Dan Lee
06-04-2008, 03:22 PM
Tôi yêu tình huynh đệ của Thánh Phaolô!
Ngày tôi được nghe bác Chủ Tịch thông báo lần đầu quan thày của PT, cùng với Đức Kitô Vua, là thánh Phaolô, một ý nghĩ ích kỷ thoáng qua đầu: tôi nhắm mắt thầm cảm tạ Chúa như một ân huệ Chúa trao ban cho riêng tôi: PT là mái ấm tôi hằng gắn bó nhất, thánh Phao lô là vị thánh tôi ngưởng mộ, kính yêu trìu mến nhất, cảm tạ Chúa muôn vàn !.
Yêu thánh Phaolô không chỉ vì ngài làm cho tôi hiểu thâm sâu và yêu Đấng Cứu Độ hơn, không chỉ vì ngài cảnh tỉnh tôi để có những nhận định minh xác trong đời sống đức tin, mà tôi còn thấy nơi ngài những hoà đồng trước những hoàn cảnh tế nhị trong thực tại cuộc sống, nhất là trong cộng đồng đức tin. Rất nhiều lý do làm tôi yêu thánh Phaolô. Tiếp theo số báo trước tôi xin tiếp tục chia sẻ với quý anh chị tâm tình của tôi đối với thánh bổn mạng của PT chúng ta: Trong số báo trước tôi đẵ đề cập đến lòng nhiệt thành và ơn trở lại của thánh nhân
Hôm nay tôi xin chia sẻ với quý anh chị vì sao tôi yêu Tình Huynh Đệ của ngài ?
Tình huynh đệ của thánh Phaolô: có ba đặc điểm: Thương yêu, khiêm nhường và chân thật. ( Khác biệt giữa sự thành thật và chân thật, xin xem bài Cầu nguyện với Thánh vịnh báo tháng 10 Cursillo số 123 ).
Chữ « anh em » được lập đi lập lại hơn ngàn lần trong khắp Kinh Thánh. Tuy nhiên trước kia trong từ ngữ Do Thái, có nghĩa hẹp là anh em ruột thịt, và nghĩa rộng là người trong dân Do Thái với nhau.
Với Chúa Giêsu Kitô ý nghĩa của chữ này được bung ra tình huynh đệ trong sự hiệp nhất với Chúa.
Rồi Người rảo mắt nhìn những kẻ ngồi chung quanh và nói: "Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi.35 Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh em chị em tôi, là mẹ tôi." (Mc3: 34-35)
Thánh Phaolô dùng tất cả 132 lần chữ « anh em » trong hầu hết tất cả các Thư ( chỉ trừ Thư Roma chương 2 và 7) nhất là để chào mừng mở đầu các Thư và thăm hỏi cuối Thư.
Đối với thánh Phaolô người anh em, chính là người cùng kết hợp với Chúa Kitô.
Đó là người cùng một đức tin vào Chúa Kitô, và dức tin ấy thấm sâu vào con người của họ, đổi mới sự sống của họ.Thánh nhân dùng cụm từ này để gọi:
1/ Những cộng tác viên và những người được giao sứ vụ rao giảng, là những người tin vào Chúa Kitô và hiệp nhất với Chúa trong một cuộc sống mới.
Xin mời quý anh chị đọc trọn Rm 16: 1-23, vì bài có hạn chỉ xin trích đoạn sau đây, đọc đoạn Thư này qua lời ăn tiếng nói của thánh nhân tôi cảm nhận được sự ân cần, gần gủi nhưng kính trọng với tất cả « anh em » trong sứ vụ rao giảng Tin Mừng:
Tôi xin giới thiệu với anh em chị Phê-bê, người chị em của chúng tôi,. ..Chị có việc gì cần đến anh em, xin anh em giúp đỡ, vì chính chị cũng đã bảo trợ cho nhiều người, kể cả tôi nữa.
Tôi xin gửi lời thăm chị Pơ-rít-ca và anh A-qui-la, những người cộng tác với tôi để phục vụ Đức Ki-tô Giê-su;4 hai anh chị đã liều mất đầu để cứu mạng tôi. Không chỉ mình tôi, mà còn các Hội Thánh trong dân ngoại cũng phải mang ơn anh chị.5
Xin gửi lời thăm chị Ma-ri-a, người đã vất vả nhiều vì anh em.7 Xin gửi lời thăm các anh An-rô-ni-cô và Giu-ni-a, bà con với tôi, và đã từng ngồi tù với tôi; các anh là những người xuất sắc trong các Tông Đồ,. ..
Anh em hãy hôn chào nhau một cách thánh thiện. Tất cả các Hội Thánh Đức Ki-tô gửi lời chào anh em.
2/ Ngài cũng gọi ngay cả những người sống không xứng đáng: ( 1Cr 5: 11)
Không, khi viết thế, tôi muốn nói với anh em là đừng đi lại với kẻ nào mang danh là người anh em mà cứ dâm đãng, tham lam, thờ ngẫu tượng, quen chửi bới, say sưa rượu chè hoặc trộm cắp; anh em cũng phải tránh đừng ăn uống với con người như thế:
A/- Nền tảng của tình huynh đệ là Tình Yêu của Chúa và để hướng về Chúa.
Tình huynh đệ xuất phát từ Chúa, là Cha nhân lành trên trời, Ngài dành tất cả Tình Yêu của Ngài cho cả nhân loại, là các con của Ngài. Chúa Con, Chúa Giêsu Kitô, Con Ngài là Anh của tất cả và là Đường, dẫn lối cho những ai tin vào Ngài.
Vì những ai Người đã biết từ trước, thì Người đã tiền định cho họ nên đồng hình đồng dạng với Con của Người, để Con của Người làm trưởng tử giữa một đàn em đông đúc. (Rm 8: 29)
Nếu bởi phép Thanh Tẩy con người bước vào cộng đồng huynh đệ, thì bởi bí tích Thánh Thể con người xác định ý muốn kết hợp cùng mầu nhiệm Chúa Kitô Sống Lại cùng với anh em của Ngài.
Cho nên, thưa anh em khi họp nhau để dùng bữa, anh em hãy đợi nhau (1Co 11,33)
Tình huynh đệ được nuôi dưỡng bằng Tình Yêu của Chúa. Tình Yêu ấy biến thể trong cộng dồng đức tin thành tình huynh đệ. Tình huynh đệ thể hiện bằng một tâm tình đón nhận và không ngừng cho đi, trong suy tư cũng như mọi hành động, tạo ra môt bầu khí êm dịu, hài hoà, khôn ngoan, hầu phục vụ không ngừng Tin Mừng trong an vui.
Tuy nhiên sống chung,với nhau, làm sao tránh khỏi những bất đồng, nhất là trong một cộng đồng năng động, cùng sinh hoạt với tất cả nhiệt tình, hăng say, với những, khuyết điểm, yếu đuối, của mỗi người hẳn có ?
Hơn nữa, Satan nó có ưa gì những con cái của Chúa thuận hoà với nhau, phục vụ Chúa, loan báo Tin Mừng khắp nơi ?
Vì thế chính có những mối bất hoà không thể nào tránh khỏi trong cuộc sống cộng đồng mới đo được hoa trái của tình huynh đệ trong đức tin.
Làm thế nào để giải toả những bất hoà ấy: khi chúa Giêsu khuyên ta cầu nguyện rằng:
“Xin Cha tha nợ cho chúng con cũng như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con “
Vì Chúa và nhờ ơn Chúa !
Thánh Phao lô triển giải khái niệm độc đáo nhất của Chúa Kitô về sự HOÀ GIẢI.
Trong Tân Ước thánh nhân là người dùng chữ hoà giải, động từ hay tĩnh từ, nhiều nhất.
Khác biệt với truyền thống Do Thái hay Hy lạp sự hoà giải, của con người với Thiên Chúa không còn là một điều kiện tiên quyết để được tha thứ mà là hậu quả của ân sủng.
Trước khi Chúa Kitô đến thì:
Nếu Đức Chúa hằng sống đã giáng cơn thịnh nộ xuống chúng tôi trong chốc lát, để sửa phạt và giáo huấn, thì Người lại cho các tôi tớ được hoà giải với Người ( 2Mcb7,33)
Sau sự kiện Thánh Giá Chúa Kitô thì: Hoà giải là một ân huệ Chúa ban nhưng không:
Thật vậy, trong Đức Ki-tô, Thiên Chúa đã cho thế gian được hoà giải với Người. Người không còn chấp tội nhân loại nữa, và giao cho chúng tôi công bố lời hoà giải.20 (2Co:5,18-19)
Và như Chúa Giêsu dạy trong Kinh Lạy Cha, làm hoà với anh em, là làm hoà với Thiên Chúa
Vậy, nhân danh Đức Ki-tô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hoà với Thiên Chúa.21 Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người. ( 2Co: 5,...20)
Lắm khi rất khó cho con người.Tuy nhiên "Đối với loài người thì không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa thì không phải thế, vì đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể được." (Mc10,27)
B/-Khiêm nhường là đặc tính thứ hai của tình huynh đệ của thánh nhân
“Nô lệ” và “tôi tớ “của Chúa Kitô là hai danh từ được đồng nghĩa với nhau trong các thư của Thánh nhân, thể hiện tâm tình hiến dâng trọn vẹn cả sự sống và các tác vụ của mình ở trần thế.
19 Phải, tôi là một người tự do, không lệ thuộc vào ai, nhưng tôi đã trở thành nô lệ của mọi người, hầu chinh phục thêm được nhiều người ( 1Co9,19)
Thật thế, người đang làm nô lệ mà được Chúa kêu gọi, thì là người được Chúa giải phóng. Cũng vậy, người đang tự do mà được kêu gọi, thì là nô lệ của Đức Ki-tô.23 Thiên Chúa đã trả giá đắt mà chuộc lấy anh em. Anh em đừng trở nên nô lệ cho người phàm. ( 1Co7:22-23)
C/-Chân thật là đặc tính thứ ba của tình huynh đệ của thánh Phao lô.
Vì “chân lý của Tin Mừng” có những lúc ngài có những lời không làm vui lòng lắm người anh em. Cũng như tôi còn nhớ lúc ngài tranh cải với Thánh Phêrô ở An-ti-ô-khi-a, về việc ăn đồ cúng của dân ngoại:
Nhưng khi ông Kê-pha đến An-ti-ô-khi-a, tôi đã cự lại ông ngay trước mặt, vì ông đã làm điều đáng trách.12 Thật vậy, ông thường dùng bữa với những người gốc dân ngoại trước khi có những người của ông Gia-cô-bê đến; nhưng khi những người này đến, ông lại tránh né và tự tách ra, vì sợ những người được cắt bì.13 Những người Do-thái khác cũng theo ông mà giả hình giả bộ, khiến cả ông Ba-na-ba cũng bị lôi cuốn mà giả hình như họ.
Nhưng khi tôi thấy các ông ấy không đi đúng theo chân lý của Tin Mừng, thì tôi đã nói với ông Kê-pha trước mặt mọi người: "Nếu ông là người Do-thái mà còn sống như người dân ngoại, chứ không như người Do-thái, thì làm sao ông lại ép người dân ngoại phải xử sự như người Do-thái?
(Ga2,11-14)
Và nhất là tôi được xác tín sự chân thật của tình huynh đệ của ngài qua Lời này:
...vì Thiên Chúa đoái thương giao cho chúng tôi công việc phục vụ, nên chúng tôi không sờn lòng nản chí.2 Trái lại, chúng tôi khước từ những cách hành động ám muội, đáng xấu hổ, và không dùng mưu mô mà xử trí, cũng chẳng xuyên tạc lời Thiên Chúa; nhưng chúng tôi giãi bày sự thật, và bằng cách đó, chúng tôi để cho lương tâm mọi người phê phán trước mặt Thiên Chúa ( 2Co4:1-2)
Tôi cảm nhận rằng tất cả những bức thư của thánh Phaolô là đoạn trường ca tuyệt mỹ về tình huynh đệ, xin ghi ra đây một vài lời vàng ngọc của Thánh bổn mạng của PT chúng ta
- Chúng tôi đã quý mến anh em, đến nỗi sẵn sàng hiến cho anh em, không những Tin Mừng của Thiên Chúa, mà cả mạng sống của chúng tôi nữa, vì anh em đã trở nên những người thân yêu của chúng tôi( 2Tx: 2,8)
- Đức Ki-tô Giê-su đã đến thế gian, để cứu những người tội lỗi, mà kẻ đầu tiên là tôi. (..1Ti:1,15)
Nếu ta cùng chết với Người,
ta sẽ cùng sống với Người.
Nếu ta kiên tâm chịu đựng,
ta sẽ cùng hiển trị với Người.
Nếu ta chối bỏ Người, Người cũng sẽ chối bỏ ta.
Nếu ta không trung tín,
Người vẫn một lòng trung tín,
vì Người không thể nào chối bỏ chính mình.( 2Ti2:..11-13)
Lần sau nếu có dịp, tôi sẽ xin chia sẻ với quý anh chị vì sao tôi yêu sứ vụ « tông đồ các dân ngoại » của thánh Phaolô. De Colores.
Lương huỳnh Ngân
Ngày tôi được nghe bác Chủ Tịch thông báo lần đầu quan thày của PT, cùng với Đức Kitô Vua, là thánh Phaolô, một ý nghĩ ích kỷ thoáng qua đầu: tôi nhắm mắt thầm cảm tạ Chúa như một ân huệ Chúa trao ban cho riêng tôi: PT là mái ấm tôi hằng gắn bó nhất, thánh Phao lô là vị thánh tôi ngưởng mộ, kính yêu trìu mến nhất, cảm tạ Chúa muôn vàn !.
Yêu thánh Phaolô không chỉ vì ngài làm cho tôi hiểu thâm sâu và yêu Đấng Cứu Độ hơn, không chỉ vì ngài cảnh tỉnh tôi để có những nhận định minh xác trong đời sống đức tin, mà tôi còn thấy nơi ngài những hoà đồng trước những hoàn cảnh tế nhị trong thực tại cuộc sống, nhất là trong cộng đồng đức tin. Rất nhiều lý do làm tôi yêu thánh Phaolô. Tiếp theo số báo trước tôi xin tiếp tục chia sẻ với quý anh chị tâm tình của tôi đối với thánh bổn mạng của PT chúng ta: Trong số báo trước tôi đẵ đề cập đến lòng nhiệt thành và ơn trở lại của thánh nhân
Hôm nay tôi xin chia sẻ với quý anh chị vì sao tôi yêu Tình Huynh Đệ của ngài ?
Tình huynh đệ của thánh Phaolô: có ba đặc điểm: Thương yêu, khiêm nhường và chân thật. ( Khác biệt giữa sự thành thật và chân thật, xin xem bài Cầu nguyện với Thánh vịnh báo tháng 10 Cursillo số 123 ).
Chữ « anh em » được lập đi lập lại hơn ngàn lần trong khắp Kinh Thánh. Tuy nhiên trước kia trong từ ngữ Do Thái, có nghĩa hẹp là anh em ruột thịt, và nghĩa rộng là người trong dân Do Thái với nhau.
Với Chúa Giêsu Kitô ý nghĩa của chữ này được bung ra tình huynh đệ trong sự hiệp nhất với Chúa.
Rồi Người rảo mắt nhìn những kẻ ngồi chung quanh và nói: "Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi.35 Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh em chị em tôi, là mẹ tôi." (Mc3: 34-35)
Thánh Phaolô dùng tất cả 132 lần chữ « anh em » trong hầu hết tất cả các Thư ( chỉ trừ Thư Roma chương 2 và 7) nhất là để chào mừng mở đầu các Thư và thăm hỏi cuối Thư.
Đối với thánh Phaolô người anh em, chính là người cùng kết hợp với Chúa Kitô.
Đó là người cùng một đức tin vào Chúa Kitô, và dức tin ấy thấm sâu vào con người của họ, đổi mới sự sống của họ.Thánh nhân dùng cụm từ này để gọi:
1/ Những cộng tác viên và những người được giao sứ vụ rao giảng, là những người tin vào Chúa Kitô và hiệp nhất với Chúa trong một cuộc sống mới.
Xin mời quý anh chị đọc trọn Rm 16: 1-23, vì bài có hạn chỉ xin trích đoạn sau đây, đọc đoạn Thư này qua lời ăn tiếng nói của thánh nhân tôi cảm nhận được sự ân cần, gần gủi nhưng kính trọng với tất cả « anh em » trong sứ vụ rao giảng Tin Mừng:
Tôi xin giới thiệu với anh em chị Phê-bê, người chị em của chúng tôi,. ..Chị có việc gì cần đến anh em, xin anh em giúp đỡ, vì chính chị cũng đã bảo trợ cho nhiều người, kể cả tôi nữa.
Tôi xin gửi lời thăm chị Pơ-rít-ca và anh A-qui-la, những người cộng tác với tôi để phục vụ Đức Ki-tô Giê-su;4 hai anh chị đã liều mất đầu để cứu mạng tôi. Không chỉ mình tôi, mà còn các Hội Thánh trong dân ngoại cũng phải mang ơn anh chị.5
Xin gửi lời thăm chị Ma-ri-a, người đã vất vả nhiều vì anh em.7 Xin gửi lời thăm các anh An-rô-ni-cô và Giu-ni-a, bà con với tôi, và đã từng ngồi tù với tôi; các anh là những người xuất sắc trong các Tông Đồ,. ..
Anh em hãy hôn chào nhau một cách thánh thiện. Tất cả các Hội Thánh Đức Ki-tô gửi lời chào anh em.
2/ Ngài cũng gọi ngay cả những người sống không xứng đáng: ( 1Cr 5: 11)
Không, khi viết thế, tôi muốn nói với anh em là đừng đi lại với kẻ nào mang danh là người anh em mà cứ dâm đãng, tham lam, thờ ngẫu tượng, quen chửi bới, say sưa rượu chè hoặc trộm cắp; anh em cũng phải tránh đừng ăn uống với con người như thế:
A/- Nền tảng của tình huynh đệ là Tình Yêu của Chúa và để hướng về Chúa.
Tình huynh đệ xuất phát từ Chúa, là Cha nhân lành trên trời, Ngài dành tất cả Tình Yêu của Ngài cho cả nhân loại, là các con của Ngài. Chúa Con, Chúa Giêsu Kitô, Con Ngài là Anh của tất cả và là Đường, dẫn lối cho những ai tin vào Ngài.
Vì những ai Người đã biết từ trước, thì Người đã tiền định cho họ nên đồng hình đồng dạng với Con của Người, để Con của Người làm trưởng tử giữa một đàn em đông đúc. (Rm 8: 29)
Nếu bởi phép Thanh Tẩy con người bước vào cộng đồng huynh đệ, thì bởi bí tích Thánh Thể con người xác định ý muốn kết hợp cùng mầu nhiệm Chúa Kitô Sống Lại cùng với anh em của Ngài.
Cho nên, thưa anh em khi họp nhau để dùng bữa, anh em hãy đợi nhau (1Co 11,33)
Tình huynh đệ được nuôi dưỡng bằng Tình Yêu của Chúa. Tình Yêu ấy biến thể trong cộng dồng đức tin thành tình huynh đệ. Tình huynh đệ thể hiện bằng một tâm tình đón nhận và không ngừng cho đi, trong suy tư cũng như mọi hành động, tạo ra môt bầu khí êm dịu, hài hoà, khôn ngoan, hầu phục vụ không ngừng Tin Mừng trong an vui.
Tuy nhiên sống chung,với nhau, làm sao tránh khỏi những bất đồng, nhất là trong một cộng đồng năng động, cùng sinh hoạt với tất cả nhiệt tình, hăng say, với những, khuyết điểm, yếu đuối, của mỗi người hẳn có ?
Hơn nữa, Satan nó có ưa gì những con cái của Chúa thuận hoà với nhau, phục vụ Chúa, loan báo Tin Mừng khắp nơi ?
Vì thế chính có những mối bất hoà không thể nào tránh khỏi trong cuộc sống cộng đồng mới đo được hoa trái của tình huynh đệ trong đức tin.
Làm thế nào để giải toả những bất hoà ấy: khi chúa Giêsu khuyên ta cầu nguyện rằng:
“Xin Cha tha nợ cho chúng con cũng như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con “
Vì Chúa và nhờ ơn Chúa !
Thánh Phao lô triển giải khái niệm độc đáo nhất của Chúa Kitô về sự HOÀ GIẢI.
Trong Tân Ước thánh nhân là người dùng chữ hoà giải, động từ hay tĩnh từ, nhiều nhất.
Khác biệt với truyền thống Do Thái hay Hy lạp sự hoà giải, của con người với Thiên Chúa không còn là một điều kiện tiên quyết để được tha thứ mà là hậu quả của ân sủng.
Trước khi Chúa Kitô đến thì:
Nếu Đức Chúa hằng sống đã giáng cơn thịnh nộ xuống chúng tôi trong chốc lát, để sửa phạt và giáo huấn, thì Người lại cho các tôi tớ được hoà giải với Người ( 2Mcb7,33)
Sau sự kiện Thánh Giá Chúa Kitô thì: Hoà giải là một ân huệ Chúa ban nhưng không:
Thật vậy, trong Đức Ki-tô, Thiên Chúa đã cho thế gian được hoà giải với Người. Người không còn chấp tội nhân loại nữa, và giao cho chúng tôi công bố lời hoà giải.20 (2Co:5,18-19)
Và như Chúa Giêsu dạy trong Kinh Lạy Cha, làm hoà với anh em, là làm hoà với Thiên Chúa
Vậy, nhân danh Đức Ki-tô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hoà với Thiên Chúa.21 Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người. ( 2Co: 5,...20)
Lắm khi rất khó cho con người.Tuy nhiên "Đối với loài người thì không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa thì không phải thế, vì đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể được." (Mc10,27)
B/-Khiêm nhường là đặc tính thứ hai của tình huynh đệ của thánh nhân
“Nô lệ” và “tôi tớ “của Chúa Kitô là hai danh từ được đồng nghĩa với nhau trong các thư của Thánh nhân, thể hiện tâm tình hiến dâng trọn vẹn cả sự sống và các tác vụ của mình ở trần thế.
19 Phải, tôi là một người tự do, không lệ thuộc vào ai, nhưng tôi đã trở thành nô lệ của mọi người, hầu chinh phục thêm được nhiều người ( 1Co9,19)
Thật thế, người đang làm nô lệ mà được Chúa kêu gọi, thì là người được Chúa giải phóng. Cũng vậy, người đang tự do mà được kêu gọi, thì là nô lệ của Đức Ki-tô.23 Thiên Chúa đã trả giá đắt mà chuộc lấy anh em. Anh em đừng trở nên nô lệ cho người phàm. ( 1Co7:22-23)
C/-Chân thật là đặc tính thứ ba của tình huynh đệ của thánh Phao lô.
Vì “chân lý của Tin Mừng” có những lúc ngài có những lời không làm vui lòng lắm người anh em. Cũng như tôi còn nhớ lúc ngài tranh cải với Thánh Phêrô ở An-ti-ô-khi-a, về việc ăn đồ cúng của dân ngoại:
Nhưng khi ông Kê-pha đến An-ti-ô-khi-a, tôi đã cự lại ông ngay trước mặt, vì ông đã làm điều đáng trách.12 Thật vậy, ông thường dùng bữa với những người gốc dân ngoại trước khi có những người của ông Gia-cô-bê đến; nhưng khi những người này đến, ông lại tránh né và tự tách ra, vì sợ những người được cắt bì.13 Những người Do-thái khác cũng theo ông mà giả hình giả bộ, khiến cả ông Ba-na-ba cũng bị lôi cuốn mà giả hình như họ.
Nhưng khi tôi thấy các ông ấy không đi đúng theo chân lý của Tin Mừng, thì tôi đã nói với ông Kê-pha trước mặt mọi người: "Nếu ông là người Do-thái mà còn sống như người dân ngoại, chứ không như người Do-thái, thì làm sao ông lại ép người dân ngoại phải xử sự như người Do-thái?
(Ga2,11-14)
Và nhất là tôi được xác tín sự chân thật của tình huynh đệ của ngài qua Lời này:
...vì Thiên Chúa đoái thương giao cho chúng tôi công việc phục vụ, nên chúng tôi không sờn lòng nản chí.2 Trái lại, chúng tôi khước từ những cách hành động ám muội, đáng xấu hổ, và không dùng mưu mô mà xử trí, cũng chẳng xuyên tạc lời Thiên Chúa; nhưng chúng tôi giãi bày sự thật, và bằng cách đó, chúng tôi để cho lương tâm mọi người phê phán trước mặt Thiên Chúa ( 2Co4:1-2)
Tôi cảm nhận rằng tất cả những bức thư của thánh Phaolô là đoạn trường ca tuyệt mỹ về tình huynh đệ, xin ghi ra đây một vài lời vàng ngọc của Thánh bổn mạng của PT chúng ta
- Chúng tôi đã quý mến anh em, đến nỗi sẵn sàng hiến cho anh em, không những Tin Mừng của Thiên Chúa, mà cả mạng sống của chúng tôi nữa, vì anh em đã trở nên những người thân yêu của chúng tôi( 2Tx: 2,8)
- Đức Ki-tô Giê-su đã đến thế gian, để cứu những người tội lỗi, mà kẻ đầu tiên là tôi. (..1Ti:1,15)
Nếu ta cùng chết với Người,
ta sẽ cùng sống với Người.
Nếu ta kiên tâm chịu đựng,
ta sẽ cùng hiển trị với Người.
Nếu ta chối bỏ Người, Người cũng sẽ chối bỏ ta.
Nếu ta không trung tín,
Người vẫn một lòng trung tín,
vì Người không thể nào chối bỏ chính mình.( 2Ti2:..11-13)
Lần sau nếu có dịp, tôi sẽ xin chia sẻ với quý anh chị vì sao tôi yêu sứ vụ « tông đồ các dân ngoại » của thánh Phaolô. De Colores.
Lương huỳnh Ngân