng và văn phạm, và khi nói đến giống và danh từ thì con hoàn toàn lạc lối. Con không biết ‘tình bằng hữu’ là giống cái hay ‘ghét’ là giống đực, hoặc có phải 'danh dự’, ‘trung thành’ và ‘hòa bình’ là giống giở không. Vậy Lạy Chúa là Thiên Chúa, xin hãy cất đi lời nói của chúng con và để lại cho chúng con lòng nhân đạo. Đương nhiên là chúng con sẽ có thể hiểu nhau và cứu nhau.” Cả hội trường vỗ tay như sấm, trong khi đó ông Geobbels hiểu ý và tức tối rời đại sảnh.

Có một hoàng đế nước Tàu, khi được hỏi về điều gì là điều cấp bách nhất cần phải cải tiến trên thế gian, đã không ngần ngại trả lời: Hãy sửa đổi lời nói! Điều nhà vua muốn nói là: Hãy trả lại cho những lời nói ý nghĩa thật sự của chúng. Vua nói đúng. Có những lời dần dần đã hoàn toàn mất ý nghĩa nguyên thủy của nó và được người ta gán cho một ý nghĩa hoàn toàn trái ngược. Sử dụng chúng có thể làm chết người. Giống như là dán một nhãn hiệu nói rằng “rượu sau bữa ăn tối” vào mọt chai ác-xít arsenic: Thể nào cũng có một số người bị ngộ độc.

Nhiều quốc gia ra luật nghiêm khắc chống lại những người làm bạc giả, nhưng không có quốc gia nào ra luật chống lại những người dùng lời giả. Điều đã xảy ra cho từ “yêu” cũng đã xảy ra cho những từ khác. Một người đàn ông hiếp một người phụ nữ lấy cớ là anh ta làm vì yêu để bào chữa. Từ ngữ “làm tình” [ngoài hôn nhân] thường ám chỉ một hành động thô tục nhất của tính ích kỷ trong đó một người chỉ nghĩ đến việc thoả mãn xác thịt mình, coi thường người khác, và hạ giá người kia xuống thành một vật dụng.

Như chúng ta thấy, suy niệm Lời Thiên Chúa cũng có thể giúp chúng ta sửa đổi và cứu vãn những lời của loài người khỏi sự vô nghĩa.

(Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ)
LM Raniero Cantalamessa, OFM