Dan Lee
06-04-2008, 03:05 PM
Mối tương quan về ơn gọi tông đồ giữa thánh Phaolô và phong trào Cursillo
Phong trào Cursillo, với đáp ứng một mục vụ thích hợp để đối diện với thực tại của một thế giới đánh mất đức tin, đã phác thảo ra những đường hướng hoạt động sau:
- Thực thi truyền bá Phúc Âm như một sứ mạng,
- Đánh thức niềm khao khát Thiên Chúa,
- Rao giảng để hoán cải, qua lối tuyên xưng linh động và hoan hỉ bằng cách sống chứng nhân,
- Nhìn Giáo Hội như một nhiệm tích cứu độ cho mọi người,
- Và từ đó, nhìn Kitô hữu như người tông đồ, với hậu quả tự nhiên của ơn gọi làm Kitô hữu là làm tông đồ,
- Nhìn thế giới như một cộng đồng những người Thiên Chúa muốn cứu chuộc.
Vì vậy, phong trào được thành lập với mục đích giúp con người trở nên những Kitô hữu đích thực, và cùng giúp nhau sống lý tưởng đó. Phong trào giúp con người khám phá và chu toàn ơn gọi của mình, và thúc đẩy việc hình thành những nhóm Kitô hữu cốt lõi để làm dậy men môi trường của họ bằng Phúc Âm.
Phong trào Cursillo nhấn mạnh đến lối sống Kitô giáo tích cực. Sống Kitô giáo tức là sống theo gương Đức Kitô. Vì vậy, phong trào đặt Chúa Kitô làm trung tâm điểm trong đời sống chứng tá của mỗi Kitô hữu và trong công cuộc làm tông đồ loan truyền Phúc Âm, mở rộng Nước Chúa.
Những hoạt động của phong trào được vạch ra đã theo đường lối phục vụ, dấn thân của một vị tông đồ nhiệt thành cho Thiên Chúa: đó là thánh Phaolô. Ngài đã hoàn toàn đồng hóa cuộc sống của ngài với sứ vụ rao giảng Tin Mừng, để tôn vinh Thiên Chúa, chinh phục thêm nhiều tông đồ cho Thiên Chúa và mang ơn cứu độ đến cho mọi người. Do đó, phong trào Cursillo đã được Đức Thánh Cha Phaolô VI chọn thánh Phaolô làm thánh quan thầy của phong trào và để noi gương của ngài trong sứ mệnh hoạt đồng tông đồ của phong trào.
Để hiểu mối tương quan giữa ơn gọi tông đồ của Thánh Phaolô và hoạt động tông đồ của phong trào Cursillo, chúng ta cùng nhau phân tích những mục đích và hoạt động của phong trào song song với công cuộc tông đồ của thánh Phaolô.
Trở nên những Kitô hữu đích thực, và cùng giúp nhau sống lý tưởng đó « một tay nắm Chúa, một tay nắm anh em ». Kitô hữu đích thực, nhờ Chúa Kitô và trong Chúa Kitô, được mời gọi sống những đặc sủng sau:
- Đặt Chúa Kitô làm trung tâm cuộc sống chúng ta đến nỗi toàn bộ mục đích đời sống chỉ tôn kính, thờ phượng, phụng sự Thiên Chúa mà thôi. Và như thế, trong hiệp nhất, chúng ta được nên đồng hình đồng dạng với Thiên Chúa. Thánh Phaolô diễn tả đời sống của ngài như sau: « Đối với tôi, sống là Đức Kitô » (Pl 1,21). Và ngài đã hoàn toàn đồng hóa cuộc sống của ngài với sứ vụ rao giảng Tin Mừng, đến nỗi ngài đã viết về mình: «Không phải tôi sống, nhưng là chính Đức Kitô sống trong tôi» (Gl 2,20).
- Ân Sủng do Chúa Cha trao ban cho chúng ta món quà lớn nhất là Chúa Giêsu Kitô, đã xuống thế làm người để cứu chuộc chúng ta « Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tha, nhưng đã trao nộp vì chúng ta. Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta? » (Rm 8, 32). Nhờ Chúa Giêsu Kitô mà chúng ta lãnh nhận được những ân sủng của Thiên Chúa trong hoán cải, trong gặp gỡ với Thiên Chúa và trong hiệp thông toàn thể Giáo Hội.
- Đức Tin: Tin là sự đáp ứng của chúng ta đối với Thiên Chúa qua sự mạc khải của chính Người trong sự kiện Chúa Kitô nhập thể. Kitô hữu tin vào sự hiện hữu Thiên Chúa và công trình cứu chuộc thực hiện trong Đức Kitô Giêsu để được Ơn Cứu Độ. Thánh Phaolô trong ánh sáng gặp gỡ Thiên Chúa đã khẳng định khi tin là con người được cứu độ, được nên công chính do ân huệ Chúa ban không nhờ công trình cứu chuộc của Chúa Giêsu Kitô (Rm 3,24; Gl 2,16). Thánh Phaolô đã suy diễn cường độ tăng trưởng của đức tin một khi con người đã tin vào Thiên Chúa: « Tin Mừng là sức mạnh Thiên Chúa dùng để cứu độ bất cứ ai có lòng tin. Vì trong Tin Mừng, sự công chính của Thiên Chúa được mặc khải, nhờ đức tin để đưa đến đức tin, như có lời chép: Người công chính nhờ đức tin sẽ được sống » (Rm 1,16-17). Kitô hữu được mời gọi ngày càng gia tăng lòng tin để hiểu thêm và sống với Mầu Nhiệm Thiên Chúa.
- Giáo Hội, theo kế hoạch của Chúa Kitô, là nơi duy nhất chúng ta có thể gặp Người, là « thân thể Chúa Kitô » (1Cr 12,27; Ep 4,12; Ep 5,30; Cl 1,24). Tất cả Kitô hữu được mời gọi hiệp thông trong Giáo Hội để hiệp nhất với Thiên Chúa. Thánh Phaolô đã minh họa Giáo Hội trong bí tích Mình Chúa Kitô: « Bởi vì chỉ có một tấm bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể » (1 Cr 10,17). « Tất cả anh em chỉ là một trong Chúa Kitô » (Gl 3,28).
- Các phép bí tích: Thiên Chúa gặp gỡ nhân loại qua các phép bí tích. Mỗi bí tích đều mở ra hai chiều kích: sự hiệp thông với Thiên Chúa và sự hiệp thông giữa con người với nhau. Liên hệ với Chúa Kitô tức là liên hệ với tha nhân và thế giới.
Giúp khám phá và chu toàn ơn gọi của mình: Mỗi cursillista cùng nhau khám phá ra ơn gọi của mình để chu toàn đời sống Kitô hữu. Giáo Hội tha thiết mời gọi các tín hữu nên thánh, trong ơn gọi riêng của mình. Hay nói cách khác nên thánh là để hiệp nhất với Thiên Chúa. Ý tưởng đó cũng đã được thánh Phaolô đề xuất từ gần 2000 năm rồi. Chúng ta cũng không xa lạ gì khi các ý tưởng đôi khi trùng nhau. Bởi vì, một khi cùng nhau hướng về Thiên Chúa, mỗi chúng ta đều được Thiên Chúa mạc khải ý muốn của Người và được thúc đẩy nên vẹn toàn giống Người. Từ đây, phát xuất ra lòng ao ước nên thánh.
«Ý muốn của Thiên Chúa là anh em nên thánh » (1 Tx 4,3).
«Trong Đức Ki-tô, Người đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Người » (Ep 1,4).
Ơn gọi nên thánh này rất đa dạng đối với mọi Kitô hữu, và có nhiều cách để thực thi, tùy theo ơn đặc sủng hay ân huệ mà mỗi người lãnh nhận từ Chúa Thánh Linh, và cũng theo trách nhiệm mục vụ mà mỗi người phải thi hành trong Giáo hội. Thánh Phaolô đã trình bày sự đa dạng đặc sủng của mỗi Kitô hữu để tất cả đều nên một trong Đức Kitô như thân thể của Người.
« Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần Khí. Có nhiều việc phục vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người. Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là vì ích chung. Người thì được Thần Khí ban cho ơn khôn ngoan để giảng dạy, người thì được Thần Khí ban cho ơn hiểu biết để trình bày. Kẻ thì được Thần Khí ban cho lòng tin; kẻ thì cũng được chính Thần Khí duy nhất ấy ban cho những đặc sủng để chữa bệnh. Người thì được ơn làm phép lạ, người thì được ơn nói tiên tri; kẻ thì được ơn phân định thần khí; kẻ khác thì được ơn nói các thứ tiếng lạ; kẻ khác nữa lại được ơn giải thích các tiếng lạ. Nhưng chính Thần Khí duy nhất ấy làm ra tất cả những điều đó và phân chia cho mỗi người mỗi cách, tùy theo ý của Người. Thật vậy, ví như thân thể người ta chỉ là một, nhưng lại có nhiều bộ phận, mà các bộ phận của thân thể tuy nhiều, nhưng vẫn là một thân thể, thì Đức Ki-tô cũng vậy. Thật thế, tất cả chúng ta, dầu là Do-thái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do, chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể. Tất cả chúng ta đã được đầy tràn một Thần Khí duy nhất. Thật vậy, thân thể gồm nhiều bộ phận, chứ không phải chỉ có một mà thôi » (1Cr 12, 4-14).
Phong trào Cursillo nhắm đến việc phối hợp việc thành lập các nhóm Kitô hữu nòng cốt để làm nhiều công tác tông đồ. Và chính trong các nhóm này, các thành viên luôn luôn gia tăng sự cảm thông và chấp nhận lẫn nhau, hiệp thông với đời sống và định mệnh, tham gia và hiệp nhất với nhau. Họ cùng nhau sống và nêu cao đức tin vào Chúa Kitô để làm gương và lôi kéo mọi người đến với Chúa.
Song song với công tác tông đồ của cursillista, chúng ta nhìn lại gương hy sinh cao cả của thánh Phaolô, từ một người tự do, không lệ thuộc vào ai, ngài đã trở nên nô lệ của mọi người để rao giảng Tin Mừng và là nhân chứng sống động của Thiên Chúa: « Thật vậy, đối với tôi, rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào, mà đó là một sự cần thiết bắt buộc tôi phải làm. Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng! Tôi mà tự ý làm việc ấy, thì mới đáng Thiên Chúa thưởng công; còn nếu không tự ý, thì đó là một nhiệm vụ Thiên Chúa giao phó. Vậy đâu là phần thưởng của tôi? Đó là khi rao giảng Tin Mừng, tôi rao giảng không công, chẳng hưởng quyền lợi Tin Mừng dành cho tôi. Phải, tôi là một người tự do, không lệ thuộc vào ai, nhưng tôi đã trở thành nô lệ của mọi người, hầu chinh phục thêm được nhiều người » (1 Cr 9, 16-19). Trong sứ mạng tông đồ, thánh nhân khuyên nhủ chúng ta lấy đức mến, tình bác ái để phục vụ lẫn nhau vì tất cả Lề Luật được nên trọn trong điều răn duy nhất « Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình » (Gl 5, 12; 1 Tx 5, 12-15). Ngài tha thiết mời gọi duy trì sự hiệp nhất trong Đức Kitô để nêu cao đức tin và vươn tới Đức Kitô (Ep 4, 2-4).
Dậy men môi trường bằng Phúc Âm: Dậy men môi trường bằng Phúc Âm được thực thi qua hoạt động cá nhân của mỗi Kitô hữu, hoặc bằng cách tác động giữa cá nhân với cá nhân, hoặc bằng cách tác động vào những cơ sở sinh sống và hoạt động của con người. Một cách dậy men khác mà phong trào Cursillo áp dụng là qua công tác hoạt động của những nhóm cốt lõi, để từ đó, Phúc Âm trở thành men trong những môi trường nhờ hoạt động của nhóm người này.
Đem Phúc Âm đến cho mọi người là đem Chúa Giêsu Kitô đến cho mọi người. Là đem Tình Yêu Thiên Chúa, đem Nước Thiên Chúa và Sự Sống Đời Đời mà Chúa hứa ban cho mọi người. Như thánh Phaolô đã được Thiên Chúa mạc khải mầu nhiệm của Người: “Không có ai trong loài người đã truyền lại hay dạy cho tôi Tin Mừng ấy, nhưng là chính Đức Giêsu Kitô đã mạc khải” (Gl 1,12), vì thế ngài hăng say đem Tin Mừng đó, là tất cả ý nghĩa cuộc sống của ngài, đến mọi người hầu ai cũng được cứu độ và hạnh phúc trong Đức Kitô như ngài. Để đáp trả lại Tình Yêu cao vời đó, ngài đã nhiệt huyết với Thiên Chúa và xả thân cho lý tưởng phụng sự Thiên Chúa và phục vụ tha nhân. Đối với ngài, Thiên Chúa là tất cả, và ngài đã thờ phượng Thiên Chúa với lòng thành tuyệt đối. Thánh nhân đã đem Chúa đến cho mọi người để mọi người nhận biết Tình Yêu Thiên Chúa dành cho mỗi người lớn nhường nào, để họ đáp trả lại và được cứu độ, rồi hoan hỉ hưởng sự sống đời đời trong Vinh Quang Thiên Chúa. Một khi tin vào Thiên Chúa, con người sẽ không bao giờ chết, mà trong một giây lát, khi tiếng kèn cuối cùng vang lên, tất cả Kitô hữu sẽ được biến đổi nên bất tử trong Vương Quốc Thiên Chúa và chiêm ngưỡng không thôi Nhan Thánh Chúa (1Cr 15,51-58).
Ngoài ra, nhắc đến Phúc Âm hóa là nói đến sự thay đổi nội tâm hay hoán cải nơi mỗi người và nơi mọi người, bằng cách đặt Chúa Kitô làm nền tảng, làm gương mẫu, làm tiêu chuẩn đời sống. Nhờ cách này mà con người mới thấy mình có khả năng kết hợp với Thiên Chúa, nhờ Chúa Kitô, trong Chúa Kitô và với Chúa Kitô. Phong trào đặt mục tiêu mỗi thành viên chúng ta đồng hóa với Chúa từng ngày một cho đến khi chúng ta có thể nói được rằng: « Tôi sống nhưng không phải là tôi sống, mà chính Chúa Kitô đang sống ở trong tôi ».
Về sự hoán cải, thánh Phaolô đề xuất những phương pháp cũng như quy luật để trở thành con người mới, con người của Chúa qua Phép Rửa và sống theo Thần Khí để trở nên công chính và thánh thiện.
“Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới” (Rm 6, 4).
“Anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện” (Ep 4, 23-24).
“Anh em đừng nói dối nhau, vì anh em đã cởi bỏ con người cũ với những hành vi của nó rồi, và anh em đã mặc lấy con người mới, con người hằng được đổi mới theo hình ảnh Đấng Tạo Hoá, để được ơn thông hiểu” (Cl 3, 9-10).
Sự thật là nhân loại không thể đổi mới nếu con người không đổi mới trước đã trong Phép Rửa Tội và sống theo Phúc Âm.
Thật không ngẫu nhiên mà phong trào Cursillo có được thánh quan thầy là thánh Phaolô tông đồ nhiệt thành. Càng theo gót thánh nhân, phong trào chúng ta càng được khuyến khích thêm lòng hăng say nhiệt thành dấn thân phục vụ, xem nhẹ gian truân để đem Chúa đến cho mọi người và tôn vinh Tình Yêu và Quyền Năng Thiên Chúa. Chúng ta được vinh dự theo chân người thầy Phaolô của chúng ta để hoàn thành sứ mạng được Thiên Chúa giao phó cách chung cũng như cách riêng cho mỗi người cursillista chúng ta trong công cuộc mở rộng Nước Chúa và chiêu mộ thêm những tông đồ nhiệt thành khác nữa.
Đỗ Thục Hiền
Phong trào Cursillo, với đáp ứng một mục vụ thích hợp để đối diện với thực tại của một thế giới đánh mất đức tin, đã phác thảo ra những đường hướng hoạt động sau:
- Thực thi truyền bá Phúc Âm như một sứ mạng,
- Đánh thức niềm khao khát Thiên Chúa,
- Rao giảng để hoán cải, qua lối tuyên xưng linh động và hoan hỉ bằng cách sống chứng nhân,
- Nhìn Giáo Hội như một nhiệm tích cứu độ cho mọi người,
- Và từ đó, nhìn Kitô hữu như người tông đồ, với hậu quả tự nhiên của ơn gọi làm Kitô hữu là làm tông đồ,
- Nhìn thế giới như một cộng đồng những người Thiên Chúa muốn cứu chuộc.
Vì vậy, phong trào được thành lập với mục đích giúp con người trở nên những Kitô hữu đích thực, và cùng giúp nhau sống lý tưởng đó. Phong trào giúp con người khám phá và chu toàn ơn gọi của mình, và thúc đẩy việc hình thành những nhóm Kitô hữu cốt lõi để làm dậy men môi trường của họ bằng Phúc Âm.
Phong trào Cursillo nhấn mạnh đến lối sống Kitô giáo tích cực. Sống Kitô giáo tức là sống theo gương Đức Kitô. Vì vậy, phong trào đặt Chúa Kitô làm trung tâm điểm trong đời sống chứng tá của mỗi Kitô hữu và trong công cuộc làm tông đồ loan truyền Phúc Âm, mở rộng Nước Chúa.
Những hoạt động của phong trào được vạch ra đã theo đường lối phục vụ, dấn thân của một vị tông đồ nhiệt thành cho Thiên Chúa: đó là thánh Phaolô. Ngài đã hoàn toàn đồng hóa cuộc sống của ngài với sứ vụ rao giảng Tin Mừng, để tôn vinh Thiên Chúa, chinh phục thêm nhiều tông đồ cho Thiên Chúa và mang ơn cứu độ đến cho mọi người. Do đó, phong trào Cursillo đã được Đức Thánh Cha Phaolô VI chọn thánh Phaolô làm thánh quan thầy của phong trào và để noi gương của ngài trong sứ mệnh hoạt đồng tông đồ của phong trào.
Để hiểu mối tương quan giữa ơn gọi tông đồ của Thánh Phaolô và hoạt động tông đồ của phong trào Cursillo, chúng ta cùng nhau phân tích những mục đích và hoạt động của phong trào song song với công cuộc tông đồ của thánh Phaolô.
Trở nên những Kitô hữu đích thực, và cùng giúp nhau sống lý tưởng đó « một tay nắm Chúa, một tay nắm anh em ». Kitô hữu đích thực, nhờ Chúa Kitô và trong Chúa Kitô, được mời gọi sống những đặc sủng sau:
- Đặt Chúa Kitô làm trung tâm cuộc sống chúng ta đến nỗi toàn bộ mục đích đời sống chỉ tôn kính, thờ phượng, phụng sự Thiên Chúa mà thôi. Và như thế, trong hiệp nhất, chúng ta được nên đồng hình đồng dạng với Thiên Chúa. Thánh Phaolô diễn tả đời sống của ngài như sau: « Đối với tôi, sống là Đức Kitô » (Pl 1,21). Và ngài đã hoàn toàn đồng hóa cuộc sống của ngài với sứ vụ rao giảng Tin Mừng, đến nỗi ngài đã viết về mình: «Không phải tôi sống, nhưng là chính Đức Kitô sống trong tôi» (Gl 2,20).
- Ân Sủng do Chúa Cha trao ban cho chúng ta món quà lớn nhất là Chúa Giêsu Kitô, đã xuống thế làm người để cứu chuộc chúng ta « Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tha, nhưng đã trao nộp vì chúng ta. Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta? » (Rm 8, 32). Nhờ Chúa Giêsu Kitô mà chúng ta lãnh nhận được những ân sủng của Thiên Chúa trong hoán cải, trong gặp gỡ với Thiên Chúa và trong hiệp thông toàn thể Giáo Hội.
- Đức Tin: Tin là sự đáp ứng của chúng ta đối với Thiên Chúa qua sự mạc khải của chính Người trong sự kiện Chúa Kitô nhập thể. Kitô hữu tin vào sự hiện hữu Thiên Chúa và công trình cứu chuộc thực hiện trong Đức Kitô Giêsu để được Ơn Cứu Độ. Thánh Phaolô trong ánh sáng gặp gỡ Thiên Chúa đã khẳng định khi tin là con người được cứu độ, được nên công chính do ân huệ Chúa ban không nhờ công trình cứu chuộc của Chúa Giêsu Kitô (Rm 3,24; Gl 2,16). Thánh Phaolô đã suy diễn cường độ tăng trưởng của đức tin một khi con người đã tin vào Thiên Chúa: « Tin Mừng là sức mạnh Thiên Chúa dùng để cứu độ bất cứ ai có lòng tin. Vì trong Tin Mừng, sự công chính của Thiên Chúa được mặc khải, nhờ đức tin để đưa đến đức tin, như có lời chép: Người công chính nhờ đức tin sẽ được sống » (Rm 1,16-17). Kitô hữu được mời gọi ngày càng gia tăng lòng tin để hiểu thêm và sống với Mầu Nhiệm Thiên Chúa.
- Giáo Hội, theo kế hoạch của Chúa Kitô, là nơi duy nhất chúng ta có thể gặp Người, là « thân thể Chúa Kitô » (1Cr 12,27; Ep 4,12; Ep 5,30; Cl 1,24). Tất cả Kitô hữu được mời gọi hiệp thông trong Giáo Hội để hiệp nhất với Thiên Chúa. Thánh Phaolô đã minh họa Giáo Hội trong bí tích Mình Chúa Kitô: « Bởi vì chỉ có một tấm bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể » (1 Cr 10,17). « Tất cả anh em chỉ là một trong Chúa Kitô » (Gl 3,28).
- Các phép bí tích: Thiên Chúa gặp gỡ nhân loại qua các phép bí tích. Mỗi bí tích đều mở ra hai chiều kích: sự hiệp thông với Thiên Chúa và sự hiệp thông giữa con người với nhau. Liên hệ với Chúa Kitô tức là liên hệ với tha nhân và thế giới.
Giúp khám phá và chu toàn ơn gọi của mình: Mỗi cursillista cùng nhau khám phá ra ơn gọi của mình để chu toàn đời sống Kitô hữu. Giáo Hội tha thiết mời gọi các tín hữu nên thánh, trong ơn gọi riêng của mình. Hay nói cách khác nên thánh là để hiệp nhất với Thiên Chúa. Ý tưởng đó cũng đã được thánh Phaolô đề xuất từ gần 2000 năm rồi. Chúng ta cũng không xa lạ gì khi các ý tưởng đôi khi trùng nhau. Bởi vì, một khi cùng nhau hướng về Thiên Chúa, mỗi chúng ta đều được Thiên Chúa mạc khải ý muốn của Người và được thúc đẩy nên vẹn toàn giống Người. Từ đây, phát xuất ra lòng ao ước nên thánh.
«Ý muốn của Thiên Chúa là anh em nên thánh » (1 Tx 4,3).
«Trong Đức Ki-tô, Người đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Người » (Ep 1,4).
Ơn gọi nên thánh này rất đa dạng đối với mọi Kitô hữu, và có nhiều cách để thực thi, tùy theo ơn đặc sủng hay ân huệ mà mỗi người lãnh nhận từ Chúa Thánh Linh, và cũng theo trách nhiệm mục vụ mà mỗi người phải thi hành trong Giáo hội. Thánh Phaolô đã trình bày sự đa dạng đặc sủng của mỗi Kitô hữu để tất cả đều nên một trong Đức Kitô như thân thể của Người.
« Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần Khí. Có nhiều việc phục vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người. Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là vì ích chung. Người thì được Thần Khí ban cho ơn khôn ngoan để giảng dạy, người thì được Thần Khí ban cho ơn hiểu biết để trình bày. Kẻ thì được Thần Khí ban cho lòng tin; kẻ thì cũng được chính Thần Khí duy nhất ấy ban cho những đặc sủng để chữa bệnh. Người thì được ơn làm phép lạ, người thì được ơn nói tiên tri; kẻ thì được ơn phân định thần khí; kẻ khác thì được ơn nói các thứ tiếng lạ; kẻ khác nữa lại được ơn giải thích các tiếng lạ. Nhưng chính Thần Khí duy nhất ấy làm ra tất cả những điều đó và phân chia cho mỗi người mỗi cách, tùy theo ý của Người. Thật vậy, ví như thân thể người ta chỉ là một, nhưng lại có nhiều bộ phận, mà các bộ phận của thân thể tuy nhiều, nhưng vẫn là một thân thể, thì Đức Ki-tô cũng vậy. Thật thế, tất cả chúng ta, dầu là Do-thái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do, chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể. Tất cả chúng ta đã được đầy tràn một Thần Khí duy nhất. Thật vậy, thân thể gồm nhiều bộ phận, chứ không phải chỉ có một mà thôi » (1Cr 12, 4-14).
Phong trào Cursillo nhắm đến việc phối hợp việc thành lập các nhóm Kitô hữu nòng cốt để làm nhiều công tác tông đồ. Và chính trong các nhóm này, các thành viên luôn luôn gia tăng sự cảm thông và chấp nhận lẫn nhau, hiệp thông với đời sống và định mệnh, tham gia và hiệp nhất với nhau. Họ cùng nhau sống và nêu cao đức tin vào Chúa Kitô để làm gương và lôi kéo mọi người đến với Chúa.
Song song với công tác tông đồ của cursillista, chúng ta nhìn lại gương hy sinh cao cả của thánh Phaolô, từ một người tự do, không lệ thuộc vào ai, ngài đã trở nên nô lệ của mọi người để rao giảng Tin Mừng và là nhân chứng sống động của Thiên Chúa: « Thật vậy, đối với tôi, rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào, mà đó là một sự cần thiết bắt buộc tôi phải làm. Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng! Tôi mà tự ý làm việc ấy, thì mới đáng Thiên Chúa thưởng công; còn nếu không tự ý, thì đó là một nhiệm vụ Thiên Chúa giao phó. Vậy đâu là phần thưởng của tôi? Đó là khi rao giảng Tin Mừng, tôi rao giảng không công, chẳng hưởng quyền lợi Tin Mừng dành cho tôi. Phải, tôi là một người tự do, không lệ thuộc vào ai, nhưng tôi đã trở thành nô lệ của mọi người, hầu chinh phục thêm được nhiều người » (1 Cr 9, 16-19). Trong sứ mạng tông đồ, thánh nhân khuyên nhủ chúng ta lấy đức mến, tình bác ái để phục vụ lẫn nhau vì tất cả Lề Luật được nên trọn trong điều răn duy nhất « Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình » (Gl 5, 12; 1 Tx 5, 12-15). Ngài tha thiết mời gọi duy trì sự hiệp nhất trong Đức Kitô để nêu cao đức tin và vươn tới Đức Kitô (Ep 4, 2-4).
Dậy men môi trường bằng Phúc Âm: Dậy men môi trường bằng Phúc Âm được thực thi qua hoạt động cá nhân của mỗi Kitô hữu, hoặc bằng cách tác động giữa cá nhân với cá nhân, hoặc bằng cách tác động vào những cơ sở sinh sống và hoạt động của con người. Một cách dậy men khác mà phong trào Cursillo áp dụng là qua công tác hoạt động của những nhóm cốt lõi, để từ đó, Phúc Âm trở thành men trong những môi trường nhờ hoạt động của nhóm người này.
Đem Phúc Âm đến cho mọi người là đem Chúa Giêsu Kitô đến cho mọi người. Là đem Tình Yêu Thiên Chúa, đem Nước Thiên Chúa và Sự Sống Đời Đời mà Chúa hứa ban cho mọi người. Như thánh Phaolô đã được Thiên Chúa mạc khải mầu nhiệm của Người: “Không có ai trong loài người đã truyền lại hay dạy cho tôi Tin Mừng ấy, nhưng là chính Đức Giêsu Kitô đã mạc khải” (Gl 1,12), vì thế ngài hăng say đem Tin Mừng đó, là tất cả ý nghĩa cuộc sống của ngài, đến mọi người hầu ai cũng được cứu độ và hạnh phúc trong Đức Kitô như ngài. Để đáp trả lại Tình Yêu cao vời đó, ngài đã nhiệt huyết với Thiên Chúa và xả thân cho lý tưởng phụng sự Thiên Chúa và phục vụ tha nhân. Đối với ngài, Thiên Chúa là tất cả, và ngài đã thờ phượng Thiên Chúa với lòng thành tuyệt đối. Thánh nhân đã đem Chúa đến cho mọi người để mọi người nhận biết Tình Yêu Thiên Chúa dành cho mỗi người lớn nhường nào, để họ đáp trả lại và được cứu độ, rồi hoan hỉ hưởng sự sống đời đời trong Vinh Quang Thiên Chúa. Một khi tin vào Thiên Chúa, con người sẽ không bao giờ chết, mà trong một giây lát, khi tiếng kèn cuối cùng vang lên, tất cả Kitô hữu sẽ được biến đổi nên bất tử trong Vương Quốc Thiên Chúa và chiêm ngưỡng không thôi Nhan Thánh Chúa (1Cr 15,51-58).
Ngoài ra, nhắc đến Phúc Âm hóa là nói đến sự thay đổi nội tâm hay hoán cải nơi mỗi người và nơi mọi người, bằng cách đặt Chúa Kitô làm nền tảng, làm gương mẫu, làm tiêu chuẩn đời sống. Nhờ cách này mà con người mới thấy mình có khả năng kết hợp với Thiên Chúa, nhờ Chúa Kitô, trong Chúa Kitô và với Chúa Kitô. Phong trào đặt mục tiêu mỗi thành viên chúng ta đồng hóa với Chúa từng ngày một cho đến khi chúng ta có thể nói được rằng: « Tôi sống nhưng không phải là tôi sống, mà chính Chúa Kitô đang sống ở trong tôi ».
Về sự hoán cải, thánh Phaolô đề xuất những phương pháp cũng như quy luật để trở thành con người mới, con người của Chúa qua Phép Rửa và sống theo Thần Khí để trở nên công chính và thánh thiện.
“Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới” (Rm 6, 4).
“Anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện” (Ep 4, 23-24).
“Anh em đừng nói dối nhau, vì anh em đã cởi bỏ con người cũ với những hành vi của nó rồi, và anh em đã mặc lấy con người mới, con người hằng được đổi mới theo hình ảnh Đấng Tạo Hoá, để được ơn thông hiểu” (Cl 3, 9-10).
Sự thật là nhân loại không thể đổi mới nếu con người không đổi mới trước đã trong Phép Rửa Tội và sống theo Phúc Âm.
Thật không ngẫu nhiên mà phong trào Cursillo có được thánh quan thầy là thánh Phaolô tông đồ nhiệt thành. Càng theo gót thánh nhân, phong trào chúng ta càng được khuyến khích thêm lòng hăng say nhiệt thành dấn thân phục vụ, xem nhẹ gian truân để đem Chúa đến cho mọi người và tôn vinh Tình Yêu và Quyền Năng Thiên Chúa. Chúng ta được vinh dự theo chân người thầy Phaolô của chúng ta để hoàn thành sứ mạng được Thiên Chúa giao phó cách chung cũng như cách riêng cho mỗi người cursillista chúng ta trong công cuộc mở rộng Nước Chúa và chiêu mộ thêm những tông đồ nhiệt thành khác nữa.
Đỗ Thục Hiền